Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa

Nhiều khách hàng khi mua Khô Cá Dứa Cần Giờ tại Nắng Gió thường đặt câu hỏi: việc phân biệt các loài cá da trơn như cá tra, cá hú, cá basa, cá bông lau, cá dứa…như thế nào, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho Quý Khách tham khảo.

Theo tổ chức FishBase, họ cá tra có tất cả 31 loài, riêng ở Việt Nam có 13 loài, trong đó có 2 loài cá vồ cờ và cá tra dầu được liệt kê vào danh sách cá quý hiếm, cấm đánh bắt. Và trên thị trường họ cá tra có 5 loại thường gặp đó là: cá tra, cá ba sa và cá hú, cá dứa và cá bông lau. Chúng có hình dạng giống nhau khiến các bà nội trợ nhà mình rất khó phân biệt.

Cũng theo Bà Phạm Thị Mười – một thương lái về cá nước ngọt nhiều năm tại Chợ Bình Điền chúng tôi sẽ giúp chị em “xem tướng” các loài cá:

Xem đầu: đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng… hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.

Xem râu: họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.

Xem tướng: cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.

Xem thịt: thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá Bông Lau – An Giang Cá tra Cá ba sa Cá hú

Còn riêng Cá Bông Lau và Cá Dứa do hiếm và giá cao nên ít thấy bán ở chợ bình dân, thịt rất ngon. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Như da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng khác hẳn các vây cá nuôi.

Cá Bông Lau Là Gì? Thu Nhập Tiền Tỷ Từ Cá Bông Lau

Cá bông lau là loài cá nước lợ, thuộc họ cá tra. Địa điểm sông chủ yếu của cá bông lau là Đông Nam Á, khu vực sông Mê Kông.

Cá bông lau có những đặc tính rất thú vị.

Cá bông lau thuộc loài di trú, từ môi trường biển đến môi trường sông. Trong họ cá tra, cá bông lau là loài duy nhất có đặc tính di trú này.

Kích thước của nó rất lớn và mức độ tăng trưởng nhanh. Cá bông lau có lưng và đầu màu xanh lá cây, bụng cá màu trắng, vảy thì trong suốt. vậy có màu hơi vàng. Chiều dài của cá bông lau tối đa là 120cm và cân nặng tối đa là 1kg. Những cái răng múa của nó chia tách ở đường giữa, kết nối với răng vòm miệng, từ đó tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

Môi trướng nước mà ca bông lau sinh sống là cá nước lợ.

Thức ăn của chúng là những loại tảo, động vật giáp xác và trái cây.

Người ta quan sát và lập luận rằng có ít nhất hai quần thể cá bông lau di trú từ biển vfa sông hồ. Một quần thể cá đã di cư vào tầm tháng 5-9 từ phía Nam thác Khone, đi theo dọc sông Mê Kông để vào Chiang Khong gần biên giới của Lào- Mi – an- ma và Thái Lan.

Quần thể cá bông lau còn lại thì xuôi dòng từ Stungtreng tới vùng nước Camphuchia để đẻ trứng. Qúa trình này diễn ra vào tháng 5 tới tháng 8.

Ở các vùng nước đó, ca bông lau và đàn của nó sôn rất sâu như ao , hồ, sông nước lợ. Tại đồng bằng sông Cửu Long, đánh bắt những chú cá bông lau trên 4 kg là điều quen thuộc, nhưng phải đợi vào mùa,tháng 11 âm lịch, người dân sẽ dùng lưới đi đánh bát nó.

Ở nước ta, đừng đàn cá bông lau từ cửa biển vào, lượn lờ ở Tiểu Cần, Cầu Kè( Trà Vinh) để tới sông Hậu đẻ trứng.

Theo nhà nông , cá bông lau tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và mang lại hiệu quả cao.

Cá bông lau dễ nuôi và kháng bệnh khá tốt. Ở độ mặn cao nhưng cá bông lau vẫn phát triển, ca bông lau phù hợp với kiều kiện vùng giáp biển.

Bước đầu tiên khi nuôi cá bông lau trong ao đât là chuẩn bị, lựa chọn giống.

Tiếp đó là quan sát theo dõi nôi trường nước, phải có độ ăn phù hop với. Thức ăn công nghiệp có cá chiếm 85%

Sau hơn 1 năm, cá bông lau sẽ đạt 1,2 – ,13 kg/ con và thu hoạch lên tới 5 tấn/2.000m2.

Giá bán ra là 120.000 đồng/ kg.

Loại cá bông lau đực nuôi dưỡng trong ao đất sẽ có chất lượng thịt ngon hơn bình thường.

Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế cao, còn có khả năng nấu nướng. Lượng thịt cá gần cá trong tự nhiên, thịt trắng và thơm, ít mỡ.

Tại Việt Nam, các nhà nông sản, nhà nghiên cứ đã tìm ra phương pháp nuôi cá bông lau nhân tạo thành công.

Mục đích của lai giống nhân tạ0 là khôi phục đà cá tự nhiên, hiệu quả kình tế thấp.

Bước thứ hai là chọn giống cá bố mẹ. Những ao nuôi để lâu cần sục khí và mè lại với không khí được sục 3-4 ngày 1 lần . Nuôi cá bông lau thường được kết hợp với các loại cá khác như: cá chép, mè vinh, có mật độ thả là 5-10kg/m3, xa ống nước thải và con đường vận chuyển thuận lợi.

Yêu cầu chọn cá bố mẹ: Các cá thể khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không bị dụ hình.Mỗi mùa vụ nuôi, cá giống bố mẹ được bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 11 năm sau. Thức ăn cho cá giống là loại thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc là thức ăn công nghiệp như: thức ăn chìm, thức ăn viên.

Lượng thức ăn khi nuôi cá trong ao đất cần được quan sát và tùy chỉnh cho phù hợp với quà trinh tăng trưởng của cá.

Lưu ý:

Người nuôi cần thường xuyên kiểm tr bè và sửa chữa nó, gỡ bỏ rác bám quanh bè. Thời gian nước chảy bị yêu cần để nguyên máy bơm quạt nước ở đó, nhằm tăng oxy hòa ta. Một nhà chăn nuôi giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ biết sửa chữa và quan sát, xử lý kịp thời các tình huống.

Một phương pháp nữa của chăn nuôi cá bông lau là gieo tinh nhân tạo

Nhìn bên noài, khó nhận ra phân biệt cá đực và cá cái. Đến mùa sinh sản, cá đực có lỗ sinh dọc dạng hơi tròn lồi ra, còn ở cá cái, lỗ sinh dục sẽ nằm lõm vào.

Ương nuôi cá giống

Sau khi nở trứng được 1 ngày, cá đã hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn phù du.

Giai đoạn 1: Nở trứng xong, cá trong giai đợn nằm thở trong bể Composita và có thể tích 1m3, mật độ thả cá bông lau là 300con/ m3. Nó khác với bất kỳ kỹ thuật nuôi cá chép, ếch, cá tra ,…

Giai đoạn 2; Cá có thể ương trứng trong bể Composte vơi thể thích 1m3 nhiều hơn k , mật độ khác không, tỷ lệ sống của cá bông lau là 10,9 % đến 98%.

Loài cá bông lau ở nước ngọt, được ví như một món quà quý giá của vùng sông nước miền Tây. Cá bông lau còn được gọi là ” nhân sâm nước” .Thịt cá bé ngậy, mùi hấp dẫn và thịt của chúng có hương bị đặc trưng, lại an toàn cho sức khỏe.

Bạn có biết: Gía trị dinh dưỡng của cá bông lau Nhờ những chất dinh dưỡng mà cá bông lau rất tốt cho sức khỏe:

Canxi: bổ xương khớp, căng cường sức khỏe xương

Chất béo: hỗ trợ tăng cân, cải thiện chúng biến ai,.

Sắt: giúp lưu thông khí huyết, duy trì sức khỏe và chống lại mệt mỏi.

Với phụ nữ sau sinh và gười già mệt mỏi, cá bông lai còn là thần dược, an thai và cải thiện sức khỏe.

Với trẻ coi xương, chán ăn , cá bông lau giúp ăn ngon, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng.

Một số món ngon từ cá bông lau Một số món ngon từ cá bông lau đã được công nhận và ưa chuộng từ các tỉnh miền Tây.

Cháo cá bông lau

Canh chua cá bông lau

Cá bông lau kho

Các món ăn từ cá bông lau rất dễ làm, không tốn nhiều thời gian. Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế, ẩm thực mà còn có khả năng xuất khẩu, từ đó tạo thu nhập cho bà con ngư dân.

Trong số những công ty phân phối con giống tại Việt Nam, Navifeed là đơn giản, sáng tạo và tỉ mỉ trong chăn nuôi.

Navifeed là công ty cổ phần về ngành thủy sản luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng. Luôn trung thực là nơi đáng tin cậy cho khách hàng và nhà đầu tư là môi trường sáng tạo và năng động cho nhân viên và là tổ chức có trách nhiệm với xã hội.

NAVIFEED phấn đấu trở thành nhà cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu để góp phần tạo ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh, thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm.

Cá Bông Lau Nấu Lá Giấm

Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

Cá bông lau trên dòng sông Hậu – Ảnh: Hoài Vũ

Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.

Ngoài thịt ra, các bộ phận quý nhất của cá bông lau là bao tử, gan và trứng cá. Dân sành điệu ngồi vào bàn mà thiếu ba thứ nầy coi như mất cảm hứng. Canh chua cá bông lau ngon nhất là phối ngẫu với cơm mẻ, bần, xoài sống… nhưng có một thứ tuyệt hơn nữa là trái và lá giấm.

Cây giấm còn gọi là bụp giấm (Hibiscus sabdariffa), dân gian gọi là hồng đài, cây trái giấm. Lá và trái là một thứ nguyên liệu tuyệt hảo dùng nấu canh chua. Lá giấm màu xanh lợt, trái nhỏ hình củ hành, vỏ có lông tơ mịn, màu đỏ thẫm, gồm nhiều lớp bao quanh túi hạt giống như đài hoa.

Lá và trái giấm chuẩn bị nấu canh chua – Ảnh: Hoài Vũ

Theo kinh nghiệm dân gian, canh chua lá giấm rất hợp với tôm, tép, nhất là cá da trơn như cá bông lau. Ở nông thôn hoặc miền núi, bà con thường hái lá non làm rau ăn, hái trái giấm để kho cá, coi như một thứ “món ăn vị thuốc”.

Theo Đông y, lá và trái giấm vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, kháng khuẩn, nhuận tràng. Vỏ trái giấm có thể trị viêm họng, tăng cường chức năng tiêu hóa, cũng có thể phơi khô dùng làm trà giải nhiệt.

Về mặt dinh dưỡng, bông lau là một trong những loài cá có hàm lượng protein cao, rất tốt sức khỏe.

Muốn có một nồi canh chua cá bông lau nấu lá giấm ngon thật ngon, mùi vị thơm tho, chọn cá to khoảng 1kg, làm sạch, cắt khúc để cho ráo nước. Kế đến là mớ lá giấm tươi, còn non. Nếu có thêm trái càng tốt. Nước sôi, cho lá giấm và vỏ trái giấm vào trước, tiếp theo là nước mắm, đường, bột nêm, nêm nếm cho vừa ăn.

Nếu thiếu chua có thể cho thêm lá giấm vào đến khi vừa miệng ăn. Xong thả cá vào, lần lượt cho thêm ớt và các loài rau, quả như cà chua, rau muống, đậu bắp…Thế là đã có một nồi canh bốc khói, thơm phức.

Món canh chua nấu với lá và trái giấm có một vị chua dìu dịu, thơm thơm, mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được và tuyệt nhất là ăn với bún. Nhìn nồi canh chua được cấu tạo một cách hài hòa đẹp mắt với đầy đủ ngũ sắc và ngũ vị cũng đủ tác động vào mọi giác quan, khiến cho người ăn, ăn đến vã mồ hôi mà vẫn thấy thèm.

Canh chua cá bông lau nấu với lá và trái giấm – Ảnh: Hoài Vũ

Nồi canh chua ngon, người ăn ngon, chỉ vài lần thưởng thức thôi cũng đủ ghiền cái vị chua của lá và trái giấm với hương vị như ẩn chứa bao điều thú vị từ cây nhà lá vườn. Món ăn dân dã không chỉ ăn bằng miệng mà còn bằng mắt và mũi, ngon đến ám ảnh.

Đó cũng là món ăn gợi cho những người xa quê bao nỗi thèm tiếc, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ quê.

Chỉ cần một làn khói mỏng bốc lên từ cái mùi thanh tao dịu ngọt của cá hòa quyện cùng thứ nước chua – cay thơm phức cũng đủ làm cho người ăn háo hức vì mùi vị cứ quấn quýt mãi bên ta…

Cá Bông Lau Xứ Vàm Nao

Hò…ơ…Ở trên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao…Thấy con cá bông lau nó nhảy nhào vô lưới…Anh ngồi anh chắc lưỡi…Hò…ơ… anh ngồi anh chắc lưỡi…không biết chừng nào mới cưới đặng em ! Câu hò xưa được cập nhật lại, thay vì hò “Thấy con cá đao…” người ta cải biên: “Thấy con cá bông lau nó nhảy nhào vô lưới” nhưng vẫn đảm bảo âm vận, ý nghĩa và nhất là phản ánh rất sát đúng một loài thủy sản đặc hữu của con sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang.

Nói cá bông lau là một loài thủy sản đặc hữu của sông Vàm Nao là rất đúng, và cũng rất… không đúng! Bởi lẽ dân số bông lau được phân bố sống rải rác khắp sông Tiền, nhất là trên sông Hậu, có nhiều ở vùng hạ nguồn như miệt Kế Sách, Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Nhưng, đặc biệt là chúng đã chọn sông Vàm Nao làm nơi quần cư với mật độ nhiều hơn những nơi khác.

Dòng Mê Kông chảy vào lãnh thổ Việt Nam chia ra thành hai nhánh gọi là sông Tiền và Sông Hậu. Còn sông Vàm Nao như một dấu gạch ngang của chữ H nối liền hai nhánh Cửu Long giang. Có lẽ nhờ vào địa hình và thủy triều đặc biệt của dòng Vàm Nao mà nhiều loài cá sông về đây trú ngụ, trong đó có 2 loài cá quý hiếm là cá hô và cá bông lau.

Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, là lúc ngư dân hai bên bờ bước vào mùa đánh bắt cá bông lau. Mùa cá bông lau kéo dài từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau. Vào mùa đánh bắt, xóm làng nhộn nhịp hẳn lên mọi người dồn sức cho việc thả lưới, bắt cá. Trên dòng Vàm Nao, ngư dân chia làm 3 bãi để đánh bắt gồm: “bãi trên” ngang chợ Mỹ Lương, phía trên sông Vàm Nao; “bãi giữa” từ Vàm Trước ngang Chợ Đình đến bến phà Thuận Giang; “bãi dưới” từ bến phà đến cuối sông. Bãi nào cũng có 40 – 50 xuồng lưới.

Từ thời khẩn hoang, người xưa điều có tín ngưỡng “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Còn đối với những người đánh bắt cá bông lau ở Vàm Nao thì tin sông nước ở đây còn có “Bà cậu”. Đánh bắt cá được hay không, bắt được nhiều hay ít cá là do “Bà cậu” có độ hay không? Có nhiều ngư dân, vào con nước đánh bắt hoặc khi đánh bắt được nhiều cá thường âm thầm làm mâm cỗ cúng như là một cách tạ ơn với dòng sông, bến nước đã bao dung cho bao người làm nghề hạ bạc.

Vào mùa cá bông lau, lúc mặt trời chen lặn, sông Vàm Nao bỗng nhộn nhịp hẳn lên bởi vào lúc này hàng trăm ngư dân thả lưới kín sông, cờ hiệu la liệt. Mỗi tay lưới đều có đèn phao mắc theo viền lưới cách nhau khoảng 40m, thế nhưng khi đêm xuống, nếu có dịp theo xuồng lưới ra khơi, phóng tầm nhìn về Vàm Trên hoặc Vàm Dưới của sông, phía nào cũng vậy, xa đến mút mắt, đâu đâu cũng đèn là đèn như sát khít nhau, lung linh kỳ ảo lạ thường, ta không thể không cảm nhận đây là “con sông đèn” vô cùng thơ mộng, như dải Ngân Hà ở hạ giới !

Thường thì người ta thả lưới chừng 3-4 giờ đồng hồ và chờ nước nhửn ròng mới kéo lưới. Trong lúc được ngơi tay, từng đoàn xuồng cặp hông nhau trò chuyện. Uống với nhau vài ly trà hoặc nhân nhi vài chun rượu đế cho ấm lòng giữa trời đêm trên sông lạnh giá.

Khi con nước vừa đứng mọi người bắt đầu chuẩn bị kéo lưới. Đây là lúc hồi hộp nhất vì phải chờ đợi suốt nhiều giờ liền. Thường thì một đêm người ta chỉ đánh hai vác, đầu hôm dính cá không nhiều bằng vác khuya. Vào những ngày cao điểm, bình quân một đêm mỗi xuồng lưới bắt được được 4 -5 con, hoặc hơn, mỗi con trung bình nặng từ 4 đến 8 ký. Có con nặng tới 15 ký.

Theo những lão ngư dân ở đây cho biết, vào mùa cá rộ người ta đánh bắt cả ban ngày. Hồi trước ở Vàm Nao ngư dân đánh bắt cá bông lau bằng câu và lưới, nhưng bây giờ chỉ còn dùng lưới mà thôi.

Chuyện kể rằng, cách đây hơn 20 năm, ông Bảy Út ở cồn Bình Thủy giăng câu, lúc móc mồi vô ý bị lưỡi câu móc vào tay và giềng câu bị nước chảy xiết đã kéo ông văng xuống sông. Nhờ có anh em bạn nghề phát hiện kịp thời, quăng dây vớt, khi lên được thì gần chết, may mắn mới cứu sống. Từ đó Bảy Út và một số người khác sợ, bỏ nghề giăng câu cá bông lau trên sông Vàm Nao.

Ngẫm ra, nghề đánh bắt cá bông lau quả thật rất vất vả và có cả sự nguy hiểm giữa sông sâu nước chảy. Nhưng, dòng sông cũng biết bù lại bằng cách dâng tặng cho con người những sản vật hiếm hoi.

Cá bông lau thuộc loại cá da trơn, là cá quý, thịt ngon hơn cá tra, cá ba sa. Cái sang tuyệt vời của nó là nhờ nước da trắng tinh khôi phơn phớt hồng, nên mới gọi “bông lau”. Khi mới đánh bắt được, loài cá này có mùi thơm đặc trưng, chứ không hề tanh như tất cả các loại cá khác – độc đáo là ở chỗ đó!

Cá bông lau chỉ có một xương giữa, không xương hom, nên dễ ăn, ngon đáo để là bao tử của nó. Loài cá này có thể chế biến được nhiều món, nhưng do hiếm nên bao giờ người ta cũng tranh thủ thưởng thức lúc cá còn tươi, tức không làm khô, làm mắm như các loại cá khác.

Ở Vàm Nao, hầu như ai cũng biết chế biến mấy món ngon truyền thống như kho lạt, kho mẳn hoặc ướp muối sả chiên tươi. Nhưng làm món gì thì làm chứ các bà các chị không thể không dành ra vài khứa, nhất là khúc đầu cá để nấu cho được nồi canh chua, bởi đó là món đặc trưng nhất và đã định hình, thành danh ít lắm cũng đã từ hơn nửa thế kỷ nay. Có một vài gia đình ở Vàm Nao, đến mùa cá bông lau mà nhà có giỗ quãy thì đãi khách chỉ toàn các món chế biến từ loài cá này – như là một sự biết ơn tổ tiên – những người từng theo nghề hạ bạc và truyền nghề lại cho cháu con!

Xin cám ơn dòng Vàm Nao – nơi hợp lưu giữa hai dòng sông Tiền – sông Hậu cho cá bông lau có chỗ đi về!… Và, đã bao năm rồi, người dân bên đôi dòng quê cứ chờ con nước son của mùa lũ nhạt dần màu hạt phù sa để mà rộn rịp chuẩn bị ghe, lưới…

Rồi khi mùa gió chướng rong ngọn, dịu gió thì ban ngày nhìn mặt sông đầy những ngọn cờ hiệu trôi dạt như trận đồ bát quái. Đêm đến, ngoài ánh trăng, những ngọn đèn lồng của ngư dân đi tìm luồng cá như hoa đăng rải khắp lòng sông. Để rồi, bao thế hệ con người gắn bó với dòng sông, bến nước này đã nhận ra, con cá bông lau là một phần cuộc sống tình cảm trong mỗi người, trong mỗi mái nhà quê soi bóng xuống dòng Vàm Nao yêu dấu!

Du lịch, GO! – Theo Mientayonline

Cá Bông Lau Vàm Nao Ngọt

Thương hiệu: Bakafood

Loại sản phẩm: HÀNG TƯƠI SỐNG

ĐẶC SẢN CÁ BÔNG LAU TƯƠI NGON

Sông Vàm Nao ở An Giang tuy dài chưa đến 7km nhưng là con sông nổi tiếng ở miền Tây, do đặc điểm sông chảy xiết và đáy sông nhiều hang hốc, nên trữ được rất nhiều cá tôm từ Mê Kông đổ về. Cá bông lau cũng như nhiều loại cá khác, càng ở nơi nước chảy, thức ăn tự nhiên nhiều thịt cá càng chắc, ngọt, thơm ngon.

Cá bông lau nấu được nhiều món ngon cho bữa cơm gia đình: nấu lẩu, nấu canh chua hoặc đơn giản là kho tộ, vừa bổ dưỡng vừa thơm lành.

Cá bông lau Vàm Nao về đến cửa hàng đã được làm sạch, cắt khoanh, cấp đông thành từng vỉ 0,5kg tiện dụng và vệ sinh.

CÁCH PHÂN BIỆT CÁ BÔNG LAU – CÁ TRA SÔNG

1. Phân biệt dựa trên màu sắc: Cá bông lau có da bụng trắng mịn, nổi bông phấn, đem ra sáng ánh lên như bông lau nên có tên là cá bông lau. Bụng cá tra màu sậm hơn. Vây đuôi cá bông lau màu vàng sáng, vây đuôi cá tra màu đỏ đậm.

2. Phân biệt dựa trên hình dáng: Cá bông lau có 2 râu, cá tra 4 râu. Hình dáng đầu, miệng, mang cá cũng khác biệt rõ nét.

Cá bông lau tự nhiên ở sông Vàm Nao ngon nổi tiếng, thịt thơm và dai rất khác cá bông lau nuôi, càng khác biệt với cá tra sông thịt cá bở rẹt, hôi cỏ.

BAKAFOOD CAM KẾT TRUNG THỰC, CHỈ BÁN HÀNG ĐÚNG, SẠCH VÀ NGON!

CÁ BÔNG LAU KHO TỘ, MÓN NGON NHỚ MÃI

Cá bông lau mà đem kho tộ, thì ngon thôi rồi! Sớ thịt dai, thơm ngọt, tuyệt hảo nhất là phần mỡ cá béo thật béo, vị béo độc quyền chỉ cá bông lau mới có, không hề ngậy, ngán.

BaKa xin mách bạn vài chiêu kho cá thật dễ làm, nhanh gọn, cá thấm ngon mà không bị vỡ nát:

1- Ướp cá: 500g cá + 1 muỗng canh lưng muối + 2 muỗng canh lưng đường + ít tiêu xay, ướp 10p

2- Nước kho: 2 củ hành tím băm, cho lên chảo với 2 muỗng dầu ăn (mỡ heo sẽ ngon hơn). Phi hành tái cạnh có màu vàng nhẹ, cho 3 muỗng canh nước mắm cá linh + 50g đường thốt nốt, đun sôi cho đường với nước mắm tan vào nhau. 1/2 chén nước lọc + 1 muỗng cà phê bột ngọt. Để chảo nước nguội.

3- Cho cá đã ướp vào chảo nước kho, chờ thêm 15p. Bật lửa nhỏ đến khi nước sôi. Trở nhẹ cá 1 lần cho thấm đều, giảm lửa tầm 10p nước sền sệt, vớt bỏ bọt. Cho thêm ớt khô + tiêu, thích béo cho tép mỡ vào. Rắc ít đầu hành lá lên trên rồi tắt lửa.

=================================

Cá bông lau giá bao nhiêu? Mua cá bông lau ở đâu tại Hà Nội, chúng tôi

Cá bông lau nuôi chính hiệu cá tự nhiên sông Vàm Nao, Baka đã làm sạch cắt khoanh, cấp đông ngay khi vừa đánh bắt, giữ nguyên vị tươi ngon.

Phần thân + đuôi đang được bán với mức giá: 480.000/kg Mua đầu rời: 200.000/kg

===============================

Mua tại cửa hàng BaKafood 21 Trần Khắc Chân, p. Tân Định quận 1 – gần chợ Tân Định.

Hoặc inbox fanpage/ website Bakafood

☎️Hotline 0911.620007

Từ khóa tìm kiếm google:

giá cá bông lau 2023

giá cá bông lau hiện tại

mua cá bông lau ở đâu