Cá Betta Shopee / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )

+ Thế nào là con cá vảy rồng đẹp : Thứ nhất : Cá Betta vảy rồng được xếp vào dòng cá Bi-color. Tiêu chuẩn đánh giá 1 con cá Bi-color là thân 1 màu và vây (vây lưng,vây đuôi,vây hậu môn,vây bụng và vây ngực càng tốt) phải có 1 màu tách biệt. Nghĩa là nếu con cá có thân màu trắng thì mọi vây khác của con cá phải có màu khác ngòai màu trắng (ngoại trừ rồng trắng và rồng vàng) .Nhiều người vẫn còn nhầm tưởng vào cá betta rồng chỉ cần bộ vảy là đủ, điều đó tuy đúng nhưng không phải hòan tòan đúng, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá 1 chú cá Betta vảy rồng đẹp

Thứ hai : Bạn cần nắm rõ cá Betta vảy rồng có đặc điểm lớp vảy (hay màu sắc thân) như thế nào để có cái nhìn và sự lựa chọn chính xác hơn . Cá Betta vảy rồng theo nhiều người thì chỉ cần than có vảy là được thế nhưng đó là 1 điều sai lầm vì nếu chỉ nhìn nhận trên phương diện vảy thì bạn sẽ còn nhìn nhầm nhiều con fullmask có bộ vảy óng ánh ko thua gì cá Betta vảy rồng .

Một con Betta vảy rồng đẹp sẽ mang những yếu tố sau đây :

+ Trên thân nhất thiết phải có lớp vảy trắng đục dày phủ đều (kín càng tốt) các vảy phải rõ ràng nhìn như hạt bắp và có độ thưa vừa đủ (dày quá làm con cá không đẹp) + Trên lớp trắng đục có lớp sắc tố phủ lên (có thể có hoặc không). Ví dụ : Rồng xanh : có lớp xanh ngọc phủ trên lớp opaque trên nền sậm

Rồng copper có lớp copper phủ trên lớp trắng đục trên nền sậm

– Super red PK female – Red copper PK – Betta Mahachai

Đầu tiên Betta Mahachai hoang dã được ép với cá red copper betta. Bước đến là lai cá trống F1 với cá super red PK mái . Bước thứ 3 là ép ngược cá mẹ super red với cá trống con F2 và cho ra những con rồng đầu tiên

Hình ảnh Một trong những con cá Betta rồng đầu tiên xúât hiện

Từ những con rồng đầu tiên với bộ vảy mỏng tuy chưa xuất sắc lắm nhưng cũng bắt đầu gây sự chú ý lớn đến các nhà lai tạo. Và chỉ trong 1 thời gian ngắn các nhà lai tạo với nỗ lực không ngừng đã lai tạo thành công 1 dòng cá Betta rồng rất đẹp với bộ vảy dày và óng ánh cùng sự đa dạng về màu và dạng đuôi từ PK, PKHM,HM và cả CT và DT.

Ngày nay với trào lưu Betta rồng đang phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều màu sắc hình dạng khác nhau thì việc chơi cá Betta vảy rồng đã nâng lên 1 tầm mới, nó được thể hiện qua kiểu cách, hình dạng 1 con cá tùy theo kiểu cách chơi của mỗi người, có người thích full vảy lên đầu nhưng có người thích cá còn 1 rãnh kéo dài tới vây lưng màu sậm không vẩy,… Dù gì đi nữa thì một điều không thể phủ nhận : Betta rồng là 1 loại cá Betta rất đẹp và cực kỳ quyến rũ có khả năng hớp hồn chúng ta ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.

Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

Joep van EschTrong bài viết này, tôi sẽ gắng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về vấn đề lai tạo cá betta. Nên nhớ là những gì mô tả ở đây là cách lai tạo của riêng tôi. Còn rất nhiều cách khác để lai tạo thành công loài cá xinh đẹp này, mỗi nhà lai tạo đều phát triển cách lai tạo riêng phù hợp với điều kiện của mình.

Trước khi bàn sâu về vấn đề lai tạo, tôi xin đưa ra một số lưu ý quan trọng để nếu bạn quyết định lai tạo cá betta, bạn có thể chăm sóc chúng theo cách tốt nhất có thể: – Mỗi lứa cá có thể lên đến 300 con! – Cá đực 2 tháng tuổi cần được tách đàn và nuôi riêng để phát triển tốt. Bạn cần chuẩn bị cho điều này! – Cá con cần được nuôi dưỡng bằng những loại thức ăn tốt nhất. – Chăm sóc và nuôi dưỡng bầy cá con cho đến khi chúng trưởng thành (cho ăn, thay nước…) cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian. – Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đeo đuổi thú chơi này.

Chuẩn bị hồ Để chuẩn bị hồ đẻ, bạn cần những thứ sau đây:

– Hồ kiếng (tối thiểu 10-12 lít) – Đầu nhiệt (25 Watt) – Lọ khử chlor (hiệu Aquasafe hay Easy Life) – Rong – Ống nhựa hay thủy tinh (để nhốt cách ly cá cái) – Miếng mút xốp/ lá bàng/ ly nhựa cắt đôi (làm giá thể để cá đực nhả bọt) – Mảnh chậu gốm trồng cây

Tôi thường lai tạo cá trong các hồ có kích thước 40 x 25 x 25 cm (25 lít) đáy để trống. Mực nước cao 10-15 cm, nhiệt độ được duy trì ở 27-30 độ C nhờ một đầu nhiệt 25 W.

Hồ được thả rong. Tôi thích sử dụng rong đuôi chồn ( Ceratophyllum demersum). Rong dùng để hỗ trợ tổ bọt, nơi trú ẩn cho cá mái, làm trùng cỏ sinh sôi (cá bột ăn trùng cỏ khi mới nở). Hơn nữa, rong còn là nơi trú ẩn cho cá bột khi chúng bắt đầu bơi được. Tôi còn sử dụng mảnh chậu trồng cây làm nơi trú ẩn cho cá cái trong quá trình sinh sản.

Đây là hồ ép cá của tôi: 1. Miếng mút xốp 2. Mảnh lá bàng khô 3. Ống nhựa 4. Mảnh chậu trồng cây 5. Rong

Để tổ bọt có chỗ bám vững chắc hơn, người ta có thể thả vào một miếng mút xốp nhỏ, một ly nhựa cắt đôi, lá bàng khô… Tôi thường cung cấp nhiều lựa chọn cho cá đực bằng cách thả một miếng mút xốp ở góc này và một mảnh lá bàng ở góc đối diện.

Lựa chọn cá bố mẹ Khi lựa chọn cặp cá bố mẹ, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau đây:

– Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai hay chỉ để cho vui mà thôi? Một khi nhà lai tạo có mục đích cụ thể, họ cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng tôi xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau.

– Tuổi của cá: có một số ghi nhận rằng cá Betta sinh sản ở 3 tháng tuổi nhưng tôi thường đợi chúng đạt tối thiểu 4 tháng tuổi mới cho sinh sản.

Trước khi cho sinh sản, bạn phải đảm bảo cá của mình ở điều kiện tốt nhất. Để chuẩn bị, cá của bạn cần được nuôi 1-2 tuần bằng thức có chất lượng cao hay thức ăn tươi sống (tốt nhất là trùng đỏ). Khi bạn cho cá kè nhau mỗi ngày thì chúng sẽ trở nên quen thuộc với nhau và điều này cũng kích thích trứng của cá cái mau chín.

Làm thế nào để phát hiện cá đã sẵn sàng để sinh sản?

Cá cái: mạnh khỏe, linh hoạt, bụng căn trứng, trên thân xuất hiện những sọc đứng. Chú ý: cá cái nền nhạt thường không có sọc đứng!

Cá đực: mạnh khỏe, linh hoạt, giương vây, màu sắc rực rỡ, nhả bọt.

Cho cá bắt cặp Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta thả cặp cá vào hồ ép đẻ.

Tôi thường thả cá cái vào hồ trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau tôi cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) và thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

Cặp Betta đang vờn nhau.

Tôi chỉ cho cá ăn khi cá cái vẫn còn được cách ly. Cá cái luôn ăn trong khi tôi thấy cá đực thường ngưng ăn trong quá trình nhả bọt.

Ổ bọt nhìn từ bên trên.

Ổ bọt nhìn từ bên dưới.

Tôi thường thả cá cái ra trước khi tắt đèn khoảng 5-10 phút. Tôi luôn mong mốn cặp cá của mình phối hợp với nhau ngay sau khi thả cá cái. Nếu cá cái không phản ứng và bỏ chạy thì nên vớt nó ra và chờ vài ngày trước khi thử lại.

Sau khi cá cái được thả ra, cả hai sẽ vờn nhau khắp hồ. Nếu cá cái bị cắn vài miếng thì cũng là điều rất bình thường. Sau một lúc, cá cái sẽ quan sát cá đực nhả bọt ở một khoảng cách an toàn. Khi cá đực đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá cái. Nó cố gắng dẫn dụ cá cái tiến đến ổ bọt một cách ít hung dữ hơn bằng động tác giương vây.

Khi cá cái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống. Chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá đực bắt đầu cuộn lấy cá cái. Đôi khi phải mất thời gian trước khi cá đực làm được như vậy, nhất là đối với những con thiếu kinh nghiệm.

Khi cả hai cuốn lấy nhau, trứng bị ép ra từ bụng cá cái. Ngay lập tức cá đực phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai cá đực lẫn cá cái bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Mỗi lần đẻ thường diễn ra từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

Khi cá đực cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá cái đi và cá cái sẽ trốn vào đám rong. Đây là lúc để vớt cá cái ra và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp. Cá đực chăm sóc tổ một mình. Lúc này tôi thường nhỏ vài giọt Liquifry no.1 để làm lượng trùng cỏ trong hồ sinh sôi. Từ bây giờ, cần để đèn 24/24 cho đến khi cá con có thể bơi và cá đực được bắt ra.

Khi bạn theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh sản, bạn hiếm khi thấy cá cái bị thương nặng. Trong hầu hết trường hợp, cá cái rời hồ đẻ ở tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cá cái bị thương nặng, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp nó phục hồi sau vài tuần.

Trứng nằm trên ổ bọt.

Nuôi dưỡng cá con Ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở sau từ 25-30 giờ. Sau khi nở, sự hiện diện của cá con có thể dễ dàng được nhận thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Một nhúm những cái đuôi nhỏ lòi ra từ ổ bọt bởi vì cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

Cá con một ngày tuổi treo mình trên ổ bọt.

Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá đực nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết…

Cá đực đang chăm sóc cá con.

Sau khoảng hai ngày túi noãn hoàng ở cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi trên mặt nước. Cá đực cố hết sức đem cá con trở lại tổ. Lúc này, cá đực có thể được bắt ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bầy cá con có thể tự kiếm ăn vì trong nước đã có sẵn trùng cỏ. Một ngày sau khi cá con có thể bơi lội tự do, tôi bắt đầu cho chúng ăn ấu trùng artemia 2-3 lần/ngày. Sau khoảng một tuần, tôi cẩn thận hút chất cặn trong hồ ép bằng ống hút đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con. Nước sạch châm vào hồ phải có cùng nhiệt độ.

Cá bột bắt đầu tự bơi được.

Cá 2 tuần tuổi.

Cá 2 tuần rưỡi tuổi.

Sau khoảng từ 3-4 tuần tuổi, bên cạnh artemia tôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ. Thay từ 10-15% nước hồ sau mỗi hai ngày. Từ 4-6 tuần tuổi, cá bắt đầu lên màu (với những màu nhạt như màu vàng thì phải đợi lâu hơn).

Cá 3 tuần rưỡi tuổi.

Cá 5 tuần tuổi.

Ở 6-8 tuần tuổi, bên cạnh trùn chỉ, tôi bắt đầu cho cá ăn trùng đỏ tươi và đông lạnh. Lượng nước mỗi lần thay tăng lên một chút, từ 20-30% mỗi hai ngày. Ở độ tuổi này chúng ta có thể thấy những con đực đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong bầy. Chúng thường có vây lớn hơn, gây gổ với những con cá đực khác và phùng mang. Lúc này tôi thường bắt chúng ra nuôi riêng.

Cá HMPK xanh metallic 7 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh dương mask 9 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh thép metallic 11 tuần tuổi.

Cá Betta Là Gì ?

Cá Betta là tên gọi chung một chi cá nước ngọt nhỏ kích thước khoảng từ 2,5 cmm đến 12,5 cm, thuộc lớp cá vây tia nằm trong họ cá tai tượng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Cá betta sống ở vùng nước tĩnh, mực nước thấp như ruộng lúa, ao rạch tuy nhiên vẫn có loài sống ở vùng nước lợ như Mahachai (Thái Lan) chẳng hạn. Ngày nay cá betta thuần dưỡng có vây và màu sắc đặc sắc rất khác so với cá hoang dã với vây ngắn, màu sắc kém hơn. Cá betta là loài tương đối dễ nuôi, dễ chăm sóc, điểm đặc biệt thích thú ở cá betta là khi nuôi ta không cần bộ sục khí oxy như ở một số loài cá khác vì cá betta có một bộ phận hô hấp độc đáo gọi là mê lộ (labyrinth) lấy một phần oxy trực tiếp từ không khí, cho phép cá sống sót trong môi trường nước nghèo oxy mặc dù cá vẫn hấp thu oxy hòa tan trong nước, bạn có thể quan sát điểm thú vị này khi cá betta thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước đớp không khí. Chính vì khả năng này, nên mỗi con cá betta hoàn toàn có thể được nuôi trong keo, lọ tuy nhiên dung tích chứa nên càng lớn càng tốt để đảm bảo sức sống lâu dài. Tuổi thọ trung bình của cá betta khoảng 2 đến 3 năm nhưng thực tế để cá sống thọ đến đó khá khó vì phải đảm bảo cá không nhiễm bệnh tật từ nguồn nước & thức ăn và những nguyên nhân không rõ lý do.

Trong phân loại sinh học thì chi Betta thuộc họ cá Tai tượng có khoảng hơn 70 loài nhưng phổ biến hơn cả là loài Betta Splendens với các tên gọi theo chuẩn (tổ chức cá betta quốc tế ibc) & địa phương như fancy, rồng, koi, phướng, xiêm, lia thia…nhiều thế nhưng đều là betta cả.

Tên gọi cá betta và phân bố ở Việt Nam

Miền Nam tên thường gọi lia thia như loài lia thia mang đỏ, lia thia mang xanh thuộc chi Betta (Betta splendens). Cụ thể gồm: Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina, Betta taeniata, Betta pugnax, cá dùi đục (Betta sp. Bung Binh)…

Miền Trung, Bắc Việt Nam thuộc chi Cá Cờ cùng họ với cá betta, tên thường gọi: cá thia cờ, cá sọi cờ, cá đuôi cờ, săn sắt, sin sít, cá cờ chấm cờ

Ngoài ra còn có một loài khá giống với betta hoang dã thuộc chi cá Thanh Ngọc cùng họ với cá betta, tên thường gọi là cá bảy trầu, cá bãi trầu

Với tôi, vào khoảng thập niên 1990  tên gọi quốc tế betta ở Việt Nam chưa phổ biến như bây giờ, lúc đó chỉ gọi là cá xiêm (Siam trong tiếng Thái) hay cá đá, cá chọi. Mua bán cá betta thời đó chỉ là cá xiêm vây đuôi ngắn & dài (cá Phướng ~ Phướn) với màu chủ yếu xanh, đỏ chứ chưa có có betta Halfmoon (đuôi xòe 180 độ) đủ loại như bây giờ. Ngày này bạn có thể online xem hình ảnh, video clip cá của người bán đăng trên website, mạng xã hội như Facebook group, page cá betta. Sau khi ưng ý, bạn có thể liên hệ đặt mua, thanh toán (thông thường là chuyển khoản cho người bán), vận chuyển đến tận tay mà không cần phải đến các tiệm cá như trước đây. Còn về giá bán cá betta hiện nay cũng không phải là mắc, mức giá bán lẻ tùy loại theo độ đẹp, độc & lạ và giá thì giao động từ 30.000đ đến mấy trăm ngàn 1 con cũng có.

Save

Save

Save

Chia sẻ:

Thư điện tử

Facebook

Twitter

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cá Betta Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Betta Khỏe Mạnh

Trước hết, bạn cần hiểu đầy đủ tầm quan trọng của môi trường nước đối với sức khỏe của cá Betta trong bể cá cảnh của bạn.

Những con cá Betta này có khả năng sống sót trong các loại môi trường khác nhau trong tự nhiên nhưng bạn không bao giờ nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc giữ các thông số nước ổn định. Thay đổi đột ngột hoặc thường xuyên về nhiệt độ, có thể làm tổn hại sức khỏe của cá.

Một yếu tố quan trọng khác cho sức khỏe của cá Betta là chế độ dinh dưỡng. Cũng giống như bất kỳ loài cá cảnh nào khác, chế độ ăn cân bằng có thể giúp cá khỏe mạnh hoặc làm suy giảm hoàn toàn sức khỏe của chúng.

Những thứ khác mà ban đầu bạn có thể không cho là quan trọng bao gồm thiết lập và vị trí của bể nuôi cá cảnh. Điều này có vẻ như là một cái gì đó rất cơ bản, nhưng đừng để điều đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các chú cá cảnh trong bể cá của bạn. Bằng cách làm theo các bước đơn giản này, bạn sẽ có thể đảm bảo một môi trường sống thoải mái và an toàn cho cá Bettas.

Hãy bắt đầu bằng cách xem cách thiết kế chính xác bể.

Phần quan trọng nhất của thiết kế bể cá là bạn phải lựa chọn kích thước bể nuôi phù hợp với loại cá cảnh mà bạn lựa chọn. Bể nuôi cá Betta cũng vậy.

Bạn sẽ cần phải chọn đúng bể, nhưng bạn cũng cần biết cách chọn đúng thiết bị, chuẩn bị hồ cá và thiết lập nó làm sao cho đúng khoa học và thẩm mỹ nhất.

Hãy bắt đầu với việc chọn đúng bể. Điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng cá Betta bạn dự định nuôi. Kích thước bể tối thiểu cho một con cá Betta là bể chứa khoảng 20 lít nước.

Một khi bạn đã có kích thước của bể, bạn sẽ cần phải thiết lập nó. Tránh đặt bể cá cảnh dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, như gần cửa sổ. Nhiều tiếng ồn cũng sẽ làm cá cảnh của bạn bị căng thẳng, vì vậy nơi tốt nhất cho bể của bạn là một nơi râm mát và yên tĩnh trong nhà bạn.

Sau khi xác định được vị trí, bạn cần xem xét các thiết bị cần thiết để thiết bế bể cá cảnh. Cá Betta thực sự thích ánh sáng, và vì lý do đó hồ cá phải được chiếu sáng tốt. Tuy nhiên, chiếu sáng có thể thúc đẩy sự phát triển của tảo, để tránh điều này hãy thử sử dụng đèn phát quang hoặc đèn LED.

Một bộ lọc và lò sưởi cũng rất cần thiết cho bể Betta của bạn. Một bộ lọc công suất điều chỉnh công suất bình thường là một giải pháp lý tưởng. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nó, điều chỉnh cường độ dòng chảy để làm cho bể thoải mái.

Cá betta đã quen sống ở vùng biển nhiệt đới ở châu Á và vì vậy bạn cũng sẽ cần sử dụng lò sưởi để làm ấm nước. Bạn có thể sử dụng một cái chìm hoàn toàn nhỏ. Nhiệt độ nước tốt nhất cho cá Betta là từ 24 – 27 độ C.

Còn chất nền bể cá thì sao? Đầu tiên, một quy tắc phổ quát của việc lựa chọn chất nền phù hợp được áp dụng. Cẩn thận rửa nó và loại bỏ các hạt sắc nét, để nó vẫn đẹp và mịn màng. Về loại, càng mịn càng tốt. Sỏi thô và sắc có thể làm hỏng cá của bạn, vì vậy chọn cát hoặc sỏi mịn là tốt nhất.

Trang trí hồ cá và thực vật phải được lựa chọn cẩn thận. Hãy nhớ rằng bất cứ thứ gì bạn đặt vào bể đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá. Tất cả các đồ trang trí nên được kiểm tra kỹ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.

Kiểm tra nước của bể cá trong vài tuần trước khi thả cá vào bể, tránh trường hợp cá bị ngộ độc hay nguồn nước bị ôi nhiễm.

Bây giờ bể cá đã được thiết kế xong, tuy nhiên để mang lại cho cá Betta của bạn sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần biết:

Cho chúng ăn gì?

Khi nào cần thay nước bể?

Cách bảo dưỡng bể như thế nào?

Và làm thế nào để chọn bạn tình cho cá tốt nhất?

Chúng tôi sẽ nói với bạn từng bước làm thế nào để làm điều đó?

Cá Betta là một loài trông rất đẹp và bắt mắt. Màu sắc tươi sáng và ngoại hình đa dạng của chúng là những gì làm cho chúng trở nên được ưa chuộng trên toàn thế giới. Để giữ cho chúng trông đầy màu sắc và tươi sáng, người nuôi cần đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp nhất cho cá.

Những vùng nước này thường chứa rất nhiều động vật giáp xáp, không xương sống, côn trùng và các sinh vật nhỏ khác. Cá Betta là loài ăn thịt sống đúng theo tên của chúng.

Trong bể bạn có thể tạo ra một môi trường gần giống với trong tự nhiên mà chúng sinh sống. Với sự phổ biến của cá Bettas, nên việc tìm kiếm thực phẩm phù hợp không phải là vấn đề. Có nhiều lựa chọn khác nhau để lựa chọn. Đó là thức ăn viên được chế biến và đóng gói, thức ăn này được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc.

Nếu bạn muốn tự chế biến đồ ăn cho cá cảnh nói chung và cá betta nói riêng, chế độ ăn uống của chúng cũng có thể bao gồm cả thực phẩm đông lạnh và khô.

Chúng có thể được cho ăn tôm ngâm nước muối hoặc giun máu, cho đến nay đây vẫn là những lựa chọn phổ biến nhất cho cá Betta.

Bởi những con cá này rất nhỏ nhưng cũng rất năng động, chúng thường có thể ăn nhiều hơn mức chúng có thể tiêu hóa. Nếu bạn nhận thấy rằng cá của bạn trông kiệt sức hoặc bắt đầu bơi theo một cách kỳ lạ, đừng cho chúng ăn trong một ngày. Rất có thể cá của bạn đã bị bội thực do ăn quá nhiều.

Để tránh cho ăn quá nhiều, hãy chú ý đến việc bạn cho cá Betta ăn bao nhiêu. Thông thường, những con cá trưởng thành nên được cho ăn hai lần một ngày. Nếu bạn đang sử dụng thực phẩm có sẵn, mỗi lần nên là khoảng một nhúm hoặc đủ.

3.2. Lựa chọn cá cảnh nuôi cùng cá Betta

Có thể nói đây là một loài cá hung dữ, chúng dữ tợn cả với những đồng loại của chúng chứ đừng nói chúng chung sống với các loài cá khác. Cá Betta đực rất tính lãnh thổ và thường chiến đấu với nhau.

Vì tính chất chiến đấu của chúng, nên chỉ giữ một con đực vào bể. Ngoài ra, bạn có thể có lựa chọn hai cá cái và một đực.

Nếu bạn có ý định nuôi cá Betta với các loài khác, thì việc đầu tiên là bạn không nên nuôi chung với các loài cá nhỏ và hiền mà chỉ nên chọn một số loài cá cảnh tương thích. Các loại cá tương thích bao gồm Poecilia, Tetras đen, Tetf Bloodfin, Catfish, Croakes Gouramis và Rasboras…

Bạn cần hết sức thận trọng khi chọn bạn tình trong bể để đảm bảo điều kiện tốt nhất có thể cho cá. Ngoài khả năng tương thích đơn giản, cũng kiểm tra các điều kiện cần thiết cho mỗi con cá trước đó. Một số loài cá cảnh có thể yêu cầu một thể tích cụ thể hoặc điều kiện nước khác với những gì cá Bettas cần. Điều này có thể thu hẹp danh sách các loài cá cảnh nuôi chung với cá Betta. Nhưng thông thường thì bể càng lớn, sự lựa chọn càng nhiều hơn.

Các thông số nước ổn định là nền tảng của bất kỳ hồ cá nào. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả chúng đều được giữ trong một phạm vi phù hợp (mọi lúc) và không biến đổi theo môi trường xung quanh.

Bất kỳ thay đổi đột ngột hoặc kéo dài có thể dẫn đến bệnh tật và gây chết cá. Vì vậy, đó là yếu tố tốt nhất bạn nên giữ cho điều kiện nước ổn định.

Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau. Một trong những thói quen tốt nhất bạn là đo các thông số nước mỗi tuần 1 lần.

Đó cũng là một thói quen tốt để kiểm tra sức khỏe hàng ngày mỗi khi bạn cho cá ăn. Kiểm tra thiết bị có hoạt động không, nhiệt độ nước tốt và ổn đinh giúp cá phát triển tốt.

Thay nước mới là một việc làm thường xuyên và rất quan trọng. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một căn phòng có cửa sổ đóng kín và hít thở cùng một không khí trong một hoặc hai tuần. Đó là những gì cá cảm thấy khi bạn để hồ cá của bạn sống cuộc sống của nó khi bạn lười thay nước hoặc không khí cho bể cá cảnh.

Trong môi trường sống của chúng, cá phụ thuộc vào tuần hoàn tự nhiên để phát triển. Trong bể cá, bạn đóng vai trò của thiên nhiên. Khoảng 25% nước trong bể nên được làm mới hàng tuần để đảm bảo điều kiện ổn định.

Sử dụng một bể lọc sỏi để làm sạch sỏi nửa tháng một lần và một nam châm tảo để loại bỏ tảo tích tụ trong bể.

Cứ sau vài tháng, bạn cũng sẽ cần thay đổi máy lọc một lần giúp chúng hoạt động tốt hơn.

Mặc dù Bettas là những chiến binh thực thụ, nhưng chúng không phải là bất khả chiến bại. Họ có thể bị bệnh theo thời gian, nhưng nếu bạn hiểu và chăm sóc chúng cẩn thận thì chúng sẽ luôn được khỏe mạnh.

Bệnh phổ biến nhất của cá Betta là nhiễm trùng bắt đầu phát triển sau khi cá chiến đấu và bị thương. Với Bettas, điều này rất phổ biến vì những người lính nhỏ bé này thường sẽ có những vết sẹo chiến đấu có thể dẫn đến tất cả các loại nhiễm trùng khó chịu.

Các cạnh trong bể cá hoặc các miếng sắc nhọn ở các mỏm đa trong bể là nguyên nhân chính gây ra các vết thương này. Do đó bạn nên cải thiện bể cá hoặc các phụ kiện trang trí trong bể cá.

Hầu hết các bệnh khác phát triển khi nước không được giữ sạch. Ví dụ, thối vây là phổ biến với những con cá này. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây viêm và kích ứng.

Thối vây cũng có thể được gây ra bằng cách đưa vi khuẩn vào bể. Nó có thể kết thúc trong bể cá với thiết bị hồ cá mới mà bạn đã mua từ ai đó hoặc chất nền được làm sạch kém. Tuy nhiên, thối vây cũng có thể là triệu chứng cho các bệnh khác .

Nếu điều đó xảy ra, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Càng sớm bắt đầu quá trình phục hồi và dùng thuốc càng tốt.

Một bệnh khác, mặc dù ban đầu bạn có thể không coi nó là một bệnh, là cho ăn quá nhiều. Nếu không phát hiện ra nó có thể dẫn đến các vấn đề với hệ thống tiêu hóa mà cuối cùng có thể dẫn đến cái chết của cá.

Tổng kết về cá Betta

Cá Betta là loài cá rất thú vị để nuôi, sự xuất hiện của nó sẽ gây ấn tượng với bất cứ ai và trong điều kiện tốt, tuổi thọ của họ là 3 năm.

Những con cá này không phải là đòi hỏi khắt khe nhất, nhưng chúng chắc chắn là một trong những con đẹp nhất.

Ngoài việc thường xuyên làm mới nước trong bể, bạn không cần phải làm quá nhiều để giữ cho chúng khỏe mạnh. Luôn thay nước, đảm bảo thành phần nước là chìa khóa để duy trì vẻ ngoài tươi sáng của chúng.