Cá Betta Và Cá Xiêm / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Phân Biệt Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Trống Và Cá Betta Mái

Khi còn nhỏ, cá betta trống và cá betta mái thường rất giống nhau, do cơ thể chưa phát triển và cũng chưa thể hiện rõ những đặc tính sinh dục.

Tuy nhiên, tầm khoảng từ 2 tháng tuổi trở đi, chủ nuôi có thể dễ dàng phân biệt được nhờ những điểm đặc trưng của con trống và mái.

Dựa vào kích thước và hình dạng vây

Thông thường, cá betta trống sẽ có phần vây lưng phía trên, phần vây bụng và vây đuôi khá dài, thậm chí có thể dài gấp 2 hoặc 3 lần chiều cao cơ thể của chúng.

Cá betta mái thường ngắn hơn, vây bụng có dạng như một chiếc lược. Vây ngắn được xem là một trong những đặc điểm nhận dạng của cá betta mái.

Dựa vào hình dạng cơ thể

Khi quan sát phần thân cá, ở cá betta trống sẽ dài và thon hơn. Trong khi đó, cá betta mái có phần thân ngắn hơn, còn bụng cá mái lại khá to nên trông có vẻ cá betta mái sẽ béo hơn cá betta trống một chút.

Màu sắc của cá betta trống và cá betta mái

Đa số các chú cá betta trống đều sở hữu màu sắc sặc sỡ và rực rỡ hơn cá mái rất nhiều. Màu nổi bật thường thấy của các chú betta trống là màu xanh dương, xanh lá cây, màu đỏ ở phần thân…

Các cô nàng betta mái thường khoác lên vẻ đẹp dịu nhẹ, màu sắc không tươi sáng, đặc biệt ở phần thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cá mái đang căng thẳng sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn cá trống lúc bình thường.

Cơ quan đẻ trứng

Cơ quan đẻ trứng của cá betta mái thường được gọi là ống dẫn trứng, là một đốm trắng nhỏ, trông giống như hạt muối, nằm ngay phần dưới bụng, giữa mép vây trước bụng và vây bụng.

Có thể nói, đây là cách phân biệt cá betta trống và cá betta mái rõ ràng nhất vì con trống không bao giờ có đốm trắng này.

Như mình đã nói ở trên, nếu cá betta còn khá nhỏ thì sẽ khá khó khăn để xác định. Những con trưởng thành sẽ có cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ và bạn sẽ dễ dàng phân biệt hơn.

Bettaviet cũng mách nhỏ bạn thêm một cách để dễ tìm ra ống dẫn trứng của cá mái, đó chính là cho chúng ăn. Khi ăn, cá betta thường nghiêng mình và hay bơi hướng lên phía trên, do đó, bạn cũng sẽ dễ thấy hơn.

Nhận biết qua chiếc gương

Cá betta vốn dĩ có bản tính hung hăng và những chú cá betta trống thì cũng hung hăng hơn hẳn các cô nàng betta mái. Thế nên, còn một cách nữa để giúp anh em phân biệt là hãy đặt một chiếc gương bên cạnh hồ nuôi, những chú betta trống sẽ tưởng rằng đang có đối thủ, lập tức vươn người, phùng mang, tiến lại gần chiếc gương và thể hiện sự thống trị của mình.

Đối với cá mái, thỉnh thoảng cũng sẽ phùng mang nhưng điều này thường xảy ra ít hơn. Lý do vì cá betta mái ít hiếu chiến hơn so với cá betta trống.

Vì thế, anh em chỉ cần đặt gương cạnh hồ một lúc để phân biệt cá trống hay mái là được.

Cách Nuôi Cá Xiêm Betta (Cá Lia Thia Xiêm, Cá Chọi Xiêm) Trong Bể

01.

Một số thông tin cơ bản về cá đá cảnh đẹp dễ nuôi:

Tên khoa học: Betta spp.

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược).

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng).

Thuộc loài: Nguồn gốc cá đá thuộc loài Betta splendens Regan, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá đá thuần chủng trên thị trường.

Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia, Cá Thia xiêm, Cá Chọi, Cá Phướn, Cá Betta.

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish.

Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50.

02.

Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá đá thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm.

Thay nước một phần: Thay nước ít nhất một tuần một lần. Các hồ hay bể cá nhỏ không có máy lọc sẽ cần thay nước thường xuyên. Để thay nước một phần, bạn sẽ phải đổ bớt nước ra khỏi bể cá hiện tại và thay bằng nước sạch đã qua xử lý. Dùng một chiếc ca sạch hoặc vật gì tương tự, múc khoảng 25% đến 50% lượng nước trong bể cá hiện tại. Để cá đá trong bể khi bạn múc nước ra.

Thay nước toàn phần: Chỉ cần thiết khi bể quá bẩn, hoặc nếu nồng độ amoniac vẫn cao sau vài lần thay nước một phần. Khi thay nước cần chú ý dùng vợt vớt cá đá, đưa cá đá ra khỏi bể sang chậu nước sạch. Vớt cá đá thật nhẹ vì vảy cá rất dễ bị thương.

Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

Độ cứng nước (dH): 5 – 20

Độ pH: 6,0 – 8,0

03.

Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá đá khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.

Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong tủ lạnh chính là thức ăn đông lạnh. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng trong thời gian dài. Lưu ý khi cho cá đá, chủ nuôi cần rã đông, tán nhỏ rồi với thả cho cá ăn để trành tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn lạnh còn khá lớn

Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống, bạn có thể dùng thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên đóng sẵn trong hộp. Các nguồn này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá xiêm, nhưng không phải món “khoái khẩu” của chúng. Nếu bạn quá bận rộn và không đủ thời gian chuẩn bị thức ăn cho cá đá, thì đây là lựa chọn xen lẫn với các thức ăn tươi sống, giúp bạn không phải “quay cuồng” với bể cá xiêm.

04.

Cá đá có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trống và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có mẹo nhỏ giúp chọn lựa giống cá chọi sinh sản sau:

Cá mái: Cũng giống như cá trống, nhưng khi chọn cá mài bạn cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có “mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng chuẩn bị cho sinh nở bạn cần chuẩn bị nơi sinh sản cho chúng.

Mẹo nhỏ giúp ép cá đá thành công:

Chỉ cần 1 thau (chậu) nước cao khoảng 10-15cm màu xanh lá hoặc xanh da trời là tốt.

Thả vào chậu vài cái lá bàng đã phơi khô.

Cho thêm 1-2 muỗng cà phê muối (phòng bệnh, diệt khuẩn).

Bỏ thêm 1/3 viên thuốc Tetracylin để kích thích cá trống nhả bọt và phòng bệnh khi cá con mới nở.

Cho mực nước khoảng 10cm.

Chuẩn bị 1 viên gạch hay tấm bìa để đậy lên khi cho cá ép.

Sau 1 tuần cho kè mái, lúc này nước trong hồ ép cũng ngả vàng (lá bàng).

Điều kiện cho ép: Thấy cá mái lục sục như muốn bơi về phía cá trống, người nổi sọc dưa, bụng căng vàng.

Vì được kè lâu nên cá chọi trống sẽ ít cắn mái vì thế không cần chuẩn bị chỗ chú ẩn cho cá mái.

Thả 1 lá bèo lên mặt nước để cá đá trống có chỗ nhả bọt.

Thả 2 con cùng 1 lúc và đậy kín lại, chừa 1 chút để không khí vào thôi.

Đảm bảo chỗ ép không có tiếng động mạnh, ánh sáng quá mạnh, có mèo, chó….

Sau 2 ngày (lúc cá mái đã đẻ xong) vớt nhẹ nhàng cá mái ra tránh làm ảnh hưởng tới tổ bọt.

Trứng sẽ nở trong vòng 24-48 tiếng (nhiệt độ ấm trứng sẽ nở nhanh).

Lấy bóng đèn vàng thắp sáng vào buổi tối để cá trống có thể vớt trứng bị rơi.

Cách chăm sóc cá cảnh con:

Sau 2 ngày kể từ lúc nở mới cần cho ăn.

Có thể cho ăn trùng cỏ nhưng rất dễ bẩn nước vì thế tốt nhất là chuẩn bị bo bo con cho cá chọi con ăn.

Cách chuẩn bị:

Mua bobo ngoài tiệm về thả vào 1 thau nước lá bàng, có đầy rong trước ngày cho cá con ăn 1 ngày.

Tới ngày cá con có thể ăn, soi đèn vào thau nước bobo, bobo bị ánh sáng cuốn hút nên sẽ bơi về phía ánh sáng, chỉ cần lấy ống xilanh hút lên và bơm vào hồ ép để cá đá con ăn.

Cho cá con ăn bobo tới ngày tuổi thứ 10 thì có thể tập cho cá con ăn trùn chỉ.

Để cá con nhanh lớn thì nên thay nước 1 ngày 1 lần, mỗi lần thanh 50% và phải là nước đã hả clor.

Tới ngày 10 thì thả cá con ra chỗ nuôi lớn hơn (chú ý có thể vớt cá cha ra vào ngày thứ 5 hoặc 7).

Cứ thay nước và cho ăn như vậy cho tới 3-4 tháng tuổi thì cho cá ra keo riêng.

05.

Môi trường sống: Nguồn nước thích hợp là rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá đá nói riêng. Cá đá thích hợp với chất nước mềm, độ PH thích hợp là PH trung tính hoặc nhẹ( tốt nhất là trong khoảng 6.8- 7.4) Cá chọi có thể sống ở nguồn nước ngọt, nước sông hoặc cả nước giếng. Nhiệt độ nước cũng không kém phần quan trọng. Nước ấm là môi trường tốt nhất cho cá đá phát triển( dao động từ 24-30 độ C) .

Trang trí bể nuôi: Bể nuôi cá đá chứa tối thiểu 15 lít nước. Cá xiêm kiểng thích nghi dễ dàng với môi trường sống chật hẹp như ta có thể đựng trong các lọ thủy tinh, hũ keo. Bởi vì cá đá có hệ hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà đa phần các loài khác không có, nó có thể hô hấp qua bề mặt nước. Khi nuôi cá đá kiểng ta không cần gắn các thiết bị sục khí oxy như một số loài khác. Để tăng vẻ đẹp của bể nước, ta có thể cho vào một ít viên sỏi long lanh và một số loài cây thủy sinh.

Thả cá vào bể: Trước tiên, ta phải cho cá chọi thích nghi với môi trường mới, ta ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới, sau đó mới thả cá vào bể.

06.

Cá Mây Trắng (White Cloud Mountain Minnow)

Cá Tỳ Bà – Cá Lau Kính (Clown pleco)

Cá Chuột Pygmy (Pygmy Corydora)

Cá Hồng Nhung – Cá Hổ Phách (Ember Tetras)

Cá Tam Giác (Harlequin Rasboras)

Thức ăn cho cá là câu hỏi thường gặp trong chuỗi các câu hỏi cách nuôi như thế nào. Về cơ bản, giống như các loài cá trong chi họ của mình, cá thìa lìa hay cá Xiêm là loài ăn thịt. Điểm đặc biệt là chúng có cấu tạo miệng của hếch lên trên giúp cho việc kiếm ăn trên bề mặt trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Đây là dòng cá dễ nuôi, nguồn thức ăn khá đa dạng, bao gồm các thức ăn trong tự nhiên và thức ăn tổng hợp từ người nuôi. Người nuôi không cần lo lắng về việc ăn chúng gì mà có thể tham khảo một số dòng thức ăn cụ thể sau đây:

Trong tự nhiên chúng chủ yếu ăn zooplankton (1 loài phiêu sinh), bọ gậy (loăng quăng), xác động vật, giun đỏ, tôm nhỏ, tép nhỏ và một số ấu trùng của côn trùng khác hay các loài cá nhỏ hơn mình.

Trong thực tế, người nuôi còn có thể cho cá ăn các dòng thức ăn tổng hợp được bày bán trên thị trường, thường là sự kết hợp giữa các loại cám, tinh bột với các loại tôm, cá xay nhuyễn,…

Thức ăn cho cá thìa lìa rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn nên đảm bảo cho chúng ăn 2- 3 lần/ngày đối với cá giống và 1 – 2 lần/ngày đối với cá trưởng thành. Nếu được đảm bảo về nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng, cá sẽ sống lâu hơn, có màu sắc sặc sỡ và đẹp hơn, các vây bị rách sẽ liền nhanh hơn.

Thức Ăn Cho Cá Betta, Xiêm Chọi

Để cá betta khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh cần phải có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý. Trong đó, nguồn thức ăn cho cá betta và cách cho ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cá betta. Trong môi trường hoang dã, cá betta ăn hầu hết các loại côn trùng nhỏ và ấu trùng của sâu bọ. cá betta có cái miệng quay ngược lên trên, điều này giúp chúng dễ dàng táp lấy những con mồi rơi xuống nước. Hệ thống tiêu hóa của cá betta thích hợp để tiêu thụ thịt vì nó có đường tiêu hóa ngắn hơn so với đường tiêu hóa cũa các loài cá ăn thực vật. Vì thế mà cá betta rất thích ăn thức ăn sống. Thức ăn sống thích hợp với cá betta gồm các loại như loăng quăng, trùn chỉ, trùn muối, bo bo.

Khi sống trong môi trường nuôi nhốt, bạn cũng cần cung cấp thêm cho cá các loại thức ăn đông lạnh như tim bò xay nhuyễn, các loại thức ăn viên, các loại thực vật như Chlorella (tảo lục)…

1. Thức ăn tươi sống cho cá betta

Thức ăn sống là các loại thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là thường chứa vi khuẩn và kỷ sinh trùng gây bệnh cho cá. Do vậy, trước khi cho cá ăn cần phải rửa sạch sẻ.

2. Thức ăn đông lạnh cho cá xiêm

Thức ăn đông lạnh như trùn huyết đông lạnh, tôm đông lạnh Nam Cực là các loại thức ăn dễ tìm, có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Thức ăn đông lạnh có ưu điểm là ít chứa vi khuẩn và ký sinh trùng.

Loăng quăng là loại thức ăn sống ưa thích nhất của cá betta. Tuy nhiên, loăng quăng để lâu ngày sẽ thành muỗi, hoặc do sống nơi cống rãnh nên có vô số ký sinh trùng bám vào, vì vậy nó dễ gây bệnh cho cá. Vì vậy, để hạn chế bệnh ở cá betta, bạn có thể thay thế loăng quăng sống thành loăng quăng đông lạnh. Nhưng trên thị trường không có sẵn loại thức ăn này, muốn sử dụng bạn phải tự chế biến. Cách thực hiện:

Bước 1: Mua loăng quăng về đổ vào một cái thau lớn, rồi gây động nước cho loăng quăng chìm xuống đáy. Tiếp theo vớt các tạp chất nổi trên mặt nước. Sau đó vớt những con loăng quăng nổi trên mặt nước. Cứ tiếp tục thực hiện nhiều lần như vậy để vớt tất cả loăng quăng nổi trên mặt nước.

Bước 2: Cho tất cả loăng quăng vào một cái vợt, rồi rửa sạch loăng quăng bằng vòi nước máy.

Bước 3: Cho loăng quăng sạch vào khuông, trải thành một lớp mỏng. Cho loăng quăng vào khuông

Bước 4: Cho khuông loăng quăng vào ngăn đá.

Bước 5: Tháo loăng quăng ra khỏi khuông và bỏ vào hộp bảo quản. Mỗi lẩn cho cá ăn, bạn rã loăng quăng với số lượng vừa đủ, rồi thả vào bể cho cá ăn.

3. Thức ăn dạng viên cho cá xiêm

Đây là loại thức ăn được chế biến sẵn, rất tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại thức ăn này dễ làm cho cá mắc các bệnh về đường ruột và làm mau dơ nước.

Lưu ý khi sử dụng thức ăn dạng viên:

Không nên cho cá ăn những viên thức ăn bị mốc, bị ẩm ướt vì dễ làm cho cá nhiễm độc và chết.

Nên chọn lựa thức ăn có chứa thành phần Astacin nhằm kích thích tế bào sắc tố, làm cho màu sắc của cá trở nên tươi đẹp.

Tuy nhiên, không nên cho cá ăn thường xuyên các loại thức ăn viên, mà cần bổ sung thêm thức ăn sống hoặc thức ăn đông lạnh nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển và đồng thời để chúng duy trì bản năng hoang dã.

4. Thức ăn thực vật

Ngoài các loại thức ăn kể trên, bạn cũng nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cá betta bằng các loại thực vật như cà rốt, củ cải, xà lách… Cách cho ăn là cắt thành từng miếng nhỏ và thả vào bể cho cá ăn.

Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi

Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.

Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối: cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.

Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.

Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.

Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.

Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2m 2 có thể nuôi 200 con.

Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 – 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.

Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.

Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.

Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.