Cá Ali Đực Và Cái / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Cách Phân Biệt Cá Đực Và Cá Cái

– Cá dĩa là loài lưỡng hình giới tính không rõ rệt nên hầu như không thể phân biệt được cá đực với cá cái khi còn non. Mọi tài liệu đều nhấn mạnh rằng việc phân biệt giới tính chỉ có thể thực hiện đối với cá trưởng thành trên 5 tháng tuổi và đạt kích thước trên 10 cm. Thông thường, nhà lai tạo phải nuôi một bầy 5-6 con và đợi để chúng tự bắt cặp. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng bài viết này vào việc phân biệt giới tính cá dĩa và chủ động ghép cặp theo ý muốn.

– Cá dĩa là loài lưỡng hình giới tính không rõ rệt nên hầu như không thể phân biệt được cá đực với cá cái khi còn non. Mọi tài liệu đều nhấn mạnh rằng việc phân biệt giới tính chỉ có thể thực hiện đối với cá trưởng thành trên 5 tháng tuổi và đạt kích thước trên 10 cm. Thông thường, nhà lai tạo phải nuôi một bầy 5-6 con và đợi để chúng tự bắt cặp. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng bài viết này vào việc phân biệt giới tính cá dĩa và chủ động ghép cặp theo ý muốn.

1. MiệngCá dĩa đực có môi to và dày hơn cá dĩa cái. Đặc điểm này có thể áp dụng cho tất cả các dòng cá dĩa với kích thước và độ tuổi tương đương. Thoạt nghe có vẻ đáng tin cậy nhưng mắt người khó nhận biết được sự khác biệt cực nhỏ này.

2. Chóp vây lưng và vây hậu môn (streamer)Cá đực có chóp vây dài hơn so với cá cái.

3. Kích thước vâyCá đực có vây lưng và vây hậu môn cao hơn so với cá cái. Đặc điểm này chỉ đúng với bầy mà cá cha có vây rất cao còn cá mẹ vây bình thường. Ngoài ra, nhiều dòng cá dĩa có vây cao bất kể giới tính là gì. Tóm lại, độ chính xác dưới 30% nếu cùng bầy và dưới 10% nếu khác bầy.

4. Kích thướcCá dĩa đực thường to hơn so với cá dĩa cái. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá dĩa cái chậm lại khi trưởng thành hoặc phát dục. Lưu ý: cá ngoài tiệm có thể bị pha trộn từ nhiều nguồn khác nhau. Vả lại một số cá cái vẫn có thể đạt đến kích thước tương đương với cá đực. Tóm lại, độ chính xác là 40% nếu cùng bầy và dưới 10% nếu khác bầy.

5. Đầu– Cá dĩa đực thường có đầu to hơn cá dĩa cái. Mặc dù dạng đầu gù có tồn tại ở cá dĩa đực những rất hiếm (cá dĩa không phải là La Hán!). Đừng nhầm lẫn với dạng đầu cực cong mà cá thể đực hay cái đều như nhau.

– Cá đực có đầu thẳng hơn so với cá cái. Đặc điểm này chỉ có thể áp dụng với các cá thể cùng bầy và đặc biệt đúng với bầy có cá cha đầu thẳng còn cá mẹ đầu cong. Tuy nhiên, vẫn có những dòng cá dĩa mà dạng đầu cá đực hay cá cái đều như nhau.

6. Hành viHầu hết những con cá dĩa đực đầu đàn thường hung dữ trong khi cá cái hiền lành hơn. Đặc điểm này có thể áp dụng cho bất kỳ cá thể nào. Với những con cá dĩa đực nhút nhát trong bầy thì phải đợi lâu hơn, cho đến khi chúng thực sự sinh sản.

7. Đường tiếp tuyến– Jeff Richard phát hiện phương pháp này trong một ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Đức, Diskus Brief, và đưa lên mạng. Theo đó, nếu các đường tiếp tuyến ở vây lưng và vây hậu môn không cắt hoặc vừa chạm đuôi là cá đực, còn nếu cắt đuôi là cá cái. Jeff quan sát trên 12 cặp thì thấy tất cả đều đúng. Nói cách khác, vây lưng và đặc biệt là vây hậu môn của cá đực hơi cao và bè hơn so với cá cái.

8. Vòi sinh dụcMột khi cá động dục thì vòi trứng hoặc ống dẫn tinh nhú ra. Hãy quan sát vòi sinh dục để xác định giới tính cá dĩa, cá đực có vòi nhọn trong khi cá cái vòi rộng và tù. Đặc điểm này chính xác 100% nhưng không may, vòi sinh dục chỉ lú ra trong và ngay sau khi cá dĩa sinh sản!

– Đặc điểm này được áp dụng cho mọi cá dĩa với độ chính xác 100%. Tuy nhiên, cá dĩa có thể sinh sản vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không dễ gì để canh đúng thời điểm mà quan sát! 10. Độ cong vùng sinh dục: cá đực có vùng sinh dục lõm trong khi cá cái lồi. Mức độ lồi lõm ở cá non không nhiều so với cá trưởng thành.

– Đặc điểm này được áp dụng cho mọi cá dĩa với độ chính xác 100% nếu bắt cá ra khỏi hồ (70% nếu quan sát qua hồ kiếng). Điều kiện: a) cá phải trưởng thành trên 5 tháng tuổi và đạt kích thước trên 10 cm, b) cá non được quan sát trước khi ăn, và c) khi quan sát, vây hậu môn phải căng về phía vây bụng.

Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực Và Cái ?

Làm sao để phân biệt Cá La Hán đực hay cái ? hoặc Phân biệt giới tính ca La Hán như bằng cách nào ? v.v… là những câu hỏi mà các Bạn bắt đầu nuôi cá La Hán đặt câu hỏi. Vì cá La Hán đực có những đặc điểm khiến dân mê cá La Hán thu hút. Vậy phân biệt bằng cách nào ?

Cá La Hán trống có màu sắc đẹp, đẹp từ vây kỳ vĩ đến cả thân mình. Cá La hán trống to, khỏe, tính khí hung hăng, năng động hơn cá mái nhiều lần nên khi nhìn ngắm sẽ thấy thú vị hơn. Chính vì đa số người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cho được cá trống mà nuôi nên khi đến với thú nuôi cá La hán việc đầu tiên là ai cũng muốn học hỏi cách phân biệt giới tính cá La hán. Tốt nhất phân biệt được giới tính cá La Han từ độ dài 10cm trở lên vì cá La hán dưới hai tháng tuổi, chiều dài thân mình dưới 3cm, màu sắc còn quá lợt lạt vì các tế bào sắc tố chưa được hình thành, mà các bộ phận khác bên ngoài thân cá cũng mới bắt đầu phát triển nên không ai tài nào phân biệt được giới tính của chúng. Ngoại trừ những nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá La hán lâu năm mới có khả năng đoán biết được, nhưng mức chuẩn xác cũng không ai dám vỗ ngực tự nhận là hoàn hảo cả trăm phần trăm. Sự đoán biết này của họ đa phần là do trực giác qua kinh nghiệm tích lũy trong nghề nuôi cá lâu năm ngầm mách bảo, vì vậy dù muốn giải thích cặn kỹ lý lẽ thì họ cũng đành chào thua. Đôi khi vì vậy mà phải chịu mang tiếng xấu với bạn bè và người thân quen là xấu bụng giấu nghề! Khi cá La hán được ba bốn tháng tuổi, thân cá dài khoảng 6cm đến 8cm, giữa cá trống và cá mái đã lộ ra những đặc điểm khác biệt, tuy chưa được rõ nét lắm, nhưng cũng có thể giúp ta quan sát các phần sau đây để đoán biết được một cách tương đôi chính xác về giới tính của cá La hán.

1. Quan sát Cá La hán chung bầy Nếu cá còn chung sống trong bầy đàn đông đúc thì cá trống thường lớn hơn cá mái. Cá La hán trống tăng trưởng cả suốt cuộc đời, càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn. Với cá trống sở dĩ có khả năng lớn nhanh vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trọng lượng cơ thể. Ngược lại, Cá La Hán mái thi chậm lớn hơn vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trứng.

2. Quan sát vây lưng và vây ngực Vây lưng cá trống dài và lởm chởm, các xương ở vây cá trống nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn Cá La Hán mái vây lưng nhỏ và ngắn. Và trên vây lưng của cá mái có những vạch sọc đen nhưng dựa vào việc này sẽ có sai xót vì hiện nay cá được lai tạo nhiều nên cũng sinh ra những giống có vạch sọc đen trên Cá La Hán đực. Vây ngực cá trống cứng hơn, trong khi vây ngực cá mái lại mềm mại.

3. Quan sát vây đuôi Đuôi cá La hán trống xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá mái xòe dạng hình tam giác

4. Quan sát vây bụng Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp oxy, đề phòng các các vi khuẩn xâm nhập và dùng cây để để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, còn hơi cứng là cá đực.

5. Quan sat tuyến ngữ Cách nhìn của phương pháp phân biệt này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì tương đối tròn.

6. Quan sát phần ức cá Ức cá La Hán trống nở nang, bụng thon, còn Cá La Hán mái vừa nhỏ vừa nhọn, chỉ riêng phần bụng nở nang.

Phải chờ khi cá được sau, bảy tháng tuổi, hoặc trễ hơn một đôi tháng nữa, khi cá La hán đã ở tuổi trưởng thành, lứa tuổi mà nhiều cá La hán mái bụng đã rượng trứng, chiều dài từ 10cm trở lên thì việc phân biệt giới tính của chúng dễ dàng hơn. Với loại cá lớn này chỉ cần quan sát vài bộ phận bên ngoài của cá bằng mắt thường, và nhất là quan sát bộ phân sinh dục sẽ phát hiện được trống mái mà không ngại có sự nhầm lẫn. Quan sát màu sắc và cái đầu gù của cá La hán. Các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Được biết, các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá La hán trống trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá mái. Đầu gù của cá trống cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá mái.

7. Quan sát bộ phận sinh dục cá La hán Cá la hán khi đã trưởng thành, cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn hảo. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá trống có dạng hình chữ “V”, còn cơ quan sinh dục của cá mái có dạng hình chữ “U”. Giữa hình chữ “V” và chữ “U” coi vậy mà sự khác biệt đôi khi không được rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn.

Để đảm bảo chắc chắn nhất, chúng ta cần bắt cá trên tay rồi quan sát kỹ bộ phận sinh sản cho rõ. Chúng ta dùng ngón tay ấn nhẹ sẽ thấy bộ phận sinh dục của cá trông hình ống, nằm hơi chếch về phía trước tia nước xịt ra rõ, còn Cá mái tương đối ngắn, nằm hơi lài theo thân nó và nước chảy ra ko xịt tia.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Cách Phân Biệt Cá Koi Đực Và Cái Khi Còn Nhỏ (Tosai)

Làm thế nào để chọn một con cá Koi đực hoặc cái khi còn nhỏ (Tosai) ? Không ai có thể chọn một con Tosai đực hay cái chính xác 100%. Một số con thể hiện giới tính của mình rõ ràng 100%, nhưng một số con khác thì không, và một số con thì lại là lưỡng tính. Kiến thức sau đây sẽ giúp bạn tăng thêm phần trăm cơ hội để lựa chọn đúng giới tính mong muốn của chú cá koi bạn định nuôi.

Đối với cá đực:

1. 80% con đực trổ màu sớm.

2. Màu trắng (Shiroji) và Đỏ Beni trông tho ráp, da ửng vàng hoặc da trắng nhưng đầu ửng vàng, đặc biệt là miệng, mũi và vùng má. Nếu con cá có đầy đủ những yếu tố trên 90% là cá đực.

3. Vây ngực cá đực dày hơn, xương chính và xương phụ có màu trắng sẫm. Nếu mắt bạn hoàn hảo 20/20 bạn có thể nhìn thấy những “ngôi sao” nhỏ trên vây ngực. Nếu thành thục trong kỹ thuật này, bạn có khả năng phân biệt cá koi đực và cái, chọn con đực lên tới 100%.

4. Hậu môn cá đực giống như giọt nước, dài và thụt vào trong da, 90 % là cá đực.

Đối với cá cái:

1. 80% con cái không trổ màu sớm.

2. Màu trắng (Shiroji) và màu đỏ (Beni) trông mềm mại và sáng bóng, màu trắng (Shiroji) trổ đều đặn từ đầu mũi, đầu, má đến đuôi. Nếu con cá có đủ những yếu tố trên thì 90% là cá cái.

3. Vây ngực mỏng, trong đục, xương chính và xương phụ có màu ửng sáng hơn và không có những “ngôi sao” nhỏ trên vây ngực. Nếu thành thục trong kỹ thuật quan sát này, bạn có khả năng phân biệt cá koi đực và cái, lựa chọn cá cái lên đến 100%.

4. Hậu môn tròn và nhô ra chứ không thụt vào, chính xác là cá cái đến 99%.

Nếu bạn thành thạo cả 4 kỹ năng trên, bạn sẽ có khả năng chọn đúng một con đực hoặc cái chính xác đến 95% hoặc hơn.

Liên hệ mua hàng: 0946285519 – 0944948444 – 0943499444

Tư vấn kỹ thuật: 0978918008 – 0978137069

Trân trọng

Nguyễn Tiến Dũng

Thái Hòa Aquarium

Văn phòng: Số 545 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho: Số 15 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Xưởng Sản Xuất: Ngõ 603 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Trại Koi: Số 175 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Cá Ali Và Cách Nuôi Cá Ali

Cá Ali

1. Giới thiệu chung về nguồn gốc cá Ali

Cá Ali là một loại cá cảnh có tên khoa học: Labidochromis caeruleus Fryer

Bộ: Perciformes

Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)

Nguồn cá: Ngoại nhập

Cá Ali là loài thuộc dòng thủy sinh nên cũng tương đối dễ nuôi

2. Đặc điểm sinh học trong cách nuôi cá Ali

Chiều dài cá (cm): 20

Nhiệt độ nước (C): 24 – 28. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho cá cảnh Ali sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, nhiệt độ còn giúp quản lý tính hung dữ của cá vì nhiệt độ cao thì vòng sinh học nhanh hơn, cá ăn nhiều, mau lớn nhưng cũng mạnh mẽ và hiếu chiến hơn. Nhiệt độ thấp thì ngược lại. Do vậy khi bạn muốn “bón thúc” cho cá mau lớn thì có thể cho thêm máy sưởi và khi chúng đã lớn có thể giảm nhiệt xuống ở mức độ trên.

Độ cứng nước (dH): 10 – 25

Độ pH: 7,6 – 8,8

Tính ăn: Ăn động vật

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Tầng nước ở: Giữa – đá

Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

Cá Ali đẹp

3. Phân loại cá Ali

Cá Ali thường được phân loại theo màu sắc hình dạng

Cá Ali xanh vằn

Tên khoa học: Maylandia zebra

Tên tiếng Anh: Zebra Malawi Cichlid

Tên tiếng Việt: Cá Ali xanh vằn; Cá Huyết trung cấp hồng

Cá Ali xanh vằn

Cá Ali vàng – Tên tiếng Anh: Yellow princes

Tên tiếng Việt: Cá Ali vàng; Cá Hoàng tử Phi

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Cá Ali vàng

Cá Ali Sao – Tropheus Duboisi Cichlid

Họ: Cichlidae

Kích thước tối đa: 13 cm

Màu sắc: Đen, xanh, trắng, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn rong, tảo

Cá Ali Venustus – Venustus Cichlid

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Điều kiệnnhiệt độ : 24 – 28 (C)

Kích thước tối đa: 25 ( cm )

Màu sắc: Xanh, trắng

Chế độ ăn uống: Ăn tạp

Xuất xứ: Châu Phi

Cũng có đặc điểm giống các loại Ali trên

Cũng có xuất xứ chủ yếu ở hồ Malawi hoặc các trại cá ở Mỹ. Cá Ali đỏ không phải là loài cá thuần chủng tự nhiên mà được lai tạo thành công trong các trang trại. Màu đỏ của chúng đươc lấy từ gien của những con cá cùng dòng Peacock trong đại gia đình Cichlid.

Cá đực có màu sắc rực rỡ và có điểm đánh dấu nơi hậu môn. Cá Ali đỏ thường phát triển tốt trong bể cá có kích thước lớn với nhiều đá và lớp cát dày. Những con cá đực thường khá hung hăng với những con cá cùng loài khi bị xâm chiếm lãnh thổ.

Cá Ali đỏ

Cá Ali Pseudotropheus Demasoni

Có tên là tiếng anh là Benga Peacock hoặc New Yellow Regal. Cá có nguồn gốc từ Tanzania

Cá Ali Aulonocara Baenschi

Tên thường gọi: Benga Peacock hoặc New Yellow Regal

Rất nhiều loài cichlids chỉ thích ăn một loại thức ăn nhưng Ali Aulonocara có thể ăn đa dạng các loại thức ăn.

Cá Ali Aulonocara

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Ali Chọn giống:

Mặc dù cá Ali là loại cá khoẻ, dễ thích nghi, nhưng để giảm thiểu nguy cơ thất thoát cá trong quá trình nuôi vẫn cần lưu ý một số vấn đề. Khi chọn cá, bạn nên nghiên cứu kích thước tối đa của cá để tránh trường hợp bể trở nên quá chật chội về sau, lúc đó xử lý lại cũng rất khó.

Khi chọn cá, cố gắng chọn cá cùng một hồ. Ở Hà Nội thì cá Ali phổ thông chủ yếu là Malawi. Vì mặc dù cá Ali dễ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài, nhưng nếu chúng ta tạo được môi trường gần nhất với môi trường tự nhiên thì chúng sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

Kích thước bể cá:

Cá Ali được cho là sinh động, hấp dẫn nhất khi chúng rượt bơi lôi, rượt đuổi nhau ở gần các đồ vật trang trí trong bể. Do vậy, với cùng một thể tích nước, các bạn cần cân đối các chiều với nhau, đặc biệt là chiều cao. Ví dụ, với kích thước ba chiều là 100x40x60, nếu là CxDxR thì rõ ràng không phù hợp, vì cá có rất ít không gian để di chuyển. Cũng với kích thước đó, nếu là DxRxC thì sẽ tốt hơn, bể bạn có đủ chiều dài cho cá rượt đuổi nhau. Nhưng bạn cũng đừng quên xem xét khả năng tuyệt vời hơn là DxCxR, khi đó bể cá có độ dài, tăng chiều sâu và độ cao vừa phải để bạn trang trí thêm các đồ trang trí…

Trong cách nuôi cá Ali, bạn cần chú ý cách chọn giống và kích thước bể

Phông nền:

Phông nền bạn nên chọn phông đồng nhất một màu hoặc ít nhất là có một mầu chủ đạo. Đừng chọn màu nào quá chói (đỏ, cam, vàng chanh) vì như vậy khi ngắm cá sẽ có cảm giác nhức mắt. Cũng không nên chọn phông phong cảnh quá phức tạp (dải san hô), cá sẽ bị lẫn vào phông nền, giảm bớt sự thích thú khi quan sát..

Nhiều người thường chọn màu xanh nước biển, dịu mắt và cũng làm nổi các đồ vật trang trí trong bể. Ngoài ra nếu tìm được những phông theo kiểu 3D và phù hợp với đồ vật trang trí trong bể của bạn thì cũng rất đẹp nhưng hơi kì công.

Nền:

Đặc tính của cá Ali là đặc biệt thích đào nền nên bạn có thể cho nền bằng cát, sỏi…nhưng cần phải lưu ý kích thước. Kích thước tối đa của sỏi không nên to quá miệng của cá vì thông thường cá đào nền bằng cách ngậm vào và thổi ra chỗ khác. Lưu ý nền càng nhỏ, càng khít thì càng đỡ được hiện tượng chất bẩn lọt xuống và lưu giữ ở bên dưới.

Màu của nền cũng ảnh hưởng đến màu của cá. Màu sáng khiến cho màu của cá có cảm giác bị bợt đi, màu tối giúp màu của cá sặc sỡ hơn. Do vậy bạn nên chọn màu sao cho tương phản với màu của đại đa số cá trong bể, lúc đó nhìn cá sẽ nổi bật trên màu nền. Có một lưu ý nhỏ nhỏ là trước khi rải nền các bạn nên có vật liệu lót ở dưới.

Bạn nên thiết kế nền bể cá dày bởi cá Ali là loài đào bới rất khỏe

Đèn:

Với cá Ali, vai trò của ánh sáng trong quá trình sinh trưởng không quan trọng tuyệt đối như quá trình lên màu của cá rồng hay cây thủy sinh do vậy chọn đèn chủ yếu để tăng thêm vẻ đẹp cho bể cá. Loại đèn phổ biến thường dùng là xanh và trắng vì đèn trắng bên trong để sáng bể, đèn xanh bên ngoài tạo cảm giác về màu. Đối với màu xanh có loại đèn actinic blue trông ánh sáng rất lung linh tuy nhiên giá cả cũng cao hơn chút. Một số tài liệu còn nói rằng nên kết hợp xanh và tím/hồng vì như vậy cá sẽ nổi bật còn bể sẽ có độ sâu.

Đồ vật trang trí:

Cá Ali sống trong nước cứng, độ pH tương đối cao. Do vậy vật trang trí phù hợp nhất vẫn là đá và cũng phù hợp với môi trường tự nhiên của nó. Lũa cũng có khi được sử dụng vì đặc tính tạo nhiều hang hốc và nhẹ, nhưng lũa có thể làm giảm pH (do tiết ra acid hoà tan trong nước). Đá và lũa chính là hai loại đồ trang trí phổ biến nhất trong bể Ali.

Một số người thích sử dụng san hô (loại khối to) để mô phỏng cảnh biển cho giống hơn. Đây cũng là một ý tưởng hay vì với màu sắc sẵn có và sự lanh lợi của cá Ali, nếu kết hợp với san hô khối và ánh sáng phù hợp thì cảnh sắc sẽ không hề thua kém cảnh biển. Tuy nhiên lưu ý một điều là cá Ali rượt đuổi, chui rúc, liếc mình trên bề mặt khác rất nhiều nên nếu khối đá san hô quá gai góc thì có thể làm cá bị trầy xước khi bơi lội hoặc khi gặm rêu, từ đó dễ bị nấm và chết.

Đối với những loại đồ vật trang trí nặng như đá lớn, cũng không nên đặt trực tiếp lên đáy bể mà nên có lớp lót để phân tán lực ra cho đều. Lớp lót này cũng nên chọn màu dễ nguỵ trang, vì trong quá trình nuôi thì trường hợp cá đào đến lộ cả lớp lót này là tương đối nhiều.

Chọn đồ vật trang trí trong cách nuôi cá Ali cũng rất quan trọng

Yêu cầu sục khí: Trung bình

Cá Ali là loại cá phàm ăn nên bạn cần đầu tư hệ thống lọc tương đối một chút, ví như có một cái lọc tràn trên, vật liệu lọc sử dụng luôn san hô nếu được để giữ pH cao. Cá Ali không thích luồng nước quá mạnh nên hãy cố gắng tìm cách xử lý luồng nước vào bể cho nhẹ nhàng.

Yêu cầu lọc nước: Ít

Cá Ali là loại cá phàm ăn, cũng may hệ tiêu hoá tốt nên làm việc cũng khá kĩ kể cả khi đc cho ăn nhiều. Hệ thống lọc nên có sự đầu tư tương đối, lọc hộp nhựa một ngăn không bao giờ là đủ. Ít nhất hãy cố gắng làm một cái lọc tràn trên (mình cũng đang dùng lọc tràn trên), xịn hơn càng tốt. Vật liệu lọc sử dụng luôn san hô nếu được để giữ pH cao.

Cá Ali không thích luồng nước quá mạnh, hãy cố gắng tìm cách xử lý luồng nước vào bể cho nhẹ nhàng bớt. Đối với đầu hút, chú ý setup khéo léo trường hợp bạn trải nền là cát.

Thức ăn:

Cá Ali chủ yếu là ăn động vật như cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên.

Trong cách nuôi cá Ali thì thức ăn của chúng cũng rất đa dạng

Nếu nuôi thành công được cá Ali, bạn sẽ có một bể cá thực sự sinh động và đẹp mắt. Do vậy, điều bạn cần lúc này là chọn được con giống tốt đồng thời có những người hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình có kinh nghiệm trong kĩ thuật nuôi cá.

Một số vấn đề cơ bản cần chú ý khi nuôi cá Ali 1. Nước

Nguồn nước tốt nhất để sử dụng trong bể cả vẫn là nước máy sinh hoạt.. So với nước giếng, nước sông, nước mưa… thì nước máy dễ xử lý để có thể sử dụng cho bể cá hơn là các loại nước kia. Vấn đề cần lưu ý nhất khi sử dụng nước máy chỉ là các hợp chất của clo, mà thông thường có thể loại bỏ bằng cách để lâu hoặc phơi nắng, sục khí.. Đại đa số gia đình hiện nay bơm nước vào bể riêng rồi sử dụng nước từ đây để sinh hoạt thì coi như đã rút ngắn đc quá trình loại bỏ hợp chất của clo rồi.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ ưa thích của ali thì chúng ta đã biết. Tuy nhiên, trong ngưỡng chịu đựng đó thì còn một công dụng nữa của nhiệt độ là để quản lý độ máu chiến của cá. Nhiệt độ cao thì vòng sinh học nhanh hơn, cá ăn nhiều, mau lớn nhưng cũng sung hơn. Nhiệt độ thấp thì ngược lại.

Do vậy khi bạn muốn “bón thúc” cho cá mau lớn thì cố gắng mạnh tay một tí cho sưởi. Và khi bọn nó đã lớn và bạn chịu hết nổi việc đứng ra trọng tài cho bọn nó, thì bạn giảm nhiệt xuống, lúc đầu bọn nó cũng sẽ giảm nhiệt theo..

3. Cây

Thông thường thì mọi người không khuyến khích việc trồng cây trông bể ali. Lý do là ali thích đào nên nên các loại nền nuôi cây sẽ không phù hợp, cây cối cũng thường xuyên bị đào trốc rễ nổi lên. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thích có màu xanh trong bể, bạn có thể sử dụng các cây thuộc họ ráy, loại này yêu cầu dinh dưỡng không cao, bạn có thể xếp đá (nếu đồ trang trí là đá) kĩ để giữ cho cây không bị trốc gốc. Nếu bể sử dụng lũa thì đơn giản hơn, bạn buộc ráy vào lũa là được :)..

4. Cá

Mặc dù cá Ali là loại cá khoẻ, dễ thích nghi, nhưng để giảm thiểu nguy cơ thất thoát cá trong quá trình nuôi, chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề.

Khi chọn cá nên nghiên cứu kích thước tối đa của cá. Thứ nhất, hạn chế trường hợp về sau sẽ thành cá voi nuôi chung cá chuột, nhiều khi vô tình dẫm chết chuột. Thứ hai, tránh trường hợp bể trở nên quá chật chội về sau, lúc đó xử lý lại hoàn toàn cũng rất khó.

Khi chọn cá, cố gắng chọn cá cùng một hồ. Ở Hà Nội thì cá Ali phổ thông chủ yếu là ở Malawi. Vì mặc dù cá Ali dễ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài, nhưng nếu chúng ta tạo đc môi trường gần nhất với môi trường tự nhiên thì bọn nó sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, do vậy nếu cá trong bể của bạn là từ nhiều hồ, ít ra hãy cố gắng tạo môi trường để cá ở tất cả các hồ đều không cần phải thích nghi nhiều.

Mặc dù không khuyến khích, nhưng cá Ali vẫn có thể nuôi cùng một số loại cá khác. Có thế nuôi ali với dọn bể. Có thể nuôi ali với tì bà bướm, tì bà bướm khá khoẻ mạnh, không bị tấn công . Còn nuôi với chuột thì thảm hoạ, chuột bị lăng trì đến chết (một phần vì size hơi nhỏ).. Ngoài ra các loại cá tương đối gấu một tí như vạn long cũng có thể nuôi chung.

Cá Ali sinh sản khá dễ, theo nghiên cứu thì đa số các loài cichlid nói chung sinh sản khi gặp điều kiện thuận lợi chứ không cần theo mùa. Tuy nhiên cá con gần như không thể tồn tại trong môi trường bể nuôi thường ngày đc, nhất là khi người chơi ở Việt Nam chủ yếu với mật độ khá cao :D.. Do vậy cần chú ý quan sát cá cái nào không ăn uống, mồm có bọng ở dưới thì khả năng là đang ngậm trứng, có thể vớt ra bể khác để bóc mồm nó ra, nuôi riêng cá con..

Một vấn đề khá đau đầu với người chơi cá Ali là mật độ cá. Nếu để đảm bảo mật độ như tiêu chuẩn quốc tế xịn, thì hoặc là ta chỉ nuôi đc khoảng 10 đôi đổ lại, hoặc là ta phải nuôi nó trong một cái bể lớn cỡ bể bơi.. Thông thường người chơi có 2 cách xử lý chủ yếu. Thứ nhất, thiết kế hồ với nhiều chỗ trú ẩn, mỗi con sẽ tự chọn chỗ mình ưa thích (tất nhiên ai mạnh được chọn trước, yếu thì chờ đã), nếu đảm bảo mỗi con một nhà thì không lo lắng gì nhiều. Thứ hai là nâng mật độ cá trong bể lên, cách này nghe có vẻ ngược đời nhưng một số nghiên cứu cho rằng khi mật độ cá tăng lên thì cá buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới (ali là loài dễ thích nghi mà), do vậy nó sẽ phải chấp nhận tự giảm không gian riêng tư xuống, và do có quá nhiều kẻ cạnh tranh nên nó cũng không kịp ác cảm/định kiến để mà băm bổ một con nào đến chết được..

5. Thức ăn

Nói chung cá Ali thích nghi nhanh với các loại thức ăn khác nhau, nên vấn đề ăn uống bạn không phải quá lo lắng. Ngoài ra một số thức ăn thử nghiệm như tôm tép (đã xử lý qua), tim gan thịt (thái nhỏ)… cũng được xử lý.. Thỉnh thoảng cho thêm 1-2 con cá mồi sống (nhưng đã khía thịt) để kích thích bọn nó.. Các loại trùn chỉ, sâu đỏ… thì hết veo.. Ngoài ra một số bạn từng cho ăn dưa chuột, bầu, bí… nữa, cái này mình chưa thử nhưng trên cơ sở khoa học thì cũng có sự hợp lý vì có nhiều loài ali có nguồn thức ăn tự nhiên từ thực vật.

Lời kết

Ngoài ra cũng rất mong các bạn khác cùng đóng góp những điều còn thiếu sót trong bài này, để hướng dẫn này được đầy đủ, hoàn thiện hơn. Mình tin rằng với sự hấp dẫn sẵn có của những chú Ali, cùng với một hệ thống bể (nhân tạo nhưng hướng tới thiên nhiên) do chúng ta setup, niềm thích thú có được khi ngồi ngắm cá sẽ trở thành điều dễ dàng và gần gũi với tất cả mọi người.

【7/2023】Giá Cá Tầm Siberi_Phân Biệt Cá Tầm Đực Cái【Xem 223,146】

Phân biệt cá tầm đực với những loại cá khác  cá tầm giá rẻ

Trong kỹ thuật nuôi cá tầm hiện nay, thì việc phân biệt đực cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người ta phải nuôi riêng biệt cá đực và cá cái vì chúng có chế độ chăm sóc khác nhau. Mặt khác, trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ở cá tầm, không cần phải có nhiều cá đực, bởi thời gian phát dục cá tầm khá muộn. Việc phân tách được cá đực và cái sớm sẽ tiết kiệm được chi phí nuôi vỗ.

Vậy làm cách nào để phân biệt được cá đực và cái? Chúng ta chỉ có thể phân biệt được chúng dễ dàng khi chúng đã trưởng thành nhờ vào màu sắc. Ở Nga người ta cũng áp dụng phương pháp này. Nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định được giới tính của cá sớm, nhưng đa phần không khả thi và không được áp dụng vào thực tế.

Giá cả các loại cá tầm chất lượng cá tầm chất lượng

Một số loại cá tầm thông dụng ở nước ta như sau:

Cá tầm Việt Nam: 300.000đ/ 1kg

Cá tầm Nga: 360.000đ/1kg

Cá tầm Siberi: 340.000/1kg

Kèm theo đó là một số loại trứng nhập khẩu từ Đức với giá niêm yết:

Trứng cá tầm đen: 155.000đ/ 1 hộp 115gram

Trứng cá tầm trắng:1.800k/gram

Thông tin đơn hàng