Sưởi Bể Cá Có Tốn Điện Không? Các Sử Dụng Sưởi Bể Cá Cảnh

Mùa đông đến, nhu cầu sưởi ấm cho cá là vô cùng cần thiết.Sưởi không chỉ giúp chống lạnh mà còn giảm stress và nấm cá. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn việc sử dụng sưởi bể cá có tốn điện không và các sử dụng sưởi như thế nào. Bài viết này Cá Cảnh Kim Giang sẽ làm sáng tỏ vấn đề đó

Sưởi bể cá có tốn điện không?

Mức nhiệt độ mà bạn chọn sẽ quyết định mức tiêu hao điện, thời gian để sưởi cũng ảnh hưởng tới. Quan trọng là nhiệt độ ngoài trời nữa. Sưởi bể cá sẽ tự động đo nhiệt nếu mức nhiệt nước thấp hơn mức mình đặt thì nó mới bật, ngược lại nhiệt nước bằng hoặc cao hơn mức mà mình set cho sưởi thì được nhiên nó sẽ chỉ dừng hoạt động hoặc duy trì mức đó. Vì thế Nếu nhiệt độ ngoài trời cao hơn mức nhiều mình đặt thì đương nhiên không hề tốn 1 xu tiền điện

Việc bạn lựa chọn sưởi 25W, 200W hay 1000W nó tạo nên sự chênh lệch điện năng tiêu thụ, bởi sưởi sẽ tự ngắt khi đạt đến nhiệt độ mình cài đặt. Nếu anh dùng 25W thì quá trình làm ấm nước nó sẽ lâu hơn mà thôi. Vì thế đừng lăn tăn đến vấn đề điện năng tiêu thụ khi mua sưởi cho bể cá mà hãy căn cứ vào dung tích bể, nhiệt độ ngoài trời và đặc điểm loại cá bạn nuôi

Lựa chọn sưởi bể cá phù hợp Theo công suất

Cá cảnh Kim Giang giới thiệu 4 tiêu chí để lựa chọn được công suất máy sưởi thích hợp cho bể cá của bạn

Kích thước và thể tích bể cá

Kích thước và thể tích của bể cá là tiền đề ban đầu để bạn chọn cho mình những máy sưởi phù hợp. Các khoảng cách quá xa tạo ra vùng nhiệt độ chênh lệch lớn giữa các vùng. Do đó chúng tôi khuyến khích sử dụng mỗi máy sưởi cho khoảng cách 50cm. Giả sử bể của bạn dài 80cm, sử dụng 2 thanh sưởi 100W đặt ở 2 chỗ khác nhau thay vì chỉ dùng 1 thanh 200W

Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường là yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến việc lựa chọn công suất. Môi trường càng lạnh bạn càng cần một máy sưởi công suất lớn hơn để giúp làm ấm cho bể. Thông thường bạn nên lấy nhiệt độ tại thời điểm lạnh nhất trong năm. Hà Nội thường lấy 16 độ, tp Hồ Chí Minh thường lấy 20 độ làm tham số. Các vùng miền lạnh hơn ở phía Bắc nên lấy ở khoảng thấp hơn nữa.

Nhiệt độ thích hợp cho cá & sinh vật cảnh.

Bạn nên xác định sinh vật cảnh của bạn thích giải nhiệt độ nào. Đây là tham số cuối cùng để bạn có thể quyết định tổng công suất của máy sưởi dành cho bể của bạn. Các loại thủy sinh nhiệt đới phù hợp với khoảng nhiệt khoảng 23-25 độ C

Quyết định tổng công suất máy sưởi cho bể cá Chọn máy sưởi bể cá theo vật liệu làm vỏ máy

Hai loại vật liệu thường được dùng cho máy sưởi cá là thủy tinh và thép không rỉ.

Vỏ thủy tinh cách điện tốt, chống ăn mòn phù hợp cho cả bể nước ngọt và bể nước mặn. Nhược điểm của nó gồm dễ vỡ khi va đập, nứt khi bị sốc nhiệt hoặc cạn nước. Sưởi thủy tinh phổ biến của hãng RS Electrical

Vỏ inox có cảm quan cao cấp hơn, khả năng chịu va đập và sốc nhiệt tốt hơn giúp nó hoạt động bền và ổn định. Nhược điểm gồm có bị ăn mòn trong môi trường nước biển nổi bật là sản phẩm sưởi Xilong

Các loại máy sưởi cao cấp thường cung cấp một lớp vỏ chống bỏng, chống va đập bên ngoài vỏ thủy tinh giúp nó khó vỡ và an toàn hơn Như sưởi Periha

Sử dụng sưởi bể cá đúng cách

– Bật sưởi ở nhiệt độ khoảng 26 – 29 độ (Tùy thuộc vào loài cá cũng như mục đích của bạn) – Khi cắm sưởi dưới nước thì theo khuyến cáo của nhà sản xuất là để chìm hoàn toàn dưới nước, vì nếu bạn để 1 phần trên mặt nước thì nhiệt độ cái phần trên mặt nước sẽ rất nóng, dễ bị nổ. – Khi đang sử dụng sưởi mà lấy cây sưởi lên khỏi mặt nước cũng dễ bị nổ, do chênh lệch nhiệt độ. Vì thế nếu bạn thay nước hồ cá thì nên tắt cây sưởi khoảng 10 phút trở lên mới được thay nước.

– Nếu mới mua cây sưởi mới thì cần theo dõi quá trình hoạt động của cây sưởi mới này có tốt không như là: cây sưởi phải tự động bật/tắt khi nhiệt độ trong hồ lên cao. – Bể cá 300 lít nước nên sử dụngsưởi 300W. Bể cá nên có nắp đậy để hạn chế thoát nhiệt, tiết kiệm điện rất nhiều. – Có thể để sưởi xuống bể lọc dưới, tuy nhiên nên để ở ngăn nước ổn đinh. Ở ngăn bơm mực nước sẽ hay thay đổi do nước bay hơi, nếu không có đầu cấp nước và van phao nên cẩn thận với sưởi vì sưởi có thể bị nổi lên, mất hiệu quả sưởi và có thể bị vỡ do chênh lệch nhiệt độ. – Không nên để sưởi ở gần đầu thoát/hút của bơm lọc nơi nước chảy ra khỏi bể chính, ảnh hưởng đển hiệu quả sưởi. – Nếu sưởi để ở nơi mực nước lên xuống không ổn định nên gắn xốp/bọt biển vào đầu nhựa để sưởi nổi, chìm tự do theo mực nước. – Tốt nhất là sưởi đặt gần nơi mà nước được bơm trả về bể chính.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ CÁC LOẠI SƯỞI HÃY GỌI 0904.9363.99

5 Loài Cá Cảnh Không Cần Oxy

Nuôi cá cảnh không cần oxy thường rất phù hợp với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Với những giống cá không cần oxy thường vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhu cầu của người chơi không có quá nhiều thời gian để chăm sóc.

Tiêu chí lựa chọn cá cảnh không cần oxy

Việc cá cảnh không cần oxy hay ít oxy thì người chơi cá cảnh cũng cần đòi hỏi một số kỹ thuật cơ bản thì cá mới khỏe mạnh và sống lâu. Tiêu chí để lựa chọn nuôi cá cảnh không cần oxy bạn nên lựa chọn những loại cá còn khỏe mạnh, không bị nhiễm bênh và có dấu hiệu của bệnh. Cá phải có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.

Chúng tôi khuyên bạn nên nuôi cá với mật độ thưa từ 1-2 con để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh nhất. Luôn nhớ thay nước 1 tuần vài lần, nhưng tuyệt đối không nên thay nước 100% nước mới, chỉ nên thay khoảng ⅓ lượng nước cũ, điều này sẽ khiến cá không bị sốc nước và dễ chết.

Trong nhiều trường hợp bạn vẫn cần sử dụng máy bơm oxy thì nên để công suất nhỏ và hoạt động từ 1-2 tiếng trong ngày là phù hợp. Việc xục oxy quá nhiều sẽ khiến cá bị mệt và chết.

Những loại cá cảnh không cần oxy

Có một số loại cá cảnh khá đẹp mắt phù hợp với nhu cầu nuôi cá cảnh không cần oxy , bạn đọc có thể sử dụng bởi chúng mang thẩm mĩ đẹp, giá thành không quá đắt và phương pháp nuôi đơn giản.

1. Cá Đá (cá Betta, cá Xiêm Đá, cá Lia Thia)

Cá betta, cá xiêm đá, cá lia thia, cá thia đá, cá thiên đường hay cá đá là 1 trong những loài sống khỏe mạnh nhất trong môi trường không có oxy, mức hòa tan oxy thấp. Các bạn có thể nuôi chúng các bể thủy tinh nhỏ, trong chai room, các chai nhựa nhỏ, mà chúng vẫn hoàn toàn sống khỏe mạnh.

Đây là loài cá có kích thước nhỏ, cách nuôi cá betta vô cùng đơn giản bởi thức ăn dễ tìm, không phải thay nước liên tục và có tuổi thọ khá cao, đây cũng là loài cá được dân chơi cá cảnh ưa chuộng nuôi trong các bể ở gia đình.

2. Cá Bảy Màu, cá Mún, cá Đuôi Kiếm, cá Hà Lan

Lựa chọn những giống cá như cá bảy màu, cá đuôi kiếm hay các giống cá Hà Lan thường là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi chúng dễ sống, dễ sinh sản . Đồng thời với màu sắc khá bắt mắt chúng khiến cho bể cá cảnh của bạn trở nên sinh động hơn.

Các loại cá nhỏ như cá bảy màu, cá đuôi kiếm, cá hà lan… nếu được nuôi trong bể xây, có kích thước khá rộng kết hợp với bèo hoặc các loại rong rêu là môi trường sống tuyệt vời cho chúng, cũng như việc sinh sản dễ dàng và tỉ lệ cá con cũng nhiều.

Cá bảy màu hay còn gọi là cá guppy cũng là một sự lựa chọn không thể bỏ qua nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một bể cá không cần sủi oxy. Chúng có kích thước nhỏ, với đủ màu sắc khiến cho bể cá của bạn sẽ thật sự sống động và làm dịu mắt khi nhìn vào.

Cá vàng là loại cá phổ biện nhất tại mọi bể cả hiện nay. Chúng nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, dễ nuôi. Cách nuôi cá vàng cũng vô cùng đơn giản bởi chúng không cần chăm sóc nhiều.

4. Cá Thanh Ngọc

Đây là loài cá cực kỳ khỏe mạnh ngay cả khi trong môi trường không có oxy và môi trường chật hẹp. Do đó việc lựa chọn nuôi cá cảnh không cần oxi với loài cá thanh ngọc cũng nên tham khảo bởi chúng có thể thích nghi với bể thủy sinh nhỏ.

Cá thanh ngọc, cá bãi trầu cũng sống cực kỳ khỏe mạnh trong môi trường nghèo oxy, và chúng sống tốt trong môi trường chật hẹp.

5. Cá Ngựa Vằn

Cá ngựa vằn là loài cá cảnh nhỏ bơi theo đàn, vì chúng thường được nuôi thành đàn lớn nên các bạn sẽ thấy sủi oxy kèm theo bể. Nhưng thật ra về bản chất thì nuôi cá Ngựa Vằn không cần đến máy sủi oxy. Sục khí chỉ có tác dụng với đàn quá lớn và không gian nhỏ, bạn dễ dàng nuôi khoảng vài chú cá mà không cần đền thiết bị này. Đặc biệt cá Ngựa Vằn sống rất dai và bơi rất khỏe. Đây là lựa chọn không nên bỏ qua khi bạn đang cần loài cá nhỏ để nuôi trong bể cá nhỏ.

Một số lưu ý khi nuôi cá cảnh không cần oxy

– Trong trường hợp bạn muốn trang trí thêm sỏi ở bình thủy sinh, bạn nên chọn các loại sỏi nhỏ, rải vừa phải trong bể với lớp mỏng để tránh làm mất diện tích của bể thủy sinh.

– Đối với từng cách nuôi cá cảnh không cần oxi bạn cần tìm hiểu về sở thích của giống cá đó để cho chúng thức ăn phù hợp. Tốt nhất nên lựa chọn loại côn trùng như trùng chỉ hoặc lăng quăng để cá có thể tự bắt ăn. Hoặc bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn khô khác phù hợp.

Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy

Thú chơi cá cảnh được rất nhiều người đam mê. Người chơi cá có thể bỏ tương đối thời gian và chi phí để có bể nuôi cá đẹp với những chú cá khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện cũng như không gian đế sắm cho mình những bể nuôi lớn với đầy đủ các trang thiết bị để chăm sóc cá. Nên việc nuôi cá trong các bể vừa và nhỏ được rất nhiều người lựa chọn. Bạn có thể để cá trên bàn làm việc, bàn tiếp khách, kệ ti vi, … với các nơi như vậy thì không phải lúc nào cũng tiện lợi để lắp thêm các phụ kiện cho bể cá. Việc lựa chọn các loại cá thích hợp để nuôi ở các bể nhỏ như thế này là rất quan trọng. Các chú cá có thể sống khỏe mạnh ở bể nuôi bé và mang lại niềm vui cho người nuôi cá.

Cá betta (hay cá chọi cảnh) là loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích và lựa chọn cho các bể nuôi cá của mình. Cá betta có tuổi thọ trung bình khoảng 2-3 năm, phần lớn chúng sống được khoảng 1 – 2 năm tuổi. Nếu được nuôi dưỡng tốt, cá có thể trưởng thành và bắt đầu sinh sản sau khi được khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Có rất nhiều loại betta cảnh, 1 số loại phổ biến như: Plakat là giống betta vây ngắn, Halfmoon là giống có vây dài, tròn, Dumbo là loại có tay bơi lớn … Cá betta khá khỏe, có thể thích nghi được với điều kiện bể nuôi ít oxi và nhỏ. Chúng có thể nhịn ăn trong nhiều ngày mà không bị chết.

Cá vàng là 1 trong số những loại cá đẹp và được rất nhiều người chơi lựa chọn. Chúng khá dễ thích nghi và có thể sống tốt ở các bể thủy sinh cũng như các bể nuôi đơn giản không cần nhiều phụ kiện. Với 1 bể nuôi có thể tích 10 – 15l nước bạn có thể thả được 2-3 chú cá vàng. Giá của cá vàng cũng khá dễ chịu khoảng từ 20 – 50k cho 1 chú cá khỏe mạnh. 1 số giống cá đẹp có thể có giá cao hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các tiệm cá cảnh.

Thú chơi cá bảy màu thời gian gần đây được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Do đặc tính cũng như vẻ đẹp của chúng mà những người chơi lựa chọn cho bể cá của mình. Nếu như trước đây cá bảy màu không có nhiều loại cá thì bây giờ cá bảy màu được quan tâm nhiều hơn vì có nhiều dòng cá với các đặc điểm của từng dòng khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đến các dòng như: full red guppy, blue grass guppy, Koi guppy, full gold guppy, … Nếu như bảy màu thường có giá từ 10 – 20k / 1 cặp cá thì các dòng bảy màu thuần chủng có giá đắt hơn khá nhiều từ 50 – 100k / 1 cặp cá. Cá bảy màu cũng không cần nhiều không gian để sống. Các bể nuôi có diện tích không lớn, không có máy sục oxi cá bảy màu cũng có thể sống tốt được. Bể nuôi nhỏ chỉ cần có thêm 1 ít rong hoặc bèo, với chế độ cho ăn và thay nước hợp lý là bạn có thể có những chú cá khỏe mạnh.

Cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn là loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn. Chúng có màu sắc khá là đẹp nên được nhiều người lựa chọn để nuôi. Bạn có thể nuôi theo đàn lớn nếu như bể cá của bạn có kích thước rộng, tuy nhiên với các bể nhỏ thì 1 vài chú cá ngựa vằn trong 1 bể nhỏ cũng không phải là ý tưởng tồi. Cá ngựa vằn cũng không cần quá nhiều oxi để sống tốt. Sục oxi chỉ có tác dụng nếu như bạn nuôi 1 đàn lớn. Đây thực sự là một lựa chọn tốt đối với bể cá nhỏ và người mới chơi cá cảnh.

Các loại cá cảnh nhỏ này cũng rất phù hợp để thả vào các bể vừa và nhỏ. Chúng có thể sống tốt trong môi trường ít oxi, bể kính nhỏ hay bể xây đều có thể thích nghi tốt. Để chúng có môi trường thân thiện hơn với tự nhiên bạn có thể bỏ thêm 1 số cành rong với đá trải nền. Bể cá cũng sẽ trở nên bắt mắt hơn. Các loại cá này cũng rất thân thiện nếu sống cũng với các loại cá khác như cá bảy màu, hay cá vàng. Tuy nhiên do điều kiện bể nuôi nhỏ và không có sục oxi bạn không nên thả quá nhiều để đảm bảo không gian đủ cho chúng có thể sống khỏe mạnh.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Không Cần Oxi

Đã là bình thủy sinh nhỏ thì chắc chắn rất khó để lắp hệ thống máy sủi oxy, vì thế lựa chọn loại cá thích hợp và mật độ cá thể trong bình là điều quan tâm hàng đầu. Chỉ nên chọn những loại cá khỏe mạnh, có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.

Còn về mật độ nuôi, vì bình thủy sinh nhỏ nên chỉ nên nuôi từ 1-2 cá thể thôi, như vậy sẽ tốt nhất.

Cách thay nước

Trước đây tôi cũng đã từng chia sẽ về cách thay nước cho cá trong hồ thủy sinh, và trong bình thủy sinh mini cũng giống như vậy thôi, nhưng vì bình mini nên nước rất nhanh bẩn, vì thế có thể thay nhiều hơn hồ thủy sinh, 1 tuần vài lần cũng được.

Lưu ý quan trọng nhất khi thay nước nuôi cá ở bất cứ hồ nào là không nên thay 100% nước mới cho cá, mà chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước cũ đi thôi, để tránh cá bị sock nước, dễ chết!

Các loại cá cảnh đẹp được nuôi trong bình thủy sinh mini

Cá betta, không cần sủi bọt oxy, thay nước 1 lần/tuần, cho ăn ít (để tránh cá ăn không hết, thành thừa, nước nhanh bị bẩn), và cũng rất dễ nuôi.

Một số lưu ý khác

Nếu bạn muốn rải sỏi cho sạch và đẹp bình thì nên chọn các loại sỏi rất nhỏ và rải vừa phải thôi, một lớp mỏng để tránh làm mất diện tích hồ.

Nếu muốn sử dụng máy bơm oxy thì chọn loại có công suất nhỏ nhất, và bật từ 1-2 tiếng trong ngày, vì nếu công suất lớn và bật nhiều, cá sẽ bị mệt, dễ chết và có thể làm tóe nước ra ngoài.

Trong bể cá mini thì nên cho cá ăn các loại côn trùng như trùng chỉ hoặc lăng quăng là tốt nhất, vì chúng còn sống, bơi lại trong nước, và cá có thể ăn bất cứ lúc nào, còn như thức ăn khô, cá ăn không hết, để lâu sẽ mất chất và mùi vị, cá cảnh sẽ không ăn nữa và làm bẩn bể thủy sinh.

Nuôi Cá Chép Cảnh Có Cần Sục Oxy Không?

Oxy là nguyên tố cần thiết cho sự sống của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, trong môi trường nước cũng tồn tại những sinh vật tạo ra Oxy. Vậy nuôi cá chép có cần sục oxy không? Có cần cung cấp thêm oxy khi nuôi cá chép koi không?

Câu trả lời là “Có”. Phần lớn sinh vật sống trên trái đất này đều cần Oxy để sống, cá Koi cũng không phải là ngoại lệ. Độ oxy hòa tan trong nước (D.O) là một trong những chỉ số quan trọng thiết yếu nhất trong hồ cá. Mức oxy hòa tan thấp là một nguyên nhân làm cá phát triển kém và chết.

Là người chơi Koi, bạn phải thường xuyên kiểm tra nước và theo dõi mức oxy hòa tan trong nước. Một hồ có đầy đủ và luân chuyển oxy tốt sẽ giúp cá khỏe mạnh và phát triển tốt, còn giúp ngăn ngừa bệnh tật ở cá và đảm bảo chất lượng nước và vi sinh toàn hồ.

Do vậy, người nuôi cần bố trí các thiết bị, vật liệu cung cấp oxy cho hồ koi, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tất cả cá trong hồ sinh trưởng và phát triển.

Nếu bạn chưa có được những mẫu cá koi đẹp, bạn có thể đặt mua tại cá chép Nhật.

Cách cung cấp oxy khi nuôi cá chép

Tạo thác nước động/ nước đổ

Oxy hoà tan trong nước nhanh hơn khi được luân chuyển nhanh và liên tục (ví dụ như chảy, rơi xuống và tràn theo luồng). Trong môi trường tự nhiên, các dòng nước chảy mạnh như ở các dòng suối cao hơn lượng Oxy hòa tan sẽ cao hơn so với các dòng sông ở vùng đồng bằng. Ngoài ra, khí oxy được thải ra bởi các loài thực vật thủy sinh. Nước động, nước đổ là phương pháp duy nhất mà nước tự nhiên có thể tạo ra oxy hòa tan.

Bố trí máy bơm

Máy bơm nước bể cá là một hệ thống luân chuyển và tạo luồng giúp tăng cường mang oxy đến các vị trí khác nhau trong bể cá (còn gọi là máy thổi luồng, máy tạo sóng), đồng thời hỗ trợ lọc nước. Điều này tạo môi trường sống trong lành cho cá. Nó mô phỏng theo các dòng chảy của đại dương, hồ và sông ngòi trong tự nhiên, mang đến cho cá môi trường sống “tự nhiên” nhất có thể. Tất nhiên, các loại bể cá khác nhau thì cần những loại máy bơm khác nhau.

Sử dụng sứ Thanh Momotaro (Bacteria House)

Giữ vững chức vô địch vật liệu lọc vi sinh tốt nhất thế giới cho bộ lọc giàn mưa trong nhiều thập kỷ nay. Sứ thanh danh tiếng của trang trại Momotaro được sản xuất thủ công từ nguyên liệu đất nung độc quyền trên một vùng đất thần kì của Nhật Bản. Với bàn tay tài năng, người nghệ nhân Momotaro đã tạo ra loại vật liệu tuy không đẹp bề ngoài nhưng vô cùng hữu hiệu trong công tác lọc nước hồ Koi.

Sử dụng đèn UV hồ cá Koi

Đèn UV sử dụng tia cực tím để diệt tảo và các loại vi khuẩn gây hại cho hồ cá, giúp nước trong sạch hơn, giúp phòng tránh các bệnh ở cá koi. Một sản phẩm chất lượng để bạn tham khảo là đèn Periha UV B54W. Công suất 54W với thời gian hoạt động trung bình lên đến 8000 giờ, tỷ lệ khử trùng đạt 99%.

Lắp đặt máy Oxy

Những hồ cá Koi lớn, bộ lọc sẽ không cung cấp đủ oxy cho cả hồ, nên bạn cần đầu tư thêm máy sục khí để hỗ trợ cung cấp đầy đủ oxy cho cả hồ khi cần thiết. Khi lựa chọn máy sục khí hãy chọn loại máy có thương hiệu, có chế độ tiết kiệm điện năng, loại chuyên dụng cho hồ cá Koi. Lựa chọn máy có thể điều chỉnh được mức sục khí, để khi chọn chế độ sục khí nhẹ sẽ tiết kiệm được điện năng.

Tác dụng máy sủi oxy với bể cá gồm:

Cung cấp oxy cho cá hô hấp: Máy sủi oxy có tác dụng hòa tan oxy vào dòng nước, giúp cá hô hấp tốt và sinh trưởng khỏe mạnh. Do cá nuôi trong môi trường bể, hay hồ cá diện tích nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, cá phải ngoi lên mặt nước nhiều lần để hô hấp. Nếu có máy lọc oxy sẽ hạn chế được tình trạng cá chết ngạt hàng loạt.

Giúp nguồn nước trong bể sạch hơn: Có nhiều máy sủi oxy có tác dụng lọc rác, làm sạch nguồn nước trong bể. Đồng thời dồn rác thải trong bể vào khu tập trung, dễ xử lý.

Trang trí cho bể cá, bể thủy sinh: những dòng nước sủi bọt không những giúp cá hô hấp tốt hơn mà còn trang trí cho bể cá nhà bạn sinh động hơn rất nhiều.

Như vậy, oxy rất cần thiết trong việc nuôi cá chép koi. Nó không chỉ là là khí cần thiết cho hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, trao đổi chất… trong cơ thể cá chép koi. Vì vậy, khi xây hồ nuôi cá, người nuôi cần bố trí các vật liệu, thiết bị cung cấp oxy phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua thức ăn cho cá koi, bạn có thể tìm mua tại Thức ăn cá chép Nhật.

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn