Cá Cảnh Nhỏ Ăn Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Rồng Nhỏ An Toàn

Nuôi cá rồng là một thú chơi sang trọng và đẳng cấp của nhiều dân chơi hiện nay. Đây là loại cá mang đến nhiều may mắn bởi nó có vẻ đẹp sáng bóng, kích thước lớn và cũng dễ nuôi. Cá rồng có kích thước lớn, thông thường có thể lên đến 1m. Cá rồng lớn khá dễ nuôi vì chúng ăn tạp, còn cá rồng nhỏ cần chăm sóc cầu kỳ hơn với các loại thức ăn nhỏ vì vậy bạn cần phải tìm hiểu cá rồng nhỏ ăn gì, thức ăn cho cá rồng nhỏ nên chọn loại nào thì an toàn.

Thức ăn cho cá rồng nhỏ

Loại cá rồng có một hàm răng lớn, khỏe và dài, miệng rộng. Chính vì vậy nó được mệnh danh là loại cá ăn tạp háu ăn nhất trong các loại cá cảnh. Khi cá rồng lớn đã đạt được kích thước nhất đinh thì chúng ăn được rất nhiều loại, kích thước lớn, kể cả thức ăn tươi sống còn động đậy như nhái, ếch. Tuy nhiên, cá rồng nhỏ thì không thể ăn mạnh bạo được như vậy.

Bên cạnh đó, bạn có thể cho chúng ăn cá xiêm, 3 đuôi, nhái con. Tuy nhiên, những loại này lại chứa nhiều sán, giun nên bạn cần nuôi cách ly ít nhất khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng. Nếu cho ăn luôn dễ khiến cá bị nhiễm bệnh giun sán gầy còi khó chữa. Nuôi cá rồng nhỏ cần cầu kỳ, kỳ công hơn cá rồng lớn vì phải đảm bảo hệ tiêu hóa của chúng.

Lưu ý khi cho cá rồng ăn

Cá rồng nhỏ háu ăn và ăn nhiều hơn cá rồng lớn vì chúng có tốc độ phát triển nhanh hơn cá rồng lớn. Do vậy, một ngày bạn phải cho ăn ít nhất 3 lần. Tuy nhiên, đặc tính của chúng là khá kén ăn và dễ bị bệnh lười ăn. Khi cho cá ăn không nên cho ăn quá no hoặc quá đói. Cá ăn quá no lần sau chúng sẽ chán ăn, dửng dưng với thức ăn làm bẩn nguồn nước. Nếu ăn đói thì chúng chậm lớn, bị còi cọc và màu sắc thì không đậm màu.

Chúng cũng lười ăn nếu chỉ cho ăn một loại. Bạn phải cho ăn xen kẽ các loại từ nhỏ để tránh trường hợp khan hiếm thức ăn chúng sẽ nhịn đói.

Cá Phi Phụng Size Lớn, Nhỏ Ăn Gì, Kỹ Thuật Nuôi Và Cách Chăm Sóc

Tổng Quan Về Cá Phi Phụng

Cá Phi Phụng có tên khoa học là Semaprochilodus insignis có nguồn gốc xuất xứ từ lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Chúng thuộc bộ cá chim trắng và họ cá chạch. Loài cá này có thân màu bạc, với đôi mắt lớn, đuôi có nhiều sọc màu sắc khác nhau xen đều nhau vô cùng hấp dẫn. Vây ngực cá có màu đỏ, vây hậu môn có màu đỏ, khi cá lớn có thêm vạch màu. Phần đầu của cá ánh lên nét màu bạc.

Thân phi phụng được phủ 1 lớp vảy nhỏ có màu bạc. Phần vây lưng có những kẻ sọc màu đen. Phần vây đuôi của cá có nền đỏ và có thêm những vạch kẻ sọc lớn màu đen xám. Cân nặng của cá Phi Phụng Vào khoảng 500 gram. Cá phi phụng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy. Với loài cá này, bạn nên nuôi trong bể có trải cát mịn hay sỏi nhỏ ở nền đáy.

Cá phi phụng được coi như là loài cá phụ kiện cho cá rồng, chúng ăn các thức ăn vụn của cá rồng, giúp cho hồ cá rồng luôn trong sạch.

Cách Chọn Cá Phi Phụng Đẹp

Để có thể chọn được chú cá Phi Phụng đẹp thì bạn cần lưu ý các điểm sau đây:

Cá phải khỏe mạnh, di chuyển nhiều.

Màu sắc của cá phải rõ nét, nhất là phần vây bụng và vây hậu môn phải đỏ đậm.

Vảy của cá phải đều và ánh màu xám bạc.

Mắt của cá nhìn phải trong và tinh anh.

Chăm Sóc Cá Phi Phụng

Cá ăn cây thủy sinh nên không thích hợp với bể thủy sinh. Bể cần có nắp đậy để tránh cá nhảy. Cá hay đánh nhau nếu nuôi theo cặp đôi vì vậy bạn nên thả chỉ 1 con nuôi chung với các loài cá lớn khác. Bể cá cần thiết kế đủ lớn để cá phi phụng có thể bơi lội, thường thì loài cá này được “nuôi kèm” nên không đòi hỏi cao về kích thước của bể.

Tuy nhiên, xét về kích thước của mình thì cá Phi Phụng đòi hỏi một bể cá có kích thước lớn hơn 70 gallon nước với một đáy nhiều cát, nhiều nơi lẩn trốn bởi gỗ lũa. Chúng có tính tình hiền lành tuy nhiên đôi khi cũng có đặc tính tranh giành lãnh thổ. Ngoài ra, cá Phi Phụng còn có nhiều tập tính và thói quen mà chúng ta chưa khám phá được hết.

Nhiệt độ thích hợp để cá Phi Phụng phát triển khoảng từ 22 đến 27 độ C, độ pH từ 5,5 đến 7,2. Do đặc tính thích “làm vệ sinh” nên khi nuôi loài cá này bạn sẽ không cần phải thay nước nhiều. Cũng như các loại cá khác, phương pháp thay nước cho bể cá cũng sẽ để lại 1 ít nước cũ để cá không bị sốc chết do thay đổi môi trường đột ngột.

Cá phi phụng là dòng cá ăn thực vật, chính vì vậy các bạn không nên trồng các loại cây thủy sinh trong bể. Muốn bể cá đẹp, các bạn có thể mua những bức tranh cây thủy sinh để dán mặt trong của bể cá.

Ngoài ra, các bạn nên rải sỏi trắng ở dưới đáy bể. Bạn cũng cần cân đối ánh sáng và nhiệt độ cho bể cá bằng cách lắp hệ thống đèn giúp cho cá có đủ nhiệt độ và ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng cần lắp hệ thống lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong bể không bị nhiễm, từ đó giảm được các nguy cơ mắc bệnh thường gặp ở cá.

Thức Ăn Cho Cá Phi Phụng

Cá Phi Phụng chủ yếu ăn tảo, rêu. Vì vậy nếu bạn trồng cây thực vật trong bể cá thì chắc chắn cá Phi Phụng sẽ không bỏ qua cho bất kỳ thực phẩm nào trước mắt chúng. Cá Phi Phụng ăn tạp thiên về thực vật và ưa thích các loại thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ. Ngoài ra, cá Phi Phụng cũng ăn thức ăn dạng viên và trùn chỉ, sâu đông lạnh,…

Cá Phi Phụng Có Thể Nuôi Chung Với Cá Gì

Cá Phi Phụng rất ít khi được nuôi riêng lẻ. Chúng thường được nuôi kết hợp chung với cá rồng, cá hồng két, cá hổ hoặc cá la hán… bởi vì những loài cá này có thể sống hòa thuận và môi trường sống tương đồng với nhau.

Sinh Sản Của Cá Phi Phụng

Trong thiên nhiên, khi đến mùa sinh sản thì cá Phi Phụng thì chúng sẽ di cư. Chúng di cư đến các vùng sông để đẻ trứng, sau đó chúng lại quay lại vùng nước ngập mặn để sinh sống tiếp. Cá phi phụng sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Con cái đẻ trứng, con đực theo sau để thụ tinh cho trứng. Cá phi phụng là dòng cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản.

Cá Phi Phụng Có Giá Bao Nhiêu

Trên thị trường, cá Phi Phụng rất có giá trị thương mại. Nếu bạn muốn mua được cá đẹp thì có khi phải mua ở mức giá từ 700000 đến 800000 đồng cho một con cá Phi Phụng kích thước từ 15 cm đến 17 cm .Đối với dòng cá phi phụng lớn hơn, các bạn nên đến hội quán chuyên cá cảnh để tìm hiểu về mức giá của nó!

Nuôi Cá Cảnh Nhỏ Trong Bể Thủy Tinh

Nuôi cá cảnh nhỏ trong bể thủy tinh – bể cá mini hiện đang là xu hướng phát triển mạnh đây là một món đồ bắt mắt khi đặt trên bàn làm việc.

Nuôi cá cảnh nhỏ nào thì phù hợp trong các bình thủy tinh mini

Nếu bình thủy tinh bạn không có máy oxi thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi. Nếu mật độ nuôi cá quá nhiều cũng dẫn tới thiếu oxi và nước bẩn, dẫn đến chết cá. Nuôi cá trong bể thủy tinh thì nuôi càng ít cá càng tốt. Những loại cá có thể nuôi như cá vàng, cá penta, cá bảy màu, ngựa vằn, đuôi kiếm…Đây là những loài cá có kích thước tuy nhỏ nhưng sức đề kháng cực tốt có thể thích hợp trong nhiều điều kiện môi trường cũng như không gian chật hẹp.

Cách nuôi cá cảnh nhỏ trong bể mini

Bể cá mini vốn có không gian hẹp, lượng nước không nhiều và nguồn oxi không được lưu thông do đó cần nắm được những kỹ năng cần thiết nhằm duy trì bể tránh tình trạng cá bị chết.

Nên cho cá ăn thức ăn gì và ăn ra sao.Cho ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn. Cho ăn thức ăn viên loại khô thì nhớ là cho ăn ít thôi.

Loài cá nào có thể nuôi trong bể thủy tinh ?Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxi như: Cá bettaCòn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 – 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.

Bể cá Mạnh Tuấn tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bể cá cảnh nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn hoàn toàn miền phí

BỂ CÁ MẠNH TUẤN Địa chỉ: Số 30/38 ngõ 89 đường Lạc Long Quân – quận Tây Hồ – Hà Nội Hotline: 097 122 8368 Xem:

5 Loài Cá Cảnh Nhỏ Họ Tetra Phổ Biến Nhất

Tetra là loài cá cảnh nhỏ nổi tiếng sống theo bầy đàn ở các hồ thủy sinh nước ngọt. Cá tetra rất phổ biến và bao gồm nhiều loại. Chúng được người nuôi cá cảnh ưa chuộng vì đa số những chú cá thuộc loài này rất năng động, hoạt động tích cực và nhiều màu sắc. Đặt biệt, đây là loài cá hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác tạo nên sự phong phú cho bể nuôi của bạn.

Loài cá tetra được cho là rẻ tiền, thân thiện, dễ ăn và dễ chăm sóc. Với giá dao động từ 5.000 đến 200.000đ một con tùy theo kích thước và chủng loại cá bạn cần, nếu bạn đang sống ở nước ngoài thì dao động từ $2 – $10 một con. Bạn sẽ chỉ mất dưới 200.000đ để có một bể cá xinh xắn với giống cá cảnh này.

Để có thể chọn cho bể cá cảnh của mình những chú cá tetra phù hợp sau đây Sudo Cá Cảnh xin đưa một số thông tin về 5 loại cá Tetra phổ biến nhất hiện nay.

Danh sách 1. Cá Neon Xanh (Neon Tetra) 2. Neon Vua (Cardinal Tetra) 3. Cá Hồng Nhung (SerpeaTetra) 4. Cá Cánh Buồm Kim Cương (Diamond Tetra) 5. Cá Hồng Đăng (Glowlight Tetra)

1. Cá Neon Xanh – Neon thông thường (Neon Tetra)

Cá neon còn có tên khoa học là Paracheirodon innesi có nguồn gốc từ vùng Amazon ở Nam Mỹ. Chúng là loài cá cảnh ăn tạp nhưng rất hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Chúng là sự kết hợp tuyệt vời của nhiều màu sắc như đỏ, trắng, xanh, bạc và đen.

Một chú cá tetra có tuổi thọ rất cao chúng có thể sống từ 5 đến 10 năm! Bể thủy sinh với nhiều loại thực vật sống thực sự sẽ trở thành nơi lý tưởng để những chú cá neon có thể phát triển một cách khỏe mạnh, loài cá này rất thích có nơi để trú ẩn.

Chúng thích được sống theo đàn, và sẽ chỉ phát triển dài khoảng 2,5 cm (1,5 inch), bạn nên mua chúng theo nhóm 5 con nuôi cho bể thủy sinh 38 lít nước (10 gallon) và nhóm 10 đến 12 con cho một bể 209 lít (55 gallon). Nếu bạn nuôi quá nhiều cá neon trong bể cùng một lúc, chúng có thể nhảy ra ngoài và các mầm bệnh có thể xuất hiện.

Kích thước bể: 38 lít PH: 6,5 – 7 Nhiệt độ: 23-26ºC Thực phẩm: Trùn đất, bột viên, tôm khô…

2. Cá Neon Vua – Neon Đỏ (Cardinal Tetra)

Neon vua có tên khoa học là Paracheirodon axelrodi. Màu sắc rực rỡ của loài cá này làm cho nó trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, nhưng điều quan trọng bạn phải biết rằng neon vua không phải là một trong những loài cá tetra dễ chăm sóc.

Chúng rất nhạy cảm với những thay đổi hóa học trong nước. Bạn nên sử dụng bộ lọc nước bể cá hiệu quả và và không nên đưa cá vào những để thủy sinh mới nên đợi cho đến khi hệ thống sử lý nước của bạn hoạt động ổn định và xem xét các thông số thông số nước hiện tại trong bể đã phù hợp hay chưa. (Đây nên làm một bản ghi chú các thông số nước qua các đợt kiểm tra!)

Bạn sẽ cần nước mềm, điều kiện hơi chua và một bể thủy sinh với thảm thực vật tươi tốt để làm nơi trú ẩn cho những chú cá cảnh này.

Điều đó có nghĩa rằng chúng rất đáng để bạn tiết kiệm tiền để mua một đàn cá thay vì mua chúng với số lượng ít vì nếu chỉ có từ 1 đến 3 con trong bể sẽ có xu hướng ẩn nấp, chúng ta chỉ thật sự thấy được sức mạnh và vẻ đẹp của loài cá neon vua khi chúng sống trong một nhóm, đây là loài cá sống theo đàn.

Phần lớn loài cá cảnh này được chào bán đều được đánh bắt từ tự nhiên và có tính cộng đồng cao. Là một loài cá cộng đồng với kích thước chỉ đạt 3cm và có thể bị ăn thịt bởi những loài cá lớn hơn vì vậy bạn nên nuôi chúng với những loài cá cảnh ưa chuộng hòa bình khác.

Kích thước bể: 38 lít PH: 4 – 7 Nhiệt độ: 21-26ºC Thực phẩm: rau luộc, côn trùng nhỏ, bo bo..

3. Cá Hồng Nhung (Serpea Tetra)

Cá hồng nhung có tên khoa học là Hyphessobrycon equesSerpae loài cá này có màu đỏ trong suốt rất đẹp. Chúng cũng thường được gọi với những cái tên khác như là hồng tử kỳ hay tetra máu.

Chúng sống tốt trong môi trường nước mềm, trung tính đến hơi chua. Loài cá này có kích thước không quá 5 cm và được lai thành nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như người anh em dài vây của chúng. Những chú cá này có sẵn trong các cửa hàng cá cảnh, sinh vật cảnh ở các tỉnh và thành phố.

Bạn hãy nuôi chúng với số lượng từ 5 đến 6 con hoặc nhiều hơn nhiều. Giống như hầu hết các loài cá họ tetras, những chú cá này sẽ hoạt động tốt hơn trong bể thủy sinh có thảm thực vật tươi tốt để chúng có thể ẩn mình.

Một nhược điểm nhỏ của việc nuôi cá hồng nhung là chúng được biết đến là loài chuyên cắn vây các loài cá khác. Nếu nuôi chúng trong một hồ thuỷ sinh lớn và theo một nhóm, chúng sẽ không cắn các loài cá khác quá nhiều.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc sở hữu cá hồng nhung, bạn sẽ tuyệt đối không nên nuôi chúng với các loài cá có vây chảy dài.

Kích thước bể: 38 lít PH: 5,0 – 7,8 Nhiệt độ: 22-26ºC Thực phẩm: tôm tép, Spirulina (để giúp tăng màu sắc của chúng)

4. Cá Cánh Buồm Kim Cương (Diamond Tetra)

Cá cánh buồm kim cương có tên khoa học là Moemkhausia pitteri, loài cá này rất năng động và chúng không có xu hướng theo đuổi hoặc cắn vào bất kỳ loài cá nào khác. Chúng là một loài cá tuyệt đẹp bởi bộ vảy có khả năng phát sáng lấp lánh ánh bạc.

Vảy của những chú cá này phát sáng lấp lánh như kim cương có thể là màu xanh lá cây, vàng, cam, bạc và tím trên toàn bộ cơ thể của chúng. Nhưng bạn chỉ có thể được vẻ đẹp này khi chúng đã thật sự trưởng thành, vì vậy bạn có thể phải kiên nhẫn trong một thời gian dài.

Chúng thích sống ở môi trường nước mềm, hơi chua và than bùn. Cá cánh buồm kim cương hoạt động nhiệt tình và có tuổi thọ khoảng 3 đến 6 năm. Vì chúng rất tích cực nên chúng sẽ cần phải được ăn no.

Giống như các loại cá tetra khác, cá cánh buồm kim cương là một loài cá cộng đồng tốt và ưa chuộng hòa bình, chúng thích được bơi thành đàn từ 5 con trở lên.

Kích thước bể: 57 lít Nhiệt độ: 22 – 27ºC PH: 5,5 – 7,5 Thực phẩm: thức ăn viên, bo bo, trùn đông lạnh

5. Cá Hồng Đăng (Glowlight Tetra)

Cá hồng đăng có tên khoa học là Tetrahemigrammus erythrozonus là một loài cá đẹp đến từ Nam Mỹ. Chúng có vệt sáng óng ánh màu đỏ và màu cam chạy dọc từ mắt đến đuôi. Với thể màu ánh kim và các cơ quan bán trong suốt, khi những chú cá này bơi thành đàn (shoaling) và cuộn vào nhau sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp rất đáng để chiêm ngưỡng.

Chúng có tuổi thọ ngắn hơn (3 – 5 năm) so với cá neon xanh và cá neon đỏ . Chúng hoạt động và tăng trưởng tốt hơn khi sống trong nhóm từ 5 con trở lên.

Loài cá cảnh này cần nước hơi có tính axit có độ cứng trung bình. Vì chúng rất nhạy cảm với biến động pH, nhiệt độ, nitrate và nitrite, vì vậy chỉ nên được giữ những chú cá hồng đăng này trong một bể thủy sinh có lọc sinh học phù hợp.

Chỉ nên đưa loài cá này vào bể thủy sinh khi điều kiện nước đã ổn định. Cá hồng đăng là một loài cá ôn hòa, hiền lành nên được nuôi với những chú cá cộng đồng có kích thước tương tự.

Kích thước bể: 57 lít PH: 5,5 – 7,2 Nhiệt độ: 21 – 25ºC Thực phẩm: đồ đông lạnh, lăng quoăng, bo bo, thức ăn viên…

Chú ý khi nuôi dòng cá Tetra

Cá tetra là loài cá cảnh hoạt động tích cực và linh hoạt. Chúng ưa chuộng hòa bình, khỏe mạnh, là một loài cá cộng đồng tuyệt vời cho bể thủy sinh của bạn.

Khi quyết định lựa chọn cá tetra để nuôi chắc chắn rằng bạn đã biết những yêu cầu của loài cá này, phải biết các thông số nước, chúng ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt và nên mua chúng từ các nhà lai tạo hay cửa hàng cá cảnh có uy tín.

Bạn đã có kinh nghiệm với việc nuôi một trong những loại cá tetra phổ biến trong bể nuôi cá nước ngọt của bạn? Sudo Cá Cảnh rất mong bạn sẽ đóng góp ý kiến để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.