Cá Cảnh 4 Đuôi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Bể Cá Cảnh Lai Tạo Beta 2 Đuôi

Cá đuôi kép được tạo ra bởi một gen đột biến làm đuôi bị chia làm hai thuỳ. Đặc điểm nữa cũng được tạo ra bởi gen này đó là cái vây lưng cực to. Có lẽ gen đuôi kép làm nửa thân trên của cá betta bị đột biến nên phát triển giống như nửa thân dưới, do đó tạo ra một vây hậu môn và phần đuôi đặc biệt giống như nửa thân dưới của cá.

Theo giả thuyết này, vây lưng của cá đuôi kép lớn hơn nhiều lần so với cá đuôi đơn bình thường. Trên thực tế, vây lưng và vây hậu môn ở cá đuôi kép có cùng kích thước và độ rộng.

Gen đột biến đuôi kép (dt) có tính lặn so với gen đuôi đơn thông thường (ST). Lai đuôi kép với đuôi đơn sẽ tạo ra 100% đuôi đơn, khoảng 75% số đó mang gen lặn đuôi kép. Có người nghĩ rằng lai như vậy sẽ tạo ra 100% cá đuôi kép, nhưng tôi từng thử nghiệm bằng cách lai con cá đực (ST/dt) với hai con cá mái cùng bầy. Một con tạo ra 25% cá đuôi kép còn con kia thì không. Sau đó tôi bắt con cá đuôi kép đực ở bầy đầu rồi lai với con cá đuôi đơn mái cùng bầy để tạo ra bầy không có con đuôi kép nào! Vì vậy, tôi chỉ có thể kết luận rằng gen đuôi kép không ảnh hưởng lên tất cả cá thể trong bầy như giả thiết trước đó.

Lai cá đuôi đơn với đuôi kép sẽ tạo ra toàn cá đuôi đơn mang gen đuôi kép (ST/dt). Lai hai con mang gen ST/dt với nhau sẽ tạo ra một số đuôi kép (khoảng 25%). Lai cá đuôi kép (dt/dt) với cá mang gen đuôi kép (ST/dt) luôn tạo ra rất nhiều cá đuôi kép, khoảng 50% nhưng lai kiểu này luôn để lại những vấn đề về di truyền chẳng hạn như teo đuôi, vẹo xương sống, hay cơ thể dị dạng. Những vấn đề này có thể được hạn chế nếu lai cá đuôi kép với nhau và tuyển chọn con giống không mang những khuyết tật trầm trọng.

Ngày nay, cách lai tạo thường được áp dụng để tạo ra những con cá cảnh đó là lai cá đuôi kép với đuôi đơn để làm gia tăng kích thước và độ rộng của vây lưng. Kết quả được biểu hiện ở ngay thế hệ đầu tiên F1 nhưng quá trình lai tuyển chọn sẽ cải thiện vây lưng cá đuôi đơn to gần bằng với cá đuôi kép!

Một dòng cá mới và hấp dẫn đó là HM đuôi kép với các thuỳ vây xếp chồng lên nhau và xoè rộng đến 180 độ hay hơn. Điều này, kết hợp với tỷ lệ cân đối của vây lưng và vây hậu môn sẽ thực sự tạo ra một con betta rất ấn tượng!

Nguồn diendancacanh

Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Đuôi Tưa Cho Người Yêu Cá Cảnh

Cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa hay còn gọi là cá betta đuôi tưa cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa cũng giống như các loại cá xiêm đá khác. Cá xiêm đuôi tưa dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các dòng cá betta thuần dưỡng.

Hướng dẫn cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa

Nguồn nước: Nước đạt chất lượng nên được trữ trong các bồn chứa lớn và hầu hết các nhà lai tạo cá đuôi tưa đều khuyên nuôi mỗi con cá đực trong bình có dung tích tối thiểu 10 lít, thay nước và theo dõi chúng một cách thường xuyên. Những cái tia vây mỏng manh của cá đuôi tưa chịu tác động mạnh bởi sự biến thiên của độ ph, nồng độ nitrate/ammonia và sẽ nhanh chóng bị biến dạng một khi không được cung cấp điều kiện sống lý tưởng. Cho nên nuôi cá xiêm đá đuôi tưa bạn cần chú ý đặc biệt đến nguồn nước.

Cũng giống như cách nuôi cá betta cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa hay bất kỳ các loại cá nào khác thì yếu tố quan trọng nữa trong việc nuôi dưỡng cá đuôi tưa đó là thức ăn. Tất cả các nhà lai tạo ở Jakarta đều cho cá betta ăn thức ăn tươi sống và một người đã chia xẻ bí quyết nuôi dưỡng cá đuôi tưa như sau “khi cá con mới nở, không cho ăn thứ gì khác ngoài nước lá xà lách ngâm.

Cần lưu ý rằng hiện tượng cong tia vây cũng xảy ra cả ở Indonesia cho dù chất lượng nước ở đấy rất tốt. Những người quen của tôi ở Indonesia cho rằng điều đó xảy ra bởi vì nước quá lạnh. Dù là gì đi nữa, nếu nó mới xảy ra, cách điều trị đầu tiên đó là phơi nắng. Chỉ đơn giản đem cá có tia vây bị cong ra phơi nắng khoảng nửa tiếng mỗi ngày. Nếu cá được nuôi bằng lọ nhỏ, hãy lưu ý để nước khỏi bị nóng quá. Những nhà lai tạo khác lại duy trì dòng chảy nhẹ để tránh cho các tia vây khỏi bị cong.

Cá xiêm đuôi tưa khi 1 tuần tuổi bạn nên học cách nuôi bobo cho cá ăn à khi đạt một tháng tuổi cá được cho ăn trùn chỉ. Cá được nuôi bằng trùn chỉ hai lần một ngày cho đến khi đạt 2 tháng tuổi. Khi cá trên 2 tháng tuổi thì chỉ cho ăn trùn chỉ một lần mỗi ngày, bữa còn lại được cho ăn ấu trùng muỗi. Khi cá trên 3 tháng tuổi thì chỉ cho ăn ấu trùng muỗi một lần mỗi ngày”. Bo bo, trùn chỉ và ấu trùng muỗi được sử dụng nhiều bởi vì chúng không tốn kém và là nguồn thức ăn tự nhiên của cá betta.

Cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa cũng đơn giản như những loài cá cảnh khác chỉ cần lưu ý vài điểm nhấn khác biệt là như vậy bạn có thể chăm sóc tốt cho chú cá đuôi tưa của mình ngày càng khỏe mạnh xinh đẹp.

Cá Đuôi Đèn: Cách Nuôi &Amp; Chăm Sóc Cá Đuôi Đèn (Cá Nana)

Cá đuôi đèn tên gọi khác là cá nana, chúng thường bơi thành đàn và rất nhanh nhẹn. Cá đuôi đèn rất thích hợp để nuôi trong môi trường thuỷ sinh.

Cá đuôi đèn có tên khoa học là Hasemania nana ( dòng cá này còn có tên đồng nghĩa là Silvertip tetra), cá đuôi đèn còn được gọi với tên là cá nana, loài cá này thuộc họ nhà Characidae.

Cá đuôi đèn là một trong những loài cá nước ngọt, cá có nguồn gốc từ suối và lạch ở lưu vực sông São Francisco ở Brazil, sau những năm 2000 loài cá đuôi vàng mới được nhập vào Việt nam.

Cá đuôi đèn khá dễ lai tạo, nhưng bạn cần phải tạo môi trường thuỷ sinh riêng để nuôi bất kì lượng cá con nào. Bể cá này phải được sử dụng đèn chiếu sáng mờ và bổ sung thêm những tán cây lá mảnh như rêu java hoặc cỏ lau để cho cá đẻ trứng, trứng của cá đuôi đèn sẽ bám vào những tán rêu và cỏ. Bạn nên bổ sung thêm những tấm lưới giúp trứng cá có thể lọt qua nhưng phải vừa đủ để những con cá trưởng thành không thể lọt qua.

Ngoài ra cá đuôi đèn có thể sinh sản theo cặp, bằng phương pháp chia cá thành 2 nhóm riêng biệt, nhóm đực và nhóm cái thành 2 bể riêng biệt với chế độ ăn uống cho cá chất lượng cao gồm thức ăn sống và thức ăn đông lạnh, ở nhiệt độ nước khoảng 75 – 78 ° F. Khi những con cái đã đầy trứng và những con đực có màu sắc đẹp nhất, chọn những con cái béo nhất và những con đực có màu lông đẹp nhất và chuyển chúng vào bể đẻ. Các cặp cá đuôi đèn thường đẻ trứng vào sáng hôm sau.

Trứng của cá đuôi đèn sẽ nở trong khoảng 24 – 36 giờ đồng hồ, trứng và cá con rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc đời chúng và nên giữ cho bể ở nơi thiếu ánh sáng nhất có thể.

Cá đuôi đèn rất dễ cho ăn, chúng sẽ sẵn sàng ăn những gì được cung cấp. Để cá có thể trạng và màu sắc cơ thể một cách tốt nhất thì các bạn nên cung cấp cho cá một lượng thức ăn giàu dinh dưỡng và các bữa ăn thường xuyên hơn với các loại thực phẩm sống và đông lạnh như trùn chỉ, những sinh vật giáp xác cùng kết hợp những mảnh và hạt khô.

Cách phân biệt cá đuôi đèn đực và cá đuôi đèn cái?

Cá đuôi đèn đực có màu sắc đậm cá cái, bộ phận thân của cá đực mỏng hơn cá cái, cá đực đầu vây hậu môn có màu trắng, còn cá cái có màu hơi vàng ở đầu vây hậu môn.

Cá đuôi đèn mua ở đâu?

Các bạn có thể đến những cửa hàng bán cá thuỷ sinh trên toàn quốc là có thể tìm thấy, hoặc bạn lên những trang diễn đàn về cá thuỷ sinh là có thể tìm thấy và mua được ngay.

Cá đuôi đèn giá bao nhiêu?

Bài viết “Cá đuôi đèn: Hướng dẫn nuôi và cách chăm sóc cá đuôi đèn” của AHISU được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn https://www.ahisu.com/ca-duoi-den/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

* Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

* Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

* Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

-Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

Cá vàng sao chổi (Comet)

Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

-Thân dài, vây đuôi đôi:​

Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá vàng đuôi công (Tosakin)

Cá vàng Wakin (Wakin)

-Thân ngắn, vây đuôi dài:

Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá vàng đầu lân (Oranda),

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá vàng sư tử (Lionhead)

Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá vàng Lan sư (Lionchu)

Cá vàng Thọ tinh

Cá vàng Pompon

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…

Một số hình ảnh đẹp về cá vàng