Cá Betta Mái Tự Đẻ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nuôi Cá Betta Con Mới Đẻ

Trong khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột sống nhờ khối noãn hoàng dưới bụng, vì thế mà chúng không cần thức ăn từ bên ngoài.

Sau 3 ngày tuổi, khối noãn hoàng dần dần teo lại, nghĩa là nguồn dinh dưỡng dự trữ sắp cạn kiệt. Lúc này cá cần nguồn thức ăn từ bên ngoài, ở giai đoạn này, vì cá còn quá nhỏ nên không thể ăn các loại thức ăn sống như bo bo, trùn chỉ; có một loại thức ăn rất tốt cho cá betta bột đó là thảo trùng.

Cách chế biến thảo trùng rất đơn giản: lấy một cái chén nhựa nhỏ, bỏ vào đó một ít lá xà lách, cho nước vào, và để khoảng 3 ngày sẽ xuất hiện những con thảo trùng rất nhỏ mà mắt thường không thể thấy được.

Lưu ý: nếu chén thảo trùng có mùi hôi là do lượng lá xà lách quá nhiều, phải bỏ đi và làm lại chén khác. Trong mỗi giọt nước lấy từ chén xà lách chứa rất nhiều con thảo trùng, mỗi ngày lấy khoảng 2 muỗng cà phê thảo trùng bỏ vào bể cho cá ăn.

Khi cá con đủ lớn thì cho chúng ăn các loại thức ăn như bo bo, con đỏ (Moina), rận nước (Daplnia). Các loại thức ăn này không những là nguồn dinh dưỡng cần thiết của cá betta, mà chúng còn giúp cá betta hình thành bản năng bắt mồi của mình. Khi cho cá ăn Moina, phải chọn những con sống, bỏ đi những con chết. Để lấy những con Moina sống khỏe mạnh, cho Moina vào thau, chờ khoảng 10-15 phút, những con sống khỏe mạnh sẽ nổi lên trên, những con chết sẽ chìm xuống đáy. Nên cho cá ăn một lượng vừa đủ, không nên cho vào bể quá nhiều thức ăn nhằm tránh tình trạng cá ăn không hết, thức ăn thừa lại trong bể sẽ làm bẩn nước. Tuy nhiên cũng không để cá con thiếu thức ăn, vì như thế chúng sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng và dẫn đến còi cọc.

Khi cá con được khoảng 45 ngày tuổi, có thể cho chúng ăn loăng quăng, trùn chỉ, trùn muối, hoặc các loại thức ăn dạng viên. Phải thường xuyên thay đổi các loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cá, đồng thời kích thích tính thèm ăn của cá. Sau khi cá ăn xong, phải lấy hết thức ăn thừa trong bể ra, nếu không nước bể sẽ bị ô nhiễm và gây bệnh cho cá.

Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

Joep van EschTrong bài viết này, tôi sẽ gắng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về vấn đề lai tạo cá betta. Nên nhớ là những gì mô tả ở đây là cách lai tạo của riêng tôi. Còn rất nhiều cách khác để lai tạo thành công loài cá xinh đẹp này, mỗi nhà lai tạo đều phát triển cách lai tạo riêng phù hợp với điều kiện của mình.

Trước khi bàn sâu về vấn đề lai tạo, tôi xin đưa ra một số lưu ý quan trọng để nếu bạn quyết định lai tạo cá betta, bạn có thể chăm sóc chúng theo cách tốt nhất có thể: – Mỗi lứa cá có thể lên đến 300 con! – Cá đực 2 tháng tuổi cần được tách đàn và nuôi riêng để phát triển tốt. Bạn cần chuẩn bị cho điều này! – Cá con cần được nuôi dưỡng bằng những loại thức ăn tốt nhất. – Chăm sóc và nuôi dưỡng bầy cá con cho đến khi chúng trưởng thành (cho ăn, thay nước…) cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian. – Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đeo đuổi thú chơi này.

Chuẩn bị hồ Để chuẩn bị hồ đẻ, bạn cần những thứ sau đây:

– Hồ kiếng (tối thiểu 10-12 lít) – Đầu nhiệt (25 Watt) – Lọ khử chlor (hiệu Aquasafe hay Easy Life) – Rong – Ống nhựa hay thủy tinh (để nhốt cách ly cá cái) – Miếng mút xốp/ lá bàng/ ly nhựa cắt đôi (làm giá thể để cá đực nhả bọt) – Mảnh chậu gốm trồng cây

Tôi thường lai tạo cá trong các hồ có kích thước 40 x 25 x 25 cm (25 lít) đáy để trống. Mực nước cao 10-15 cm, nhiệt độ được duy trì ở 27-30 độ C nhờ một đầu nhiệt 25 W.

Hồ được thả rong. Tôi thích sử dụng rong đuôi chồn ( Ceratophyllum demersum). Rong dùng để hỗ trợ tổ bọt, nơi trú ẩn cho cá mái, làm trùng cỏ sinh sôi (cá bột ăn trùng cỏ khi mới nở). Hơn nữa, rong còn là nơi trú ẩn cho cá bột khi chúng bắt đầu bơi được. Tôi còn sử dụng mảnh chậu trồng cây làm nơi trú ẩn cho cá cái trong quá trình sinh sản.

Đây là hồ ép cá của tôi: 1. Miếng mút xốp 2. Mảnh lá bàng khô 3. Ống nhựa 4. Mảnh chậu trồng cây 5. Rong

Để tổ bọt có chỗ bám vững chắc hơn, người ta có thể thả vào một miếng mút xốp nhỏ, một ly nhựa cắt đôi, lá bàng khô… Tôi thường cung cấp nhiều lựa chọn cho cá đực bằng cách thả một miếng mút xốp ở góc này và một mảnh lá bàng ở góc đối diện.

Lựa chọn cá bố mẹ Khi lựa chọn cặp cá bố mẹ, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau đây:

– Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai hay chỉ để cho vui mà thôi? Một khi nhà lai tạo có mục đích cụ thể, họ cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng tôi xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau.

– Tuổi của cá: có một số ghi nhận rằng cá Betta sinh sản ở 3 tháng tuổi nhưng tôi thường đợi chúng đạt tối thiểu 4 tháng tuổi mới cho sinh sản.

Trước khi cho sinh sản, bạn phải đảm bảo cá của mình ở điều kiện tốt nhất. Để chuẩn bị, cá của bạn cần được nuôi 1-2 tuần bằng thức có chất lượng cao hay thức ăn tươi sống (tốt nhất là trùng đỏ). Khi bạn cho cá kè nhau mỗi ngày thì chúng sẽ trở nên quen thuộc với nhau và điều này cũng kích thích trứng của cá cái mau chín.

Làm thế nào để phát hiện cá đã sẵn sàng để sinh sản?

Cá cái: mạnh khỏe, linh hoạt, bụng căn trứng, trên thân xuất hiện những sọc đứng. Chú ý: cá cái nền nhạt thường không có sọc đứng!

Cá đực: mạnh khỏe, linh hoạt, giương vây, màu sắc rực rỡ, nhả bọt.

Cho cá bắt cặp Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta thả cặp cá vào hồ ép đẻ.

Tôi thường thả cá cái vào hồ trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau tôi cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) và thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

Cặp Betta đang vờn nhau.

Tôi chỉ cho cá ăn khi cá cái vẫn còn được cách ly. Cá cái luôn ăn trong khi tôi thấy cá đực thường ngưng ăn trong quá trình nhả bọt.

Ổ bọt nhìn từ bên trên.

Ổ bọt nhìn từ bên dưới.

Tôi thường thả cá cái ra trước khi tắt đèn khoảng 5-10 phút. Tôi luôn mong mốn cặp cá của mình phối hợp với nhau ngay sau khi thả cá cái. Nếu cá cái không phản ứng và bỏ chạy thì nên vớt nó ra và chờ vài ngày trước khi thử lại.

Sau khi cá cái được thả ra, cả hai sẽ vờn nhau khắp hồ. Nếu cá cái bị cắn vài miếng thì cũng là điều rất bình thường. Sau một lúc, cá cái sẽ quan sát cá đực nhả bọt ở một khoảng cách an toàn. Khi cá đực đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá cái. Nó cố gắng dẫn dụ cá cái tiến đến ổ bọt một cách ít hung dữ hơn bằng động tác giương vây.

Khi cá cái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống. Chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá đực bắt đầu cuộn lấy cá cái. Đôi khi phải mất thời gian trước khi cá đực làm được như vậy, nhất là đối với những con thiếu kinh nghiệm.

Khi cả hai cuốn lấy nhau, trứng bị ép ra từ bụng cá cái. Ngay lập tức cá đực phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai cá đực lẫn cá cái bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Mỗi lần đẻ thường diễn ra từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

Khi cá đực cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá cái đi và cá cái sẽ trốn vào đám rong. Đây là lúc để vớt cá cái ra và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp. Cá đực chăm sóc tổ một mình. Lúc này tôi thường nhỏ vài giọt Liquifry no.1 để làm lượng trùng cỏ trong hồ sinh sôi. Từ bây giờ, cần để đèn 24/24 cho đến khi cá con có thể bơi và cá đực được bắt ra.

Khi bạn theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh sản, bạn hiếm khi thấy cá cái bị thương nặng. Trong hầu hết trường hợp, cá cái rời hồ đẻ ở tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cá cái bị thương nặng, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp nó phục hồi sau vài tuần.

Trứng nằm trên ổ bọt.

Nuôi dưỡng cá con Ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở sau từ 25-30 giờ. Sau khi nở, sự hiện diện của cá con có thể dễ dàng được nhận thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Một nhúm những cái đuôi nhỏ lòi ra từ ổ bọt bởi vì cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

Cá con một ngày tuổi treo mình trên ổ bọt.

Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá đực nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết…

Cá đực đang chăm sóc cá con.

Sau khoảng hai ngày túi noãn hoàng ở cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi trên mặt nước. Cá đực cố hết sức đem cá con trở lại tổ. Lúc này, cá đực có thể được bắt ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bầy cá con có thể tự kiếm ăn vì trong nước đã có sẵn trùng cỏ. Một ngày sau khi cá con có thể bơi lội tự do, tôi bắt đầu cho chúng ăn ấu trùng artemia 2-3 lần/ngày. Sau khoảng một tuần, tôi cẩn thận hút chất cặn trong hồ ép bằng ống hút đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con. Nước sạch châm vào hồ phải có cùng nhiệt độ.

Cá bột bắt đầu tự bơi được.

Cá 2 tuần tuổi.

Cá 2 tuần rưỡi tuổi.

Sau khoảng từ 3-4 tuần tuổi, bên cạnh artemia tôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ. Thay từ 10-15% nước hồ sau mỗi hai ngày. Từ 4-6 tuần tuổi, cá bắt đầu lên màu (với những màu nhạt như màu vàng thì phải đợi lâu hơn).

Cá 3 tuần rưỡi tuổi.

Cá 5 tuần tuổi.

Ở 6-8 tuần tuổi, bên cạnh trùn chỉ, tôi bắt đầu cho cá ăn trùng đỏ tươi và đông lạnh. Lượng nước mỗi lần thay tăng lên một chút, từ 20-30% mỗi hai ngày. Ở độ tuổi này chúng ta có thể thấy những con đực đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong bầy. Chúng thường có vây lớn hơn, gây gổ với những con cá đực khác và phùng mang. Lúc này tôi thường bắt chúng ra nuôi riêng.

Cá HMPK xanh metallic 7 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh dương mask 9 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh thép metallic 11 tuần tuổi.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Mau Lớn Đẻ Nhiều

Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá

– Tên khoa học: Betta spp

– Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

Nguồn gốc cá betta

Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

– Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

– Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

– Nhiệt độ nước (C):24 – 30

– Độ cứng nước (dH):5 – 20

– Độ pH:6,0 – 8,0

– Tính ăn:Ăn tạp

– Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

– Chi tiết đặc điểm sinh học:

Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng.

Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

Cách gây giống cá betta

Học hỏi càng nhiều càng tốt

Khi bạn đang thử gây giống bất kỳ loại động vật nào, thì việc tìm hiểu kỹ về loài đó là rất quan trọng. Nghiên cứu cách chăm sóc và gây giống cá Xiêm. Có rất nhiều trang web và sách rất hay viết về cá Xiêm. Hơn 600 quả trứng có thể được đẻ mỗi lần, có nghĩa là bạn phải chăm sóc cho hơn 500 con cá Xiêm khi chúng nở! Bạn cần phải biết mình muốn nhận được gì từ trải nghiệm thực tế này.

Bạn có quan tâm đến ngành di truyền học, gây giống để khoe với mọi người, hoặc cung cấp cho cửa hàng bán cá cảnh?

Hoặc chỉ đơn giản là bạn thích loài cá Xiêm và muốn đưa sở thích của mình lên một đẳng cấp mới?

Gây giống cá Xiêm để khoe với bạn bè hoặc cung cấp cho cửa hàng là một công việc kinh doanh quy mô lớn đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều về thời gian, không gian, và tiền bạc. Do chi phí đầu tư khởi nghiệp và ngân sách cao, rất khó để kiếm lời từ việc gây giống cá Xiêm, vì vậy đây không nên là mục tiêu ban đầu của bạn.

Thiết lập bể chứa cá

Khi bạn đã sẵn sàng để gây giống cho cá Xiêm, bạn cần phải chuẩn bị trước khi mang cặp cá giống về nhà. Thiết lập hai cái bể và chắc chắn là bạn đã chạy chu kỳ xử lý nước ở cả hai bể trước khi mang bất kỳ con cá nào về

Tìm một cặp cá giống

Cá Xiêm gây giống tốt nhất lúc chúng còn non, vậy nên bạn sẽ dễ thành công nhất nếu như tìm được một người gây giống có uy tín trên mạng hoặc gần nhà để mua cặp cá giống. Nếu như bạn tìm được một người gây giống cá trong khu vực, thì họ còn là một nguồn thông tin vô giá. Hãy chắc chắn là con đực và con cái có kích thước giống nhau, và cân nhắc việc mua hai cặp cá giống phòng trường hợp một cặp không thành công.

Đa phần cá Xiêm ở cửa hàng thường quá già để gây giống và không rõ nguồn gốc, nhưng đây là một cách rẻ tiền để bắt đầu gây giống và thường có sẵn nhiều hơn cá giống chuyên dụng.

Nếu bạn chọn gây giống cá mua ở cửa hàng, nên nhớ là có thể bạn sẽ không kiếm được người mua hoặc nhận nuôi cá con, vì đa phần các cửa hàng cá cảnh sẽ không mua chúng. Bởi vì bạn không rõ về nguồn gốc gien của những con cá bạn cho kết đôi, bạn có thể phải nhận những con cá bột bệnh và không ai thích.

Hình ảnh cá xiêm đẹp

Cách Phân Biệt Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Trống Và Cá Betta Mái

Khi còn nhỏ, cá betta trống và cá betta mái thường rất giống nhau, do cơ thể chưa phát triển và cũng chưa thể hiện rõ những đặc tính sinh dục.

Tuy nhiên, tầm khoảng từ 2 tháng tuổi trở đi, chủ nuôi có thể dễ dàng phân biệt được nhờ những điểm đặc trưng của con trống và mái.

Dựa vào kích thước và hình dạng vây

Thông thường, cá betta trống sẽ có phần vây lưng phía trên, phần vây bụng và vây đuôi khá dài, thậm chí có thể dài gấp 2 hoặc 3 lần chiều cao cơ thể của chúng.

Cá betta mái thường ngắn hơn, vây bụng có dạng như một chiếc lược. Vây ngắn được xem là một trong những đặc điểm nhận dạng của cá betta mái.

Dựa vào hình dạng cơ thể

Khi quan sát phần thân cá, ở cá betta trống sẽ dài và thon hơn. Trong khi đó, cá betta mái có phần thân ngắn hơn, còn bụng cá mái lại khá to nên trông có vẻ cá betta mái sẽ béo hơn cá betta trống một chút.

Màu sắc của cá betta trống và cá betta mái

Đa số các chú cá betta trống đều sở hữu màu sắc sặc sỡ và rực rỡ hơn cá mái rất nhiều. Màu nổi bật thường thấy của các chú betta trống là màu xanh dương, xanh lá cây, màu đỏ ở phần thân…

Các cô nàng betta mái thường khoác lên vẻ đẹp dịu nhẹ, màu sắc không tươi sáng, đặc biệt ở phần thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cá mái đang căng thẳng sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn cá trống lúc bình thường.

Cơ quan đẻ trứng

Cơ quan đẻ trứng của cá betta mái thường được gọi là ống dẫn trứng, là một đốm trắng nhỏ, trông giống như hạt muối, nằm ngay phần dưới bụng, giữa mép vây trước bụng và vây bụng.

Có thể nói, đây là cách phân biệt cá betta trống và cá betta mái rõ ràng nhất vì con trống không bao giờ có đốm trắng này.

Như mình đã nói ở trên, nếu cá betta còn khá nhỏ thì sẽ khá khó khăn để xác định. Những con trưởng thành sẽ có cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ và bạn sẽ dễ dàng phân biệt hơn.

Bettaviet cũng mách nhỏ bạn thêm một cách để dễ tìm ra ống dẫn trứng của cá mái, đó chính là cho chúng ăn. Khi ăn, cá betta thường nghiêng mình và hay bơi hướng lên phía trên, do đó, bạn cũng sẽ dễ thấy hơn.

Nhận biết qua chiếc gương

Cá betta vốn dĩ có bản tính hung hăng và những chú cá betta trống thì cũng hung hăng hơn hẳn các cô nàng betta mái. Thế nên, còn một cách nữa để giúp anh em phân biệt là hãy đặt một chiếc gương bên cạnh hồ nuôi, những chú betta trống sẽ tưởng rằng đang có đối thủ, lập tức vươn người, phùng mang, tiến lại gần chiếc gương và thể hiện sự thống trị của mình.

Đối với cá mái, thỉnh thoảng cũng sẽ phùng mang nhưng điều này thường xảy ra ít hơn. Lý do vì cá betta mái ít hiếu chiến hơn so với cá betta trống.

Vì thế, anh em chỉ cần đặt gương cạnh hồ một lúc để phân biệt cá trống hay mái là được.