Cá Bông Lau Nuôi Ở Đâu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Mua Cá Bông Lau Mua Ở Đâu

Giá bán : 290.000đ/kg

Cá Bông Lau là cá gì? Sống ở đâu? Mua ở đâu bán tại TpHCM

Có thể bạn thường nghe đến những cái tên như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ… Đây là những món ăn hết sức đặc sắc và quyến rũ bởi hương vị béo ngậy riêng biệt từ thịt cá. Vậy cá Bông Lau là cá gì? Chúng sống ở đâu?

Thực ra, đây là một loại cá nước lợ. Ngoài tự nhiên, cá Bông Lau thường sống ở các vùng sông ngòi ở lưu vực sống Mê Kong. Tuy nhiên, hiện nay, vì giá trị kinh tế và nhu cầu con người, không ít các trại nuôi cá Bông Lau mọc lên để đáp ứng yêu cầu. Tất nhiên, sản phẩm cá Bông Lau đánh bắt tự nhiên vẫn là có chất thịt tươi ngon ngọt nhất.

Sản phẩm cá Bông Lau tươi sống đang được bán bởi chúng tôi là loại cá chất lượng hảo hạng. Chúng tôi chỉ cung cấp những con cá đạt tiêu chuẩn, mang đến cho thực khách trải nghiệm vị giác tốt nhất. Cá phải đủ trọng lượng, kích thước mới được cung cấp cho khách hàng. Khi đó, thịt cá vừa tới độ ngon nhất mới đạt hiệu quả cao.

Hải sản cá Bông Lau tươi sống với nhiều hình thức đặt hàng tiện lợi:

Bạn có thể đặt hàng mua cá Bông Lau tươi sống Online qua Website.

Bạn có thể mua hàng bằng cách gọi trực tiếp đến Hotline để được hướng dẫn và tư vấn đặt hàng nhanh.

Thanh toán tận nơi, giao hàng tươi sống tận chỗ.

Giá cá Bông Lau tươi sống hiện nay bao nhiêu tiền?

Giá cá Bông Lau: 290.000 đ/kg

Kích cỡ: Size 1 – 3 kg/con

Quy cách: Cá Bông Lau hàng tươi sống

Cá Bông Lau nấu gì ngon?

Với những con cá Bông Lau tươi rói, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc tính chính của sản phẩm này là vị béo, có độ béo tựa cá Basa nhưng chúng không quá béo ngậy. Phân thịt lại có độ dai vừa phải. Vì thế chúng rất thích hợp cho những món ăn như kho hay lẩu.

Cá Bông Lau kho tộ

Cá Bông Lau kho thơm

Cá Bông Lau kho tiêu

Cá Bông Lau nấu canh chua

Cá Bông Lau nấu măng chua

Cá Bông Lau nấu lẩu

Cá Bông Lau Mua Ở Đâu, Bao Nhiêu Tiền 1 Kg

Chuyên hải sản tươi sống là nơi cung ứng sỉ và lẻ cá bông lau tươi sống và các loại thủy hải sản lớn nhất toàn miền Nam, đáp ứng nhu cầu sỉ và lẻ của khách hàng. Qua nhiều năm kinh nghiệm, Chuyên hải sản cá bông lau tươi sống hân hạnh là địa chỉ tin cậy số 1 được khách hàng “chọn mặt gửi vàng”

Thông tin về sản phẩm cá bông lau

Cá bông lau là một loại cá thuộc chi cá Tra, được mệnh danh là “Vua của các loại cá da trơn” nhờ thịt trắng, thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng và không quá nhiều chất béo như các loại cá da trơn khác như cá hú, cá ba sa, cá tra,.. Loài cá này có tập tính di lưu sinh sản, khoảng tháng 5 đến tháng 10 cá con bắt đầu di chuyển dần ra cửa sông giáp biển. hức ăn chính của chúng là trái cây, tảo và giáp sát. Lúc đạt kích thước nhất định, cá quay trở lại vùng nước ngọt và di cư ngược dòng tìm nơi sinh sản. Cá bông lau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như “chua chua cá bông lau” – đặc sản miền Tây Nam Bộ, hay “lẩu cá bông lau chua ngọt” – món lẩu quý tộc trong các buổi tiệc tùng liên hoan, hay đơn giản “cá bông lau kho tộ” đơn giản nhưng đầm ấm cho bữa cơm gia đình

Cá bông lau 1 ký bao nhiêu tiền tại Sài Gòn

Hiện nay chúng tôi cung cấp cả cá bông lau với giá sỉ và lẻ

Quy cách : Hàng tươi sống nguyên con, trải qua quy trình kiểm soát chất lượng kỹ càng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người sử dụng

Giá bán Size 1-3 ký /con: 320.000 vnđ/ký

Nơi cung cấp cá bông lau rẻ vận chuyển toàn quốc

Bạn cần mua cá bông lau hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline để được tư vấn miễn phí và đặt hàng nhanh chóng

Cam kết giao hàng cá bông lai đúng chất lượng, đúng yêu cầu, thời gian, địa điểm. Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Với chúng tôi luôn bán hàng lợi nhuận không phải là tất cả, bán hàng là đi kèm với lợi ích của người tiêu dùng. Cam kết chất lượng là lời hứa của chúng tôi với khách hàng!

Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao

Anh Đăng bên ao nuôi cá bông lau

Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 – 5 lần cá tra.

Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đ/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.

Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.

Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa chúng tôi về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…

Năm 2009, anh Đăng thuê 5 ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.

Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được”.

Sau hai lần thất bại, anh Đăng không chịu thua cuộc, vẫn kiên trì tìm tòi học hỏi. Anh xin tham dự các cuộc hội thảo chuyên đề về cách nuôi loài cá da trơn ở trong và ngoài tỉnh để nắm bắt thêm kiến thức. “Bí quyết” anh đã hiểu ra, vì loại cá da trơn có nhớt, khi thay đổi môi trường đột ngột chúng sẽ chết, nên cần xử lý nước và cho cá thích nghi dần.

Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đ/kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.

Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.

Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.

Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10 ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.

Anh Đăng nói: “Dự định trong tương lai không xa tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu cá sạch xuất khẩu. Trong khi hiện thời tôi vẫn còn giữ mối liên kết với một số DN để SX khô cá bông lau bán ra thị trường trong và ngoài nước. Và bây giờ đã có nhiều người biết về giá trị cá bông lau, một loài đặc sản quý hiếm ở ĐBSCL”.

Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.

Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”.

Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.

Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.

Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12 -15 tháng đạt trọng lượng 1 – 1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10 – 11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.

Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000 – 130.000 đ/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000 – 180.000 đ/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh.

Dù đang nuôi cá bông lau từ ngoài sông về nuôi trong ao, nhưng anh Đăng muốn loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên. Thịt cá trắng, thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.

ThS Huỳnh Hữu Ngãi, cán bộ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2):Cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong.Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ.Đây là loài di trú, có thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính duy nhất chỉ có ở loài này trong họ cá tra) và một thời gian di cư vào các sông Mekong để sinh sản.Loài cá này cũng được các nhà khoa học cho sinh sản nhân tạo, nhưng thành công chỉ đạt 50% và gần đây được người dân bắt cá con ngoài thiên nhiên đưa vào nuôi ao hầm bằng thức ăn công nghiệp, nuôi mật độ thưa nhưng vẫn còn gặp nhiều yếu tố khó khăn về sự phát triển của cá.Cá bông lau có giá trị hơn các loài cá da trơn khác. Thế nhưng nếu nuôi đại trà trong tương lai không những làm giảm giá trị thương phẩm và tên tuổi của loài cá này có thể dẫn đến cung vượt cầu.

Lê Hoàng Vũ/ chúng tôi 02/05/2014

504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Lưới Cá Bông Lau Ở Vàm Nao

Ngư dân đang kéo lưới. Ảnh: Lâm Văn Sơn

Ngày xưa khi Vàm Nao còn là con kênh nhỏ chứa lục bình, rác trôi tấp vào như cái đìa nước tự nhiên. Do đó, nó là nơi trú ẩn rất tốt cho các loại cá nhỏ. Cá lớn tìm cá nhỏ để ăn nên nó lại cám dỗ thêm nhiều nguồn cá đến trú ẩn và tìm kiếm thức ăn. Người dân ở đây còn đồn thổi rằng, sông Vàm Nao có rất nhiều loại cá quý như cá hô, cá bông lau, thậm chí có cả cá sấu và các loại cá… biển như cá mập, cá đuối, cá thu lội vô tìm mồi ở vùng nước ngọt này (?!). Người xưa đã truyền tụng rằng con gái Vàm Nao rất đẹp và hiền hòa, chẳng những thế mà con cá nước ngọt ở vùng này cũng rất ngon. Những câu chuyện truyền khẩu ít nhiều chất lãng mạn đã thôi thúc chúng tôi tìm đến Vàm Nao làm một chuyến đi lưới cá bông lau, cá cơm.

Đầu vàm giáp sông Tiền gọi là vàm trên, đoạn cuối của sông Vàm Nao giáp sông Hậu gọi là vàm dưới. Từ đầu tháng 11 âm lịch đến cuối tháng 5 âm lịch là mùa chính của nghề đánh bắt cá bông lau ở đây. Cá bông lau sống tập trung ở lưu vực sông Mê Kông (chỉ ở sông Mê Kông mà không có ở các sông khác).

Đây là loài thuỷ sản di trú, một thời gian sống ở các vùng nước lợ ven biển và một thời gian di cư vào sâu trên sông để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh. Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Người dân ở Vàm Nao cho là cá bông lau nặng vài chục ký ở đây là chuyện bình thường.

Cách quốc lộ 91A khoảng 15km là đến phà Năng Gù rồi lại thêm 8km đường bộ nữa, chúng tôi mới đến huyện Phú Tân, thuộc tỉnh An Giang. Dòng Vàm Nao với bên kia bờ là cù lao Ông Chưởng (Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh) thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Vàm Nao là con sông nối sông Hậu và sông Tiền đoạn gần Châu Đốc, thuộc tỉnh An Giang.

Theo ông Nguyễn Hữu Hiệp, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thì sông Vàm Nao từ xa xưa chỉ là một con kênh nhỏ. Do nước sông Tiền được đổ trực tiếp từ đầu nguồn phía Campuchia qua nên mực nước sông Tiền thường cao hơn sông Hậu khoảng một mét. Do vậy, con kênh Vàm Nao nhỏ bé bị dòng nước đạp lở bờ, mỗi năm mất khoảng vài héc ta đất bên phía cù lao Ông Chưởng. Xói lở lâu ngày, con kênh nhỏ ngày nay trở thành sông Vàm Nao rộng từ 700 đến 800 mét và có độ dài khoảng 6,5 km.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có ít nhất hai quần thể cá bông lau di trú trên sông Mê Kông. Một quần thể di cư trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 từ phía nam thác Khône, trên đất Lào. Quần thể kia di cư xuôi dòng từ gần Stung Treng đến Kompong Cham ở Campuchia là vùng nước để đẻ trong mùa đẻ trứng từ tháng 5 tới tháng 8.

Khi mực nước rút xuống, chúng di chuyển ngược lại sông chính để bắt đầu phân tán ngược dòng. Chúng sống trong các vũng nước sâu trong dòng chính trong suốt mùa khô. Ở Việt Nam, cá bông lau thường được thấy ở hệ thống sông Cửu Long, nhiều nhất là sông Hậu.

Người dân ở Vàm Nao lưới cá theo nhật triều, bình quân mỗi ngày có hai con nước. Khi con nước rong là tàu thuyền chuẩn bị ra vùng cá. Vùng cá ở Vàm Nao có lúc ở đầu vàm trên, có lúc xuôi theo vàm dưới.

Thường thì người dân ở đây lưới cá ở vùng mà họ cho là cá tập trung nhiều. Bữa cơm chiều toàn là cá bông lau đã làm nhóm chúng tôi hưng phấn hơn. Cá bông lau ở đây thường được nấu theo kiểu Nam bộ: canh chua cá bông lau, cá bông lau kho lạt ăn với xoài, cá bông lau chiên muối sả. Hít hà! với những món đặc sản mà cả nhóm đều khoái khẩu, chúng tôi lên đường ra bến thuyền để cùng ngư dân Vàm Nao lưới cá đêm.

Trời vừa tối hẳn, khoảng 7 giờ, nhóm chúng tôi đi trên hai thuyền lưới cá thẳng vùng ‘đỏ đèn’ nhấp nhoáng trên sông bao phủ một vùng lớn ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Tiền và sông Vàm Nao. Đến gần hơn chúng tôi mới thấy lưới được thả theo vòng và được tách rời từng lưới. Trên lưới lủng lẳng những ngọn đèn dầu được gắn cách khoảng. Nhìn từ xa trông giống như lễ hội thả đèn nước với hàng trăm ngọn nến lung linh ‘đỏ’ hết cả một đoạn sông.

Dăm bảy thuyền lưới cá sau khi thả lưới, quây quần lại ngồi tán gẫu, người nằm nghỉ, người ngồi để chờ đến giờ kéo lưới. Thật yên ả, thanh bình làm sao! Thời gian bủa lưới khoảng một giờ đồng hồ. Lại thêm hai giờ chờ cho cá mắc lưới rồi mới kéo lưới. Thông thường, nếu gặp lúc nước lớn thì nửa tiếng đồng hồ thăm lưới một lần, còn nước ít chảy thì thời gian thăm chậm hơn khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi.

Thả lưới xong, các thuyền tụ lại giữa sông ngồi tán gẫu, nghỉ ngơi chờ đến giờ kéo lưới. Ảnh: Lâm Văn Sơn

Phương tiện đánh cá bông lau rất đơn giản, chỉ cần một xuồng máy và tay lưới dài 500 đến 600 mét, dạo sâu 7 – 8 mét. Tuy nhiên, muốn đánh được nhiều cá, phải chọn thời điểm nước rong vào những ngày 14, 15 hoặc 29, 30 âm lịch là lúc nước chảy mạnh, nhất là ban đêm lúc trời êm, xuồng ghe đi lại ít, cá thường đi ăn nên dễ bắt.

Giá một ký cá tại sông Hậu hiện bình quân từ 60.000đ – 70.000 đồng; gặp mùa hiếm giá cá có thể lên đến 100.000 đồng hay 120.000 đồng một ký. Chỉ cần xong lưới cá bông lau một ngày là có thể kiếm vài trăm ngàn đồng khỏe re. Ngoài ra người dân ở đây còn lưới cả cá cơm.

“Ở trên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao Thấy con cá đao nó nhảy vô lưới Anh ngồi anh chắc lưỡi, không biết chừng nào anh cưới đặng em?” Nhiều quá đi những câu ca dao nói về sự trù phú của vùng đất phương Nam, nơi mà con người đã cùng con nước gắn bó mỗi sớm hôm. Nhóm chúng tôi quay một vòng theo các tay lưới rồi trở về bến với lòng thỏa mãn cái thú lưới cá đêm. Con cá bông lau, con cá đặc sản của vùng quê Nam bộ.