Cá Cảnh Chịu Lạnh Tốt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Sử Dụng Trùng Huyết Đông Lạnh Cho Cá Cảnh Ăn Tốt Nhất

Trùng huyết là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá cảnh, vì thế trùn huyết được nhiều trại cá cảnh chọn làm thức ăn vừa giàu dinh dưỡng, cách cho ăn đơn giản, dễ thực hiện.

Trùn huyết thường được chia làm dạng viên hoặc dạng vỉ. Tuỳ vào số lượng cá mà khách hàng có thể cho cá ăn dạng vỉ hay dạng viên.

1. Cách cho cá ăn trùn huyết:

Cách 1: Rã đông trùn huyết sau đó cho cá ăn.

Cách 2: Bỏ trực tiếp viên trùn huyết vào hồ cho cá tự rỉa.

2. Video hướng dẫn sử dụng trùng huyết:

II. Trùn huyết giúp cung cấp chất dinh dưỡng và sắt cho các loại cá cảnh

a. Thành phần dinh dưỡng của trùn huyết

Theo kết quả phân tích hoá học trùng huyết chứa 9.3% vật chất khô. Trong đó 62,5% protein thô, 10,4% béo thô, 11,6% tro và 15,6% carbohydrate.

Ngoài ra với thành phần giàu Haemoglobin trùn huyết giúp cung cấp chất dinh dưỡng và sắt cho cá phát triển.

b. Có nên cho cá cảnh ăn trùn huyết không?

Trùn huyết là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng hỗ trợ quá trình cá phát triển, trùn huyết giúp cá nhanh lớn, tỉ lệ sinh sản cao.

Ngoài ra trùn huyết còn giúp cá nhanh lên màu hơn nhờ thành phần Haemoglobin chứa trong trùn huyết.

“… chính số lượng và chất lượng của ấu trùng muỗi lắc có ảnh hưởng quyết định đến năng suất cá tự nhiên ở những ao nuôi cá chép và các loại cá ăn đáy khác. Vì vậy người ta nghĩ ngay đến việc nuôi chủ động ấu trùng muỗi lắc Chironomus – vì đây là loài thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và các loài cá ăn đáy đều ưa thích (chú ý: muỗi lắc Chironomus hoàn toàn không đốt người, khác với các loài muỗi cần tiêu diệt là Culex, Anopheles …)”. Theo sách “Thức ăn tự nhiên của cá” Nhà XB Nông nghiệp, 1995, Trần Văn Vỹ.

III. Địa chỉ mua trùn huyết đông lạnh uy tín giá rẻ

Vui lòng gọi trước khi đến. Có nhận book Grab / Lalamove giao hàng hoặc gởi xe cho anh em gần xa, liên hệ chi nhánh gần nhất để được tư vấn.

Cách sử dụng trùng huyết đông lạnh cho cá cảnh ăn rất đơn giản và dễ thực hiện đúng không nào. Bạn còn chờ gì mà không liên hệ Rachu để sở hữu cho mình những túi thức ăn giàu dinh dưỡng cho những chú cá cưng của mình.

Con Không Chịu Ăn Cá, Thịt

Cháu chỉ ăn cơm không, nhưng cũng chỉ được vài miếng nhỏ, không chịu ăn thịt, cá, tôm… Những thứ khác như phô mai, sữa, quà vặt… cháu vẫn ăn uống bình thường.

Bé gái nhà tôi 20 tháng, nặng 17 kg, cao 91 cm. Lúc trước cháu ăn uống rất tốt, ăn được mọi thứ, ngày 2 chén cháo nhỏ (khoảng 100 g thịt/cá/tôm và rau xanh). Từ hồi 19 tháng, tự dưng bé không chịu ăn cháo mà chỉ ăn cơm với trứng, canh rau. Nếu đút được một miếng cháo vào miệng thì cháu phun ra không chịu nuốt.

Tôi rất lo lắng, sợ bé không ăn thịt, cá thì không cung cấp đủ đạm cho bé, nhưng không cách nào ép bé ăn được. Xin bác sĩ tư vấn có phải vì con tôi thiếu chất gì nên cháu không chịu ăn, hoặc có cách nào để bé ăn? Có loại thực phẩm gì có thể bổ sung cho bé? (Như Trà)

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tại bé gái nhà bạn đang trong tình trạng thừa cân. Khẩu phần ăn của bé một ngày cần khoảng 500 ml sữa và 3 bữa cháo hoặc cơm nát. Nếu bé không chịu ăn cháo bạn cần xem lại cách chế biến. Ví dụ cũng là cháo nhưng ba bữa bạn thay đổi ba loại thức ăn như: sáng ăn cháo thịt, trưa cháo trứng, tối cháo cá…, nấu cùng với rau lá cho ba bữa cũng thay đổi và kèm thêm một thìa dầu ăn hoặc mỡ. Sau ăn khoảng 30 phút đến một tiếng bạn bổ sung cho bé hoa quả tươi.

Nếu bé thích ăn cơm bạn có thể cho bé tập ăn ít cơm nát với thức ăn. Bé chỉ ăn cơm với trứng, canh rau, sợ thịt, cá thì khi cho bé ăn bạn không nên cho bé chỉ ăn cơm với thịt hoặc cá. Có thể tận dụng món ăn bé ưa thích là trứng và canh rau để chế biến các món ăn kết hợp như: Trứng đúc thịt (trứng rán với thịt băm), hoặc cho bé vẫn ăn trứng nhưng bạn có thể băm nhỏ tôm hoặc trộn lẫn một chút cá với trứng cho bé.

Bé vẫn ăn canh rau, bạn có thể nấu canh rau và cho một chút thịt băm, hoặc cá, hoặc tôm lẫn vào rau. Bạn hãy kiên trì cho bé ăn lúc đầu xen vào số lượng những thực phẩm này rất ít để bé không nhận ra được, khi bé ăn quen rồi có thể tăng dần các thực phẩm này lên và giảm trứng đi.

Bên cạnh đó, cũng là thịt nhưng bạn có thể cho bé thay đổi món ăn với thịt bò, thịt gà, gan gà, lươn, hàu, canh cua nấu rau…, chế biến thành các món ăn khác nhau. Với mỗi món ăn mới cần cho bé tập ăn thử, làm quen đã rồi mới tăng dần. Thịt, cá… là những thực phẩm giàu chất đạm và chất béo nguồn động vật rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé… Trước mắt bé có thể sợ, nhưng khi chế biến các món ăn làm thay đổi khẩu vị, hoặc vài bữa tạm dừng không ăn thịt hoặc cá, có thể sau đó với những món trên bé sẽ ăn nhiều hơn.

Bé nhà bạn hiện nay trong tình trạng thừa cân, không nên cho bé ăn vặt, bánh kẹo… vì những thực phẩm này dễ làm bé tăng cân quá mức, bé lại ăn vào trước các bữa ăn sẽ thấy ngang dạ nên dễ bỏ ăn bữa chính.

Bạn cũng nên hạn chế bế bé, tăng cường dắt bé đi bộ, để bé tăng hoạt động như trườn, bò, nhảy nhót trong tay mẹ…, bé sẽ mau đói hơn và từ đó ăn sẽ ngon miệng hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường ViPhòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Nguồn: vnexpress.net

Thiết Bị Làm Lạnh Nước Cho Bể Cá Cảnh Biển

Thiết bị làm lạnh nước thường được sử dụng bởi người nuôi cá biển hơn nuôi cá nước ngọt, vì nhiều lý do như sau:

Với một bể cá cảnh biển nhất định, bể nước mặn thường có khả năng giữ lượng oxy hòa tan trong nước ít hơn một bể cá nước ngọt với nhiệt độ tương đương nhau. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng cao hơn mức cho phép trong bể thì lượng oxy hòa tan bị giảm đi, điều này đúng cho cả bể cá nước mặn và nước ngọt. Tuy nhiên bể nước mặn lại có khả năng giữ oxy hòa tan ít hơn, bởi vậy đó là một vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá cảnh biển.

Một lý do quan trọng dẫn đến lý do tại sao thiết bị làm lạnh lại sử dụng nhiều cho bể nuôi cá biển bởi lẽ: Có rất nhiều loài cá nước ngọt phổ biến có thể tồn tại ở nhiệt độ dao động và mức oxy trong bể giống ngoài tự nhiên, tức là chúng có thể sống ở bể nhiệt độ cao hoặc có mức độ oxy thấp. . Một con cá có thể tồn tại dưới ánh mặt trời thiêu đốt trong một vũng nước trên sa mạc Châu Phi hay trong một loại tảo bị nhiễm khuẩn tại một ao hồ vùng Đông Nam Á thường có thể sống trong hồ cá nhân tạo mà không phải thay đổi nhiều. Một vài loài thậm chí tiến hóa cơ quan đặc biệt làm cho nó có thể hít thở không khí trực tiếp từ bầu khí quyển ngay cả khi mức độ oxy hòa tan bắt đầu giảm mạnh. Trong đại dương, sự thiếu hụt oxy trên bề mặt cũng khiến các loài phải học cách đối phó, đặc biệt là với loài san hô trong bể nuôi biển.

Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ, nhiều loài cá nước ngọt chỉ có thể sống trong một khoảng nhiệt độ rất hạn chế và có thể chết nếu mức độ oxy trong bể quá thấp. Ngoài ra cũng có loài sinh vật biển có thể đối phó tốt với nhiệt độ nước tăng lên cũng như sự khan hiếm của oxy.

Điều cuối cùng nhưng rất đáng quan tâm là bể cá cảnh biển cần những thiết bị tạo nhiệt hơn bể nước ngọt bởi bể cá cảnh biển thường yêu cầu có bộ lọc mạnh hơn. Và nếu muốn san hô sống tốt bạn phải có hệ thống ánh sáng thực sự mạnh.

Các loài san hô sống trong bể với ngưỡng nhiệt độ nước không được quá 29oC. Tuy nhiên con số chuẩn xác phụ thuộc vào môi trường tự nhiên mà các loài san hô đó từng phát triển. Với các loài cá cảnh biển cũng như vậy, chúng ta phải luôn luôn nghiên cứu xem xét nhiệt độ nước của từng loài cụ thể. Và lưu ý không kết hợp các loài khi có những ngưỡng nhiệt độ khác nhau.

Vì Sao Cá Koi Không Chịu Ăn ? – Jpkoi.vn

Vì vậy khi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe? Koi chỉ bỏ ăn khi chúng đang yếu, hoặc stress không có hơi sức đi tranh ăn với con khác. Hãy theo dõi và tiến hành cách ly đàn để điều trị bệnh cho chúng.

Khi Koi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe?

Nguyên Nhân Cá Koi không chịu ăn

Cá Koi bỏ ăn thường do 2 nguyên nhân chủ yếu: Koi bị táo bón do không tiêu hóa được nguồn thức ăn đã nạp vào khiến chúng ấm ách, khó chịu.

Chưa tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể

Hai là Koi bị nhiễm bệnh vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mang, nhiễm sán , lở loét,…Khi xác định được Koi đã nhiễm bệnh mà không điều trị kịp thời thì cá Koi rất có thể bị chết.

Koi bị nhiễm bệnh

Một nguyên nhân nữa đến từ sự chăm sóc dồn dập của người nuôi: Bạn cho Koi ăn quá nhiều/ quá ít quá dày làm Koi không tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp/ không đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động của Koi. Làm Koi yếu dần đi và dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng của Koi trước bệnh tật. Và đương nhiên sau một thời gian dài không điều trị thì chúng cũng chết.

Cách điều trị bệnh

Trước tiên khi thấy Koi có hiên tượng tách đàn, bỏ ăn thì cần vớt Koi ra chậu nhỏ để kiểm tra toàn thân.

Kiểm tra lần lượt từ nắp mang, đến vẩy toàn cơ thể koi. Nếu không có gì bất thường. Vậy có thể là do Koi ăn quá nhiều chưa tiêu hóa hết. Bạn nên cho giảm số lượng thức ăn cho Koi đi có thể cho ăn 1 ngày 2 lần cho ăn. Hoặc cũng có thể Koi chán ăn do nguồn thức ăn không phù hợp, hãy thay đổi khẩu vị thức ăn cho chúng.

Chú ý lựa chọn các thức ăn dạng viên cho Koi phù hợp với từng độ tuổi của Koi và đảm bảo nguồn đạm trong thức ăn. Tỷ lệ đạm trong thức ăn cần đạt chuẩn từ 20% đến 30%. Và có thể nên cho chúng ăn thêm một số thức ăn dinh dưỡng ngoài. như tôm tép, trùn quế, rau củ…

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho Koi. Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn của chúng

Nếu mang cá Koi có sức khỏe bình thường có màu đỏ sẫm, nhip thở đều đặn. Nếu mang xuất hiện nhiều vết trắng loang lổ và thở khó khăn là chúng bị mắc nấm mang. Vậy cần phải bổ sung thuốc diệt nấm vào hồ ngay. Tránh những chú Koi khác bị nhiễm nấm tiếp theo.

Tỷ lệ liều lượng

Nên sử dụng thuốc Clomine T liều lượng khoảng 7,5gr cho 1 khối nước, dùng chung với muối, đánh thuốc liên tục trong vòng 3 ngày liền vào tầm chiều, mỗi ngày đánh thuốc 1 lần, mỗi lần đánh thuốc thì nên thay nước 1/3 hồ hoặc 20% thể tích hồ.

Nếu trên Koi có xuất hiện các vết lở loét, vẩy cá bị xù, bị nhiễm sán, … thì hãy điều trị ngay. Việc điều trị cho Koi thì nên tiến hành điều trị trong chậu và chú ý tiến hành đánh thuốc sát trùng vào hồ. Tránh những chú những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng và phát Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trụ sở chúng tôi 82/2/20 Đinh Bộ Lĩnh, P 26, Q Bình Thạnh, TP HCM