Cá Betta Bị Sốc Nước / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Khi Cá Koi Bị Sốc Nước Thì Làm Thế Nào ?

Cá koi bị sốc nước là vấn đề rất nhiều ae gặp phải . Nếu k biết cách xử lí và k xử lí kịp thời thì cá sẽ chết rất nhanh . Sốc nước nghe k quá nguy hiểm nhưng thực chất rất nguy hiểm ae ạ . Đã rất nhiều ae phải trả học phí rất nhiều vì vấn đề sốc nước , bản thân mình cũng từng trả giá đắt cho vấn đề sốc nước nên hôm nay mình chia sẻ để ae cùng tham khảo và áp dụng khi cần thiết ạ

Nguyên nhân koi bị sốc nước : đa số là khi di chuyển môi trường mới cho koi từ nơi này qua nơi khác hoặc từ hồ này qua hồ khác nếu không biết cách ngâm bao cá trong hồ cho cân bằng nhiệt độ và không pha nước từ từ cho cá làm quen thì cá rất dễ bị sốc nước , một số trường hợp thay nước cho hồ koi nhưng thay quá nhiều nước mới (60-100% nước mới ) và cho nước vào quá nhanh , khi nhiệt độ , các chỉ số nước trong hồ và nước thay vào khác nhau nên thay vào quá nhiều sẽ làm thay đổi môi trường sống của cá 1 cách đột ngột , cá phản ứng k kịp và sốc , một số trường hợp đánh thuốc quá liều cũng làm cá sốc

Cách nhận biết cá sốc nước : khi sốc nước cá có biểu hiện bơi loạn xạ , bơi mất phương hướng và bơi rất nhanh , co giật . Hoặc cá bơi mất thăng bằng chao đảo và ngáp liên tục , thường hay nổi ngửa người lên . Hoặc cá ngáp nhanh liên tục và bơi lúc nhanh lúc chậm có lúc lại bơi lộn người liên tục

Cách xử lí như sau : khi xác định cá bị sốc ea bắt con bị sộc ra tank hoặc thau . Bỏ sủi oxy vào thật mạnh và ae tay giữ cá thăng bằng và cho mang cá lại ngay vòi sục oxy để nhận được lượng oxy nhiều nhất có thể ( ae giũ thăng bằng cho cá đến khi cá hồi phục luôn nha ) sau đó ae bỏ c sủi vào , 5 viên/100 lít nước . C sủi rất hiệu quả trong việc cứu cá khi bị sốc nước , mình đã cứu được rất nhiều cá bằng cách này . Sau khi cho c sủi ae vẫn giữ thăng bằng cho cá để cá hồi phục , khi cá tự bơi được thì ae có thể buông cá ra k cần giữ nữa , để cá trong thau hoặc tank như vậy 2-3 tiếng cho cá khoẻ hẳn rồi ae mới thả vào hồ

Ae có kinh nghiệm hoặc có ý kiến thì cmt phía dưới để mọi người cùng tham khảo và học hỏi ạ

Nguồn Facebook: MC Koi

Chuẩn Bị Nước Nuôi Cá Rồng

Nước là thành phần rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá Rồng nói riêng vì vậy cần phải chuẩn bị kỹ nguồn nước nuôi cá Rồng

Khi có ý định nuôi cá Rồng, bạn phải thực hiện những công việc gì để có một bể cá như ý muốn? Phần này sẽ hướng dẫn người nuôi thực hiện qui trình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để có một bể cá rồng như ý muốn. Qui trình này bao gồm các công việc như xử lý nguồn nước, chọn bể nuôi, trang trí bể cá, chọn cá giống và thả cá vào bể.

Nước là thành phần rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá Rồng nói riêng. Môi trường nước kém chất lượng, chứa độc tố hay vi khuẩn dễ làm cho cá bị bệnh. Độ pH hay nhiệt độ của nước không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá Rồng.

Nguồn nước

Tùy theo địa phương (thành thị hay nông thôn) mà người nuôi cá Rồng có thể sử dụng một trong các nguồn nước sau: nước máy; nước giếng; nước sông.

Ở thành thị, nước máy là loại nước thường dùng trong sinh hoạt. Đây là loại nước tương đối tốt cho việc nuôi cá nước ngọt nói chung và cá Rồng nói riêng.

Trong nước máy chứa hàm lượng Clo rất cao, không thể dùng trực tiếp để nuôi cá được. Vì vậy, phải khử Clo trong nước trước khi dùng nuôi cá. Việc khử Clo có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp đơn giản nhất là “làm mát nước”, cách làm như sau: cho nước vào một cái thau lớn rồi đem đặt ngoài trời khoảng 24 – 48 tiếng đồng hổ để làm mát nước. Nhờ sự lưu thông của không khí, khí Clo trong nước sẽ bốc hơi; đồng thời cách làm này sẽ tăng lượng oxy trong nước.

Ở nông thôn, nếu không có nước máy cũng có thể sử dụng nước giếng để nuôi cá. Nước giếng tương đối cứng nhưng nhiệt độ thì ổn định.

Trước khi sử dụng nước giếng nuôi cá phải “làm mát nước” trên 12 tiếng nhằm làm cho nhiệt độ của nước tương đương với nhiệt độ trên mặt đất, đồng thời làm tăng lượng oxy trong nước.

Nước sông thuộc loại nước thiên nhiên, tương đối mềm nhưng lẫn nhiều tạp chất dễ gây hại cho sức khỏe của cá. Do vậy, phải lọc bỏ tạp chất trong nước trước khi dùng để nuôi cá.

Nước sông chứa nhiều thức ăn thiên nhiên, có thể giúp màu sắc của cá Rồng trở nên tự nhiên hơn.

Phương pháp lọc nước

Phương pháp “làm mát nước” trình bày ở trên mới chỉ khử khí Clo trong nước mà thôi, trong nước có thể còn độc tố, tạp chất và vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Để có một nguồn nước đảm bảo an toàn cho cá Rồng phải lọc bỏ đi độc tố, tạp chất và vi khuẩn. Ở đây trình bày bốn cách lọc: lọc bằng than hoạt tính, lọc bằng các vật liệu đơn giản, lọc bằng máy lọc, và dùng máy lọc bể.

Than hoạt tính có dạng hạt màu đen, bề mặt có những lỗ nhỏ. Than hoạt tính hút thấm rất tốt, đây là nguyên liệu thường được dùng trong các bể cá cảnh. Có thể mua than hoạt tính ở các tiệm cá cảnh.

1 kg than hoạt tính có thể hút thấm được một diện tích khoảng vài trăm cm 2. Thời gian tiếp xúc nước của than hoạt tính càng lâu thì khả năng hút thấm càng cao, nghĩa là chất lượng nước sau khi lọc càng tốt.

Khi lọc bằng than hoạt tính cần lưu ý:

– Phải rửa sạch than hoạt tính trước khi cho vào bể.

– Nên bỏ dưới đáy màng lọc một lớp bông gòn dày khoảng 2 đến 3 cm rồi mới cho than vào bể. Ở trên lớp than cũng bỏ một lớp bông gòn nhằm lọc hết những tạp chất có kích thước lớn. Lớp bông gòn và than hoạt tính phải được thay mới sau 2 đến 3 tháng.

Các vật liệu như bông gòn, đá, xốp biển… đều có thể dùng để lọc nước. Đây là các vật liệu dễ tìm, dễ sử dụng mà giá thì rất rẻ.

Bông gòn: là loại sản phẩm hóa học, có dạng sợi nhỏ đan xen vào nhau, có tính thẩm thấu cao, có khả năng lọc nhiều tạp chất. Bông gòn thường dùng chung với than hoạt tính.

Than xỉ: là loại chất thải sau khi đốt lò hơi. Than xỉ không tan trong nước, hút thấm các hơi thối trong bể rất tốt.

Xốp biển: là sợi hóa học có nhiều lỗ hổng, có tính năng hút nước mạnh, có khả năng lọc những tạp chất lớn.

Đá: bao gồm đá sỏi, đá thạch anh, đá san hô… tất cả đều có tính năng lọc tạp chất rất tốt.

Lọc bằng máy lọc

Ngoài than hoạt tính và các vật liệu như bông gòn, đá… có thể sử dụng máy lọc nước. Khi máy lọc hoạt động, nước được đưa vào từ dưới lên qua các nguyên liệu lọc đặt trong máy, sau đó nước đi ra từ phía cửa trên.

Nên cho nước chảy vào máy lọc thật chậm để các nguyên liệu lọc có đủ thời gian lọc các tạp chất cần thiết và loại bỏ Clo, giảm độ cứng của nước, nhằm tạo ra nguồn nước có chất lượng tốt.

Máy lọc bể

Máy lọc bể thường có 2 loại: máy lọc qua lớp cát trong bể và máy lọc tuần hoàn loại nhỏ.

Máy lọc qua lớp cát chủ yếu dùng cho bể lớn. Nguyên tắc làm việc của máy là nuôi dưỡng vi khuẩn nitơ hóa ở lớp cát dưới đáy bể. Thông qua chức năng sinh học của vi khuẩn nitơ hóa, các hạt chất hữu cơ trong nước được phân giải, từ đó sẽ làm sạch nước.

Cách lắp đặt máy vào bể như sau: đặt ống nhựa PVC dưới đáy bể, trên ống nhựa cứ 10 cm cưa một miếng nhỏ. Dưới đáy bể tạo một cửa nước ra. Bề mặt ống nhựa đặt 2 lớp lưới cửa sổ, trên lớp lưới lại để đầy các viên đá nhỏ hoặc đá san hô dày khoảng 10 – 20 cm làm giường lọc lớp cát. Cửa nước ra dưới đáy bể dùng ống nối với bơm nước; cửa nước ra của ống bơm đặt ở hai bên phía trên của bể cảnh. Khi ống bơm làm việc, nước trong bể thông qua lớp cát thẩm thấu vào trong ống dưới đáy, đồng thời thông lưới phía dưới hội tụ vào cửa nước ra, bơm sẽ bơm nước ra và thông qua đường dẫn đổ nước vào lại trong bể, như vậy nước trong bể hình thành trạng thái lưu động tuần hoàn.

Máy lọc tuần hoàn loại nhỏ chủ yếu dùng cho bể cá cảnh, là loại thiết bị chủ yếu để làm sạch nước trong các bể kiếng nuôi dạng gia đình. Chiểu dài khoảng 5m, có thể đặt phía trên bể. Tấm lót trong máng lọc có lưới lỗ, phía trên phủ một lớp xốp biển, để than hoạt tính vào, phía trên than hoạt tính lại phủ một lớp xốp biển hoặc để than hoạt tính vào trong máng lọc, cửa nước vào của máng lọc thông qua một đoạn nhựa cong, nối với một bơm thay nước loại nhỏ. Sau khi nối nguồn điện, bơm thay nước sẽ dẫn nước vào trong máng lọc, nước từ tù chảy qua lớp than hoạt tính đồng thời từ trong lưới lỗ của tấm lót màng lọc chảy ra, như vậy nước trong bể hình thành một trạng thái lưu động tuần hoàn. Máy lọc nước tuần hoàn loại nhỏ thường mỗi ngày dùng 4 giờ, nước từ hỗn tạp sẽ trong sạch; lọc qua nguyên liệu xốp biển thường mỗi tuần rửa từ 1 – 2 lần, với than hoạt tính từ 1 – 2 tháng rửa 1 lần.

Đo pH, độ cứng (dH), nhiệt độ của nước

Nước dùng để nuôi cá Rồng không những đảm bảo không có độc tố và vi khuẩn mà còn phải có độ pH, độ cứng (dH) và nhiệt độ thích hợp. Người nuôi cá phải thường xuyên kiểm tra các thông số này nhằm có biện pháp điểu chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi.

Cá Rồng thích nghi với môi trường nước có độ pH dao động từ 7 đến 7.5.

Có thể đo độ pH của nước bằng các cách sau đây:

Dùng thiết bị đo điện tử

Dùng giấy thử hóa học

Dùng dung dịch thử độ pH

Khi độ pH của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, bạn có thể sử dụng các cách sau đây để điều chỉnh độ pH.

Khi lượng chất thải của cá quá nhiều sẽ làm cho độ pH của nước giâm xuống (nhỏ hơn 6), dẫn đến giảm độ nitrate, khiến độ ammonia tăng, và nước bị ô nhiễm nặng. Trường hợp này phải tăng độ pH của nước, có thể sử dụng các cách sau:

– Thay nước: thay nước là công việc rất quan trọng đối với việc nuôi cá kiểng. Nên thay hàng ngày, tốt nhất là nên thay 100% nước nếu trong hồ không có thủy tảo, cát, sỏi… Nếu bể có hệ thống lọc nước tốt thì không nên thay hằng ngày mà 2-3 ngày thay một lần, vì thay nước nhiều lần dễ làm cá bị stress.

– Lọc nước: lọc nước, đặc biệt là lọc bằng than hoạt tính sẽ làm giảm nồng độ axit, dẫn đến tăng độ pH của nước.

Dùng dung dịch Natri Cacbonat: có thể cho vào bể một ít dung dịch Natri Cacbonat để tăng độ pH của nước.

Giảm độ pH:

Khi độ pH của nước cao hơn tiêu chuẩn, có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm xuống:

– Pha thêm nước máy: pha thêm vào bể một lượng nước máy (đã khử Clo) sẽ làm giảm độ pH của nước trong bể.

– Dùng than bùn:lấy một cục than bùn cho vào góc bể, độ pH của nước sẽ giảm xuống. Khi than bùn không còn làm cho nước có màu nâu nhạt là lúc than bùn hết tác dụng, phải thay thế cục than bùn khác.

– Dùng axit phosphoric: cho vào bể một lượng axit phosphoric loãng, sau đó đo độ pH, nếu độ pH vẫn còn cao thì tiếp tục cho axit phosphoric loãng vào bể cho đến khi độ pH đạt yêu cầu.

Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể sử dụng dụng cụ thay đổi độ pH có bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Độ cứng của nước

Độ cứng của nước là lượng khoảng chất và muối khoáng hòa tan trong nước.

Yêu cầu về độ cứng của nước: cá Rồng thích hợp với chất nước có độ cứng trung tính.

Giảm độ cứng của nước: khi độ cứng của nước quá cao, nên cho than bùn hay bèo tấm vào bể để hút bớt nồng độ canxi nhằm làm giảm độ cứng của nước.

Nhiệt độ của nước

Với cá Rồng, nhiệt độ của nước cũng rất quan trọng, nhiệt độ không ổn định sẽ dễ làm cho cá bị bệnh và chết. Nhiệt độ nước lý tưởng nhất của cá Rồng dao động trong khoảng 24 – 28°c.

Nhiệt độ của nước quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, hấp thụ và tiêu hóa của cá. Trường hợp này cần sử dụng máy sưỏi ấm để tăng nhiệt độ nước.

Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Do vậy, cần cung cấp nguồn oxy liên tục cho cá bằng cách sử dụng thiết bị sục khí oxy.

Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất

Đối với các anh em chơi cá betta, bên cạnh việc sở hữu một hoặc nhiều chú cá betta đẹp đúng chuẩn, thì việc lai tạo và nhân giống các chú cá betta cũng thú vị và hào hứng không kém.

Đặc biệt, nếu cá betta bột không những sống sót mà còn phát triển tốt và sở hữu bộ vây thướt tha nữa thì quả thực là cực kỳ sung sướng. Và đây chính là thành tựu không nhỏ của các anh em chơi cá betta.

Vậy làm thế nào để nuôi cá betta mới sinh ít bị chết nhất, nuôi cá betta bột như thế nào cho hiệu quả nhất? Lưu ý khi cho cá betta thụ tinh

Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được đưa lên tổ bọt, bạn nhìn thấy cá mái nằm một góc thành hồ và bụng xẹp xuống thì nhanh chóng vớt cá mái ra. Sau khi cá con nở tầm khoảng từ 3 đến 4 ngày, bạn cũng vớt cá trống ra.

Bên cạnh đó, trong khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột có kích thước rất nhỏ, chỉ tầm khoảng 1mm, và sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới bụng nên không cần nguồn thức ăn từ bên ngoài.

Tuy nhiên, sau đó, khối noãn hoàng teo lại, đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng dự trữ của chúng sắp cạn kiệt. Điều này cho bạn biết rằng cá betta bột bắt đầu cần nguồn thức ăn từ bên ngoài và bạn hãy chuẩn bị cho cá betta bột nguồn thức ăn phù hợp.

Thức ăn cho cá betta bột

Ở giai đoạn này, cá betta bột vẫn còn khá nhỏ để có thể ăn được các nguồn thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bo bo… Bettaviet gợi ý cho các anh em một nguồn thức ăn phù hợp cho các betta bột chính là thảo trùng. Anh em thực hiện theo các bước sau:

Lấy một chén nhựa nhỏ và bỏ vào một ít lá xà lách, để khoảng 3 ngày sẽ xuất hiện những con thảo trùng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Mỗi giọt nước trong chén xà lách đó có rất nhiều thảo trùng, và bạn nên lấy khoảng 2 muỗng cà phê nước trong chén xà lách đó, bỏ vào cho cá betta bột ăn.

Sau đó, bạn có thể cho cá ăn thêm trùn chỉ, cá được 1 tuần tuổi thì cho ăn ấu trùng tôm. Khi cá ăn no, phần bụng cá sẽ béo lên và có màu hồng, điều này rất khả quan và có nghĩa là các chú cá betta bột của bạn đang lớn hơn theo từng ngày. Tuy nhiên, nên lưu ý không cho cá ăn quá nhiều, cách tốt nhất là cho cá ăn một ít sau đó tăng dần lên.

Được khoảng 4-5 tuần tuổi, bạn có thể vớt hết cá con ra một hồ khác. Với thể tích từ 4 đến 5 lít có thể nuôi được tầm 25 cá con. Khi cá được 2,5 tháng thì bạn nên chuẩn bị nhiều hũ nhựa khác nhau để tách bầy cho chúng. Cá trống nên được tách riêng, như vậy sẽ giúp cá trống phát triển tốt và nhanh hơn.

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Cá Betta Bị Nấm

Cá betta bị nấm là bệnh khá phổ biến mà cá cảnh mắc phải cũng như gây phiền toái cho người chơi,trong khi đó nấm gây tử vong cho cá và thiệt hại cho người chơi cá cảnh.

Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm trong bể cá cảnh thường phát triển mạnh vào thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân lây nhiễm nguồn nấm đến bể cá của bạn, những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

Nguyên nhân cá bị nhiễm nấm:

– Chất lượng nước bể kém.

– Vệ sinh bể kém.

– Có cá chết trong bể hay có sự phân hủy nhiều các chất hữu cơ trong bể.

– Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

– Lấy bệnh từ cá nhiễm bệnh mới mua thả vào bể.

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng các tế bào nấm này sẽ bám vào da của cá và dần dần lan dần ra các vùng da nân cận nếu không được chữa trị cá betta bỏ ăn hoặc ăn không tiêu , stress ….. khi bị nhiễm nấm nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết. nguồn nước trong bể khi bị nhiễm tế bào nấm bạn có thể dễ dàng thấy nước có màu đục, có những vảy nấm màu nâu học trắng nhìn như rêu bám vào mặt kính thành bể hoặc cây cối trồng trong bể.

Cách chữa cá betta bị nấm:

– Nguồn nước trong hồ nuôi phải luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch sẽ

– nguồn nước cấp cho bể cá phải đảm bảo sạch sẽ không mầm bệnh

– Cá mới mua về phải thả riêng và khử sạch bệnh trước khi cho vào bể

-Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

– Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -32 độ C

– Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40 l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên