Cá Cánh Buồm Wiki / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cánh Buồm Khắc Khoải Lòng Cha

(Đọc bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông)

Hình ảnh cánh buồm, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng quen thuộc trong văn chương đông tây kim cổ. Cánh buồm đỏ thắm, cánh buồm trắng cô độc (Lermôntốp), Cánh buồm tít cõi trời xa (Lý Bạch), cánh buồm thấp thoáng, xa xa (Nguyễn Du), cánh buồm nâu (Nguyễn Bính), cánh buồm trắng – mảnh hồn làng (Tế Hanh), cánh buồm tươi tốt trong mưa xuân (Huy Cận)… Hoàng Trung Thông đã góp vào tập thơ Những cánh buồm (1964), lấy nhan đề chung từ tên 1 bài thơ viết năm 1962. Cánh buồm, ở đây cũng là một hình ảnh biểu tượng, tượng trưng: cánh buồm căng gió đưa con thuyền lướt giữa đại trường giang êm chảy hay trên biển khơi cuộn sóng bạc đầu, được nhà thơ khai thác với các ý nghĩa: gợi nỗi nhớ quê hương mênh mông vô định hoặc lẻ loi, đơn chiếc; có khi nhập làm một, hai chiều không gian – thời gian, hai mặt của hoài niệm và tưởng tượng trong trí tưởng của nhân vật trữ tình và người đọc, đưa họ tới những bến bờ xa thẳm của ký ức một thời tới tương lai vời vợi. Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông cũng không ngoại lệ. Vậy đâu là nét riêng trong bài thơ của tác giả Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại, Anh chủ nhiệm, Bài thơ báng súng và Mời trăng… từng nổi tiếng một thời? Theo tôi, có lẽ đó là bởi cốt cách giản dị, chân thật, trong lành mà sâu đằm gợi mở từ ý tứ, bố cục đến câu, chữ…Chế Lan Viên từng chỉ ra chính xác cái tạng riêng của nhà thơ xứ Nghệ họ Hoàng:Thơ ông chân chất, Lúa lên hương giữa đồng.Thơ ông suối trong veoChảy tấm lòng rất thật! Bài thơ mang dáng dấp tự sự – kể chuyện ngoài vỏ mà ruột lõi đậm đặc ý vị trữ tình. Thi hứng khai mở từ một ban mai biển xanh, trời đẹp. Có hai cha con nhà kia nắm tay nhau dung dăng dạo chơi trên bờ cát mịn, dưới ánh nắng chảy đầy vai. Con vui. Cha càng vui. Ngòi bút thơ hình như tự nhiên ghi lại đôi ba câu chyện của cha con họ chung quanh một cánh buồm xa chợt hiện. Con ngây thơ, háo hức xin cha mượn buồm trắng để con đi; còn cha cứ trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời suy tưởng, để rồi cuối cùng thấy chợt gặp lòng mình trong tiếng ước mơ con. Theo tôi, hình ảnh đứa bé – đứa con không có gì đặc sắc, ngoài mấy nét phác vẽ cái bóng tròn chắc nịch quấn quýt theo bóng cha dài lênh khênh cùng 2 câu hỏi tò mò, hồn nhiên của chú bé. Nhưng trong cấu tứ chung của bài thơ, nhất định phải có nhân vật trữ tình đứa bé, có cuộc dạo chơi đơn giản, có 2 câu hỏi vô tình ấy mới hữu lý thức dậy những suy tư, hồi tưởng, buồn trầm, băn khoăn, thậm chí khắc khoải càng lúc càng đằm, càng đậm mãi trong lòng người cha. Người cha mới chính là nhân vật trữ tình trung tâm của bài thơ. Một sáng mai, ông cảm thấy lòng phơi phới vì được dắt đứa con trai khỏe mạnh, hơn hớn dạo gót giữa cảnh biển trời quê hương bát ngát. Đó là một người cha cởi mở, chân thành, khiêm nhường và trung thực. Trả lời con, ông không ngần ngại bộc lộ hạn chế của mình và cũng là hạn chế của thế hệ mình, trước thế hệ kế tiếp:Những nơi ấy, cha chưa hề đi tới! Phải chăng, đó là bài học đầu tiên mỗi người làm cha, làm mẹ cần nhớ để xứng đáng giữ trọn niềm tin yêu trong đôi mắt ngây thơ của con cái. Chính là sự trung thực với bản thân, với hiện tại và trong tương lai. Giáo dục bằng nêu gương chân thật vãn là một phương pháp có hiệu năng bền vững lâu dài. Nhưng từ câu trả lời rất thành thật này, đứa con tò mò lại hỏi tiếp, lại nêu tiếp một yêu cầu hóc búa khiến người cha không biết trả lời ra sao. Ông chưa tìm ra câu trả lời. Ông không muốn nói dối con. Ông đành trầm ngâm buồn chìm trong triền miên hồi tưởng về thời thơ ấu của chính mình, về cánh buồm trắng mơ ước của chính mình tưởng chừng đã vĩnh viễn mất hút trong không gian mênh mông và thời gian đằng đẵng của cuộc đời nghiệt ngã; sáng nay bỗng vụt hiện trở lại cùng với những tiếng nói trong trẻo, ríu tít của đứa con trai đi bên. Quá khứ, hiện tại, tương lai đồng hiện trong tâm tưởng ông với cánh buồm trắng mờ xa ngòai khơi vẫy gọi. Biểu tượng cánh buồm, ở đây, ít nhất cài đan, thấm xuyên, nối tiếp các tầng ý nghĩa sau:– 1. Cánh buồm thực– 2. Cánh buồm mơ của con– 3. Cánh buồm mơ của cha– 4. Cánh buồm hi vọng của cha về tương lai của con– 5. Cánh buồm, nơi gặp gỡ, chuyển giao, nối tiếp giữa hai thế hệ cha – con… Theo mạch cảm xúc của bài thơ, theo tôi cảm nhận, các ý nghĩa 3, 4, 5 là nổi trội hơn; càng về sau càng như xoáy xiết vào trái tim người cha và trái tim người đọc. Mở đầu bài thơ, cảnh vui, giọng vui, ríu rít… dần về cuối, giọng thơ càng trầm trầm, nhịp thơ càng lắng chậm ngả sang chiều suy tư, trầm ngâm, tư lự và lặng im. Và trong tâm trạng đó, lại ánh lên hi vọng, cả hai cha con cùng hi vọng trông vời theo cánh buồm rong ruổi giữa bình minh. Trong mỗi chúng ta, ai chẳng từng trải qua mợt thời ấu thơ với cánh buồm trắng ước mơ đầy ắp thả vào tương lai kỳ diệu tít xa mờ? Nhưng thử hỏi đã mấy người kịp giong cánh buồm của mình mà cập tới bến thiên đàng, địa đàng? Biết bao nhiêu cánh buồm chỉ mãi là cánh buồm khát vọng, khắc khoải đam mê ám ảnh suốt một thời trai trẻ mà chỉ mong có dịp, có lúc được giữ, được nhập vào những cánh buồm căng phồng sức mạnh của những thế hệ sau để nối dài ước mơ cuộc sống con người không ngừng phát triển và chu chuyển đến vô tận, vô cùng. Như thế, Những cánh buồm không chỉ là câu chuyện tâm tình thủ thỉ của hai cha con nhà kia bên bờ biển nọ, mà còn là lời tự bạch thấm thía của nhà thơ, và của mỗi chúng ta, từng là những người con rồi những người cha, người mẹ…./.

NHỮNG CÁNH BUỒM

HOÀNG TRUNG THÔNG(1925 – 1993)

Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

1963(Trích trong tập thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông)

23 – 11 – 2013. ĐV

Cá Cánh Buồm Dạ Quang

 Các gen của Cá Cánh Buồm Dạ Quang đã được thay đổi với gen của một số loài hải quỳ, san hô hoặc sứa có tính năng phát quang, tạo cho tetra một màu neon sáng vĩnh viễn, an toàn hơn nhiều cho cá so với các phương pháp nhuộm hoặc tiêm màu. Đây là một trong những dòng cá cảnh thuỷ sinh mà Sen Aquatic phân phối bán lẻ trực tiếp tại Showroom. 

1. Thông tin Cá Cánh Buồm Dạ Quang

– Tên tiếng Anh: Electric Green GloFish Tetra

– Nhiệt độ: 21 - 27 độ C

– pH: 6 - 8

– Kích thước trưởng thành: 6cm (ngoài tự nhiên)

– Nguồn gốc: Cá Cánh Buồm Dạ Quang là sự phát triển lai tạo chọn lọc mới nhất từ ​​những người nuôi trồng thủy sản đã lai tạo ra loài GloFish Danio phổ biến, một biến thể của Zebra Danio (Danio rerio)

– Giới tính: Con đực mảnh mai và nhỏ hơn một chút so với con cái. Con đực cũng có nhiều vây lưng và vây hậu môn nhọn hơn con cái.

– Thức ăn: Cá Cánh Buồm Dạ Quang chấp nhận hầu hết thức ăn dạng mảnh và dạng viên và nên cho ăn một lần mỗi ngày với nhiều loại thức ăn này để giúp chúng giữ được hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

– Sinh sản: Màu sắc rực rỡ của Cá Cánh Buồm Dạ Quang sẽ không bị mờ đi hoặc thay đổi vì đã nằm trong cấu trúc di truyền của cá và thực sự sẽ được truyền cho con cái nếu chúng sinh sản.

2. Quy trình thả

Cá Cánh Buồm Dạ Quang

– Cố gắng đưa cá/tép về nhà ngay vì nó cần được thả vào hồ càng sớm càng tốt sau khi được cho vào bao ni-lông. Việc này sẽ giảm căng thẳng cho cá/tép và giúp nó thích nghi với nước hồ nhanh hơn. Màu của cá có thể nhạt đi chút ít sau chuyến đi về nhà, nhưng bạn không cần lo vì điều này là bình thường; cá sẽ trở lại màu như cũ sau khi được thả vào hồ.

– Tắt đèn trong hồ cá. Giảm độ sáng hoặc tắt đèn trong hồ trước khi bạn thả cá vào, vì đèn sáng sẽ tạo môi trường căng thẳng cho cá. Hồ cá cũng cần có nhiều cây và hòn đá để làm nơi trú ngụ cho cá mới. Các vật trang trí đó sẽ giúp cá bớt căng thẳng trong thời gian làm quen với ngôi nhà mới.

– Thả trôi túi chứa cá/tép đã mở trên mặt hồ, đây là thời gian để cá làm quen với nhiệt độ nước của hồ mới. Sau 15-20 phút, mở túi ra và sử dụng chiếc ca sạch để múc vào đó một lượng nước bằng lượng nước có sẵn trong túi. Lượng nước trong túi đựng cá/tép sẽ tăng gấp đôi, 50% nước hồ và 50% nước cũ trong túi để cá quen PH và môi trường nước mới. Nhớ không được hòa trộn nước có sẵn trong bao vào hồ cá vì điều này có thể làm lây vi khuẩn vào nước hồ.

– Sau 15-20 phút, bạn có thể thả cá vào hồ. Bạn sẽ dùng vợt bắt cá khỏi túi và nhẹ nhàng cho vào hồ.Bạn nên theo dõi cá để tìm các dấu hiệu bị bệnh. Nếu trong hồ đã có cá trước đó thì bạn cần đảm bảo chúng không quấy rối hay tấn công các con cá mới. Theo thời gian và quá trình bảo dưỡng hồ, tất cả chúng sẽ sống hòa hợp với nhau.

Lưu ý: Các sản phẩm động vật như cá cảnh, tép cảnh, ốc cảnh không giao hàng qua Website. Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline 0877160789 để được hỗ trợ tư vấn và giao hàng qua các hình thức khác. Xin cảm ơn!

———————————————————————————————————

Văn phòng đại diện: 7/134 Mai Anh Tuấn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 19003258

Hệ thống Showroom: https://bom.to/btQH27FKDg06U

Fanpage: chúng tôi

Email: senaquatic@gmail.com

Website: senaquatic.vn

Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Cánh Buồm Ngũ Sắc

Cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau như cá cánh buồm đen, cá cánh buồm xanh… Là loại cá nhanh nhẹn và cực kỳ dễ nuôi.

Giới thiệu thông tin chung về cá cánh buồm

Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi (Boulenger, 1895)

Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger, 1895

Tên tiếng Việt khác: Bánh lái; Hắc quần, cá váy

Tên tiếng Anh khác: Rouw tetra, Black widow; Butterfly tetra; Blackamoor

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Đặc điểm sinh học cá cánh buồm

Phân bố: Nam Mỹ: từ Paraguay đến Argentina.

Chiều dài cá (cm): 6

Nhiệt độ nước (C): 21 – 27

Độ cứng nước (dH): 5 – 19

Độ pH: 6,0 – 8,0

Tính ăn: Ăn tạp

Tầng nước ở: giữa

Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, chọn giá thể là cây thủy sinh cho trứng dính, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cánh buồm

Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)

Hình thức nuôi: Ghép

Nuôi trong hồ rong: Có

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Trung bình

Yêu cầu sục khí: Ít

Chiều dài bể: 60 – 80 cm.

Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác

Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

Trị trường mua bán, giá bán cá cánh bườm

Giá trung bình (VND/con): Cánh bườm đen giá 3.000 cánh bườm màu hồng giá 10.000

Giá bán min max (VND/con): 3.000 10.000

Mức độ ưa chuộng: Trung bình

Mức độ phổ biến: Nhiều

Cá chuột cánh bướm còn gọi là cá chuồn chuồn, cá thằn lằn… là 1 loại cá có nguồn gốc từ thiên nhiên của Việt Nam nhưng lại ít được nuôi phổ biến, vì…

Tìm Hiểu Về Những Chú Cá Cánh Buồm Muôn Màu

Đôi nét về cá cánh buồm

Cá cánh buồm là dòng cá có thân hình dáng oval với màu sắc phổ biến nhất là màu đen ánh bạc.

Là dòng cá sống ở tầng nước giữa, thường sống thành bầy và di chuyển thành từng đàn.

Chúng có sự những nét khác nhau giữa giống đực và giống cái. Cá giống đực có đặc điểm nổi bật là vây dài, thân hình dài, vây lưng có màu đen. Cá giống cái thường có vây ngắn hơn, màu sắc nhẹ nhàng, thân cá to và tròn hơn các con giống đực.

Những thông tin hữu ích về cách nuôi cá cánh buồm

Thức ăn của cá cánh buồm:

Là loài ăn tạp và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

Một số loại thức ăn phổ biến là: trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn tổng hợp, thức ăn dạng viên và ăn các loại cá con khác như cá bảy màu, cá bình tích, cá molly…

Cách nuôi cá cánh buồm:

Là loài cá sinh sống ở tầng nước giữa trong bể cá, bản tính hiền lành, rất dễ nuôi và thường được ưa chuộng bởi những người chơi bận rộn, ít có thời gian chăm sóc.

Là loài cá có tập tính bầy đàn, bạn nên thả nhóm từ 5 – 7 con trở lên. Là loài cá có tập tính rỉa mồi nên bạn để ý khi cho chúng sống chung với các loài cá khác, chỉ nên nuôi chung với các loài cá nhanh nhẹn và vây ngắn.

Một số thông số không thể bỏ qua khi nuôi cá cánh buồm

Về nước: cần đảm bảo các chỉ số: nhiệt độ nước trung bình từ 21 – 27 độ C, độ cứng nước trung bình từ 5 – 19 (dH), độ pH trung bình từ 6.00 – 8.00.

Thể tích bể nuôi: tối thiểu đảm bảo từ 90 lít trở nên.

Chiều dài bể: có thể dao động từ 50 – 80 cm.

Ánh sáng: Bể có ánh sáng vừa đủ, không quá nắng, không thiếu sáng.

Yêu cầu lọc nước ở mức độ trung bình

Không cần sục khí nhiều, chỉ cần vừa đủ.

Giá cá cánh buồm như thế nào?

Giá cánh buồm là dòng cá phổ biến hiện nay, giá thành thường ở mức trung bình, không quá cao, phù hợp với thu nhập của số đông người chơi.

Giá cá cánh buồm có sự chênh lệch giữa cá đực và cá cái:

Giá một em cá đực thường dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/con.

Giá một em cá cái thường đắt hơn, dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/con.

Theo khảo sát của các chuyên gia cá cảnh, trên thị trường hiện nay giá các em cá cánh buồm tại Hà Nội thường rẻ hơn tại các cơ sở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5000 – 7000 đồng/con.

Địa chỉ mua bán cá cánh buồm uy tín

Ngoài ra, bạn có thể đặt mua cá cảnh tại các trang web về thú cưng hay chuyên cá cảnh ở các địa chỉ mạng uy tín như: chúng tôi chúng tôi chúng tôi cacanhmini…

Tại Hà Nội, bạn có thể mua dòng cá này tại một số địa chỉ uy tín và đa dạng về màu sắc như sau: Cửa hàng cá cảnh Phúc Long (đường Trần Duy Hưng), cửa hàng Sơn Yến, Tài Lộc (đường Hoàng Hoa Thám), Shop cá xinh (Đống Đa),…

Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số cửa hàng uy tín: cửa hàng Aquarium Việt, Aquarium Cảnh dương (P.12, quận Tân Bình); Hồ cá Hải Dương (Phường 9), các cơ sở cá cảnh Sài Gòn,…

Lời kết