Cá Betta Bị Khối U / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Khối U Ác Tính Khác Khối U Lành Như Thế Nào?

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính.

Bình thường mỗi tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/ tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Nếu một tế bào già chết đi, một tế bào non ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành.

Nếu quá trình đột biến còn kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào non cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy vỏ khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu chui vào các mạch máu mới hoặc mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.

1.1 Khối u lành tính là gì?

Nếu các tế bào trong khối u là tế bào bình thường, nó được coi là lành tính. Khối u này sẽ không xâm nhập các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn). Khối u lành tính cũng không có gì đáng ngại trừ khi nó bấm vào các mô lân cận, dây thần kinh hoặc mạch máu và gây tổn thương, đặc biệt nếu như u lành xuất hiện ở các vị trí như não và ảnh hưởng đến cấu trúc trong hộp sọ. Nó có thể bấm vào các cơ quan quan trọng.

Khối u lành tính đôi khi có thể phát triển rất lớn, và cần loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, khối u này thường có ranh giới rõ ràng nên dễ loại bỏ triệt để, ít tái phát. Trong một số trường hợp, u có thể tái phát, nhưng chỉ tái phát tại vị trí ban đầu.

Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính. Đó chính là lý do vì sao cần loại bỏ trong quá trình nội soi để ngăn chặn nó tiến triển thành ung thư.

1.2 Khối u ác tính là gì?

Khối u ác tính (ung thư), có tốc độ phát triển rất nhanh, và có khả năng xâm nhập, lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan xa (di căn) thông qua hệ thống máu và hạch bạch huyết. Ung thư có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm vú, ruột, phổi, cơ quan sinh sản, máu và da. Vì khối u ác tính có thể lây lan nhanh chóng nên điều trị triệt để rất khó khăn, tỷ lệ tái phát cao nếu như phát hiện muộn. Không những vậy, điều trị nếu không kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khối u ác tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 sau bệnh tim mạch, trên toàn thế giới.

Khối u ác tính thường cứng (như đá), có bờ không đều, thường cố định chặt vào da, và khi chúng ta tác động lực vào thì nó vẫn không di chuyển. Ngược lại, khối u lành tính sờ vào thường mềm, bờ đều, khi tác động vào thì nó di chuyển.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể tự mình phân biệt u lành và u ác một cách chính xác vì vậy khi phát hiện thấy khối u ở dưới da dù ở bất kỳ vị trí nào như vú, cổ, nách,… chúng ta cần đến các bệnh viện ung bướu để kiểm tra bằng các kỹ thuật hiện đại để xác định chính xác, và từ đó có thể điều trị nếu cần thiết.

Điểm khác nhau cơ bản giữa u lành và u ác:

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác định khối u chính xác như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… nhưng để xác định chính xác xem tế bào ung thư hay tế bào lành tính thì cần sinh thiết hay sử dụng phương pháp hóa mô miễn dịch.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị áp dụng và thực hiện hóa mô miễn dịch với trang bị máy hiện đại để thực hiện kỹ thuật hóa mô miễn dịch thế hệ mới nhất- máy nhuộm hóa mô miễn dịch tự động Bench Mark XT, máy hiện đại, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho tiên lượng và định hướng điều trị cho hầu hết các loại ung bướu. Bệnh viện còn có đầy đủ các dấu ấn miễn dịch và đặc biệt có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật được thực hiện trực tiếp bởi PGS.TS Trịnh Tuấn Dũng – Phó khoa xét nghiệm, trưởng đơn nguyên giải phẫu bệnh, mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Chẩn Đoán Các Khối U Vùng Cổ

Tính chất định khu của các khối u vùng cổ có tác dụng chẩn đoán lớn. Cùng với các dấu hiệu lâm sàng khác như: tính chất xuất hiện, dấu hiệu tại chỗ và toàn thân, lâm sàng cho phép chẩn đoán được bản chất tổn thương của các khối u vùng cổ trong phần lớn các trường hợp. Trong các trường hợp khó khăn, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bản chất, đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương hoặc định hướng cho các phương pháp điều trị. Trong điều kiện không đầy đủ, siêu âm hai chiều có tác dụng chẩn đoán đáng kể trong các trường hợp khó này.

Giải phẫu ứng dụng lâm sàng: Một số khối u hay gặp Khối ở vùng cổ bên

Tổn thương ở vùng này hay xuất phát từ khoang cảnh. Ở các tầng khác nhau có thể thấy các tổn thương đặc trưng và tính chất lan tràn riêng của tổn thương đó. Ví dụ tổn thương ở tầng trên móng, khoang sau mỏm châm thường lan lên nền sọ và ngược lại, một số tổn thương vùng nền sọ có thể lan tràn tới khoang sau mỏm châm này.

Là tổn thương hay gặp nhất. Hạch to thường biểu hiện bằng một hình giảm âm bầu dục. Trên siêu âm, muốn phân biệt hạch với các cấu trúc khác như mạch máu, cơ, có thể làm biện pháp trượt đầu dò dọc theo cổ khi luôn giữ đầu dò vuông góc với trục của mạch cảnh: hình mạch máu hoặc cơ sẽ luôn tồn tại trong khi hình một hạch nhỏ sẽ mất khi di đầu dò đi một quãng ngắn.

Một hạch viêm thường có kích thước dưới 1,5cm, hình bầu dục, vỏ hạch giảm âm nhẹ đồng nhất bao quanh vùng rốn hạch tăng âm. Trái lại, một hạch di căn có thể có vùng hoại tử trung tâm, mất cấu trúc tăng âm ở rốn hạch, vỏ hạch bị phá vỡ kèm hình ảnh xâm lấn vào tổ chức mỡ quanh hạch và các tạng lân cận khác. Hình ảnh này cũng có thể gặp trong apxe hạch hoặc viêm tổ chức lỏng lẻo vùng cổ. Một hạch hoại tử lớn có thể có hình ảnh siêu âm giống như một nang dịch.

– Khối u thần kinh

U bao dây thần kinh thường có vỏ rõ và có tiến triển chậm, không gây đau. Về giải phẫu đại thể, có hai nhóm tổn thương: loại đặc chứa nhiều tế bào Antoni A và loại nhầy chứa tế bào Antoni B. Trên siêu âm, loại đặc có dạng một khối tăng âm trong khi loại nhầy có dạng khối trống âm giống một nang.

Có hai dấu hiệu hướng tới u bao dây thần kinh:

+Hình dạng: khối có gianh giới rõ, hình thoi có trục dài nằm dọc theo trục dây thần kinh.

+Đè đẩy: Cuống mạch máu bị đè đẩy thoải dần qua vùng có khối u. U dây X đẩy bó mạch cảnh ra trước, vào trong. U dây XII đẩy bó mạch cảnh ra trước và ra ngoài.

Ngoài ra tính chất ngấm thuốc đối quang trong chụp CLVT (chụp cắt lớp vi tính) và CHT (chụp cộng hưởng từ) giúp phân biệt u bao dây thần kinh với u cận hạch thần kinh (paragangliome).

U bao dây thần kinh có thể có một số thể đặc biệt: nang lớn, có thể nhầm với hạch hoại tử hoặc u xơ thần kinh (neurofibrome).

– U cận hạch thần kinh

Paragangliome, còn được gọi là u cuộn cảnh-glomus jugulaire.

Là loại u tiến triển chậm, có hai thể lâm sàng: phá huỷ nền sọ gây hội chứng lỗ rách sau hoặc phát triển vây quanh cuống mạch cảnh. Chụp CLVT và CHT có nhiều ưu điểm để chẩn đoán u cận hạch thần kinh. Trên chụp CLVT, u cận hạch thần kinh biểu hiện bằng khối giới hạn rõ, rất giàu mạch máu. Vị trí tổn thương hay gặp là quanh phình cảnh (chỗ chia đôi của động mạch cảnh gốc), khoang sau mỏm châm, dọc dây phế vị sau cuống mạch cảnh, nền sọ, có thể xâm lấn vào vùng lỗ rách sau.

– Nang mang (kyste brachiale)

Là nang di chứng của cấu trúc mang thời kỳ bào thai. Trên siêu âm có hình ảnh nang điển hình: hình tròn hoặc bầu dục, trống âm hoàn toàn, bờ rõ nét. Trong đại đa số các trường hợp, nhất là ở trẻ em, siêu âm có thể đưa ra chẩn đoán xác định đối với các nang mang. Các trường hợp có biến chứng (nhiễm khuẩn, dò phức tạp) làm thay đổi hình dạng và cấu trúc siêu âm của nang mang làm chẩn đoán khó khăn hơn, trong các trường hợp này có thể cần đến chụp CLVT để chẩn đoán phân biệt.

Theo vị trí cao hay thấp, nang mang được chia thành 4 nhóm:

+ Nang của cung mang 1: Nằm trong vùng tam giác trên xương móng (gọi là vùng tam giác Poncet), sát với tuyến mang tai. Nang này có thể có đường thông với ống tai ngoài. Cần chẩn đoán phân biệt nang cung mang 1 với nang đơn độc của tuyến mang tai và hạch to có hoại tử và rò.

+ Nang mang cung 2: nằm ở vùng dưới hàm, trước cơ ức đòn chũm. Vị trí của cung mang 2 giải thích tại sao nang của cung này có thể phát triển ra trước cuống mạch cảnh, nằm sát khoang amyđan hoặc nằm lệch về phía sau, sát phình cảnh hoặc thậm chí phát triển lệch ra vùng cổ sau. Đường rò của nang mang thường không đánh giá được bằng siêu âm mà phải dùng phương pháp chụp CLVT, chụp CHT hoặc chụp đường rò.

+ Nang của cung mang 3: hiếm gặp, nằm trước cơ ức đòn chũm, cạnh hầu, có thể nằm trong các lớp cơ của hầu và rò vào hầu. Chẩn đoán nang mang cung 3 thường rất khó khăn.

+ Nang của cung mang 4: Nang nằm ở cực trên tuyến giáp, thường nằm ở bên trái, tiếp xúc với các xương, sụn của hầu. Các khối áp xe có mức nước – hơi vùng nền cổ ở trẻ em phải được phân biệt với nang mang cung 4 bội nhiễm. Trong các trường hợp có rò, chụp đường rò đôi khi cho thấy hình nang thông với xoang lê.

– U bạch mạch (lymphangiome):

U bạch mạch thường có dạng nang nhiều cung, trong có nhiều vách ngăn (dễ thấy trên siêu âm) và có các chấm vôi hoá nhỏ. Có thể gặp ở mọi khoang cổ nhưng hay gặp nhất là vùng tam giác cổ sau. Nếu khối kéo dài xuống nền cổ thì có thể kéo dài tiếp vào trong trung thất.

– U mỡ và u quái:

U mỡ lớn có bờ rõ, các u mỡ nhỏ có thể có bờ không rõ. Trên siêu âm u mỡ có dạng tăng âm vang. U mỡ được chẩn đoán dễ dàng bằng chụp CLVT vì có tỷ trọng đặc trưng (khoảng -100HU). Vị trí thường gặp là trong khoang cổ sau.

U quái có các thành phần đa dạng: nang, mỡ, vôi hoá. Vị trí hay gặp là trên đường giữa phía trước hoặc phía sau. Hình ảnh của u quái phụ thuộc vào thành phần chứa trong u. Trên siêu âm có thể thấy một u hỗn hợp chứa những vùng trống âm (dịch), tăng âm (mỡ) và có bóng cản (vôi hoá)… Khi u nằm trên đường giữa phía trước, cần phân biệt với nang giáp lưỡi.

– Tổn thương mạch máu

+ Phình động mạch: thường dễ chẩn đoán bằng lâm sàng và siêu âm. Trên siêu âm, nhất là siêu âm Doppler, có thể đánh giá được kích thước túi phồng, vôi hoá thành, huyết khối trong lòng túi, bóc tách nội mạc, dòng chảy trong túi và hạ lưu…

+ Huyết khối tĩnh mạch: thường gặp trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ: đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm lâu, u đỉnh phổi… Trên siêu âm thấy hình tĩnh mạch giãn, chứa tổ chức tăng âm trong lòng và quan trọng nhất là thấy dấu hiệu ấn không xẹp của tĩnh mạch.

Khối u vùng cổ giữa-trước

– Nang giáp lưỡi (kyste du tractus thyreo-glosse):

Nang có vị trí nằm điển hình ở đường giữa hoặc cạnh giữa. 75% nang nằm ở vị trí dưới xương móng, 20% trên xương móng, 5% nằm ngang mức xương móng. Trên siêu âm, nang giáp lưỡi có hình ảnh một khối tròn trống âm, bờ rõ nét, thành mỏng. Nang thường nằm trên đường giữa hoặc cạnh giữa, đôi khi nằm trong các cơ hoặc thành của hầu. Đôi khi phải phân biệt nang giáp lưỡi với u nang bạch mạch, nang mang cung 3, u quái nằm trên đường giữa trước.

– Tuyến giáp lạc vị

Tuyến giáp lạc vị thường nằm trên đường giữa trước. Trên siêu âm thấy hình ảnh khối đặc đồng đều trên đường giữa trong khi không thấy tuyến giáp ở vị trí bình thường. Ghi xạ hình tuyến giáp là phương pháp đặc hiệu nhất để chẩn đoán tuyến giáp lạc chỗ.

– Các bệnh lý của tuyến giáp và cận giáp:

Xem phần bệnh lỹ tuyến giáp.

– Khối dưới cằm và dưới hàm

Dị tật bẩm sinh thường gặp nhất là nang của tuyến nước bọt dưới lưỡi gọi là nang nhái, nằm khoang dưới lưỡi. Có thể gặp các tổn thương khác như: viêm tuyến dưới lưỡi không hoặc có kèm sỏi ống tuyến, u lành hoặc ác của tuyến dưới lưỡi (trong các trường hợp u, cần phải phân biệt với hạch to vùng dưới cằm.

Khối ở khoang phía sau

– Khối ở khoang sau hầu.

Trên phim X quang thường qui chụp cổ ở tư thế nghiêng, khối sau hầu làm khoảng các giữa bờ trước cột sống cổ và thành sau khí quản rộng ra. Trong một số trường hợp có thể chẩn đoán được nguyên nhân của khối vùng này: lao cột sống, máu trụ sau chấn thương, áp xe do thủng thực quản, túi thừa thực quản… Chụp CLVT và chụp CHT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định và phân biệt các tổn thương vùng này. Các tổn thương chính của khoang sau hầu là bệnh lý viêm và u.

– Bệnh lý nhiễm khuẩn

Thường gặp các viêm hạch thứ phát sau viêm các tuyến amiđan. Quá trình viêm này có thể khu trú tạo thành khối áp xe hoặc lan toả tạo thành viêm lan toả khoang tế bào lỏng lẻo.

– Bệnh lý khối u

Có thể thấy phần xâm lấn của các khối u ác tính nguyên phát (u ác tính của vùng tai mũi họng) hoặc thứ phát (di căn từ ung thư tuyến giáp, vú…), hoặc các tổn thương giả u.

U lành tính ở vùng sau hầu thường là u máu hoặc u limphô. U máu có thể lan toả vào các khoang lân cận tạo thành các khối lớn. Hình ảnh đặc hiệu của u máu được bộc lộ trên phim chụp CLVT hoặc chụp CHT.

Giả u: có thể gặp động mạch cảnh chạy ngoằn ngoèo xen vào khoang sau hầu. Khám lâm sàng và siêu âm Doppler có thể giúp chẩn đoán xác định. Hiện tượng phù, viêm tắc bạch mạch, viêm tấy khoang tế bào cũng có thể gây hình ảnh giả u khoang sau hầu. Trên siêu âm, hình phù nề tổ chức được biểu hiện bằng hình các dải giảm âm nằm theo các vùng tổ chức lỏng lẻo, tăng bề dày của các cấu trúc bị phù nề.

Sau chấn thương: Có thể thấy hình khối sau hầu do máu tụ, dị vật. Có thể có khí khoang sau hầu trong các trường hợp khí, thực quản bị rách.

– Khối ở khoang trước cột sống

Ngoài một số đặc điểm chung giống người lớn, u cổ ở trẻ em có một số đặc điểm bệnh học riêng.

– U bạch mạch dạng nang:

Có hình ảnh siêu âm điển hình, có dạng đám trống âm của dịch, trong chứa nhiều vách ngăn mỏng, đôi khi thấy vôi hoá (tăng âm kèm bóng cản) trong đám dịch. Một số ít các trường hợp u bạch mạch có dạng đặc hoặc một nang đơn độc. Khi nghĩ tới chẩn đoán u bạch mạch phải tìm giới hạn phía trên, dưới của khối. Trong nhiều trường hợp, u bạch mạch lan toả tới nền sọ hoặc lan vào trung thất. Trong trường hợp có thành phần mạch máu phối hợp (u máu – bạch mạch, hemolymphangiome), có thể thấy thành phần này khi chụp CLVT có kèm tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.

– U máu:

+Các u máu non: Thường có hình ảnh siêu âm khá giống nhau: hình tăng âm đồng nhất, mật độ âm sáng hơn tuyến giáp. Trong khối có thể có hình các dải ứng với các cấu trúc dải xơ, mỡ của u máu. Bờ khối thường rõ, có thể nhiều cung. Trên siêu âm Doppler màu, có thể thấy hình một cuống mạch máu giãn nằm trong khối.

+U máu tĩnh mạch (hay dị dạng tĩnh mạch) có dạng đám giảm âm trong có nhiều vách ngăn, đôi khi có vôi hoá nhỏ (vôi hoá thành tĩnh mạch).

+Thông động tĩnh mạch bẩm sinh vùng cổ hiếm gặp. Siêu âm Dopper màu giúp chẩn đoán khá dễ dàng bất thường này.

– Hạch to

Cũng như ở người lớn, chẩn đoán hạch cổ trên siêu âm dễ khi có nhiều hình giảm âm hình tròn hoặc bầu dục nằm dọc chuỗi mạch cảnh. Chẩn đoán hạch to khó khăn hơn khi chỉ có một hạch lớn hoại tử, cần phân biệt với nang bội nhiễm, khối u. Ở trẻ lớn, cần phải nghĩ tới u lymphome khi có nhiều hạch to không kèm các dấu hiệu nhiễm khuẩn, nên đi tìm hạch ở các nơi khác như hạch trung thất, hạch ổ bụng.

U vùng cổ trước giữa và bên (ngoài tuyến giáp)

-Nang giáp lưỡi (giống như ở người lớn):

-Nang thượng bì: Nằm ở vùng cổ trước, giữa cằm và nền xương ức, là di chứng của các tế bào thượng bì lạc vị trong quá trình liền các nang mang của thời kỳ bào thai. Hình ảnh siêu âm thường có dạng nang nhỏ hỗn hợp âm, có thể có dạng khối đặc nhỏ.

-U mỡ: Khối tăng âm giống như tổ chức mỡ dưới da.

-U quái: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ ở thời kỳ đang bú. Vị trí thường gặp là hố tuyến giáp. Trên siêu âm có dạng khối hỗn hợp âm, có phần lỏng và phần đặc, đôi khi thấy cả hình vôi hoá.

U vùng cổ bên

-Nang mang (xem phần trên):

-Phì đại xơ cơ ức đòn chũm: siêu âm có thể bộc lỗ dễ dàng hình ảnh phì đại của cơ ức đòn chũm, giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u khác.

-Giãn tĩnh mạch: khối mềm, trên siêu âm có dạng các ống, nang trống âm thay đổi thể tích khi làm nghiệm pháp Valsalva.

-Nang tuyến ức lạc chỗ: thấy ở trẻ 6-7 tuổi, rất hiếm gặp, thường nằm ở vùng cổ trước bên. Hình ảnh siêu âm có dạng một hoặc vài nang nằm cạnh nhau. Thường các dấu hiệu lâm sàng có tính gợi ý chẩn đoán và chỉ có thể xác định chẩn đoán bằng kết quả giải phẫu bệnh.

-U cuộn cảnh (xem phần đầu).

-Nang bì và u mỡ.

-U nguyên bào thần kinh vùng cổ: Nằm ở vùng cổ sau, sát cột sống, sau bó mạch cảnh. U có cấu trúc siêu âm hỗn hợp, có thể thấy các chấm vôi hoá nhỏ trong u.

-Áp xe sau hoặc bên hầu: thường biểu hiện trên siêu âm bằng khối giảm âm hỗn hợp kèm các triệu chứng lâm sàng rõ. Chụp CLVT hoặc CHT có ý nghĩa quan trọng hơn trong chẩn đoán mức độ lan rộng của khối áp xe.

image source: ultrasoundcases

Tổng Quan Về Các Khối U Trong Sọ

Các triệu chứng do khối u nguyên phát và khối u di căn là như nhau. Nhiều triệu chứng do áp lực nội sọ gia tăng:

Đau đầu

Suy giảm trạng thái tinh thần

Rối loạn chức năng cục bộ não

Đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất. Đau đầu có thể nặng nhất khi bệnh nhân tỉnh giấc từ giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ không có động mắt nhanh (non-REM)(thường là vài giờ sau khi ngủ) do giảm thông khí. Điều này làm tăng lưu lượng máu tới não và từ đó làm tăng áp lực nội sọ, thường đạt tối đa trong giấc ngủ non-REM. Đau đầu tăng dần và có thể nặng hơn khi nằm nghiêng hoặc làm nghiệm pháp Valsalva. Khi áp lực nội sọ rất cao, đau đầu có thể kèm theo nôn mửa, đôi khi có cảm giác buồn nôn chút ít trước đó. Phù gai tiến triển ở khoảng 25% bệnh nhân có khối u não nhưng có thể không có ngay cả khi áp lực nội sọ tăng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng áp lực nội sọ có thể giãn to đầu. Nếu áp lực nội sọ tăng lên đủ cao, sẽ xảy ra thoát vị não (xem Thoát vị não.).

Suy giảm trạng thái tinh thần là triệu chứng phổ biến thứ 2. Các biểu hiện bao gồm buồn ngủ, mệt thỉu, thay đổi nhân cách, rối loạn hành vi, và suy giảm nhận thức, đặc biệt với các khối u não ác tính. có thể xảy ra các cơn co giật toàn thể , thường gặp hơn với các khối u não nguyên phát khi so với u não di căn. Ý thức suy giảm (xem Hôn mê và Suy giảm Ý thức) có thể do thoát vị, rối loạn chức năng thân não, hoặc rối loạn chức năng vỏ não hai bên. Phản xạ đường thở có thể bị suy giảm.

Rối loạn chức năng não bộ khu trú gây ra một số triệu chứng. Các triệu chứng thần kinh khu trú, rối loạn nội tiết, hoặc động kinh cục bộ (đôi khi có toàn thể hóa thứ phát) có thể phát triển tùy thuộc vào vị trí của khối u (xem {blank} Những biểu hiện tại chỗ thường gặp của các khối u não). Các thiếu sót thần kinh khu trú thường gợi ý vị trí của khối u. Tuy nhiên, đôi khi các thiếu sót thần kinh khu trú không tương ứng với vị trí của khối u. Bao gồm:

Liệt cơ thẳng ngoài một hoặc hai bên (với biểu hiện liệt khả năng liếc ngoài) do áp lực nội sọ gia tăng gây đè ép dây thần kinh sọ thứ 6

Liệt nửa người cùng bên do đè ép cuống não đối bên vào lều tiểu não (Kernohan notch)

Khiếm khuyết thị trường cùng bên do thiếu máu ở thùy chẩm đối bên.

Một số khối u gây ra phản ứng viêm ở khu vực màng não, dẫn đến viêm màng não bán cấp hoặc mãn tính (xem Viêm màng não).

Tổng Quan Về Các Khối U Vùng Đầu Cổ

Phẫu thuật, xạ trị, hoặc cả hai

Hóa trị

Các phương pháp điều trị chính cho ung thư đầu và cổ là phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với hoá trị. Tuy nhiên, hóa trị hầu như không bao giờ được sử dụng làm phương pháp điều trị chính trong điều trị. Nhiều khối u không kể vị trí có đáp ứng như nhau đối với phẫu thuật và xạ trị, cho phép xác định lựa chọn điều trị dựa theo các yếu tố khác như sở thích của bệnh nhân hoặc tiền sử mắc bệnh theo vị trí cụ thể.

Nếu xạ trị được chọn để điều trị ban đầu, nó sẽ được chiếu tia vào u nguyên phát và đổi khi cả hạch cổ 2 bên Việc điều trị hạch hoặc bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, được xác định tùy theo vị trí u nguyên phát, tiêu chuẩn mô học, và nguy cơ di căn hạch. Các tổn thương giai đoạn sớm thường không cần điều trị các hạch bạch huyết, trong khi các tổn thương giai đoạn tiến triển thị cần được điều trị. Các vùng đầu cổ có nhiều bạch huyết (họng miệng, trên dây thanh ) thường đòi hỏi phải có xạ trị vào hạch cổ, bất kể giai đoạn khối u, trong khi vị trí có ít bạch huyết (như thanh quản) thường không cần xạ trị hạch bạch huyết cho giai đoạn sớm. Phương pháp xạ trị điều biến liều (IMRT) giúp tập trung liều bức xạ vào tổn thương, có khả năng làm giảm tác dụng phụ mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát khối u.

Khi bệnh giai đoạn tiến triển (giai đoạn III và IV) thường đòi hỏi phải điều trị đa phương thức, kết hợp một số liệu pháp: hóa trị , xạ trị và phẫu thuật. Khi khối u xâm lấn xương hoặc sụn đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ u nguyên phát và thường phải vét các hạch bạch huyết khu vực do nguy cơ lan rộng. Nếu u nguyên phát được điều trị bằng phẫu thuật, thì xạ trị sau phẫu thuật vào các hạch bạch huyết vùng cổ nếu chúng có nguy cơ cao như di căn nhiều hạch, phá vỡ vỏ bao. Xạ trị sau phẫu thuật thường được ưu thích hơn so với xạ trị trước phẫu thuật do các mô sau khi chiếu xạ thường khó lành lại hơn.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung hoá trị liệu cho xạ trị vào hạch cổ giúp cải thiện sự kiểm soát vùng của bệnh ung thư và cải thiện thời gian sống thêm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây ra các tác dụng có hại đáng kể, chẳng hạn như tăng chứng khó nuốt và độc tính với tủy xương, do đó việc quyết định bổ sung hoá trị phải được xem xét cẩn thận.

Ung thư biểu mô tế bào vảy tiến triển mà không có sự xâm lấn xương thường được điều trị với hóa trị liệu cùng với xạ trị. Mặc dù được hạn chế tối đa sự chiếu xạ vào mô lành, nhưng việc kết hợp hoá trị liệu với xạ trị sẽ tăng gấp đôi mức độ độc tính cấp tính, đặc biệt là khó nuốt. Tia xạ có thể được sử dụng đơn thuần cho những bệnh nhân suy nhược với bệnh tiến triển, những người không thể chịu đựng được biến chứng của hóa trị và có nguy cơ cao gây mất cảm giác toàn thân.

Hóa trị bước 1 được áp dụng cho các khối u nhạy cảm với hoá trị liệu, chẳng hạn như Burkitt lymphoma, hoặc cho những bệnh nhân có di căn lan rộng (ví dụ: di căn gan. phổi). Một số loại thuốc như cisplatin, fluorouracil, bleomycin, và methotrexate giúp giảm đau và co lại khối u ở những bệnh nhân không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Đáp ứng ban đầu có thể tốt nhưng không bền, và phần lớn các trường hợp ung thư hầu có thể xuất hiện trở lại.

Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có vai trò ngày càng quan trọng bởi vì việc sử dụng các vạt mô cuống dời cho phép tái tạo chức năng và thẩm mỹ các khuyết hổng để cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau các phẫu thuật trước đó. Các trang thiết bị thường dùng được sử dụng để tái tạo bao gồm xương sườn (thường được sử dụng để tái tạo hàm dưới), cánh tay xuyên tâm (thường sử dụng cho lưỡi và sàn miệng), và đùi phía trước bên (thường được sử dụng cho tái tạo thanh quản hoặc hầu họng).

Điều trị khối u tái phát

Xử trí khối u tái phát sau khi điều trị là phức tạp và có những biến chứng tiềm ẩn. Khi xuất hiện một khối hoặc tổn thương loét có phù nề hoặc đau ở vị trí nguyên phát sau khi điều trị gợi ý tồn tại một khối u tái phát. Những bệnh nhân này cần chụp CT (có lát cắt mỏng) hoặc chụp MRI.

Đối với tái phát tại chỗ sau khi điều trị phẫu thuật, tất cả các vết sẹo cũ và các vạt tái tạo được cắt bỏ cùng với tổ chức ung thư . Xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai có thể được thực hiện nhưng có hiệu quả hạn chế. Bệnh nhân tái phát sau xạ trị được điều trị tốt nhất bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tia xạ bổ trợ, nhưng cách tiếp cận này có nguy cơ cao tác dụng phụ và nên được thực hiện một cách thận trọng.

Kiểm soát triệu chứng

Đau là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đầu cổ và phải được giải quyết một cách thoả đáng. Phẫu thuật triệu chứng hoặc xạ trị có thể tạm thời làm giảm đau, và trong số 30 đến 50% bệnh nhân, hóa trị liệu có thể tạo ra sự cải thiện trung bình tới 3 tháng. Theo khuyến cáo của WHO, quản lý đau theo từng bước là rất quan trọng. Đau dữ dội được điều trị tốt nhất cùng với một chuyên gia về giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ.

Đau, ăn khó, nghẹt thở do chất tiết, và các vấn đề khác khiến cho việc điều trị triệu chứng đầy đủ là điều cần thiết. Các hướng dẫn bệnh nhân về chăm sóc như vậy cần được làm rõ sớm (xem Chỉ thị trước).

Tác dụng phụ của điều trị

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể xảy ra những biến chứng và di chứng nhất định. Bởi vì nhiều phương pháp điều trị có tỷ lệ chữa khỏi tương đương nhau, sự lựa chọn phương thức chủ yếu là do sự khác biệt về các di chứng.

Mặc dù người ta thường nghĩ rằng phẫu thuật gây ra nhiều tác động nhất, nhiều phẫu thuật có thể được thực hiện mà không làm thay đổi đáng kể hình dạng hoặc chức năng. Các phương pháp và kỹ thuật tái tạo phức tạp bao gồm sử dụng các bộ phận giả, miếng ghép, vạt cuống vùng, vạt phức hợp tự do có thể khôi phục lại chức năng và diện mạo gần như bình thường.

Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và nôn, viêm niêm mạc, rụng tóc, viêm dạ dày ruột, suy giảm chức năng miễn dịch và tạo máu, nhiễm trùng.

Xạ trị đối với ung thư vùng đầu và cổ có một số tác dụng phụ. Tuyến nước bọt bị phá hủy vĩnh viễn với tia xạ liều khoảng 40 Gy, dẫn đến chứng khô miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Các kỹ thuật xạ trị mới hơn, như xạ trị điều biến liều(IMRT), có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ liều độc hại đối với tuyến nước bọt ở một số bệnh nhân nhất định.

Xạ trị cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng và viêm da, két quả là dẫn đến xơ hóa da. Mất vị giác (ageusia) và khứu giác (dysosmia) hay xuất hiện nhưng thường chỉ là thoáng qua.

Các Khối U Trung Thất (Chẩn Đoán Và Điều Trị)

Các rối loạn tim mạch, chấn thương, nhiễm khuẩn, ung thư phát triển khác nhau có thể tạo nên các khối u xuất hiện trong trung thất khi chụp X quang lồng ngực. Một phân chia đã được thỏa thuận hữu dụng chia trung thất làm 3 khoang: trước, giữa và sau và xếp loại các khối u trung thất theo phân chia đó, Các u trung thất phải ở trong một hay nhiều khoang này, hầu hết ở khoang trước và khoang giữa; Các u trung thất trước có u tuyến ức, u quái, các tổn thương giáp trạng, u bạch huyết và u trung mô (u mỡ, u xơ). Các u trung thất giữa có u hạch bạch huyết, sự giãn rộng của động mạch phổi, phình động mạch chủ hay động mạch không tên, nang (phế quản, ruột non, màng phổi, màng ngoài tim), tĩnh mạch azygos hay bán azygos dãn rộng, lỗ thọát vị Morgagni. Các khối u trung thất sau có thoát vị khe, u thần kinh, thoát vị màng não, u thực quản, lỗ thoát vị Bochdalek, bệnh gai đốt sống ngực, tạo huyết ngoài tủy. Nhóm u thần kinh có u bao Schwann, u xơ thần kinh, sarcoma thần kinh, u thần kinh hạch – thần kinh đệm, u tế bào ưa chrom và các u khác.

Các triệu chứng và dấu hiệu của các u trung thất thì không đặc hiệu và thường do ảnh hưởng của khối u lên các cấu trúc chung quanh. Khởi phát đau lồng ngực sau xương ức âm ỉ, khó nuốt hay khó thở thường là dấu tích quan trọng biểu thị có u trung thất trong khoảng một nửa các trường hợp, triệu chứng không có, khối u chỉ phát hiện do chụp X quang lồng ngực thường lệ. Các phát hiện lâm sàng thay đổi tùy bản chất và vị trí khối u.

CT giúp ích cho xử trí, nếu nghi đến thực quản thì chụp X quang thực quản với baryt. Siêu âm Doppler hoặc chụp tĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch chủ trên, chụp động mạch. MRI giúp phân biệt khối u với mạch máu, giúp phác họa các cấu trúc của rốn phổi. MRI cũng cho chẩn đoán hình ảnh trong nhiều mặt phẳng, còn CT chỉ cho chẩn đoán hình ảnh theo trục. Nếu nghi u ác tính thì cần có chẩn đoán mô học. Điều trị và tiên lượng tùy nguyên nhân của u trung thất.