Cá Betta Giá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Mua Cá Betta Giá Rẻ Và Những Điều Cần Biết Khi Chọn Cá Betta

Cá BETTA hay còn gọi là cá xiêm đá, là một loại cá đẹp, sống linh hoạt và hòa đồng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đây là loài cá có thể sống trong một môi trường không gian hạn hẹp, nguyên thủy của chúng là những cánh đồng, mương thoát nước. Do đó chúng ta có thể nuôi chúng một mình trong chậu, bể cá nhỏ như thú cưng của con người. Tuy là loài cá có thể sống độc lập trong không gian nhỏ nhưng chúng cũng sẽ có lúc bị buồn chán, cô đơn nếu không có sự kich thích.

Cá lia thia hay còn gọi là cá xiêm đá.

1. Giống cá

Việc đầu tiên mà bạn có thể nghĩ đến khi chọn mua một chú cá lia thia cho riêng mình là giống cá như thế nào. Hiện nay các giống cá lia thia đang phổ biến trên thị trường là : Qủy Xanh, Qủy Đỏ, Hoàng Phi Hồng … Tuy nhiên ở mỗi sở thích, đam mê mà người chơi hướng đến thì giống cá cũng sẽ có sự khác biệt, ví dụ như người chơi cá lia thia kiểng thì thường chọn cho mình giống cá trống, còn người dùng vào mục đích cá đá thì quan trọng nhất là con cá mái. Do đó, tùy thuộc vào loại giống tốt hay không, xuất xứ như thế nào mà quyết định vào việc bạn có thể mua cá lia thia giá rẻ được hay không.

Ngoài ra thì việc chọn con giống tốt hay xấu chưa chắc đã quyết định được đến việc cho ra thế hệ cá con sau này tốt hay xấu, chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nuôi, khí hậu, nguồn nước và kinh nghiệm đến từ người nuôi cá.

2. Người nuôi cá

Việc nuôi, chăm sóc cho chú cá của bạn có tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cũng như cái duyên của bạn đối với chú cá của mình.

Một con cá lia thia nhị sắc

Người nuôi cá và giống cá thường đi đôi, nói tới người nuôi thì chắc hẳn sẽ nhắc đến giống của họ. Đôi khi ta có một giống cá tốt, nhưng vào đến tay ta, thì sau một thời gian chúng chẳng khác nào cá chợ cả.

3. Màu sắc của cá

Đơn sắc có nghĩa là loại cá có một màu duy nhất từ đầu đến đuôi. Có thể nói việc ” lem ” hay ” dính” một màu khác thì sẽ bị lỗi. Chẳng hạn như việc một cá xanh bị lem chút đỏ, hoặc cá đỏ bị lem đen trên thân hoặc vây. Như vậy việc lai tạo và chọn một loại cá đơn sắc là cực kì khó khăn.

Nhị sắc nghĩa là con cá có 2 màu? Đúng nhưng chưa hết, thân phải tuyền một màu còn vây lại một màu khác. Hai màu tương phản thì càng tốt. Nếu căn cứ theo chuẩn này thì hiện nay trên thị trường không có mấy con cá được coi là nhị sắc.

Đa sắc. Đây là những con cá ít có giá trị, sở hữu từ 2 màu sắc trở lên và không theo một chuẩn mực nào cả, ngoại trừ một số con có màu phối độc đáo.

Bướm. Sở hữu viền ở vây, đôi khi là ở vây ngực.

Cẩm thạch. Chúng sở hữu hoa văn loang lỗ, chúng là một loại rất độc đáo, vì thường thì chẳng con nào giống con nào.

Màu tự do. Bất kì một loại màu nào không thuộc những màu đã kể trên.

Như vậy thì việc chọn màu cá cũng rất đa dạng. Ngoài ngoại hình sặc sỡ hay những những màu đặc biệt ra thì cá lia thia đa phần có màu tương đối bình thường, không có giá trị. Vì vậy nếu muốn mua cá lia thia giá rẻ thì đây cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý, giá trị của chú cá sẽ được quyết định ở yếu tố này.

4. Đánh giá cá

Mục đích của việc đánh giá cá là bước kiểm tra mức độ phù hợp của cá trước khi chọn làm cá đá hoặc cá kiểng. Ở việc đánh giá thì được chia ra làm 2 bước : Đánh giá sinh lí và đánh giá tâm lí, mục tiêu ở 2 bước đánh giá này là tìm hiểu mức độ trưởng thành của cá, đảm bảo cá không khuyết tật và đánh giá mức độ bạo dạn của cá.

Những bộ phận cần được kiểm tra lần lượt bao gồm : Miệng – nắp mang – mắt – kỳ – vảy – thịt và cấu trúc tổng quát toàn thân.

Miệng : Được coi là bộ phận quan trọng nhất của cá, vì đây được dùng như vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá của bạn khó lòng thắng được. Những dạng khuyết điểm của miệng cá bạn nên tránh :

Miệng bị biến dạng

Miệng không khép kín

Môi sứt

Miệng khoằn hay vểnh

Miệng phù

Miệng sần sùi

Mang và nắp mang : Là bộ phận cung cấp không khí để cá có thể thở. Đây cũng là một bộ phận có chức năng phùng lên để đe dọa đối thủ, là dấu hiệu biểu trưng sức mạnh. Một số dạng mang bị khiếm khuyết : Mang bị biến dạng, mang không khép kín, mang không thể phùng ra hết cỡ, nếp mang lòi ra.

Mắt : là bộ phận dẫn đường của cá. Nếu mắt có vấn đề thì khó có thể xác định cũng như thấy địch thủ một cách rõ ràng. Nếu bị khiếm khuyết hoặc bị thương thì cá sẽ đá chậm, dễ dàng bị thua cuộc. Thậm chí một vài con sẽ bỏ chạy khi mắt bị thương.

Kỳ : Được xem như chân của cá. Đây là bộ phận được sử dụng để điều khiển, hỗ trợ chuyển động của cá. Vì vậy nếu kỳ quá ngắn thì việc chuyển động của cá sẽ bị chậm lại, và khiến cho cá dễ dàng bị thua cuộc trong trận đấu.

Vảy : Được mệnh danh như là áo giáp của loài cá.

Cấu trúc tổng quát : Toàn thân phải cân đối, tất cả các bộ phận phải mạnh mẽ và cân xứng, thân không được dài quá hoặc ngắn quá.

Việc đánh giá cá như trên cũng góp phần giúp bạn chọn một chú cá lia thia đá tốt hay không

Việc đánh giá cá như trên cũng góp phần giúp bạn chọn một chú cá lia thia dùng trong mục đích đấu tốt hay không. Nó khiến giá trị của chú cá của bạn cao hay thấp, quyết định trực tiếp đến việc bạn có thể mua cá lia thia giá rẻ hay không nữa.

BETTASALES.NET – BETTA SHOP VIET NAM

Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi

Mục đích của việc đánh giá cá xiêm chọi, cá đá là kiểm tra các tiêu chuẩn cần có của một con cá đá để chọn ra con cá tốt nhất đem về huấn luyện và cho thi đấu. Có hai tiêu chí đánh giá: đánh giá sinh lý của cá, và đánh giá tâm lý của cá.

Trước tiên, cần phải kiểm tra về mức độ trưởng thành của cá, và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Sau đó kiểm tra các bộ phận trên cơ thể cá như: miệng, mang và nắp mang, mắt, kỳ, vảy, thịt và cấu trúc cơ thể.

1. Miệng của cá betta:

Miệng được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá, bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó mà thắng trận. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, do miệng ăn thõng với mũi nên nếu miệng bị thương nặng thì thường làm cho cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà ta thường thấy cá giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ.

2. Mang và nắp mang cá đá

Mang và nắp mang có nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Đó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề thì khi đá, cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy.

Nắp mang được xem là bình thường phải nằm gọn gàng đúng vị trí, bề mặt nắp mang phải trơn láng, nó có thể đóng mở dễ dàng và không bị vướng víu. Các nếp mang phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang, nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, khi cá thở, nắp mang đóng mở một cách nhẹ nhàng. Nếu nắp mang đóng mở một cách gấp gáp thì chứng tỏ cá có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem cá có tình trạng này đi đá.

3. Mắt của cá chọi:

Mắt là bộ phận khá quan trọng, nó giúp cá quan sát được dối thủ. Nếu mắt bị thương thì cá sẽ đá chậm lại, có nhiều trường hợp cá bỏ cuộc bơi ra chỗ khác.

Cá có mắt bình thường thì phải không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật sậm màu lại gần lọ cá, chẳng hạn như đầu bút chì, nếu cá có mắt khỏe mạnh thì nó sẽ tiến lại gần dầu bút chì và bắt đầu phùng mang.

4. Kỳ của betta, cá xiêm:

Kỳ được xem như là chân của cá, nó giúp cá di chuyển và thay đổi các tư thế bơi. Một con cá đá hoàn chỉnh phải có bộ kỳ dài và khép sát vào thân. Nếu kỳ quá ngắn, cá sẽ di chuyển không nhanh bằng dối thủ.

5. Vảy của betta chọi, cá xiêm đá:

Vảy là áo giáp của cá, nó được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Loại vảy lớn rất khó bị tróc, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hdn, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề ít bị ảnh hưởng.

Vảy của cá được gọi là hoàn hảo thì phải được xếp sát vào nhau một cách dểu đặn, màu vảy càng đậm càng tốt.

6. Thịt của betta chọi:

Thịt là góc của vảy, nó giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương, và khi bị thương thì vết thương không lan ra quá rộng. Các yếu tố như di truyển, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến thịt của cá. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá bậc nhất đểu xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Bạn không thể dánh giá được thịt của một con cá có rắn chắc hay không nếu không cho nó dá với một con cá có cùng đẳng cấp. Một con cá có thịt tốt phải có các yếu tò sau: khi bị đối thủ cẳn bị thương thì vết thương không lan rộng, và phải có khả năng phục hồi nhanh sau trận đấu.

7. Cấu trúc cơ thể cá xiêm đá:

Một con cá đá hoàn hảo phải có cấu trúc cơ thể cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng, đặc biệt là chiều dài của thân cá. Thân cá quá dài hay quá ngắn sẽ làm cho nó bơi chậm và khó xoay trở khi bị dôi thủ áp sát.

8. Tâm lý cá trước khi đá

Tâm lýlà yếu tố hết sức quan trọng của cá dá. Trong trường đấu, có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cá như tiếng động bất ngờ hay sự quan sát và đi lại của mọi người. Nếu tâm lý của cá không ổn định, nó sẽ mất đi bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể, vì thế mà nó có thể bỏ chạy và thua cuộc bất cứ lúc nào.

Dấu hiệu của cá có tâm lý không ổn định:

+ Cá sợ hải và bơi một cách hốt hoảng hay nhảy lổng lộn lên khi có người bước lại gần lọ cá.

+ Khi cho cá mái và cá trống vào chậu, cá không rượt duổi nhau mà lại nép mình vào đáy chậu hay trốn vào bụi rong.

+ Cá bơi một cách hốt hoảng khi đưa cây bút chì lại gần lọ cá.

+ Cách phòng chống chứng không ổn định tâm lý của cá

+ Bố trí phòng nuôi cá sao cho có thể ngăn cản những động vật quậy phá như mèo, chuột.

+ Khi đem cá đang dưỡng bỏ vào chậu để huấn luyện, phải vớt cá một cách nhẹ nhàng tránh làm cho cá hoảng sợ.

+ Nên bật radio để nghe nhạc trong phòng nuôi cá, vì âm thanh phát ra từ radio sẽ làm cho cá quen với tiếng người, nhờ đó chúng sẽ không bị căng thẳng khi mang đến trường dấu có dông đúc người với âm thanh náo loạn.

+ Khi vào phòng nuôi cá nên bước nhẹ nhàng, không nên chạy ào vào làm cho cá hoảng sợ.

Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )

+ Thế nào là con cá vảy rồng đẹp : Thứ nhất : Cá Betta vảy rồng được xếp vào dòng cá Bi-color. Tiêu chuẩn đánh giá 1 con cá Bi-color là thân 1 màu và vây (vây lưng,vây đuôi,vây hậu môn,vây bụng và vây ngực càng tốt) phải có 1 màu tách biệt. Nghĩa là nếu con cá có thân màu trắng thì mọi vây khác của con cá phải có màu khác ngòai màu trắng (ngoại trừ rồng trắng và rồng vàng) .Nhiều người vẫn còn nhầm tưởng vào cá betta rồng chỉ cần bộ vảy là đủ, điều đó tuy đúng nhưng không phải hòan tòan đúng, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá 1 chú cá Betta vảy rồng đẹp

Thứ hai : Bạn cần nắm rõ cá Betta vảy rồng có đặc điểm lớp vảy (hay màu sắc thân) như thế nào để có cái nhìn và sự lựa chọn chính xác hơn . Cá Betta vảy rồng theo nhiều người thì chỉ cần than có vảy là được thế nhưng đó là 1 điều sai lầm vì nếu chỉ nhìn nhận trên phương diện vảy thì bạn sẽ còn nhìn nhầm nhiều con fullmask có bộ vảy óng ánh ko thua gì cá Betta vảy rồng .

Một con Betta vảy rồng đẹp sẽ mang những yếu tố sau đây :

+ Trên thân nhất thiết phải có lớp vảy trắng đục dày phủ đều (kín càng tốt) các vảy phải rõ ràng nhìn như hạt bắp và có độ thưa vừa đủ (dày quá làm con cá không đẹp) + Trên lớp trắng đục có lớp sắc tố phủ lên (có thể có hoặc không). Ví dụ : Rồng xanh : có lớp xanh ngọc phủ trên lớp opaque trên nền sậm

Rồng copper có lớp copper phủ trên lớp trắng đục trên nền sậm

– Super red PK female – Red copper PK – Betta Mahachai

Đầu tiên Betta Mahachai hoang dã được ép với cá red copper betta. Bước đến là lai cá trống F1 với cá super red PK mái . Bước thứ 3 là ép ngược cá mẹ super red với cá trống con F2 và cho ra những con rồng đầu tiên

Hình ảnh Một trong những con cá Betta rồng đầu tiên xúât hiện

Từ những con rồng đầu tiên với bộ vảy mỏng tuy chưa xuất sắc lắm nhưng cũng bắt đầu gây sự chú ý lớn đến các nhà lai tạo. Và chỉ trong 1 thời gian ngắn các nhà lai tạo với nỗ lực không ngừng đã lai tạo thành công 1 dòng cá Betta rồng rất đẹp với bộ vảy dày và óng ánh cùng sự đa dạng về màu và dạng đuôi từ PK, PKHM,HM và cả CT và DT.

Ngày nay với trào lưu Betta rồng đang phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều màu sắc hình dạng khác nhau thì việc chơi cá Betta vảy rồng đã nâng lên 1 tầm mới, nó được thể hiện qua kiểu cách, hình dạng 1 con cá tùy theo kiểu cách chơi của mỗi người, có người thích full vảy lên đầu nhưng có người thích cá còn 1 rãnh kéo dài tới vây lưng màu sậm không vẩy,… Dù gì đi nữa thì một điều không thể phủ nhận : Betta rồng là 1 loại cá Betta rất đẹp và cực kỳ quyến rũ có khả năng hớp hồn chúng ta ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.

Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

Joep van EschTrong bài viết này, tôi sẽ gắng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về vấn đề lai tạo cá betta. Nên nhớ là những gì mô tả ở đây là cách lai tạo của riêng tôi. Còn rất nhiều cách khác để lai tạo thành công loài cá xinh đẹp này, mỗi nhà lai tạo đều phát triển cách lai tạo riêng phù hợp với điều kiện của mình.

Trước khi bàn sâu về vấn đề lai tạo, tôi xin đưa ra một số lưu ý quan trọng để nếu bạn quyết định lai tạo cá betta, bạn có thể chăm sóc chúng theo cách tốt nhất có thể: – Mỗi lứa cá có thể lên đến 300 con! – Cá đực 2 tháng tuổi cần được tách đàn và nuôi riêng để phát triển tốt. Bạn cần chuẩn bị cho điều này! – Cá con cần được nuôi dưỡng bằng những loại thức ăn tốt nhất. – Chăm sóc và nuôi dưỡng bầy cá con cho đến khi chúng trưởng thành (cho ăn, thay nước…) cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian. – Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đeo đuổi thú chơi này.

Chuẩn bị hồ Để chuẩn bị hồ đẻ, bạn cần những thứ sau đây:

– Hồ kiếng (tối thiểu 10-12 lít) – Đầu nhiệt (25 Watt) – Lọ khử chlor (hiệu Aquasafe hay Easy Life) – Rong – Ống nhựa hay thủy tinh (để nhốt cách ly cá cái) – Miếng mút xốp/ lá bàng/ ly nhựa cắt đôi (làm giá thể để cá đực nhả bọt) – Mảnh chậu gốm trồng cây

Tôi thường lai tạo cá trong các hồ có kích thước 40 x 25 x 25 cm (25 lít) đáy để trống. Mực nước cao 10-15 cm, nhiệt độ được duy trì ở 27-30 độ C nhờ một đầu nhiệt 25 W.

Hồ được thả rong. Tôi thích sử dụng rong đuôi chồn ( Ceratophyllum demersum). Rong dùng để hỗ trợ tổ bọt, nơi trú ẩn cho cá mái, làm trùng cỏ sinh sôi (cá bột ăn trùng cỏ khi mới nở). Hơn nữa, rong còn là nơi trú ẩn cho cá bột khi chúng bắt đầu bơi được. Tôi còn sử dụng mảnh chậu trồng cây làm nơi trú ẩn cho cá cái trong quá trình sinh sản.

Đây là hồ ép cá của tôi: 1. Miếng mút xốp 2. Mảnh lá bàng khô 3. Ống nhựa 4. Mảnh chậu trồng cây 5. Rong

Để tổ bọt có chỗ bám vững chắc hơn, người ta có thể thả vào một miếng mút xốp nhỏ, một ly nhựa cắt đôi, lá bàng khô… Tôi thường cung cấp nhiều lựa chọn cho cá đực bằng cách thả một miếng mút xốp ở góc này và một mảnh lá bàng ở góc đối diện.

Lựa chọn cá bố mẹ Khi lựa chọn cặp cá bố mẹ, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau đây:

– Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai hay chỉ để cho vui mà thôi? Một khi nhà lai tạo có mục đích cụ thể, họ cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng tôi xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau.

– Tuổi của cá: có một số ghi nhận rằng cá Betta sinh sản ở 3 tháng tuổi nhưng tôi thường đợi chúng đạt tối thiểu 4 tháng tuổi mới cho sinh sản.

Trước khi cho sinh sản, bạn phải đảm bảo cá của mình ở điều kiện tốt nhất. Để chuẩn bị, cá của bạn cần được nuôi 1-2 tuần bằng thức có chất lượng cao hay thức ăn tươi sống (tốt nhất là trùng đỏ). Khi bạn cho cá kè nhau mỗi ngày thì chúng sẽ trở nên quen thuộc với nhau và điều này cũng kích thích trứng của cá cái mau chín.

Làm thế nào để phát hiện cá đã sẵn sàng để sinh sản?

Cá cái: mạnh khỏe, linh hoạt, bụng căn trứng, trên thân xuất hiện những sọc đứng. Chú ý: cá cái nền nhạt thường không có sọc đứng!

Cá đực: mạnh khỏe, linh hoạt, giương vây, màu sắc rực rỡ, nhả bọt.

Cho cá bắt cặp Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta thả cặp cá vào hồ ép đẻ.

Tôi thường thả cá cái vào hồ trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau tôi cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) và thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

Cặp Betta đang vờn nhau.

Tôi chỉ cho cá ăn khi cá cái vẫn còn được cách ly. Cá cái luôn ăn trong khi tôi thấy cá đực thường ngưng ăn trong quá trình nhả bọt.

Ổ bọt nhìn từ bên trên.

Ổ bọt nhìn từ bên dưới.

Tôi thường thả cá cái ra trước khi tắt đèn khoảng 5-10 phút. Tôi luôn mong mốn cặp cá của mình phối hợp với nhau ngay sau khi thả cá cái. Nếu cá cái không phản ứng và bỏ chạy thì nên vớt nó ra và chờ vài ngày trước khi thử lại.

Sau khi cá cái được thả ra, cả hai sẽ vờn nhau khắp hồ. Nếu cá cái bị cắn vài miếng thì cũng là điều rất bình thường. Sau một lúc, cá cái sẽ quan sát cá đực nhả bọt ở một khoảng cách an toàn. Khi cá đực đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá cái. Nó cố gắng dẫn dụ cá cái tiến đến ổ bọt một cách ít hung dữ hơn bằng động tác giương vây.

Khi cá cái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống. Chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá đực bắt đầu cuộn lấy cá cái. Đôi khi phải mất thời gian trước khi cá đực làm được như vậy, nhất là đối với những con thiếu kinh nghiệm.

Khi cả hai cuốn lấy nhau, trứng bị ép ra từ bụng cá cái. Ngay lập tức cá đực phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai cá đực lẫn cá cái bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Mỗi lần đẻ thường diễn ra từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

Khi cá đực cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá cái đi và cá cái sẽ trốn vào đám rong. Đây là lúc để vớt cá cái ra và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp. Cá đực chăm sóc tổ một mình. Lúc này tôi thường nhỏ vài giọt Liquifry no.1 để làm lượng trùng cỏ trong hồ sinh sôi. Từ bây giờ, cần để đèn 24/24 cho đến khi cá con có thể bơi và cá đực được bắt ra.

Khi bạn theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh sản, bạn hiếm khi thấy cá cái bị thương nặng. Trong hầu hết trường hợp, cá cái rời hồ đẻ ở tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cá cái bị thương nặng, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp nó phục hồi sau vài tuần.

Trứng nằm trên ổ bọt.

Nuôi dưỡng cá con Ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở sau từ 25-30 giờ. Sau khi nở, sự hiện diện của cá con có thể dễ dàng được nhận thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Một nhúm những cái đuôi nhỏ lòi ra từ ổ bọt bởi vì cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

Cá con một ngày tuổi treo mình trên ổ bọt.

Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá đực nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết…

Cá đực đang chăm sóc cá con.

Sau khoảng hai ngày túi noãn hoàng ở cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi trên mặt nước. Cá đực cố hết sức đem cá con trở lại tổ. Lúc này, cá đực có thể được bắt ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bầy cá con có thể tự kiếm ăn vì trong nước đã có sẵn trùng cỏ. Một ngày sau khi cá con có thể bơi lội tự do, tôi bắt đầu cho chúng ăn ấu trùng artemia 2-3 lần/ngày. Sau khoảng một tuần, tôi cẩn thận hút chất cặn trong hồ ép bằng ống hút đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con. Nước sạch châm vào hồ phải có cùng nhiệt độ.

Cá bột bắt đầu tự bơi được.

Cá 2 tuần tuổi.

Cá 2 tuần rưỡi tuổi.

Sau khoảng từ 3-4 tuần tuổi, bên cạnh artemia tôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ. Thay từ 10-15% nước hồ sau mỗi hai ngày. Từ 4-6 tuần tuổi, cá bắt đầu lên màu (với những màu nhạt như màu vàng thì phải đợi lâu hơn).

Cá 3 tuần rưỡi tuổi.

Cá 5 tuần tuổi.

Ở 6-8 tuần tuổi, bên cạnh trùn chỉ, tôi bắt đầu cho cá ăn trùng đỏ tươi và đông lạnh. Lượng nước mỗi lần thay tăng lên một chút, từ 20-30% mỗi hai ngày. Ở độ tuổi này chúng ta có thể thấy những con đực đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong bầy. Chúng thường có vây lớn hơn, gây gổ với những con cá đực khác và phùng mang. Lúc này tôi thường bắt chúng ra nuôi riêng.

Cá HMPK xanh metallic 7 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh dương mask 9 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh thép metallic 11 tuần tuổi.