Cá Betta Và Cá Chọi / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chọi, Cá Betta

Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ. Đây là 1 loại cá yêu thích nước tĩnh nên chúng ko thích hợp cho bể có chạy oxy hay máy lọc.

Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng, nếu như chúng có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ, nhiều con có tính khí khác chút thì chúng hay cắn cá mái khác, nhưng bạn cũng đừng quá lo âu vì chúng chỉ hung hăng tí thôi.

THỨC ĂN CỦA CÁ BETTA:

Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăng, bobo,… hay thức ăn theo công thức tổng hợp, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt độu thôi, nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăng hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.

KHI MUA CÁ VỀ:

Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10-15 phút để đồng nhất nhiệt độ trong túi chứa cá và bể nuôi….

SINH SẢN:

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến thàng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:

CÁ TRỐNG: Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật, và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ”sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

CÁ MÁI: Cũng giống như cá trống, nhưng cá mài cũng cần chú ý đến ”bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có ”mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được.

Đầu tiên ta nên cho ca 1mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trồng và mái chung 1 bể (cho cá trống (hay cá mái) ko tấn công nhau quá nhiều) nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng, đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản, khi cá mái đã đống tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái ”xịt” trứng ra liền đó cá trống thực hiện nhiệm vụ cho trứng, sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đáng đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp.

Cá cái được cách ly trong hộp nhựa trong bên phải, chính giữa là cục rêu, bên trái là một miếng bọt biển nhỏ để cá đực nhả bọt (còn một đầu sưởi nữa nhưng có lẽ ở VN không cần vì khí hậu luôn ấm áp).

Các Loại Cá Chọi, Cá Betta

Các lại cá chọi Betta đẹp và phổ biến

1. Haftmoon betta

Dòng này hiện tại rất phổ biến , và rất dễ nhận dạng khi chúng xừng đuôi lên như chũ D. Đuôi halfmoon được định nghĩa là đuôi có góc xòe = 180 độ. Mặc dù đẹp nhưng dòng này thường cắn đuôi. và chỉ chúng chỉ xừng vây đuôi trong khoảng 2-3 tháng nếu nuôi tốt . Sau đó thì chúng già yếu và không thể giữ bộ đuôi đẹp của mình được

2. Crowntail betta (đuôi tưa)

Cá có đuôi vây nhọn như bị rách. Các tia được phân loại : tia đôi, tia đơn, tia chéo.

Dòng này rất hung dữ và khó chăm sóc hơn các dòng khác

Nước luôn sạch vì chúng rất dễ bệnh , và tổn thương

3. Doubletail betta

Đuôi của chúng rất độc đáo có 2 gốc đuôi, thân ngắn, vây lưng và hậu môn rộng hơn

Loài này khá hiếm, có giá trị cao. Giống như cá chọi đuôi tưa, đây là biến dị gen không ưu việt trong tự nhiên, nên cá thường khó nuôi hơn và tỷ lệ sống thấp.

4. Combtail betta

Loại này là lai chéo giữa crowntail và 1 loài betta khác.

Chúng vẫn giữ được kiểu đuôi tia , nhưng ngắn và không đáng kể

5. Veiltail betta – Cá chọi đuôi voan Loại betta dân dã, truyền thống và phổ biến nên không được đánh giá cao.

6. Rosetail betta

Chúng cũng là 1 loại haftmoon nhưng các nhánh đuôi lớn hơn . Đặc biệt đuôi lan ra hơn 180 độ

Và đuôi chúng giống như cánh hoa hồng vì vậy có tên rosetail

8. Dumbo betta Rất dễ dàng để phân biệt chúng khi vây bơi to và màu sắc phân biệt. Vây bơi lớn nhìn như là tai voi , Màu vây bơi thường tương phản với màu nền cá, nhưng đôi khi vẫn trùng

9. Spade tail Betta

Rất hiếm gặp, và rất dễ nhận dạng với một chóp đuôi và khi chúng khép lại thì rất gòn gàng trên 1 đường đến cái chóp đuôi

10. Feather tail betta Dòng này là 1 phiên bản cực đẹp khác của haftmoon . Phân rất nhiều nhánh ở đuôi . Vây và đuôi dài dẫn đến khó hoạt động và ít hoạt động hơn các loại betta khác.

11. Giant betta Khi các dòng betta bình thường chỉ lên đến 5cm thì chúng là loại betta khổng lồ với 15cm. Dòng này được phát triển vào năm 1999 ở Thái dự kiến có thể sống đên 5 năm. Và mặc dù vơi kích thước khổng lồ nhưng chúng rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn , kí sinh.

12 . Plakat betta – Betta cảnh đuôi cộc Cá betta Plakat là kết quả lai tạo giữa cá Xiêm với cá betta hiện đại (như halfmoon, đuôi kép) và cả cá hoang dã (như Betta smaragdina). Đây là dòng cá xuất xứ từ các nhà lai tạo Thái Lan. Nó được các nhà lai tạo phương Tây phát triển với mục đích tạo ra một phiên bản thu nhỏ của cá halfmoon. Trong khi hình dáng của đuôi và số lượng tia vây giống như cá halfmoon thì đuôi nó lại hơi cong lên phía trước khi giương vây giống như plakat truyền thống; điều khiến nó chưa thể là một bản sao hoàn hảo của halfmoon. Cá có đuôi nhỏ, dễ chăm sóc và khỏe. Cá trống thì vây bụng dài , đuôi tròn, và vây hậu môn nhọn

Cá Plakat bao gồm các dòng sau : Fancy Betta Plakat có vây lớn hơn so với những con cá Xiêm đá thông thường và được lai tạo từ một dòng cá Betta smaragdina đặc biệt gọi là ghi-ta. Những con ghi-ta sống trong môi trường có nước chảy nên vây của chúng phát triển lớn hơn so với những con cá Betta bình thường khác sống ở ruộng. Con cá Xiêm cảnh truyền thống của Thái Lan là cá đuôi dài hình e-lip thông thường. Fancy Betta” được coi như là một thành tựu mới của người Thái theo hướng phát triển cá Xiêm cảnh với các màu sắc da dạng và phong phú : Copper, Mable, Red, Hellboy, Orange…

Cá Rồng – Dragon plakat: Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

Cá Dumbo Plakat :

Cá Koi Betta Plakat :

Cá Super Betta Plakat : Cá Super Plakat chính gốc Thái Lan, thân hơi dài, đuôi đủ 180, tia đuôi 4 trở lên, nhưng cạnh đuôi hơi bầu. Đặc điểm dễ nhận dạng của loại cá này là chỉ đơn sắc với các màu đặc trưng : đỏ, đen, xanh tím, xanh mạ, vàng gold và copper ánh đồng

Cáp Cá Đá, Betta, Xiêm Chọi

Cáp cá đá, betta, xiêm chọi, Sau khi cá đá được nuôi dưỡng đến tuổi thành thục (cá thành thục phải đạt từ 8 tháng tuổi trở lên) và được huấn luyện bằng những bài tập thể lực thì bạn có thể mang nó đi đá được rồi.

Cáp cá là gì

Cáp cá là quan sát và so sánh những điểm yếu và điểm mạnh của hai con cá khi trận đấu chưa diễn ra để từ đó quyết định đặt cược cho con cá nào. Việc cáp cá như thế nào là tùy thuộc vào kinh nghiêm của người chơi. Nếu bạn mang cá đi đá vì yêu thích trò chơi này mà không quan tâm đến vấn đề cá cược thì việc này không mấy quan trọng, vì thắng hay bại phụ thuộc vào kỹ năng đá của cá. Nhưng nếu bạn là dân cá cược thì việc cáp cá là hết sức quan trọng. Nếu bạn đánh giá cá một cách thận trọng và chính xác, biết được điểm yếu của cá đối phương và thế mạnh cá của mình thì khả năng thắng cược là rất lớn.

Những nguyên tắc trong việc cáp cá

Những nguyên tắc sau đây được đúc kết từ kinh nghiêm của dân chơi đá cá:

Cá lớn có lợi thế hơn cá nhỏ: cá lớn luôn có nhiều cơ hội thắng trận hơn cá nhỏ. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.

Nhận biết được phong độ đỉnh điểm của cá: cá đạt phong độ đỉnh điểm thì khả năng thắng trận rất cao. Cá đang ở phong độ đỉnh điểm sẽ hội đủ năm yêu tố: vảy cứng, răng sắc, cấu trúc cơ thể cân đối, dai sức và kỹ năng đá tốt.

Nắm được điểm yếu của cá đối phương: nắm được điểm yếu của cá đối phương sẽ giúp cho bạn mạnh dạng đặt cược vào cá của mình.

Thực hành cáp cá betta:

Để thực hành cáp cá, có thể qui cá đá về 3 dạng: cá có cấu trúc cơ thể cân đối, cá có cấu trúc cơ thể mảnh mai và cá có cấu trúc cơ thể dị dạng. Với mỗi dạng cá đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Chọi (Cá Betta)

Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.

Betta thuộc loài cá nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho bể có chạy Oxy hay máy lọc.

Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng. Khi thấy cá có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ cắn nhau như cá trống.

Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăn, bobo,… Chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt độu thôi nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.

+ Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10 – 15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như pH, dH,… + Tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2 – 3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:a) Cá trống Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang “sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

b) Cá mái Cũng giống như cá trống, nhưng cá mái cũng cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có ” mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

c) Chuẩn bị nơi sinh sản – Chọn tổ cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40 cm hay hồ xi măng dày 50 x 25 x 25 là được.

– Đầu tiên ta nên cho cá mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái.

– Sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (tránh sự hung hăng của cá trống sẽ cắn chết cá mái nếu ta bỏ chung ngay từ đầu). Trước khi ép ta cần cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng.

– Sang ngày thứ 2 ta thấy sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản.

– Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái “phun” trứng ra liền ngay sau đó và cá trống thực hiện nhiệm vụ “đóp” trứng và nhả trứng vào bọt.

– Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp. Cần lưu ý cho cá mái ăn đầy đủ sau khi sinh sản nhằm giúp cá nhanh hồi phục sức khỏe cho lần sinh sản tiếp theo.

– Khi thấy trứng cá đã bắt đầu nở (2 – 3 ngày sau khi sinh sản) ta tiến hành vớt cá trống ra tránh cá trống ăn lại cá con mới nở.

– Sau khi cá con nở được 2 – 3 ngày thì có thể cho cá ăn trùng cỏ (nước bắp cải đã ngâm được đậy kín). Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày trước khi chuyển sang bo bo (trứng nước, moina).

– Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bo bo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ. Lúc này có thể thay nước cho cá.

– Lưu ý: Cá con không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần. Vì thế ta nên để bể trống là tốt nhất nếu không co rong.

Các Dạng Màu Của Cá Betta (Xiêm Chọi)

Đạng cá betta một màu (đơn sắc): Cá chỉ có một màu duy nhất thể hiện trên toàn bộ cơ thể từ thân mình đến các vây.

Dòng cá betta Màu sáng (cellophane)

Cá có màu trong suốt. Bộ vảy của cá không có sắc tố màu.

Dòng cá betta Màu trắng đục (white opaque)

Dòng cá này được lai tạo từ cá betta trắng ra đời đầu tiên. Cá không thật sự trắng mà có pha thêm ít màu khác.

Dòng cá betta Màu vàng (yellow)

Dòng cá này có màu vàng óng ánh.

Dòng cá betta Màu cam (orange)

Dòng cá có màu này cũng thuộc dòng cá lai tạo.

Dòng cá betta Màu đỏ (red)

Cá có màu đỏ thường hay có một ít sắc tố đen trên cơ thể, do đó nhìn giống như loại cá nhiều màu.

Dòng cá betta Màu xanh kim loại (Steel blue)

Đây là màu đầu tiên trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu xanh ánh vàng (royal blue)

Đây là màu thứ hai trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu xanh lá (green)

Đây là màu cuối cùng trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu lam

Màu lam là màu có sắc độ giữa màu xanh biển và màu xanh lá.

Dòng cá betta Màu dồng (copper)

Trong tự nhiên, cá có màu này thể hiện ít nhiều màu vàng, có thể là vàng sáng, đồng xậm hoặc đỏ vàng đồng xậm.

Dòng cá betta Màu đen (black)

Màu đen bao gồm 3 loại: đen melano, đen fertile và đen ánh đồng.

Dạng cá betta hai màu

Dòng cá betta Campuchia (cambodian)

Dòng cá này có màu sáng trong suốt, và bộ vây thưòng có màu đỏ hoặc màu xanh biển hay xanh lá.

Màu xanh biên hay xanh lá Campuchia (green or blue Cambodians)

Dòng cá này có màu trắng và vây màu xanh biển hoặc xanh lá.

Dòng cá betta Màu chocolate (chocolate)

Dòng cá này có màu xậm, thường là màu đen và màu xanh đậm, và vây có màu vàng hay màu vàng cam.

Betta với màu patterns

Dòng cá betta Dạng bướm

Dạng này thân mình mang một màu dơn trong khi bộ vây chia ra 2 phần màu phân biệt rõ ràng. Một nửa bộ vây mang một màu đơn, phần còn lại mang màu khác.

Dòng cá betta Màu cẩm thạch (marble)

Cá dòng này cơ thể và bộ vấy có những vệt màu chồng lên màu nền sáng.

Dòng cá betta Màu khoang đốm

Dòng cá này bộ phận đầu có màu sáng, còn thân mình có màu gì không quan trọng.