Cá 7 Màu Xanh / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Bảy Màu Rồng Xanh (C1)

Đặc điểm sinh học:

– Chiều dài cá (cm):3 – 6cm

– Nhiệt độ nước (C):24 – 28

– Độ pH:7,0 – 8,5

– Tính ăn: Ăn tạp

– Hình thức sinh sản: Đẻ con

– Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm.

Kỹ thuật nuôi:

– Hình thức nuôi:Ghép

– Nuôi trong hồ rong: Có

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

– Yêu cầu lọc nước: Trung bình

– Yêu cầu sục khí: Trung bình

– Loại thức ăn:Tảo, bobo, artemia, trùng chỉ, cám, …

Sinh sản: Một con cá bảy màu cái có thể sinh đẻ theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/ 1 lần. Mỗi lần, số lượng cá con dao động từ 20 – 80 con. (Có thể lai tạo cá bảy màu trong cùng 1 bể với nhau để tạo ra loại cá bảy màu độc đáo theo ý thích riêng)

Trong quá trình quan sát cá bảy màu cái, nếu thấy bụng cá lớn và xuất hiện chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của cá thì có nghĩa là cá sắp đẻ, nên bắt cá mẹ ra 1 hồ riêng vì cá lớn có thể ăn cá con mới đẻ.

Để đảm bảo tỷ lệ cá bảy màu con sống sót cao, nên bỏ rong rêu vào bể để cá con lẩn trốn và đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu của cá bảy màu con. Sau 2-3 ngày có thể cho ăn artemia ấp nở hoặc bóp nát cám công nghiệp cho cá ăn.

Chăm sóc: Cá dễ nuôi , khỏe mạnh, thích ứng nước từ ngọt đến lợ, ưa độ mặn 5 – 10‰. Cá bảy màu rất thích nước cũ nhưng phải là nước sạch và an toàn cho cá. Chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối.

Mua ngay Thêm vào giỏ hàng

Giá cả hợp lý

Sản phẩm chính hãng

Vận chuyển nhanh chóng

Bảo mật thông tin

Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục?

Màu xanh lục trên lá cây đó là do lá cây có chất diệp lục bên trong lục lạp. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

Lá cây có màu xanh lục là vì

Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục b và diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Nói một cách dễ hiểu hơn là

Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.

Lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục có trong lục lạp. Sở dĩ chất này có màu xanh là do : ánh sáng trắng có thể phân tách ra thành 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; mà chất diệp lục lại không thể hấp thụ ánh sáng lục nên khi ánh sáng này chiếu vào lá, lá sẻ phản màu lục lại mắt ta làm mắt ta thấy lá có màu xanh. Còn lá cây có màu đỏ vẫn quang hợp tốt do nó vẫn có diệp lục còn màu đỏ trên lá là do các loại sắc tố khác gây nên.

Vì sao một số lá cây có màu đỏ

Với nhiều người, hễ là thực vật thì hiển nhiên là có lá xanh. Vì lá xanh tức là có chất diệp lục, nhờ đó chúng mới quang hợp, tạo ra chất hữu cơ để sống chứ! Ấy thế mà có kẻ lại chơi trội. Rau dền đỏ, gỗ thích… chẳng hạn. Lá của chúng đỏ tía tai. Chúng sống bằng gì, khí trời chắc? Đương nhiên là chúng cũng dùng rễ hút dinh dưỡng và dùng lá để quang hợp rồi. Tạo hoá màu mè chút thôi. Bởi vì những lá này tuy màu đỏ, nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục.

Còn sở dĩ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỷ lệ chất này trong lá so với diệp lục nhiều đến nỗi nó át cả màu xanh của diệp lục. Để chứng minh hiện tượng này, người ta chỉ cần nhúng lá đỏ vào nước nóng – nó sẽ bộc lộ chân tướng ngay lập tức. Khác với chất diệp lục, antocyan rất dễ bị hoà tan trong nước nóng.Vì vậy, khi bị luộc, chất antocyan sẽ tan dần và lá cây chuyển từ đỏ thành xanh. Vậy là, tuy lá cây có màu đỏ, nhưng nó vẫn chứa chất diệp lục như thường.

KS Trần Thiên Ân, Trại Giống Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết: Dù lá đỏ hay xanh thì cây cũng dùng bộ rễ để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây và lá dùng để quang hợp. Tuy màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục, chất này được gọi là antocyan màu đỏ. Chất này nhiều nó lấn át màu xanh của diệp lục nên lá cây biến thành màu đỏ. Muốn kiểm chứng xem lá có trở lại màu xanh không chúng ta nhúng lá cây vào nước nóng, một lúc sau màu đỏ sẽ nhạt dần và hiện lên màu xanh. Tương tự, khi luộc rau dền đỏ, nước sôi sẽ khiến lá rau từ màu đỏ chuyển sang màu xanh. Khác với các cây có lá màu xanh thì antocyan màu đỏ rất dễ hòa tan trong nước nóng.

Cách Nuôi Cá 7 Màu Lên Màu Đẹp

“Cá 7 màu ăn gì để lên màu đẹp?” Nguồn thức ăn tươi sống là nguồn thức ăn được cá guppy yêu thích nhất. Đặc biệt là trùn chỉ. Loại thức ăn này không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển mà nó còn rất rẻ.

Ngoài trùn chỉ thì artemia ấp nở, cám inve Thái cũng là loại thức ăn rất được cá 7 màu yêu thích. Tuy nhiên, dù là loại thức ăn nào, khi nuôi cá bảy màu bạn cũng cần chú ý không nên cho cá ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là nên cho cá ăn từng chút một. Như vậy sẽ giúp hạn chế được lượng thức ăn dư thừa và giúp cho bể cá được sạch sẽ hơn.

Bên cạnh đó, Artemia dạng bột khi trộn cùng với bột tảo sẽ mang lại nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho cá. Thành phần có trong hỗn hợp thức ăn này sẽ cung cấp đủ chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin để cá phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

Cách nuôi cá 7 màu con

Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh

Nuôi cá 7 màu có cần oxy không?

Ở cá bảy màu, hàm dưới khi mở ra sẽ tiếp giáp với một mặt phẳng ngang, giúp cho miệng cá chạm vào mặt nước để tiếp xúc với một lượng ô-xy dồi dào trong không khí. Đặc điểm cấu tạo kết hợp với tập tính phù hợp cho việc sống sát mặt nước khiến cho cá bảy màu thích nghi tốt trong điều kiện nước thiếu ôxy. Trong khi ở các loài cá khác sống ở tầng đáy như chép hoặc tầng giữa như rô phi, khi thiếu ô-xy cá phải ngoi đầu lên mặt nước ở tư thế xiên, bất tiện hơn nhiều. Nhờ cơ chế này, trong môi trường nước thiếu ô-xy cá bảy màu vẫn có thể bơi lội bình thường sát mặt nước đồng thời kiếm ăn, trong khi các bọn cá khác chỉ lo thở mà thôi!

Áp dụng nguyên lý này vào nuôi cá bảy màu, bạn có thể nuôi cá trong môi trường nước đứng hoàn toàn không cần lọc hay sục khí oxy, tương tự như nuôi cá lia thia. Vấn đề còn lại phải giải quyết là mật độ, chất lượng nước, tính thẩm mỹ của hồ… Tính thẩm mỹ của hồ nuôi bảy màu là vấn đề rất quan trọng với người chơi. Đối với người nuôi kinh doanh, đôi khi một cái hồ nước xanh lè, rong bèo phủ kín, cá bơi “đặc kẹo” trong hồ lại là một hồ rất ổn cho cá phát triển.

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

“Phục Chế” Lại Dòng Bảy Màu Xanh Nhật (Japan Blue)

Dòng bảy màu Japan Blue hiện nay không còn là “mốt” ở Việt Nam nữa nhưng nó vẫn là một dòng cá khá lý thú. Tôi mua lại một đàn nhỏ từ một bạn chán dòng này vào năm 2013. Sau nhiều năm, do một số nguyên nhân tôi không giữ dòng này nữa, những cá thể còn lại được để cho một người quen nuôi.

Đến cuối năm 2023, người bạn này không muốn nuôi cá bảy màu nữa. Tôi thu gom đám “tàn quân” còn lại và trong số cá bảy màu đó có một hồ nhỏ gồm bốn-năm cá thể dạng như sau:

Rõ ràng đây là một dạng của dòng Half-black tuxedo, nhưng cá đực có hoa văn trên đuôi khá lạ lùng, hơi hơi giống kiểu mosaic.

Tôi cũng không quan tâm đến ba con cá này lắm. Một thời gian sau trong hồ xuất hiện một con cá con và lúc lớn lên nó trông như sau:

Thật là bất ngờ, đây có vẻ là một con đực dạng Japan Blue. Tôi kiểm tra lại với người bạn này thì mới biết rằng trước đây anh ấy nuôi một hồ Blue Japan ở trên kệ ngoài trời, phía dưới là một hồ nhỏ Half-black tuxedo. Tôi đoán là trời mưa tràn hồ tầng trên và một số con Blue Japan trôi xuống hồ Half-black!!! Anh bạn này cũng không quan tâm gì mấy đến cái hồ nhỏ chỉ có vài ba con cá!

Tôi quyết định tách riêng con đực này và ghép nó ngược trở lại với hai con mái ở trên.

Đám cá con từ hai con mái này với con đực dạng Japan Blue trên có ba dạng:

Dạng kiểu hoang dã multicolor

Có vẻ như dòng Japan Blue đã xuất hiện trở lại từ một dạng Half-black lai với Japan Blue do một sơ sót khi nuôi!!!

Khoảng 2 tuần sau loạt hình từ hình 6 đến 9, cá con đã phát triển màu nhiều hơn và một số mới xuất hiện màu, tôi tiến hành chụp hình lại.

Con cá ở hình 7 đã phát triển màu thành như sau:

Một số con trước đây chưa lên màu cũng đã xuất hiện dạng Japan Blue:

Con cá trên cùng trong hình 6, nhìn ban đầu có vẻ như sẽ là Japan Blue nhưng sau hai tuần lại trở thành dạng “hoang dã” với cái đuôi hơi hơi kiểu grass:

Con cá ở hình 9 sau hai tuần vẫn giữ nguyên kiểu màu sắc:

Cá mái cũng một số có dạng Japan Blue, một số dạng Half-black. Tuy nhiên với hai cá thể dạng multicolor như trên, một số cá mái dạng Blue Japan có lẽ sẽ có kiểu gene multicolor.

Sau loạt hình này, tôi sẽ tách riêng những con cá có dạng Blue Japan, và hy vọng “phục chế” lại được dòng cá này!!!

Ghi chú: Japan Blue là dòng cá có nguồn gốc hoang dã từ Nhật, được phát hiện tại tỉnh Kanagawa vào cuối thập niên 80, lần đầu nó được mô tả trên tạp chí cá cảnh của Nhật vào năm 1994. Ở châu Á, Japan Blue đôi khi còn được gọi bằng tên Aquamarine. Dòng cá này chính là “thủy tổ” của dòng Topaz hiện nay vẫn còn “hot” ở Việt Nam. Tên đầy đủ của dòng Topaz là RRE Albino Japan Blue Neon Tuxedo.