Bố Trí Bể Cá Cảnh Hợp Phong Thuỷ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Bố Trí Bể Cá Cảnh Trong Nhà Hợp Phong Thủy

Bể cá đặt ở phía đông nam của ngôi nhà được cho là hướng lý tưởng nhất để hút tài lộc. Bạn không nên đặt bể cá cảnh trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc trung tâm của ngôi nhà.

1. Lợi ích của bể nuôi cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà mà còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như số lượng cá, màu sắc cá, nguồn nước, cách bày trí trong bể cá và biết chăm sóc để bể cá luôn sạch sẽ, sống động nhất.

Nước trong bể cá thể hiện cho dòng chảy của sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Những chuyển động kiếm mồi, bơi lượn cùng bọt khí làm tăng nguồn năng lượng tích cực của sự may mắn, giàu có. Bể cá còn giúp tạo ra sự cân bằng độ ẩm trong căn phòng quá kín.

2. Yếu tố tạo nên một bể cá phong thủy

Một bể cá hợp phong thủy cần sự cân bằng về các yếu tố năng lượng trong ngũ hành. Khi năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tác động và bổ trợ lẫn nhau thì mọi nguồn vượng khí sẽ được thu hút vào nhà.

Năng lượng thủy có từ lượng nước trong bể cá. Năng lượng thổ được lấy từ những khoáng vật trong tự nhiên như đá, đất, sỏi, cát. Năng lượng hỏa thể hiện ở màu sắc của cá và hệ thống đèn chiếu sáng bể cá, gồm các màu đỏ, vàng, cam. Năng lượng kim sinh ra từ tấm khung bằng kim loại bên ngoài bể cá. Ngoài ra, nguồn năng lượng kim này cũng được sinh ra nhờ màu sắc của cá, như các loại cá màu vàng. Đối với năng lượng mộc, bạn có thể đặt vào bể các các loại cây thủy sinh.

3. Cách đặt bể cá

Bể cá đặt ở phía đông nam của ngôi nhà là hướng lý tưởng nhất. Đây là khu vực truyền thống để gia chủ tăng cường sự giàu có và thịnh vượng. Bạn cũng có thể đặt bể cá ở phía bắc để bổ trợ cho sự nghiệp hoặc phía đông của nhà để tăng cường sức khỏe cho đại gia đình.

Nếu muốn chặn các nguồn khí tiêu cực, bạn nên đặt bể cá ở bên ngoài căn nhà với điều kiện nhà có hàng rào và có một khoảng cách nhất định với nhà bên cạnh. Có thể đặt bể cá ngay bên dưới xà nhà để giúp các thành viên trong gia đình giảm đi những căng thẳng và áp lực tinh thần. Lưu ý, không đặt bể cá trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc phần trung tâm của ngôi nhà.

4. Chọn loại cá phù hợp

Cá vàng là lựa chọn thích hợp và dễ dàng nhất bởi chúngđẹp, đa dạng, dễ nuôi và giá thành hợp lý. Loại cá phổ biến không kém nhưng lại khá đắt là các loại cá rồng.

Theo kinh nghiệm, nên thả vào bể 8 con cá vàng các loại cùng một con cá màu đen. Mục đích của việc thả cá màu đen là để nó hấp thụ nguồn năng lượng tiêu cực trước khi tác động đến các thành viên trong gia đình. Nếu không có điều kiện nuôi cá trong bể lớn, bạn cũng có thể thả vào bể con cá màu vàng và một con cá màu đen.

5. Vệ sinh bể cá đúng cách

Gia chủ phải đảm bảo bể cá luôn được sạch sẽ, thường xuyên thay nguồn nước, vệ sinh các loại cây thủy sinh, đồ trang trí trước khi đưa vào bể.

Bạn cũng phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng để giúp cá khỏe mạnh. Việc trang trí bể cá bên ngoài có thể tùy thuộc vào khiếu thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên, sự đơn giản nhẹ nhàng và hài hòa trong năm nguồn năng lượng ngũ hành luôn là yếu tố không thể thiếu cho bể cá hợp phong thủy.

(Theo Vnexpress)

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

Bố Trí Bể Cá Cảnh Phong Thủy Như Thế Nào

Ngày nay việc nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là để giải trí, trong âm dương ngũ hành thì một chiếc bể cá cảnh phong thủy ảnh hưởng khá nhiều đến vận mệnh của gia chủ. Bể cá cảnh phong thủy đặt trong nhà nếu phù hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang đến nhiều may mắn về tiền tài và sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ tường tận để có được một bể cá cảnh phong thủy phù hợp với vận mệnh,

Bể cá cảnh phong thủy như thế nào là tốt?

Vượng khí ( Sinh khí): Đây là nguồn năng lượng liên tục thay đổi và di chuyển mà chúng ta cũng có thể cảm nhận được thông qua một số thứ xung quanh, chúng ta có thể cảm thấy được tốt hoặc xấu ở một số vị trí nhất định. Nguồn năng lượng này có thể tích lũy trong các đối tượng xung quanh chúng ta như: trong văn phòng, trong nhà,.. dòng sinh khí này có thể theo vào từ cửa và cũng có thể chảy ra ngoài. Mục tiêu chính của việc xắp sếp theo phong thủy là thay đổi dòng chảy năng lượng để chúng có thể chảy nhẹ nhàng quanh chúng ta và tích tụ lại chứ không chạy thẳng đi nơi khác. Tuy nhiên sinh khí cũng sẽ mang đến một số tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh nếu nó bị ngăn chặn hay bị kẹt. Nguyên tắc chính của dòng sinh khí này là không đi theo đường thẳng.

Ngũ hành: Ngũ hành là cách gọi chung để nhận biết đặc tính về màu sắc, hình dạng và một số kết cấu xung quanh chúng ta. Các yếu tố chính: gỗ, lữa, nước, đất, kim loại. Nếu bạn muốn thiết kế một bể cá cảnh phong thủy thì cần phải tận dụng và cân bằng tất cả các yếu tố trong môi trường trong nhà bạn.

Bát quái: Hình tượng chung của bát quái được chia làm 9 ô đều nhau ( 3 ngang và 3 dọc), đây là biểu đồ được dùng để xác định và thiết lập các khu vực của một ngôi nhà hay văn phòng.

Cách đặt bể cá cảnh theo phong thủy

Cách đặt bể cá cảnh theo phong thủy này dựa trên số độ la bàn mà hướng và sơn nhà mình đang đóng, tiếp đến thì chọn vị trí sao có hướng đương vượng ( Trong vận 8 sao số 8, 9, 1 là sao vượng). Các sao hướng trong ” Huyền Tinh Phi Không” là các sao thiên về tiền bạc và tài lộc, nếu tại các cung vị trong 8 cung có một trong ba sao đó thì nên mở cửa hoặc để bể nước để đón tài lộc vào nhà.

Đạt bể cá phong thủy theo ” Linh Thần, Chính Thần”

Trong vận 8 thì linh thần tại hướng tây nam còn chính thần tại hướng đông bắc, mà chính thần kỵ nước còn linh thần lại cần nước. Chính bởi linh thần cần nước nên có thể đặt bể cá cảnh tại khu vực tây nam để kích hoạt tài lộc.

Đặt bể cá cảnh phong thủy theo ” Loan Đầu”

Theo trường phái ” Loan Đầu” thì bên trái là Thanh Long còn bên phải là Bạch Hổ, Thanh Long thì thiên về tài lộc còn Bạch Hổ lại thiên về sức khỏe. Để tài lộc gia chủ luôn thịnh vượng thì các bạn chỉ cần đặt bể cá cảnh ở phương vị Thanh Long ( Phương vị thanh long nằm ở sát tường bên trái nhìn từ phía trong nhà ra cửa chính).

Bể cá cảnh phong thủy phù hợp mệnh gia chủ

Màu sắc của cá cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong thủy của bể cá cảnh. Với những giống cá màu vàng kim hoặc trắng trong ngũ hành sẽ thuộc kim ( Kim sinh thủy) có tác dụng rất lớn trong việc mang đến may mắn về tài lộc. Cá có màu đen, xanh lam hay xám ( Thuộc hành thủy) có khả năng thúc đẩy tại vận khá tốt. Ngược lại những loài cá có màu vàng ( Thổ) rất kém trong việc kích hoạt tài vận, cá màu xanh dương hoặc xanh lá cây( Mộc) cũng khá tương tự. Bên cạnh đó những chú cá có sắc đỏ hay hồng ( Hỏa) lại khắc kim phá tài lộc.

Một số loại cá nên nuôi: Cá huyết anh vũ được xem là loại cá âm dương, là loại cá đứng đầu trong các loại cá về phong thủy. Cá vàng ( Kim ngư) có nguồn gốc khá lâu đời và được nhiều người ưa thích không chỉ vì ngoài hình bắt mắt mà nó còn mang lại nhiều may mắn về tiền tài cho người nuôi. Cá rồng hay còn gọi là cá kim long, chúng có dáng vẻ uy nghiêm cùng màu sắc tuyệt đẹp và mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Ngoài ra các bạn cũng có thể chọn nuôi một số loại cá khác như: cá chép Nhật, cá đĩa, cá la hán,..

Số lượng cá cần nuôi: Nếu bạn nuôi cá vàng thì nên nuôi 8 con màu vàng và một con màu đen, cách nuôi này không chỉ mang đến tài lộc cho gia chủ mà còn hạn chế về việc thất thoát tiền bạc. Thông thường số lượng cá nuôi trong bể cá cảnh phong thủy nên là bội số của 9. Lưu ý: Số lượng cá khác nhau sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Một số vấn đề nên tránh khi đặt bể cá cảnh phong thủy

Có rất nhiều người thường thích để bể cánh dưới cầu thang, vị trí này cũng mang đến nhiều quan điểm trái chiều nhưng vẫn chưa có một kết quả chính xác nào. Trường hợp bạn muốn để ở vị trí này thì nên tránh đặt bể ở nơi cầu thang chật hẹp.

Hạn chế việc đặt bể cá bên trong phỏng ngủ hay nhà bếp. Trong phong thủy thì tình yêu là đất và lửa, hơn nữa dòng chảy năng lượng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Tránh đặt những tảng đá có hình thù kì dị vào trong bể, những góc cạnh của chúng đôi khi sẽ tạo ra năng lượng không tốt phá hủy năng lượng tích cực mà bể cá cảnh phong thủy tạo ra.

*****

bế cá cảnh phong thủy

đặt bể cá cảnh theo phong thủy

phong thủy bể cá cảnh

phong thủy hồ cá

bể cá cảnh phong thủy theo tuổi

vị trí đặt bể cá cảnh trong phòng khách

xây hồ cá cảnh trước nhà theo phong thủy

Mệnh Thủy Nuôi Cá Gì? Cách Bố Trí Bể Cá Cảnh Hợp Phong Thủy Mệnh Thủy

Hiện nay, phong trào nuôi cá cảnh của mọi người rất cao. Bởi bể cá không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng đó chính là yếu tố phong thủy. Nó giúp cho gia chủ thu hút và gia tăng khí vượng, lộc tài. Vì thế, khi mua cá cảnh phong thủy về nuôi người ta rất quan tâm đến vấn đề này. Không biết mình hợp cá nào? Màu gì và số lượng bao nhiêu con? Vị trí đặt ở đâu để mang lại may mắn? Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp gia chủ mệnh Thủy cách chọn nuôi cá và bố trí bể cá cảnh hợp phong thủy. Mời các độc giả cùng đọc và tìm hiểu bài viết sau đây.

Ý nghĩa của việc nuôi cá phong thủy

Trong phong thủy, bể cá phong thủy có ý nghĩa rất lớn. Nó có tác dụng thúc đẩy cát khí hay hung khí, điều hòa âm dương, tăng sinh khí. Chính vì thế, việc lựa chọn cá cảnh hay bài trí bể cả rất quan trọng. Khi hợp phong thủy thì phát tài nhanh chóng, lộc tài đến, ngược lại sẽ khiến tài sản hao tốn.

Những người có bát trạch hợp thủy hay thiếu thủy thì nên nuôi cá. Còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá. Khi nuôi thấy vận khí thay đổi theo chiều hướng tốt thì nên nuôi tiếp. Nếu thấy tài lộc suy giảm thì không nên tiếp tục nuôi cá cảnh nữa.

Một bể cá phong thủy phải có được sự cân bằng về năng lượng theo ngũ hành. Theo đó, năm yếu tố trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nếu tác động và tương trợ cho nhau sẽ giúp cho ngôi nhà thu hút được nhiều vượng khí.

Nội và ngoại thất của bế cá sẽ hội tụ đủ những yếu tố của ngũ hành, trong đó: Thủy là nước trong bể, Thổ là những khoáng vật như đất, đá, sỏi, cát trong bể, Mộc là các loại cây thủy sinh, Hỏa là màu sắc của cá và hệ thống đèn chiếu, Kim là khung kim loại của bể. Một bể cá hội tụ được đủ năm yếu tố này sẽ tạo thành bể cá phong thủy, đầy đủ ngũ hành.

Một số loài cá nên thả trong bể cá mệnh Thủy sẽ là:

Cá chép koi: với nhiều màu sắc, có vẻ ngoài đẹp nên được đại diện cho may mắn. Rất phù hợp nếu bạn mong muốn sự đủ đầy, giàu sang hay sức mạnh.

Cá vàng: Loài cá này có nguồn gốc từ thời Tống ở đất nước Trung Quốc mang lại nhiều may mắn.

Cá rồng đen: mang lại sự cát vượng và tiền của nhiều, là loại cá cảnh nên nuôi trong hồ thuỷ sinh.

Cá huyết anh vũ (nguồn gốc Đài Loan): là loại cá âm dương, có màu đỏ tươi như ngọn lửa, đứng đầu các loại cá về khoa học phong thủy.

Cá la hán: với nhiều màu sắc trên thân, có bướu lớn ở trên đầu giống như các vị La Hán, bạn có thể mua về nuôi nếu bạn muốn tìm đến sự may mắn trong cuộc sống…

Nuôi cá phong thủy bạn nên tránh các loại cá sau: cá lông gà, cá tỳ bà, cá chạch, cá chình, cá chuột, cá trê… Đây là những loại cá sống ở tầng nước sâu hoặc ưa việc chui rúc, ẩn nấp, tối tăm, ăn bẩn, chậm chạp và mang màu sắc u tối. Sẽ không hợp về phong thủy và không tốt cho gia chủ.

Số lượng và vị trí đặt bể cá hợp phong thủy cho người mệnh Thủy

Vị trí đặt ở bể cá

Theo phong thủy thì hướng tốt để đặt bể cá cảnh ở hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc. Vì hướng Bắc tượng trưng cho sự may mắn còn hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý thì tượng trưng cho sự giàu có đó.

Hình dáng bể cá

Bể cá cảnh hình tròn thuộc mệnh Kim: Rất là tốt, vì theo ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thủy.

Bể cá cảnh hình chữ nhật thuộc mệnh Mộc: Khá là tốt.

Bể cá cảnh hình lục giác thuộc mệnh Thủy: Tốt và bình hòa.

Bể cá cảnh hình vuông thuộc mệnh Thổ: Không vì theo mối hệ tương khắc thì Thổ khắc Thủy.

Bể cá cảnh hình góc nhọn thuộc mệnh Hỏa: Không nên bởi mệnh Thủy khắc mệnh Hỏa.

Số lượng cá trong bể

Với những người thuộc mệnh Thủy khi nuôi cá cảnh nên chọn 1 hoặc 6 con cá thích hợp nhất.

Dựa theo ngũ hành

1 con: Thuộc hành Thủy sẽ làm tăng cường Thủy khí vì thế được coi là cát – tốt.

2 con: Thuộc hành Hỏa làm hao tổn Thủy khí nên được coi là điềm xấu.

3 con: Thuộc hành Mộc làm giảm Thủy khí còn gây ra những bất lợi.

4 con: Thuộc hành Kim, Thủy khí sẽ gia tăng mang lại tài khí thêm vượng.

5 con: Thuộc hành Thổ, khắc với Thủy nên sẽ bất lợi.

6 con: Thuộc hành Thủy sẽ tăng Thủy khí nên rất là tốt.

7 con: Thuộc hành Hỏa làm giảm Thủy khí, khí này có bị hao tổn nhưng lại không tốt cũng không xấu.

8 con: Thuộc hành Mộc sẽ làm giảm Thủy khí do đó gây ra những điều bất lợi.

9 con: Thuộc hành Mộc nên làm giảm Thủy khí do đó gây ra những điều bất lợi.

10 con: Thuộc hành Thổ do đó Thủy khí bị giảm nên gây ra những điều bất lợi.

Từ 11 con trở đi: Được tính theo cách trên nhưng bỏ đi hàng chục. Ví dụ như 11 con thì tính 1 con, 12 con hoặc 20 con thì được tính thành 2 con.

Dựa theo vị trí đặt bể cá

Bắc (thuộc mệnh Thủy): Rất thích hợp với việc nuôi 1 con cá màu đen, trắng hoặc vàng kim hoặc bạn cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá màu vàng kim.

Đông Bắc (thuộc mệnh Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá màu vàng.

Đông Nam (thuộc mệnh Mộc): Rất thích hợp cho việc nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.

Đông (thuộc mệnh Mộc): Thích hợp với việc nuôi 3 con cá có màu xanh hoặc màu đen đều được.

Nam (thuộc mệnh Hỏa): Thích hợp với việc nuôi 9 con cá màu đỏ hoặc 7 con cá màu đỏ và 2 con cá màu xanh.

Tây Nam (thuộc mệnh Thổ): Thích hợp với việc nuôi 8 con cá màu vàng.

Tây Bắc (thuộc mệnh Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu vàng kim hoặc màu trắng.

Tây (thuộc mệnh Kim): Thích hợp với việc nuôi 6 con cá màu vàng kim hoặc màu trắng.

Cách Trang Trí Bể Cá Cảnh Đẹp Hợp Phong Thủy

Làm sao để trang trí bể cá cảnh đẹp nhất? Chọn bể phù hợp với loại cá sẽ nuôi, hình dáng bể cá phù hợp với cảnh quang nơi đặt bể, lựa chọn vị trí đặt bể, lựa chọn cá…sẽ là những điều mà bạn cần quan tâm.

Bể thủy sinh mini kính đúc khuyên dùng:

– Thiết kế sang trọng – Bể cá để bàn nhỏ gọn – Kích Thước: 26×16.5×29 cm

Chi tiết cách làm 1 bể cá đẹp

1. Bạn nên chọn bể phù hợp với loại cá sẽ nuôi

Việc chọn bể nuôi cá cảnh bạn đầu cũng cần tiến hành một cách thận trọng vì bạn sẽ nuôi cá trong một thời gian dài. Thông thường các bể hiện nay có 3 kích cỡ là 60 cm đối với các loại cá nhỏ như cá thủy sinh, 90cm đối với cá trung bình như hồng két, tài phát… và khoảng 120cm đối với cá lớn như cá rồng, cá mỏ vịt…

Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm; bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm; bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm.

Nếu so về chất liệu, bể cá có 2 loại thông dụng là bể kính dán và bể kính đúc.

Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn.

Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn với ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy.

2. Hình dáng bể cá phù hợp với cảnh quang nơi đặt bể

Nếu muốn đặt bể cá cảnh theo phong thủy , gia chủ cần lựa chọn hình dạng bể phù hợp vị trí.

Nếu ở hướng Đông Nam, đại diện bởi yếu tố Mộc, gia chủ cần mua bể hình vuông (tượng trưng cho Đất), hoặc hình chữ nhật (tượng trưng cho Cây). Nếu vẫn thích bể hình tròn (tượng trưng cho Kim) thì hãy chỉ chọn một chiếc bể có kích thước nhỏ vì sự khắc nhau của hai yếu tố Kim – Mộc.

Đối với bể cá được đặt ở hướng Bắc, tốt nhất gia chủ nên chọn bể cá hình tròn.

Dù chọn loại bể nào thì bạn cũng cần lưu ý không nên chọn loại quá nhỏ vì như vậy các chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate sẽ thay đổi càng nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và thực vật thủy sinh.

Máy lọc trong hồ mini RS 602

– Giá bán: 103 nghìn vnđ (đã giảm giá 14%)

– Công suất: 300 lít/h (3W) – Thích hợp cho bể: 40 – 60L

3. Lựa chọn vị trí đặt bể

Dù chỉ là người chơi cá cảnh để giải trí nhưng bạn cũng cần tính toán vị trí để đặt bể sao cho không làm bẩn hoặc hư hỏng các vật dụng xung quanh.

Ngoài ra, đặt bể ở vị trí đẹp còn giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ, thư giãn và thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

Bạn nên chọn vị trí đặt bể cá phù hợp để thuận lợi cho việc chăm sóc và tài vận

Vị trí tốt nhất trong nhà để đặt bể cá cảnh theo phong thủy:

Lần lượt là hướng Đông Nam (hút tiền tài), hướng Bắc (hút công danh), và hướng Đông (hút sức khỏe và tình cảm).

Chú ý rằng không bao giờ được đặt bể cá trong phòng ngủ và phòng bếpvì yếu tố đại diện chính của nó là nước. Điều này sẽ mang đến nhiều năng lượng tiêu cực, hay nói cách khác là điềm xấu, cho cả gia đình bạn.

Phong thủy tốt trong hai phòng này sẽ mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn; do đó phong thủy sẽ kết hợp mạnh mẽ với nguồn năng lượng của chủ nhà.

Khi yếu tố nước xuất hiện quá nhiều tại hai không gian này, ví dụ như gương, thác nước, v.v. sẽ làm giảm năng lượng mạnh mẽ của lửa. Nước tồn tại quá nhiều sẽ mang lại những lo lắng không đáng có cho giấc ngủ, cũng như làm giảm năng lượng gắn kết giữa vợ chồng.

Mới đầu chơi cá cảnh bạn nên chọn loại cá dễ nuôi, có thể sống trong mô trường thiếu oxi như cá bảy màu, cá neon…

4. Lựa chọn cá

Nếu có đam mê và muốn nuôi cá hợp theo phong thủy thì loài cá thu hút tiền tài được săn lùng nhiều nhất là cá rồng.

Chính vì quan niệm phong thủy cũng như hình dáng sang trọng của loài cá này mà nhiều gia chủ đã chấp nhận chi ra khá nhiều tiền bạc cũng như công sức để sở hữu được cho mình một cặp cá rồng, đặc biệt là cá rồng bạch kim quý hiếm, vạn con có một.

Hiện nay, trên thế giới chỉ có đúng ba con cá rồng bạch kim ở Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Chú cá rồng bạch kim của anh Ngọc ở Hà Nội được định giá lên đến hơn 100.000 đô la (hơn 2 tỷ đồng), nhưng chủ nhân vẫn không có ý định bán.

Tuy nhiên, cá chép Nhật Bản hay cá vàng cũng có tác dụng hút tiền tài tương tự. Theo các chuyên gia phong thủy, tốt nhất gia chủ hãy nuôi 9 con cá, trong đó có 1 con màu đen huyền.

5. Chọn chân bể

Sau khi chọn được vị trí đặt bể, bạn cũng cần lưu ý đến cách chọn chân bể cá sao cho phù hợp. Và cho dù nó có làm bằng chất liệu gì thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố: chắc chắn, hệ giằng chân bể phân bổ đều, chiều cao các góc cân bằng (Hãy kiểm tra độ cân của chân bể cá trước khi đặt bể lên bằng thước Livô).

Chiều cao của chân bể thích hợp nhất được tính từ mặt đất đến mép trên của chân bể khoảng 0.6m đến 0.8 m. Nếu để cao quá sẽ khó chăm sóc và vệ sinh bể cá. Độ cao này phù hợp với đa số các bộ bàn ghế ngồi trong phòng có bể cá dù bạn đứng, hay ngồi thì vẫn có thể nhìn thấy bể cá ở tầm ngang mắt nhìn, không phải cúi xuống hay ngước lên.

Các chất liệu để bạn làm chân bể cá: Phổ biến nhất vẫn là chân gỗ. Ưu điểm của loại này là đẹp và đa dạng màu sắc. Có thể làm chân sắt bên trong và bọc gỗ bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Đối với bể cá nước mặn thì tuyệt đối không nên dùng chân sắt vì hơi muối mặn sẽ làm chân sắt của bạn bị ăn mòn dần, rất nguy hiểm.

Loại chân bể khác là làm bằng kính. Kính có khả năng chịu nén rất tốt và sẽ là vật liệu hoàn hảo để làm chân bể cá kiêm hộp lọc. Với phương án này, bạn sẽ tận dụng được tối đa diện tích dưới chân bể bằng cách để hệ thống lọc. Ngoài ra kính không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của nước nhất là nước mặn. Ngoài cùng có thể bọc gỗ mầu sắc tùy chọn.

6. Bố trí đường ống dẫn nước

Nếu có điều kiện, hãy bố trí một đường cấp và thoát nước cho bể cá. Nếu được thì đường cấp nước có đường ống Ф 21 và đường thoát nước có ống từ Ф 21- Ф 34. Việc bố trí sẵn đường ống cấp thoát nước sẽ làm bạn rảnh hơn rất nhiều trong khâu vệ sinh bể cá.

Bạn có thể thiết kế hệ thống cấp thoát nước để vệ sinh bể được dễ dàng hơn.

Dụng cụ vệ sinh và thay nước bể cá Python

– Giá bán: 1 triệu 383 nghìn vnđ

– Dụng cụ này có mục đích kép, ngoài việc là một máy vệ sinh đáy hiệu quả, nó còn đóng vai trò như một hệ thống thay nước trong bể. – Có thể sử dụng dễ dàng bởi vì nó có thể kết nối được với hầu hết các loại vòi nước để thay nước.

7. Nước bể cá

Làm sạch trước khi thiết kế bể cá cảnh: Trước khi bạn bắt tay vào công việc trang trí thì bước đầu tiên chính là làm sạch bể cá một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Bạn có thể súc qua, tuy nhiên không được dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước muối ấm chà nhẹ nhàng cho đến khi nước trong. Nếu không muốn mua phông nền ở các cửa hàng cá cảnh, bạn hoàn toàn có thể tự mình sáng tạo bằng những tấm giấy đặt phía sau bể.

Trước khi cho nước vào bể, bạn phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở, vậy nên bạn không được để bể nuôi trong trạng thái khô.

Khi đã thực hiện xong các công việc trên, bạn bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận bằng cách xếp lên đất, phía trên các caay một hoặc hai tờ giấy mịn, giấy thấm. Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều cao nhất định. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước.

8. Trang trí bể cá

Sau khi đã chọn được giống cá phù hợp cũng như một chiếc bể ưng ý, bước tiếp theo bạn cần làm chính là giúp cho nó cuốn hút và hấp dẫn hơn trong mắt người chơi. Với một số gợi ý trong cách trang trí bể cá cảnh đẹp sau đây, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu đồng thời được thỏa sức sáng tạo để làm nên thiên đường cho những chú cá cưng của mình.

Tạo nền: Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng sỏi vẫn tốt hơn vì các hạt cát nhỏ thường nằm sát nhau và bịt kín dòng nước đi qua máy lọc. Với vật liệu làm nền, bạn cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể. Nên cho sỏi vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa đặc biệt có lợi cho cá.

Vật trang trí: Đá và lũa là hai vật trang trí thường dùng của bể cá cảnh vì chúng tạo nên khung cảnh giống như môi trường tự nhiên. Với những viên đá, bạn nên ngâm chúng một tuần trong xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất bẩn trong đá. Bạn có thể thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc này quá và tránh trang trí nhiều trên đá và lũa.

Tạo không gian xanh trong kiến trúc bể: Trồng cây thủy sinh cũng là cách trang trí bể cá cảnh đang được ưa chuộng hiện nay vì chúng không chỉ làm ổn định chất lượng nước, chu trình nito theo hướng có lợi mà còn duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa.

Thuận lợi của việc sử dụng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể, không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật vẫn tốt và đẹp hơn.

Bạn nhớ cung cấp một lượng phân bón ban đầu cho cây thủy sinh, làm theo những chỉ dẫn trên bao bì phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy.

Cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện cần thiết: Sau khi đã cố định vị trí bể, tạo nền đáy, trang trí đá, lũa và cây thủy sinh, bước tiếp theo là cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện để quản lý chất lượng nước bể nuôi, bao gồm thiết bị sưởi, máy sục khí, hệ thống lọc, đèn…Tất cả những thiết bị này đều cần thiết và có thể được che khuất bằng các cây thủy sinh để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan của bể.

9. Đặt bộ lọc

Những bộ lọc bể cá thông thường có 3 bộ phận lọc khác nhau là:

– Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, thường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

– Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn (trên 200L).

– Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ (khoảng 60L hoặc nhỏ hơn).

– Công suất lọc: 150 lít/h (5W) – Thích hợp cho bể: lên tới 80 cm – Hình dáng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt – Chất lượng cao, thiết kế im lặng, không tiếng ồn – Phù hợp cho cả bể cá nước mặn và nước ngọt

10. Đặt hệ thống ánh sáng

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm.

Đèn led chiếu sáng cho bể cá 6w

– Đèn bể cá chiếu sáng – Tiết kiệm điện năng – Công suất: 100-240V, 50-60 HZ

Các bước tự làm một hồ thủy sinh đơn giản

Làm vệ sinh thành và đáy bể sau khi mua về.

Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây thủy sinh. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần cây thủy sinh sẽ bắt đầu phát triển, đây là thành quả của bạn

Yếu tố phong thủy

Một bể cá cảnh được bài trí hợp theo phong thủy sẽ mang đến nhiều điềm lành cho gia chủ vì nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tốt thu hút tiền tài, và cũng chứa đựng trong mình sự cân bằng hoàn hảo của cả 5 yếu tố phong thủy.

Kim: cấu trúc, hình dáng của bể cá

Mộc: rong rêu, các loại tảo trong bể

Thủy: nước trong bể cá

Hỏa: màu vàng, cam, đỏ của những chú cá hay ánh đèn trang trí bể

Thổ: hòn cuội, hòn non bộ

Những chú ý khi làm bể

Bạn cần mỗi tuần thay ¼ nước bể vì việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này giúp cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong bể.

Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng. Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.

Theo anh Phan Văn Hải, chủ cửa hàng bể cá thủy sinh trên đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3 (TP HCM), một bể cá đẹp cần trang trí nhã nhặn, tạo được chiều sâu cho bể và che đi các phần phụ của bể nuôi.

Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Anh Trần Ơn, sống ở quận Thủ Đức, TP HCM, cho biết: “Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.

Nhiều người có ý định làm bể cá thủy sinh thường thắc mắc về vai trò của đá và sỏi trong hồ. Lớp sỏi không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho cá đẻ. Những viên sỏi có kích thước 3 mm được ưa chuộng vì phù hợp với điều kiện chăm sóc bảo quản trong những bể cá kích cỡ trung bình.

Và điều cơ bản nhất là phải giữ gìn bể cá thật luôn sạch sẽ, đẹp để để thu hút nhiều năng lượng mới tích cực. Bể cá chỉ đem lại may mắn đến cho ngôi nhà khi bể được dọn sạch sẽ, những chú cá khỏe mạnh tung tăng bơi lội, rong rêu tốt tươi và ánh sáng rực rỡ.

Sản phẩm bể thủy sinh mini đẹp:

Bể thủy sinh mini Marineland Contour 19 lít

– Giá bán: 2 triệu 947 nghìn vnđ

– Kích thước: 30x30x43 cm – Marineland Contour có thiết kế tân tiến và gọn gàng, ưu điểm này sẽ giúp phòng làm việc của bạn trông rất hiện đại. Có thể nuôi cá cảnh thông thường hoặc dùng làm bể thủy sinh mini đều rất tiện lợi.