Cá Betta Bị Nhạt Màu / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Nghề Nuôi Cá Cảnh Còn “Mờ Nhạt”

Là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có hệ thống kinh rạch chằng chịt cùng bờ biển dài, lại gần thị trường tiêu thụ rộng lớn là TP Hồ Chí Minh, nên tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá cảnh. Tiếc là đến nay nghề nuôi cá cảnh đầy tiềm năng này vẫn còn… rất “mờ nhạt”.

Trải qua hơn 23 năm hình thành và phát triển, nghề nuôi cá cảnh ở địa phương này vẫn còn giậm chân tại chỗ.

Thất bại nhiều hơn thành công

Theo giới kinh doanh cá cảnh lâu năm, nghề nuôi cá cảnh của tỉnh Tiền Giang hình thành từ đầu những năm 1980 với một cơ sở bán cá cảnh tại Phường 1 (TP Mỹ Tho) nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa.

Đến năm 1990, nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ sản xuất, kinh doanh cá cảnh quy mô nhỏ. Trong 5 năm gần đây, số lượng cũng như quy mô các cơ sở cá cảnh không có sự biến động lớn, có một số cơ sở cá cảnh hoạt động đều đặn có hiệu quả nhưng cũng có không ít cơ sở giảm diện tích sản xuất, thậm chí phải đóng cửa.

Ông Nguyễn Văn Huế, nông dân nuôi cá cảnh ở Khu phố 5 (Phường 5- TP Mỹ Tho) cho biết, trước đây ông cũng nuôi các loại cá cảnh phổ thông như: cá ba đuôi, bảy màu, trân châu,… nhưng thấy đầu ra bấp bênh, hiệu quả không cao nên đã chuyển sang nuôi cá dĩa đến nay đã được 10 năm.

Hiện tại, trại nuôi cá dĩa của ông Huế có hơn 70 bể kiếng và 30 hồ xi măng (ở xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre) với 300 cặp cá dĩa bố mẹ và 1.000 con cá dĩa hậu bị.

Theo ông Huế, với cơ sở vật chất hiện tại, hàng tháng ông xuất bán trên 6.000 con bột cá dĩa với giá khoảng 3.000 đ/con. Bên cạnh đó, ông cũng bán cá hậu bị nuôi 10-12 tháng tuổi với giá 120.000-150.000 đ/kg; còn cá bố mẹ có thể cho sinh sản ngay với giá 350.000 đ/cặp.

Những năm gần đây trại cá dĩa này có thể đem lại cho ông Huế lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm. Dù vậy, ông vẫn chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất do thị trường tiêu thụ đang gặp khó khăn.

Trường hợp của ông Huế có thể coi như thành công nhưng bên cạnh đó cũng có không ít cơ sở cá cảnh làm ăn không hiệu quả do thiếu linh hoạt trong chuyển đổi đối tượng sản xuất, không tìm được đầu ra.

Ông Nguyễn Minh Trung (Ấp 1, xã Trung An- TP Mỹ Tho) là nông dân nuôi cá cảnh có 21 năm kinh nghiệm với 100 bể kiếng, 20 bể bạt trên diện tích 3.000m2 nhưng ông chỉ nuôi một đối tượng duy nhất là cá bạch tượng.

“Những năm gần đây, tình hình tiêu thụ cá bạch tượng ngày càng khó khăn. Tuy không đến nỗi lỗ lã nhưng hiệu quả kinh tế thấp nên hiện nay tôi đang có ý định chuyển sang giống loài mới. Để hỗ trợ cho người nuôi cá cảnh, tôi đề nghị Nhà nước thành lập tổ hợp tác hay hợp tác xã nuôi cá cảnh, hỗ trợ nông dân kỹ thuật và giống loài mới có hiệu quả cao hơn”- ông Trung chia sẻ.

Còn ông Lê Quốc Cường- nông dân nuôi cá cảnh 10 năm kinh nghiệm với 30 bể bạt chuyên ương, kinh doanh giống cá dĩa ở ấp Tân Thuận (xã Tân Mỹ Chánh- TP Mỹ Tho) cho biết, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi đầu ra không ổn định, tiêu thụ ngày càng khó khăn nên dự định sẽ giảm diện tích sản xuất trong thời gian tới

Thậm chí, ông Lê Thanh Hải (Khu phố 1, Phường 10- TP Mỹ Tho có kinh nghiệm ương cá cảnh hơn 5 năm với 10 bể kiếng, 7 bể bạt đang thu hẹp dần sản xuất và dự định “bỏ nghề” do nguồn thức ăn cho cá cảnh khan hiếm, giá thành sản xuất tăng nhưng đầu ra không có…

Để nghề nuôi cá cảnh “cất cánh”

Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu thị trường là một vấn đề khó, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì đây là một nghề có thu nhập khá và có thể mang lại công ăn việc làm 3- 4 nhân khẩu chỉ với diện tích 300- 400m2.

Dù vậy, sự phát triển nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang vẫn còn “mờ nhạt” do còn nhiều khó khăn, bất cập chưa giải quyết được. Hầu như các cơ sở cá cảnh trên địa bàn tỉnh được hình thành tự phát, manh mún, thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất.

Đa phần chủ các cơ sở cá cảnh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu học lóm hay tự mày mò, rút kinh nghiệm. Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua tại TP Hồ Chí Minh nhờ mối quan hệ lâu năm và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số anh em, bà con trong thân tộc. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.

Hiện nay, hơn 2/3 số hộ nuôi cá cảnh đang sử dụng nguồn nước giếng khoan nhưng muốn cho sinh sản các loài cá có giá trị cao như cá dĩa cần phải giảm độ cứng của nước. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc chưa nhiều.

Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là 2 loại thức ăn chủ lực nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TP Hồ Chí Minh với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Ngoài ra, hiện nay chưa có các loại thuốc đặc trị cho cá cảnh nên việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu cá cảnh ngày càng lớn. Đồng thời, cơ hội giao lưu trao đổi xuất nhập khẩu cá cảnh với các nước trên thế giới cũng lớn hơn.

Do đó, để nghề nuôi cá cảnh ở tỉnh Tiền Giang phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường, ông Phan Hữu Hội- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho rằng, cần phải có quy hoạch vùng nuôi cá cảnh tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường cho người nuôi cá cảnh.

Bên cạnh đó, nhanh chóng xúc tiến thành lập hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định cho cá cảnh.

Tiền Giang hiện có trên 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh phân bố ở các huyện nước ngọt phía Tây của tỉnh, chủ yếu vẫn tập trung ở TP Mỹ Tho với sản lượng cá cảnh cung cấp cho thị trường hàng năm hơn 3 triệu con. Trong đó, cá dĩa, cá phượng hoàng, cá ba đuôi chiếm gần 50%, còn lại là các loài cá có giá trị thấp như cá bảy màu, trân châu, cá lia thia. Thị trường tiêu thụ cá cảnh Tiền Giang chủ yếu vẫn là qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TP Hồ Chí Minh, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

Các Dạng Màu Của Cá Betta (Xiêm Chọi)

Đạng cá betta một màu (đơn sắc): Cá chỉ có một màu duy nhất thể hiện trên toàn bộ cơ thể từ thân mình đến các vây.

Dòng cá betta Màu sáng (cellophane)

Cá có màu trong suốt. Bộ vảy của cá không có sắc tố màu.

Dòng cá betta Màu trắng đục (white opaque)

Dòng cá này được lai tạo từ cá betta trắng ra đời đầu tiên. Cá không thật sự trắng mà có pha thêm ít màu khác.

Dòng cá betta Màu vàng (yellow)

Dòng cá này có màu vàng óng ánh.

Dòng cá betta Màu cam (orange)

Dòng cá có màu này cũng thuộc dòng cá lai tạo.

Dòng cá betta Màu đỏ (red)

Cá có màu đỏ thường hay có một ít sắc tố đen trên cơ thể, do đó nhìn giống như loại cá nhiều màu.

Dòng cá betta Màu xanh kim loại (Steel blue)

Đây là màu đầu tiên trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu xanh ánh vàng (royal blue)

Đây là màu thứ hai trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu xanh lá (green)

Đây là màu cuối cùng trong 3 màu óng ánh.

Dòng cá betta Màu lam

Màu lam là màu có sắc độ giữa màu xanh biển và màu xanh lá.

Dòng cá betta Màu dồng (copper)

Trong tự nhiên, cá có màu này thể hiện ít nhiều màu vàng, có thể là vàng sáng, đồng xậm hoặc đỏ vàng đồng xậm.

Dòng cá betta Màu đen (black)

Màu đen bao gồm 3 loại: đen melano, đen fertile và đen ánh đồng.

Dạng cá betta hai màu

Dòng cá betta Campuchia (cambodian)

Dòng cá này có màu sáng trong suốt, và bộ vây thưòng có màu đỏ hoặc màu xanh biển hay xanh lá.

Màu xanh biên hay xanh lá Campuchia (green or blue Cambodians)

Dòng cá này có màu trắng và vây màu xanh biển hoặc xanh lá.

Dòng cá betta Màu chocolate (chocolate)

Dòng cá này có màu xậm, thường là màu đen và màu xanh đậm, và vây có màu vàng hay màu vàng cam.

Betta với màu patterns

Dòng cá betta Dạng bướm

Dạng này thân mình mang một màu dơn trong khi bộ vây chia ra 2 phần màu phân biệt rõ ràng. Một nửa bộ vây mang một màu đơn, phần còn lại mang màu khác.

Dòng cá betta Màu cẩm thạch (marble)

Cá dòng này cơ thể và bộ vấy có những vệt màu chồng lên màu nền sáng.

Dòng cá betta Màu khoang đốm

Dòng cá này bộ phận đầu có màu sáng, còn thân mình có màu gì không quan trọng.

Cách Nuôi Cá Bảy Màu Không Bị Chết

Cá bảy màu có thể nói là loài cá kinh điển vì thường ai bắt đầu nuôi cá cảnh cũng đều bắt đầu với cá bảy màu. Cách nuôi cá bảy màu cũng không đòi hỏi cầu kỳ như những loài cá khác, có thể nói cá bảy màu sinh ra để dành cho người mới chơi cá cảnh bởi những đặc điểm nổi bậc của nó: dễ nuôi, dễ cho ăn, đẻ nhiều. Nhiêu đó thôi với chỉ một con bảy màu mái bạn mua khoảng 2000-3000 một con bụng to sẵng về nhà là có thể gây dựng cả một cơ ngơi bảy màu khủng bố rồi đó.

1. Bể nuôi cá bảy màu là nơi bạn sáng tạo:

Vấn đề này rất thú vị đây, có người nuôi cá bảy màu trong một cái hủ nhỏ cũng sống tốt nếu đảm bảo nước cho cá tốt (sẽ đề cập ở phần dưới), có người xây cả một hồ cá cảnh với hòn non bộ lớn để dành nuôi cá bảy màu và diện tích bể sẽ nhanh chóng được lấp đầy với cá bảy màu con. Một số người thích nuôi cá bảy màu trong các chậu cây trồng dưới nước như: sen, súng, súng Nhật mini,… và đặt trong khu vườn như một chậu cây cảnh thông thường.

Độc đáo nữa, người ta nuôi cá bảy màu trong một bể với mực nước cao chưa tới 3 cm, phối cảnh y hệt một vùng nước đọng trong khu rừng và bên trên người ta nuôi các loài chim, theo cách này bảy màu sẽ là nguồn thức ăn cho chim. Có người bố trí những nơi cho bảy màu ẩn nấp đồng thời bổ sung thức ăn cho chim, như vậy chỉ những con bảy màu yếu, bệnh sẽ dễ bị chim bắt ăn, cách làm này mô phỏng lại hiện tượng chọn lọc tự nhiên ngoài thiên nhiên; cũng có người để cá bảy màu phơi trong bể như là một nguồn thức ăn chính cho chim lên màu đẹp hơn, cách làm này thấy tàn ác quá và người yêu động vật sẽ không bao giờ làm như vậy.

2. Chất lượng nước nuôi cá bảy màu

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một bể cá cảnh mini, bạn cần đặc biệt chú trọng yếu tố nước, nên đảm bảo nước luôn trong và nước thay cho cá phải luôn là nước cũ (nước bơm lên để ngoài trời khoảng 3-4 ngày), việc thêm một số cây rong trong bể sẽ là một ý tưởng tốt cho cá bảy màu, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá, bạn sẽ đỡ tốn công thay nước với sự trợ giúp của cây thủy sinh.

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một hồ rộng lớn trong khu vườn thì các yêu cầu về nước cũng không quá khắt khe, nước mới bơm cá vẫn sống được (một con yếu sẽ chết, tốt nhất bạn nên cho nước cũ), kết hợp bạn cho khoảng 50 – 70g/100 lít nước vào hồ nuôi cá bảy màu nhằm tạo môi trường nước tốt nhất cho cá phát triển và tiêu diệt được một số mầm bệnh trên cá. Nước có một ít muối trong một số trường hợp rất hữu ích đối với điều trị những bệnh thông thường trên cá bảy màu như: vảy cá dựng đứng, vây bị ăn mòn, …

– Đa phần 7 màu chết do nước bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và đa phần là do dư thừa thức ăn. Thực ra 7 màu rất ít ăn, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn dạng viên cho cá mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ Thủy sinh chẳng hạn).

3. Cách nuôi dưỡng cá bảy màu sinh đẻ

– Một con 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 cá con tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con. Bạn có thể lai tạo các loại cá bảy màu khác nhau để tạo ra một màu cá độc quyền của mình, việc lai tạo cá bảy màu có thể nói là dễ nhất trong các loài cá. Cá bảy màu con lai tạo ra các màu khác nhau nếu không muốn nói đẹp hơn thì cũng không kém cá bố mẹ của chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc lai tạp các màu của cá trân châu và cá bình tích với nhau có thể gây ra thảm họa, bạn có thể sẽ tạo ra những con cá màu xấu khủng khiếp bán theo kg cũng không ai mua .

– Khi bụng cá mẹ bắt đầu lớn và bạn có thể nhìn thấy chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của chúng thì lúc này cá mẹ chuẩn bị đẻ rồi đó, bạn nên bắt cá mẹ cho ra một hồ riêng để đảm bảo “sỉ số” đàn cá con. Vì cá mẹ, cá cha và cá lớn khác rất dễ ăn cá con mới đẻ (cá 7 màu con chỉ lớn hơn con lăng-quăng tí chút). Nhìn chung thì dòng họ bảy màu mới đẻ ra là biết bơi giống cá liền nên không dễ bị thảm sát diệt chủng như mấy con cá bình tích, trân châu con mới đẻ bơi còn xấu hơn con lăn quăn.

– Tuần 2 – 3 trở đi nếu siêng năng bạn cho ăn bo bo (hồng trần/trứng nước) để cá lớn nhanh hơn. Khoảng 4 tuần trở lên thì cá con có thể ăn lăng-quăng và trùn chỉ được rồi nhưng thường cá bảy màu con được nuôi trong hồ cá rong rêu phong phú thì chỉ cần cho ăn một ít thực phẩm dạng viên cho cá thì cũng rất tốt rồi.

Theo nhiều tài liệu thì cá bảy màu có tuổi thọ từ 2 – 3 năm. Nhưng nếu bạn nuôi được 7 màu từ 1 tuổi trở lên coi như đã thành công lắm rồi. Con 7 màu “thọ” nhất mình nuôi được là 1 con da rắn: khoảng 15 tháng. Nhưng bạn cứ yên tâm, với tốc độ sinh sản như ở mục 4 thì bạn chỉ biết kêu gọi mọi người tới “chia sẻ” 7 màu mà thôi.

Cách Chăm Sóc Cá Bảy Màu Không Bị Chết

Cách chăm sóc cá bảy màu không bị chết

Cá bảy màu là một trong những loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới đầy màu sắc nhất trên thế giới. Chúng rất nhỏ và tương đối dễ dàng và không tốn kém để chăm sóc. Chúng là một con cá tuyệt vời để bắt đầu khi bắt đầu xây dựng một bể cá, hoặc học cách chăm sóc cá. Với một hồ cá được trang bị đúng cách, cho ăn hợp lý và xử lý cẩn thận, những con cá này có thể phát triển mạnh.

Khử nước trong bể.

Có một vài cách bạn có thể khử nước. Bạn có thể để cho nó ngồi với nắp mở trong khoảng một tuần để cho clo bay hơi, hoặc bạn có thể mua một bộ khử clo. Điều quan trọng là phải khử clo bể cá của bạn.

Bạn có thể mua các nguồn cung cấp tại một cửa hàng cung cấp vật nuôi địa phương với chi phí tương đối thấp.

Bạn cũng sẽ muốn mua một bộ kiểm tra clo, chỉ để đảm bảo rằng nước hoàn toàn không có clo trước khi thêm cá của bạn? Gần như tất cả nước máy đều có một lượng clo nhất định trong đó. Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết, lọc hoặc chưng cất không có clo, để bắt đầu, nhưng để được an toàn, vẫn kiểm tra nước cho clo trước khi cho cá vào đó.

Nhiệt độ

Cố gắng giữ mức độ pH trong bể của bạn giữa 6,8 – 8 cá bảy màu giống như độ pH cao hơn vì vậy nhằm mục đích cho khoảng 7,5pH để giúp bạn giữ độ pH ở mức cao bạn có thể muốn thêm san hô nghiền nát.

Giữ nước trong khoảng từ 75 đến 80 độ F. Điều này tương đương với khoảng 24 và 28 độ C. Giữ nhiệt kế trong bể để theo dõi nhiệt độ.

Để tránh nóng đối với bể cá của bạn bạn, tốt nhất là để tránh ánh nắng trực tiếp. Sử dụng lò sưởi nếu bạn cần tăng nhiệt độ và sử dụng ánh sáng nhân tạo trong bể thay vì ánh sáng mặt trời. Nếu vì lý do nào đó nước trở nên quá nóng, hãy lấy một ít nước ấm ra và thay bằng nước lạnh để giảm nhiệt độ từ từ.

Ngay cả khi bể cá của bạn đã đi kèm với một bộ lọc, bạn luôn có thể thay đổi nó ra cho một cái khác nhau hoặc tốt hơn nếu bạn cảm thấy bạn cần. Hãy chắc chắn rằng hệ thống lọc của bạn có thể theo kịp với số lượng cá bạn có và kích thước của bể của bạn.

Một hệ thống lọc thường xuyên là đủ để giữ cho bể của bạn bị oxy hóa, nhưng bạn cũng có thể thêm một airstone để giúp thêm oxy vào nước nếu bạn có một bể lớn hơn hoặc nếu bạn có rất nhiều cá.

Thêm cây và đồ trang trí vào bể của bạn. Bắt đầu từ phía dưới – thêm một số chất nền vào đáy bể. Đá hoặc sỏi là một lựa chọn tuyệt vời cho cá bảy màu. Bạn nên sử dụng thực vật sống, vì chúng chiếm một phần quan trọng, cùng với các vi khuẩn, sẽ giúp với các chất độc hại. Điều quan trọng khác là cá có nơi nào đó để ẩn náu, như cá bảy màu thích làm điều này.

Thức ăn dành cho cá bảy màu

Cá bảy màu là loài ăn tạp, do đó chế độ ăn tốt nhất cho cá là cho chúng một chế độ ăn hỗn hợp. Thông thường các loại thức ăn được ưa chuộng dành cho chúng được sử dụng tại Việt Nam là: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, artemia khô, trứng tôm, trứng tép, bobo (hồng trần)…. Bên cạnh đó là một số loại thức ăn khô tổng hợp: aquafin, thức ăn khô dùng để nuôi tép, cám công nghiệp, tomboy, tảo sprirulina…

Bạn nên lưu ý một điều trong cách nuôi cá bảy màu là khi cho cá ăn không dùng thức ăn đã hỏng, không để thức ăn thừa làm ô nhiễm nước. Hãy cho chúng ăn từng phần, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn vừa phải. Sau khi ăn, tiến hành hút thức ăn thừa ra ngoài hoặc sử dụng hệ thống lọc chất lượng tốt để hạn chế ô nhiễm, thay nước…