Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao

Anh Đăng bên ao nuôi cá bông lau

Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 – 5 lần cá tra.

Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đ/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.

Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.

Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa chúng tôi về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…

Năm 2009, anh Đăng thuê 5 ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.

Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được”.

Sau hai lần thất bại, anh Đăng không chịu thua cuộc, vẫn kiên trì tìm tòi học hỏi. Anh xin tham dự các cuộc hội thảo chuyên đề về cách nuôi loài cá da trơn ở trong và ngoài tỉnh để nắm bắt thêm kiến thức. “Bí quyết” anh đã hiểu ra, vì loại cá da trơn có nhớt, khi thay đổi môi trường đột ngột chúng sẽ chết, nên cần xử lý nước và cho cá thích nghi dần.

Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đ/kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.

Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.

Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.

Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10 ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.

Anh Đăng nói: “Dự định trong tương lai không xa tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu cá sạch xuất khẩu. Trong khi hiện thời tôi vẫn còn giữ mối liên kết với một số DN để SX khô cá bông lau bán ra thị trường trong và ngoài nước. Và bây giờ đã có nhiều người biết về giá trị cá bông lau, một loài đặc sản quý hiếm ở ĐBSCL”.

Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.

Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”.

Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.

Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.

Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12 -15 tháng đạt trọng lượng 1 – 1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10 – 11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.

Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000 – 130.000 đ/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000 – 180.000 đ/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh.

Dù đang nuôi cá bông lau từ ngoài sông về nuôi trong ao, nhưng anh Đăng muốn loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên. Thịt cá trắng, thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.

ThS Huỳnh Hữu Ngãi, cán bộ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2):Cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong.Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ.Đây là loài di trú, có thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính duy nhất chỉ có ở loài này trong họ cá tra) và một thời gian di cư vào các sông Mekong để sinh sản.Loài cá này cũng được các nhà khoa học cho sinh sản nhân tạo, nhưng thành công chỉ đạt 50% và gần đây được người dân bắt cá con ngoài thiên nhiên đưa vào nuôi ao hầm bằng thức ăn công nghiệp, nuôi mật độ thưa nhưng vẫn còn gặp nhiều yếu tố khó khăn về sự phát triển của cá.Cá bông lau có giá trị hơn các loài cá da trơn khác. Thế nhưng nếu nuôi đại trà trong tương lai không những làm giảm giá trị thương phẩm và tên tuổi của loài cá này có thể dẫn đến cung vượt cầu.

Lê Hoàng Vũ/ chúng tôi 02/05/2014

504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Cá Dứa Có Phải Là Cá Bông Lau

Cá Dứa cái tên vừa lạ, vừa quen đối với người dân Miền Tây, cũng như bà con sống gần sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng để định nghĩa hoàn chỉnh về loài cá dứa không phải ai cũng định nghĩa hoàn chỉnh được. Vì nhiều người còn không biết cá dứa sống ở đâu ( nước ngọt, hay nước mặn ). Đến tận bây giờ nhiều người còn nhầm lẫn giữa cá dứa và cá bông lau. Nên hôm nay Nguyên Cá Dứa viết bài này để định nghĩa đầy đủ và chính xác nhất cho mọi người cùng hiểu :

Vậy, Cá dứa là cá gì?

Tôi cũng đã tìm hiểu kĩ về vấn đề này trên Internet, đi lòng vòng các trang mạng, bài báo nhưng thấy sơ sài và chưa đủ ý, cuối cùng tôi cũng có định nghĩa đầy đủ về loài cá này :

Cá dứa hay là cá tra bần (tên khoa học: Pangasius kunyit) là loài cá thuộc họ Cá tra (Pangasiidae). Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao và là một trong những loại cá da trơn được nuôi chủ lực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Sản phẩm được đánh giá cao của chúng là khô cá dứa, khô cá dứa 1 nắng. Vì nó thuộc họ cá tra nên mọi người thường làm giả khô cá dứa bằng cá tra hoặc cá basa để bán kiếm lời, vì nhìn sơ qua hai loại cá này khá giống nhau.

Cá dứa cũng như các loại cá khác trong họ cá tra có tập tính di lưu sinh sản; khoảng tháng 5 đến tháng 10 cá con bắt đầu di chuyển dần ra vùng cửa sông giáp biển để sinh sống. Ngoài thức ăn chính là động vật phù du, cá dứa còn ăn trái các loài cây vùng ngập mặn như: mắm, bần, ổi…nên còn có tên là ” Cá tra bần”. Lúc đạt kích thước nhất định, cá quay trở lại vùng nước ngọt và di cư ngược dòng tìm nơi sinh sản. Đây là thời kỳ cao điểm các ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đánh bắt cá dứa. Khi cá trưởng thành có thể nặng tới 15- 20 ký/con. Cá dứa có thịt trắng hồng, ít mỡ, săn chắc, thơm ngọt và không tanh ăn rất ngon nên đặc biệt được bà con rất thích.

Cá Dứa Tươi ngon

Cá dứa là loài cá nhiệt đới, phân bố rộng ở châu Á và di trú ở sông Mê Kông ở vùng nước lợ để sinh sản, khi cá lớn thì di chuyển về vùng cửa sông để sinh sống. Đây là loài cá nhiệt đới và là loài cá rộng muối, có thể sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, phân bố chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam và một số nước khác.

Vậy cá dứa có phải là cá Bông Lau không ?

Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.

Hiện nay vẫn có hai trường phái tranh luận bất phân thắng bại đó là cá Bông lau và cá Dứa là cùng một loài hay chúng là hai loài khác nhau. Tôi đã tìm hiểu và học hỏi những bậc tiền bối trong ngành cá và đi đến 1 kết luận vững chắc như sau:

1.Thứ nhất : Về tên gọi

– Cá dứa hay là cá tra bần ( tên khoa học: Pangasius kunyit )

– Cá bông lau ( tên khoa học: Pangasius krempfi )

Các bạn đã nhận thấy sự khác biết chưa, đầu mỗi tên loài cá đều là Pangasius ( ý nghĩa là nó thuộc họ cá Tra ). Tên sau thì khác hẵn Cá dứa là kunyit còn cá bông lau là krempfi , Cả Wikipedia cũng nhầm lẫn vì cho rằng Cá Dứa là cá Bông Lau.

Chiến lợi phẩm Bông lau của các cần thủ

2.Thứ hai: về màu sắc.

Tôi cũng tìm hiểu rất nhiều, vì cá dứa và cá bông lau thuộc họ cá tra nên nhìn hao hao giống nhau, ai không rành đều nghĩ cả 2 loài cá này là một. Nhưng có đặc điểm nhạn biết như sau:

– Bông lau đuôi màu vàng trên lưng thì màu xám xanh.

–Cá dứa ( xanh kỳ ) nghe cái tên là đã biết lưng nó màu xanh vây lưng ( gay giữa ) màu xanh đuôi vàng xanh( đỏ vàng) cá này ngon hơn cá bông lau.

Do hình dáng bên ngoài thì cá Bông lau có da trắng mịn, khi gặp ánh nắng mặt trời màu sắc ánh lên như Bông lau có lẽ vì thế mà nó có tên là cá Bông lau, ngoài ra nó còn có các điểm nổi bật khác như là cái đuôi vàng chóe, trên lưng hơi ánh màu xanh lá. Mặc định loài cá này sẽ được gọi là cá bông lau.

3.Thứ ba: về tên gọi:

Mình cũng tìm hiểu kĩ, rồi đi đến nhận định sau : 2 loại cá này là gọi theo tên của từng vùng miền thì khác nhau, cá dứa theo cách gọi của dân miền tây đó chính là con cá xanh kỳ câu ở sông sài gòn. Còn cá bông lau cũng gọi là cá dứa ở những người miền biển. Vì thế 2 loại đó là khác nhau, phân bố thức ăn cũng khác nhau hoàn toàn.

Các bạn có hiểu ý trên không : cá bông lau thực chất là cá bông lau, còn người ta gọi nó là cá dứa thì tùy từng nơi thôi. Còn cá dứa của Nguyên Cá Dứa bán nó khác hoàn toàn cá bông lau.

Cơm cá dứa cực ngon

Vì có nhiều giá trị dinh dưỡng và ăn cực ngon, béo ngậy nên loại cá dứa này thường bị làm giả rất nhiều. Thực ra loài cá dứa này ở ngoài thiên nhiên hiện nay còn rất ít, với giá bán cũng cực cao vào khoảng 600-700k/1kg khô cá dứa 1 nắng.

Hiện nay người dân Cần Giờ đã nuôi thành công được Cá Dứa rất tốt và nhắc đến cá dứa Cần Giờ là không ai lại không biết, và chất lượng cực kỳ ngon, không thua kém là bao so với cá dứa ngoài thiên nhiên. Với giá 1kg khô cá dứa 1 nắng khoảng gần 200k, giá cực kỳ rẻ mà chất lượng cực kỳ ngon phải không nào.

Theo www.cadua.net

Nông Dân California Nuôi Cá Bông Lau

Bài học

Câu hỏi 1

Câu hỏi 2

Câu hỏi 3

Câu hỏi 4

Nghe câu: 07sec 69.3

Nhấn nút NGHE CÂU để bắt đầu. Bí quyết: nghe nhiều lần cho từng đáp án.

Kent Sea Tech in Mecca spands 160 acres and out her child sir his lived striped bass farm…

Kent Sea Tech in Mecca spands 160 acres and is not only the largest hybrid striped bass farm…

Kent Sea Tech in Mecca spands 160 acres and is not only remarkably thoroughly he appearance farm…

Nghe câu: 10sec 86.3

Nhấn nút NGHE CÂU để bắt đầu. Bí quyết: nghe nhiều lần cho từng đáp án.

Water is sufficiently recirculated and utilized several times, questions contented him few. All this is the culmination of a dream that began decades…

Water is sufficiently recirculated and tolerably applauded or of be to grow crops. All this is the culmination of a dream that began decades…

Water is sufficiently recirculated and utilized several times, including to grow crops. All this is the culmination of a dream that began decades…

Nghe câu: 15sec 120.5

Nhấn nút NGHE CÂU để bắt đầu. Bí quyết: nghe nhiều lần cho từng đáp án.

It’s no accident. The Bass grows fast and are in impeccable health. Computers control water temperature and feed, and in virtually no time the little fish have grown at a rate much faster than in the wild and have…

It’s no accident. The Bass grows fast and are in impeccable health. Computers unfeeling so objection agreeable allowance me virtually no time the little fish have grown at a rate much faster than in the wild and have…

It’s no accident. The Bass grows fast and are in impeccable health. Computers control water within entire season sex common far no time the little fish have grown at a rate much faster than in the wild and have…

Nghe câu: 30sec 153.5

Nhấn nút NGHE CÂU để bắt đầu. Bí quyết: nghe nhiều lần cho từng đáp án.

After about 14 months of culture, the fish reach about a 2 pound market size. We then harvest four days a week, about 80,000 pounds a week. We have fish that are harvested here, shipped out of Los Angeles by air, can be consumed in New York the next night. On the average a wild fish is in a boat for anywhere from three to six days goes through a broker wholesale distributor, through a process, or by the time it’s on the plate, is typically 10 days to two weeks old.

After about 14 months of culture, the fish reach about a 2 pound market size. We then harvest four days a week, about 80,000 pounds a week. We have fish that are harvested here, shipped out of Los Angeles by air, can be consumed in New York the next night. On the average a wild fish is in a boat for anywhere from three to six days goes through a broker wholesale distributor, through a process girl they rich hour new well way you, is typically 10 days to two weeks old.

After about 14 months of culture, the fish reach about a 2 pound market size. We then harvest four days a week, about 80,000 pounds a week. We have fish that are harvested here, shipped out of Los Angeles by air, can be consumed in New York the next night. On the average a wild fish is in a boat for anywhere from three to six days goes through a broker wholesale distributor, through a process, or by the time it’s on discourse believing consisted remaining to no weeks old.

Nội dung clip (transcript)

It’s not surprising that with ocean views like this, that seafood is big and the Golden State, but did you know that aquaculture is found in almost every County of the state, ranging from bass in the desert to caviar in the Valley to abalone off the coast? 

And for the last 50 years, California has been the leading aquaculture producer and the leader in the development of environmentally sound aquaculture. But these days you just never know where the next  operation is going to turn up. 

The Sun Baked Desert of the Coachella Valley is probably the last place you would think to find a thriving fishing operation, but it is a place where millions of fish are raised to feed a hungry world.

Kent Sea Tech in Mecca spands 160 acres and is not only the largest hybrid striped bass farm in the world, it’s a place of scientific research and friendly to the environment. Wetlands have been created which offer a paradise for birds here.  Water is sufficiently recirculated and utilized several times, including to grow crops. All this is the culmination of a dream that began decades earlier for company president Jim Karlberg. 

For more than 20 years, they have utilized a surprisingly abundant, beneficial resource in the desert underground geothermal water. It all starts when 3 million fingerling fish are placed in concrete tanks. The feed at this time, the fish consumes 8 to 10 times their body weight per day. It’s no accident. The Bass grows fast and are in impeccable health. 

Computers control water temperature and feed, and in virtually no time the little fish have grown at a rate much faster than in the wild and have consistency which is almost impossible to achieve in a natural setting. When the bass are ready for market, it’s time for one of the strangest fishing trips you’ll ever see. 

After about 14 months of culture, the fish reach about a 2 pound market size. We then harvest four days a week, about 80,000 pounds a week. We have fish that are harvested here, shipped out of Los Angeles by air, can be consumed in New York the next night. 

On the average a wild fish is in a boat for anywhere from three to six days goes through a broker wholesale distributor, through a process, or by the time it’s on the plate, is typically 10 days to two weeks old. Freshness and a controlled environment contribute to the popularity of farm raised fish. Although what matters in the end is taste, these fish head to Asian wholesale market sushi bars and white tablecloth restaurants. And just like with many other types of seafood, chefs are learning that fast. Offer an enviable combination of great taste, an excellent nutrition.

Take chef Bernard at Crusoe and Palm Desert, for example, a restaurant considered one of the best in America. Chef Bernard has long enjoyed vast from Kent Sea Tec and is prepared in countless dishes. He understands keeping customers coming back for more starts with a fantastic opportunity of having a farm almost in his own backyard. 

It’s the most important thing, you know, if you don’t have good ingredients, you can do good dish. Simple as that. It comes to the restaurant so fresh and so nice you know that’s very, very important.

Long called the jewel Japanese cuisine, fresh fish is also an essential element to the dishes. They serve up at Sacramento’s Kru restaurant. Here contemporary Japanese cuisine is mixed with fresh California ingredients, produce some of the best meals in town. 

And I call it contemporary Japanese cuisine, but really, it’s just a we have sushi, but it’s the food is just a fusion of everything I grew up with.

Here, Japanese inspired small plates mingle alongside well executed entrees on an exciting menu that makes the most out of fresh seafood all around them, including a rather interesting fishing operation just up the road. 

Just outside of Sacramento, you’ll find Stilt Sea Farm with 10s of thousands of sturgeons in tanks containing millions of gallons of water. Seeing is believing here. 

Fish farming in this country is been coming on in the last 20 years and in Sturgeon is sort of one of the the the slowest ones that developed as it does take a long time. It takes 8 years for these fish to mature for their primary purpose, producing caviar, usually about 7 pounds per fish. With gentle precision, eggs are washed over screens to ensure only the best quality remains. 

From the Central Valley to the desert to maybe even your dinner table tonight, the journey of California farm raised fish is so unconventional, you have to see it to believe it. It’s all part of the pioneering work at a farm where the fish stories are indeed all true. 

Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất

Anh Lâm cho biết, năm 2023, anh mua con giống cá bông lau về thả nuôi trong ao lắng cạnh ao tôm. Sau hơn một năm nuôi cho thu hoạch bán được giá cao. Năm 2023, anh bỏ hơn 100 triệu đồng, tận dụng những ao tôm bỏ trống để nuôi cá bông lau.

Theo anh, đây là đối tượng dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh rất tốt. Đặc biệt, ở độ mặn cao cá vẫn phát triển, phù hợp với điều kiện vùng giáp biển. Ban đầu anh thả nuôi thử 4.000 con cá giống, trên diện tích 2.000m2 mặt nước. Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nuôi tôm, nên việc chăm sóc nuôi cá bông lau đối với anh không khó.

Anh Lâm nói, nuôi thủy sản để đạt hiệu quả cao, điều quan trọng trước tiên là chọn con giống chất lượng. Thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, độ mặn đảm bảo ở mức phù hợp. Thức ăn công nghiệp chiếm 85%. Ngoài ra, anh còn cho ăn thêm các loại cá tạp, đầu tôm. Thông thường cho cá ăn một ngày 2 lần, thường vào buổi sáng và buổi chiều.

Sau 13 tháng nuôi, cá bông lau đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,3kg/con, vụ đầu tiên thu hoạch đạt trên 5 tấn/2.000m2, bán cho thương lái với giá 100.000 – 120.000 đồng/kg, cao gấp 4-5 lần so với cá tra. Sau khi trừ hết chi phí anh lãi trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, cá bông lau nuôi càng lớn bán giá càng cao. Cụ thể cá từ 2kg trở lên bán vào thời điểm gần tết từ 200.000 – 220.000 đồng/kg.

Sau 13 tháng nuôi, cá bông lau đạt trọng lượng từ 1,2-1,3kg/con

Từ thành công đó anh tiếp tục mở rộng vùng nuôi, nâng lên 5 ao nuôi tổng diện tích 5.000m2. Hiện đàn cá bông lau của anh được 5 tháng tuổi, phát triển tốt và rất ít dịch bệnh. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m2.

Anh Lâm lý giải, đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu, cần oxy cao. Khi nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa cá mới đủ oxy phát triển tốt. Thời điểm cá bông lau tăng trưởng mạnh nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Trong ao nuôi cá bông lau phải có máy sục khí để tạo nguồn oxy liên tục. Lưu ý không gây tiếng ồn, khuấy động ao nuôi để cá không hoảng hốt chạy rồi va chạm vào nhau và bỏ ăn.

Giống cá bông lau được thuần hóa nuôi trong ao có chất lượng thịt thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc, chất hóa học hay kháng sinh.

“Dự định trong thời gian tới, tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết với một số hộ dân tại địa phương thông qua DN để cung cấp sản phẩm vào siêu thị. Ngoài bán cá tươi sống, tôi còn SX thêm khô cá bông lau để xuất khẩu”, anh Lâm nói.

Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung cho biết: Năm 2023, nông dân trong huyện đã tăng diện tích nuôi thủy sản lên 3.500 ha. Trong đó, nuôi tôm 2.750 ha, các loài thủy sản khác 750 ha. Việc đa dạng giống loài thủy sản phù hợp điều kiện sinh thái, cho hiệu quả kinh tế đang được huyện rất quan tâm.

Mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất sử dụng nguồn con giống nhân tạo được triển khai tại địa phương khoảng 1,4 ha đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là loại cá ngon nên thị trường tiêu thụ dễ dàng, người nuôi có lãi cao.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là loài cá da trơn thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong. Thức ăn của chúng là tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ. Đây là loài di trú, có thời gian sống ở các vùng nước ven biển và một thời gian di cư vào các sông Mekong để sinh sản. Trong những năm qua, loài cá này được các nhà khoa học cho sinh sản nhân tạo, nuôi bằng thức ăn công nghiệp đem lại kết quả tốt.

Nuôi Cá Bông Lau Giống Tự Nhiên

Anh Nguyễn Tâm Đăng (32 tuổi, ở xã Phú Tân, H.Tân Phú Đông, Tiền Giang) là người đầu tiên thành công trong việc nuôi cá bông lau bằng nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn.

Anh Đăng sinh ra và lớn lên tại vùng đất ven biển Tiền Giang – nơi có nhiều loài cá da trơn đặc trưng của vùng ĐBSCL. Vậy mà năm 2007, anh phải bỏ ra hơn 800.000 đồng mua con cá bông lau nặng 7 kg đãi bạn bè. Anh Đăng nói rằng chính việc này đã làm anh suy nghĩ tại sao loài cá có giá trị kinh tế cao như vậy mà chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn con giống đã có sẵn ngoài tự nhiên. Suy nghĩ đó đã thôi thúc anh bỏ ngang chuyện học ngành cơ khí (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), về quê lao vào nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau.

Qua tìm hiểu nhiều tài liệu, anh được biết các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần… có giá cao, nhiều người ưa chuộng nhưng ngày càng hiếm ngoài tự nhiên. Đến nay, các công trình nghiên cứu cũng như mô hình lai tạo con giống, thuần dưỡng các loại cá này chưa nhiều. Anh Đăng kể do hiểu biết còn hạn chế nên trong lần mua cá giống đầu tiên, anh bị lừa mua nhầm giống khác. Thất bại nhưng không nản, cứ tới mùa anh lần theo ghe đánh bắt ngoài cửa sông để tìm mua nguồn cá giống tự nhiên. Tuy nhiên, dù anh đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì bị chết hàng loạt. Số còn lại anh đem về, chăm sóc với chế độ đặc biệt trong ao đất vẫn không sống được. “Trải qua nhiều lần thất bại, tôi đã tích lũy thêm kinh nghiệm nuôi cá giống, nhờ đó tỷ lệ cá chết mới giảm dần”, anh Đăng chia sẻ.

Thuần dưỡng thành công

Đến vụ nuôi năm 2010 – 2011, anh Đăng đã thuần dưỡng khoảng 100.000 con giống cá bông lau, cá dứa, cá tra bần. Sau khi chọn ra nguồn giống khỏe, anh thuê luôn 10 ha đất ở xã Phú Tân thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống. Thạc sĩ Huỳnh Hữu Ngãi, cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2), cho biết: “Để đảm bảo khả năng sống và phát triển, ngay cả đàn cá bông lau bố mẹ và cá hậu bị của trung tâm cũng phải được thuần dưỡng trong bè nuôi ở khu vực nước sạch có dòng chảy”. Vậy mà với kỹ thuật của mình, sau khoảng 12 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, đàn cá nuôi thử nghiệm trong ao nước tĩnh của anh Đăng đã đạt trọng lượng 1 – 1,2 kg/con. Kết thúc vụ nuôi này, anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm. Đầu vụ nuôi 2012 – 2013, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn khai thác tự nhiên, hiện cá đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con. Anh cũng đang chuẩn bị khoảng 500.000 con giống cá da trơn cho vụ nuôi 2013 – 2014 để đủ cung ứng cho các đơn đặt hàng.

Dù đem con giống ở sông về nuôi trong ao nhưng anh Đăng muốn các loại cá này có chất lượng thịt gần giống với cá lớn lên trong tự nhiên. “Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng, nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc, chất hóa học”, anh Đăng nói.

Nguồn: chúng tôi được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.