Bể Cá Đẹp Nhất Việt Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Top 14 Cây Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

Từ lâu, cây cảnh đã trở thành thú chơi của nhiều đại gia, họ sẵn sàng đổi tiền để mua những cây cảnh quý hiếm về chơi. Những báu vật trăm tuổi này không chỉ được xem là món gia tài để đời, mà còn thể hiện được đẳng cấp của người sở hữu.

Cây Sanh nghinh phong

Cây có chiều cao khoảng 3m và hội tụ đầy đủ các yếu tố cổ – kỳ – mỹ – văn của một cây cảnh đẹp. Điểm đặc biệt của cây Sanh nghinh phong này là có 2 thân, trong đó 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm từ gốc ra tạo thành cành chiếu thủy, cùng với cành ở dưới để đỡ thân dưới.

Có thể nói, với bố cục chắc chắn này rất hiếm gặp trong cây cảnh Việt Nam. Hiện cây cảnh này có giá khoảng 10 tỷ đồng.

Siêu cây Tùng “ông bụt”

Đây là “báu vật” của đại gia Toàn đô la ở Việt Trì, Phú Thọ. Tác phẩm cây Tùng “ông bụt” được ông mua từ Nam Định. Cây có tuổi thọ lên đến gần 500 năm tuổi có giá lên tới 1,2 triệu USD.

Cây Sanh kiểng “Phúc lộc thọ trường”

Toàn cảnh cây Sanh được anh chủ sở hữu (anh Thành, Hà Nội) cắt tỉa tạo thành như một làng quê Việt Nam với mái chùa cổ thụ. Cây có tuổi đời trên dưới 200 năm với chiều cao cây khoảng 2 mét, chiều rộng trên dưới khoảng 3 mét.

Bộ rễ cây được nệm chặt vào mái chùa và đá rất đẹp mắt. Anh cho biết để cây có dáng đẹp như thế này anh đã bỏ ra 20 năm chăm sóc tạo dáng từ cây phôi đến giờ.

Và ý nghĩa trường tồn với thời gian và mang lại hạnh phúc, tài lọc cho người chủ của nó. Anh Thành cho biết, cây cảnh này từng được đưa đi nhiều cuộc triễn lãm ở khắc các tỉnh thành.

Cây Sanh cảnh dáng Long Cổ Đại

Cây được anh Nguyễn Văn Dũng ở Hải Dương mua cách đây 10 năm với giá hơn 3 tỷ đồng. Cây sanh dáng Long Cổ Đại có thân sần sùi dáng long bề thế dài khoảng 2,8 mét.

Bộ rễ của cây ôm trọn lấy đá để giữ cho cây luôn vững chãi. Phần trên của cây với dáng như rồng bay lên vậy trông rất đẹp mắt.

Siêu cây mâm xôi con gà

Cây có tuổi thọ 150 tuổi, theo giới nghệ nhân cây cảnh thì cây mâm xôi con gà cuốn hút người xem bởi hội tụ đủ 4 yếu tố gồm cổ – kì – mỹ – văn trông giống như một bức tranh thiên nhiên vậy.

Cây được định giá 6 triệu đô la Mỹ tương đương với khoảng 120 tỷ đồng.

Cây Sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch”

Cây Sanh “Thụ Lâm bồng thạch” với tuổi đời 150 năm cùng với vóc dáng vừa vững chắc lại vừa bay bổng đầy tính nghệ thuật rất được những người yêu cây cảnh yêu thích.

Cây cảnh này cũng được định giá với mức tiền tỷ.

Cây Sanh “rừng già”

Tác phẩm cây Sanh rừng già của anh Cao Trung Kiên, Thanh Hóa thuộc dạng cây kiểng mini với dáng tuyệt đẹp đầy tính nghệ thuật cũng có giá trị kinh tế lớn và được nhiều người yêu thích cây cảnh “săn đón”.

Tác phẩm cây Si tí hon

Cây kiểng với hình dáng độc đáo, thân nổi u cục. Cây có dáng mini nhưng được uốn tỉa, hình dáng đầy tính nghệ thuật. Theo định giá hiện cây cũng có giá trị kinh tế tương đối cao.

Siêu cây Trâm Vối

Cây Trâm Vối cũng làm xôn xao giới chơi cây cảnh bởi cây có tuổi đời lên đến vài trăm năm, thân cây uốn lượn với nhiều chi nhánh tựa như những con rồng bay lên khỏi mặt đất.

Sở dĩ cây được đánh giá là cây Trâm Vối có dáng đẹp nhất Việt Nam bởi nếu như những cây Trâm Vối khác hầu như cây có dáng đến 2 thân còn cây này có dáng tự nhiên ngọn hướng lên trời rất đẹp.

Với vẻ đẹp độc nhất vô nhị mà rất nhiều khách tham quan cả nước và thế giới như Nhật Bản, Thái Lan,…đến chiêm ngưỡng cây này.

Siêu cây mang tên Chiến Thắng Bạch Đằng

Tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với kích cỡ khác nhau làm bàn gỗ mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng.

Người sở hữu là anh Phạm Đức Thịnh đã mất hàng chục năm để sưu tầm và thực hiện tác phẩm này. Điểm nổi bật mà tác phẩm được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam là vì nó thể hiện được tính văn hóa lịch sử dân tộc.

Gỗ Trắc bonsai

Tác phẩm Nghinh phong bằng gỗ Trắc của ông Hoàng Phúc Hải, Việt Trì. Cây có tuổi thọ khoảng 300 năm.

Theo đánh giá cả những nghệ nhân chơi cây cảnh, thì cây này thuộc hàng hiếm có, khó tìm, bởi gốc lũa tự nhiên, bố cục hài hòa, vừa toát lên vẻ mạnh mẽ nhưng cũng rất uyển chuyển, tinh tế. Cây kiểng được định giá khoảng 3 tỷ đồng.

Tác phẩm cây khế

Cây khế của tác gia Huỳnh Thanh Tuyên có tuổi đời khoảng 120 năm, ông xem cây như báu vật bởi ông là đời thứ 3 được truyền lại.

Cây có dáng huyền, mang vẻ cổ kín nhưng cũng rất tinh tế, uyển chuyển. Cây được định giá khoảng 1,5 tỷ đồng.

Cây bưởi bonsai Ngũ Phúc

Cây bưởi bonsai cổ thụ có tuổi đời khoảng 30 năm, cây được trồng trong chậu nhưng trái tự nhiên trĩu quả, tỏa hương thơm dịu. Từ gốc cây bưởi mọc ra 5 nhánh, tượng trưng cho dáng ngũ phúc.

Theo các nghệ nhân chơi cây kiểng, cây mang dáng vẻ tự nhiên về số lượng quả, hoa và bộ rễ lâu năm. Cây cũng được xếp vào nhóm cây quý hiếm trên thị trường hiện nay.

2 gốc Đào rừng

2 gốc Đào rừng ở Mộc Châu có tuổi đời khoảng 80 năm, đã ghép cành đào Nhật Tân tạo thế Long Quấn Thủy.

Hai gốc đào có chiều cao khoảng 2m, đường kính 50cm được lấy từ rừng nguyên Thủy Mộc Châu về. Cây có giá bán khoảng 12 triệu đồng/cây.

Review Top 10 Loài Cá Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

Ở Việt Nam, thú chơi cá cảnh vẫn liên tục gây sốt những năm gần đây. Và ngày càng nhiều các loại cá cảnh được lai tạo với vẻ đẹp vô cùng nổi bật.

Giữa thị trường vô vàn các loại cá cảnh như vậy. Chắc hẳn bạn sẽ có những băn khoăn không biết nên chọn loại cá nào cho đẹp. Bài viết này sẽ review giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho bể cá nhà bạn thêm đẹp và sinh động.

Cá Phượng Hoàng (tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi), là loài cá cảnh được nhân giống và nuôi dưỡng tại nhiều quốc gia khác nhau: Cá Phượng Hoàng xanh lam, Phượng Hoàng lùn, Phượng Hoàng vàng… có vẻ đẹp vô cùng lạ mắt.

Đặc biệt, cá Phượng Hoàng nhanh nhẹn, ưa hoạt động; dễ nuôi, khỏe mạnh. Giá bán cá Phượng Hoàng trung bình là 10.000 đồng/con và giá bán min – max là 10.000 – 50.000/con.

Cá Dĩa (có danh pháp khoa học là Symphysodon) thuộc họ cá rô phi (Rô phi vốn là họ cá có nhiều loài đẹp nhất). Người Hoa gọi cá Dĩa là “Ngũ sắc thần tiên) và tôn nó là “Nhất Đại Mỹ Ngư” tức là loài cá đẹp nhất trong tất cả các loài cá nuôi làm cảnh.

Thân hình cá Dĩa có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, trở thành loài cá đẹp, được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam. Bởi sự đa dạng, nên cá Dĩa có giá cả có nhiều mức giá, dao động từ 300.000 – 2.500.000 đồng/con.

Cá Thần Tiên có nguồn gốc từ sông Amazon thuộc Nam Mỹ. Là loại cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng tại Việt Nam. Xuất hiện trong giới cá cảnh từ đầu thế kỷ XX.

Cá có dáng tròn, thân dẹp. Mặc dù màu sắc cá không được tươi tắn, nhưng cá vẫn có sự thu hút từ sự phối trí của cá vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng dài. Khi di chuyển, cá Dĩa toát ra sự mềm mại, uyển chuyển trong dáng bơi tạo nên nét phúc hậu thần tiên.

Cá Bảy màu (tên tiếng Anh là Milions Fish) là một trong những loài cá ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó có cá Bảy màu Thái Lan được giới nuôi cá tìm kiếm và đặt mua với số lượng lớn.

Cá có kích thước nhỏ nhưng lại thu hút người nhìn bởi màu sắc sặc sỡ. Cá Bảy màu hiền lành, phù hợp với những người mới tập nuôi cá cảnh.

Cá La Hán mới được du nhập vào Việt Nam những năm 2000. Sau đó, cá gây sốt bởi vẻ đẹp không những độc lạ, mà còn mang ý nghĩa may mắn cho người nuôi.

Cá có bộ vảy màu sắc sặc sỡ, chiếc đầu gù to, nhanh chóng chiếm được tình cảm của những người chơi cá cảnh. Giá của cá La Hán cũng dao động từ 80.000 đồng đến hàng triệu đồng/ 1 con.

Lưu ý với những người mời nuôi, nên nuôi cá có kích thước lớn hơn 3 ngón tay. Điều này sẽ dễ dàng hơn là nuôi cá bột.

Cá Ranchu có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Và được mọi người ví như “vua của cá vàng” bởi vẻ đẹp vô cùng ấn tượng, độc đáo và khác biệt so với những loài cá vàng khác.

Cá Ranchu đẹp có phần đầu to, vuông. Ngoài ra, mắt cá nhỏ, khoảng cách giữa hai mắt càng rộng càng tốt. Cộng với khả năng bơi lội nhẹ nhàng, khoan thai nên cá rất được ưa chuộng hiện nay.

Cá Huyết Anh Vũ còn có tên gọi khác là , là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới đẹp nhất hiện nay. Cá được nhân giống rộng rãi, nhiều màu sắc đa dạng: đỏ, hồng, vàng, da cam…

Ở Việt Nam, cá Huyết Anh Vũ được xếp loại vào các loại cá quý với danh hiệu cá tiến vua. Cá thân thiện và hiền lành, nên được chọn nuôi cùng các loại cá cảnh có cùng kích thước.

Trong thế giới cá cảnh, cá Rồng được xếp hàng đầu bởi vẻ đẹp độc đáo, màu sắc bắt mắt và về vấn đề tâm linh. Cá đạt tiêu chuẩn là khi ngay từ nhỏ, chúng đã có vây màu đỏ sậm và đồng đều.

Cá Rồng cũng bao gồm nhiều màu sắc và tên gọi khác nhau. Nhưng giá trị của cá Rồng vẫn luôn được đặt ở vị trí nhiều người ao ước có được.

Cá Betta (tên tiếng Việt là Xiêm Đá) là dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, rực rỡ và vô cùng bắt mắt. Cá có đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá trong dòng cá cảnh.

Bởi vậy cá Betta được ưa chuộng ngoài mục đích làm đẹp, mà còn sử dụng làm cá chọi, có thể đánh gục đối tượng một cách nhanh chóng.

Cá Heo lửa (tên tiếng Anh là Oscar Fish), là loài cá có màu sắc tuyệt đẹp. Cá có vẻ ngoài trông có vẻ hung dữ, nhưng thực chất tính tình lại hiền lành.

Cá dễ nuôi và chịu được điều kiện nuôi khác nhau. Giá bán trung bình là 40.000 đồng/con.

Sẽ là rất khó để chọn ra được một loài cá cảnh đẹp nhất. Bởi vậy, bạn có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá có cùng kích thước, tính tình hiền lành trong một bể. Bể cá nhà bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Các Loại Cá Cảnh Đẹp Dễ Nuôi Nhất Ở Việt Nam

Cá cảnh đẹp đặc biệt bởi sức hút của nó, việc nuôi cá không chỉ là sở thích, niềm đam mê mà còn mang ý nghĩa phong thủy sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc, thành đạt và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cá cảnh đẹp cũng dễ dàng chinh phục trái tim của những ai đã “trót” bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của chúng.

Bể cá là một thế giới thu nhỏ được ông bày trí nhiều loại cây thủy sinh như dương xỉ nước, rong đuôi chồn, cỏ thìa, thủy cúc, trân châu khéo léo kết hợp với đá, lũa và những đàn cá thủy tinh, ngựa vằn, cá váy tạo nên một cảnh tượng như thủy cung. Hàng ngày, việc chăm sóc và ngắm nhìn những đàn cá cảnh đẹp bơi lội sẽ giúp người chơi có được sự thư giãn, tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Người xưa đã đúc kết: “Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng thần”. Mỗi khi ngồi nhìn ngắm cá bơi lội trong bể, người chơi cảm thấy trí óc thanh tĩnh lạ thường. Số người chơi cá cảnh đẹp có rất nhiều, họ đã biến niềm đam mê với cá cảnh thành một bộ môn nghệ thuật cũng như chơi chim và cây cảnh.

Không phải ai cũng có điều kiện để có thể trang trí hồ cá cảnh to và đẹp mắt hay một hồ cá kết hợp non bộ, nhưng để nuôi những chú cá cảnh đẹp, nhỏ xinh xắn thì hoàn toàn có thể. Hy vọng rằng, thú chơi cá cảnh sẽ ngày càng được đông đảo người dân đón nhận, tạo niềm vui sau mỗi ngày học tập, lao động vất vả.

Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp dễ nuôi không cần oxy ở Việt Nam được nhiều người chơi săn lùng

Là loài cá cảnh đẹp thuộc họ cá Chép. Loại cá này dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi từ kích cỡ nhỏ đến to, hòn non bộ, bể cạn, bể kính…Điểm đặc biệt của cá 3 đuôi là loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi.

Cá ăn đa dạng các loại lương thực thực phẩm như giun chỉ đỏ, thực phẩm khô hoặc thực phẩm nhân tạo. Cá ba đuôi sinh sản quanh năm, đặc biệt mùa sinh sản mạnh là tháng 3 và tháng 6, cá con ăn khỏe và lớn nhanh trong điều kiện môi trường thích hợp.

Cá Koi là loài cá chép lai tạo, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và được nuôi để làm cảnh. Cá Koi được cho là loại cá kiểng đẹp dễ nuôi mang lại may mắn, thể hiện triển vọng tương lai và cơ hội về tài chính. Hồ cá Koi sinh trưởng càng nhiều thì may mắn tiền tài càng sinh sôi.

Cá Koi có thân hình đẹp, vô hình duyên dáng, màu sắc tươi sáng và rực rỡ bởi thế mà cá Koi có giá trị trang trí cao. Cá Koi màu đỏ và trắng, cá Koi Taisho và cá Koi Showa 3 màu là những loài cá điển hình, được nuôi phổ biến nhất.

Cá hồng két hay còn gọi là cá Két đỏ, cá huyết anh vũ, còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là blood parrot cichlid, parrot cichlid, bloody parrot là một loài cá cảnh đẹp được hình thành do kết quả lai tạo trong họ Cichlidae.

Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng.

Dáng bơi lạ mắt do bóng hơi to khác thường. Cá chuyển từ màu vàng sang màu đỏ khi trưởng thành. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá hồng két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ. Cá hồng két thường khi trưởng thành có thể đạt kích thước khoảng trên 20 cm.

Cá đá (cá xiêm) là loài cá cảnh đẹp, vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem.

Có quan hệ huyết thống với (tức Betta thuần dưỡng) là Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis và Betta smaragdina. Như vậy cá Xiêm là giống lai tạp (hybrid). Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish – cá chọi Xiêm.

Cá thanh ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu là một chi cá thuộc họ Cá sặc. Chúng là loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy, phân bố ở vùng Đông Nam châu Á, từ Myanma, Thái Lan tới Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Ghi chép về sự có mặt của loài cá thanh ngọc tại các đảo Sumatra, Borneo và Java ở Indonesia có lẽ là thuộc về loài khác.

Cá thanh ngọc làm cá kiểng đẹp nhờ có chấm dài khoảng 4 – 7 cm. Gai vây hậu môn: 6-8. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh, 13 hàng vảy nằm ngang, và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân. Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi, có vết đen phía trên gốc ngực. Cá thanh học có mõm nhọn và thân dẹt.

Cá lau kính (còn gọi là cá lau kiếng, cá tỳ bá, cá dọn bể) là loại cá cảnh đẹp, cá nuôi kiểng không cần oxy được nhiều người chơi cá cảnh chọn nuôi, chúng sẽ làm vệ sinh cho bể cá cảnh một cách tự nhiên giúp tránh , tiết kiệm thời gian và công sức người chơi.

Cá lau kiếng cảnh nước ngọt có nhiều chủng loại khác nhau như: Cá lau kiếng bạch tạng, cá lau kiếng đốm da cam, cá lau kiếng đuôi cam, cá lau kiếng vàng tươi, cá lau kiếng vàng kết hợp với hồng phấn, cá lau kiếng đuôi đỏ, cá lau kiếng vàng tươi, cá lau kiếng đen… Đều là những lựa chọn vô cùng tuyệt hảo dành cho bạn nếu muốn trang trí bể cá cảnh nhà mình.

Cá Tài Phát hay Phát Tài (Tai tượng) là cá kiểng đẹp có kích thước lớn, thường được nuôi không cần oxy chung với cá rồng, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

Cá tai tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, thường phân bố ở các vùng nước lặng, nước ngọt có nhiều loài thủy sinh sinh sống. Ở Việt Nam cá tai tượng được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ.

Loài này có khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường kể cả môi trường khắc nghiệt nên nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, hồ, sông, đầm nước hay nước kém oxy, nước tù. Tuy cá tai tượng lại không chịu lạnh được bù lại có khả năng chịu nóng tốt. Cá tai tượng rất dễ nuôi, nó ăn tạp và chủ yếu là các loại rau dại, bèo nổi.

Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri, là loại cá cảnh đẹp độc lạ. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước.

Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.

Nuôi cá thòi lòi làm cảnh là một thú vui độc đáo, vì loài cá thòi lòi không đẹp nhưng chúng độc và lạ. Loài cá thòi lòi này ngoài làm cảnh thì còn có nhiều người dùng chế biến các món ăn.

Cá bảy màu là cái tên được người Việt mình gọi dân dã, là loài cá cảnh đẹp, dễ nuôi, không cần oxy. Một phần xuất phát từ màu sắc sặc sỡ bên ngoài. Tên tiếng Anh thật sự của dòng cá này là Guppy hay Milions fish. Một loài cá phổ biến trên toàn thế giới, cũng bởi đặc tính dễ thích ứng với môi trường xung quanh, và thức ăn của chúng cũng đơn giản.

Với sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, hình dáng vây, các tập tính và được chia ra làm nhiều loại các nhau. Với mỗi loại lại có đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau.

Cá bảy màu thường sống thành từng bầy đông đúc. Thức ăn ngoài tự nhiên chủ yếu là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ. Và cá cái có chu kỳ sinh sản cách nhau khá ngắn, nên việc số lượng thành viên trong đàn tăng lên khá nhanh.

Cá thiên đường (đuôi cờ, lia thia ruộng) còn gọi là cá lia thia đồng, cá đuôi cờ có nhiều màu sắc đa dạng cùng với vây kỳ căng tròn, tạo nên vẻ đẹp cổ điển trong mọi thời đại.

Cá thiên đường ngoài tự nhiên sống trong các vùng trũng nước ở đồng ruộng vì vậy khi nuôi chúng trong bể cá cảnh bạn cũng cần chú ý tạo một môi trường thật giống ngoài tự nhiên cho chúng.

Bể nước nuôi cá lia thia đồng nên trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi như (súng, sen Nhật, bèo, …) vừa tạo chỗ trú ẩn và đẻ trứng cho cá vừa cung cấp hệ thống lọc nước sinh học tự nhiên cho bể nuôi cá của bạn.

Cá nàng hai hay còn gọi là cá thác lác đang được nhiều người chọn nuôi để tô điểm cho bể cá của mình nhờ vẻ đẹp độc đáo của nó. Trước đây, loại cá cảnh đẹp được coi là cá thương phẩm nhưng nhờ sự lai tạo đã cho ra nhiều dòng đẹp mắt nên được dân chơi cá chú ý rất nhiều.

Cá nàng hai có thân dài, dẹp ở hai bên và mỏng dần về phía bụng. Nổi bật với chiếc lưng gù cùng những vây nhỏ lệch về sau. Vây hậu môn của cá nàng hai khá dài, vây đuôi không chẻ. Cá nàng hai thường có màu xanh rêu, bụng và hông trắng. Đặc biệt hơn cả là hàng chấm đen to tròn chạy dọc theo gốc vây hậu môn.

Hình dạng khác thường như vậy cùng kiểu bơi độc đáo đã giúp cá nàng hai ngày càng được nhiều dân chơi cá cảnh để mắt tới. Loài cá này không ngoáy mình khi bơi, chúng giữ thân thẳng và chỉ uốn lượn vây hậu môn nhằm tạo lực đẩy.

Bơi tiến, lùi hay xoay sang hai bên đều được đánh lái bằng vây hậu môn và vây lưng. Đặc điểm này có lẽ bắt nguồn từ nơi phân bố cúa cá nàng hai đa phần ở những nơi thuỷ sinh rậm rạm.

Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh đẹp với chiếc đuôi dài và thướt tha. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp. Cá đuôi kiếm mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục.

Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác tuy nhiên những con cá đuôi kiếm đực thường hay đánh nhau để giành cá mái, bạn có thể giải quyết bằng cách nuôi khoảng 4 con đực trong hồ thủy sinh rộng chung với khoảng trên 5 con cá mái là tốt nhất.

Cá sặc gấm trong tự nhiên là loại cá kiểng đẹp, có nhiều ở các nước như Ấn Độ, Bangladesh. Cá chiều dài khoảng 4 – 6 cm, thân hình oval, trên thân có dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm các điểm xanh lam, lục, xiên. Vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài.

Con đực thường được nhiều người thích hơn bởi có màu sắc đẹp, vây lưng nhọn, vây bụng màu đỏ. Vào mùa sinh sản con cá sặc đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng màu da cam.

Cá sặc khỏe, không cần nhiều ô xi thích hợp cho người mới nuôi. Chúng thường ngoi lên mặt nước để lấy oxi.

Cá hải tượng (Arapaima gigas) là loài cá cảnh đẹp sống ở nước ngọt có kích thước “khủng” nhất thế giới (tối đa có thể dài tới 3m, nặng đến 2 tạ). Chúng được phát hiện lần đầu tiên tại lưu vực dòng sông Amazon. Đây là một trào lưu mới trong giới chơi cá cảnh. Vì được liệt vào động vật quý hiếm, số lượng rất hạn chế nên cá hải tượng càng được các “đại gia” săn lùng.

Do sự giống nhau về tên gọi, nhiều người lầm tưởng rằng cá hải tượng là cá tai tượng Châu Phi, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cá tai tượng Châu Phi (hay còn gọi là cá heo lửa) có bề ngoài hung dữ nhưng thực ra lại rất hiền.

Chiều dài của chúng chỉ khoảng 0,5m, trọng lượng khoảng 3kg (khi trưởng thành). Điểm đặc biệt của loài cá cảnh này là chúng có bộ não khá phát triển. Chúng nhận diện được gia chủ, mỗi khi gia chủ đến gần chúng sẽ có những hành động như mừng rỡ, quấn quýt.

Cá heo xanh đuôi đỏ thích ăn về ban đêm, sống chui rúc ở đáy hồ, và thích đào bới nền cát ở dưới đáy hồ. Đây là mọt trong những loài cá kiểng đẹp, dễ nuôi.

Cá thích hợp trong bể thủy sinh với nhiều giá thể làm nơi trú ẩn vì tính khá nhút nhát. Cá có tập tính đào bới nền đáy, cần chọn loại cây có rễ khỏe được bảo vệ bởi nền đáy sỏi. Nên thả ít nhất nhóm 4 con cùng loại để cá bớt nhút nhát.

Cá hoạt động nhiều về đêm, ưa ánh sáng dịu. Ruột có vai trò là cơ quan hô hấp phụ giúp cá đớp khí trực tiếp. Cá ăn về đêm, ăn tạp từ giáp xác, côn trùng đến trùn và ốc. Cá thích ăn ốc và là chuyên gia trị các loại ốc nhỏ trong bể thủy sinh.

Cá mún (Platy fish) hay còn gọi là cá hà lan, cá hột lựu là một loại cá cảnh đẹp có nhiều màu sắc cho người mới. Giống như cá bảy màu, cá mún rất dễ nuôi và sinh sản rất tốt rất thích hợp với người mới nuôi.

Cá mún và cá bảy màu đều có kích thước nhỏ tương tự như nhau và có thể sống khỏe mạnh trong những bể cá nhỏ (khoảng 38 lít). Ngoài ra đây còn là một loại cá cảnh ăn rêu giúp vệ sinh bể cá cảnh của bạn rất tốt.

Cá mún nếu đẻ con đẻ nhiều nên tỉ lệ cá con sống cao sinh sản phát triển nhanh. Nhưng cá dễ bị lai tạp và thoái hóa giống. Cá Mún sống rất khỏe có thích sống trong các bể thủy sinh mini hoặc bể rong.

Để có bể cá cảnh đẹp có thể nuôi ghép với các loại cá có cùng đặc điểm như cá bảy màu, cá phượng hoàng hoặc cá kiếm…. Thức ăn của cá mún là cá ăn thực vật, trùng chỉ, côn trùng, thức tổng hợp…

Cá đĩa là loại cá cảnh đẹp với thân hình tròn to cái đĩa luôn được nhiều người chơi cá ưa chuộng, nếu cá rồng với dáng vẻ hùng dũng uy nghiêm phong thái ung dung nên được coi là ông vua của giới cá cảnh thì cá đĩa với vẻ đẹp thanh thoát thân hình mảnh mai yểu điệu mong manh được người chơi cá phong cho danh hiệu là nữ hoàng của loài cá.

Chúng thường bơi thành từng đàn với dáng vẻ nhẹ nhàng ung dung làm cho người chơi cá có cảm giác thư thái và nhẹ nhàng xua đi mọi mệt mỏi. Được xem là loài cá cảnh đẹp nhất nên khi ngồi ngắm những chú cá đĩa từ từ bơi nội trong bể làm người chơi mê mẫn.

Có rất nhiều loại cá dĩa được nuôi nhiều trong cá bể cảnh, trong đó phổ biến gồm có: Cá dĩa bông xanh, cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa lam, cá dĩa đỏ, cá dĩa trắng, cá dĩa Amino…

Ngày nay cá phượng hoàng được nhân giống và nuôi dưỡng làm cá cảnh ở nhiều quốc gia trên khặp các châu lục. Ở nước ta, cá phượng Hoàng rất được ưa chuộng và thường được nuôi làm cá cảnh đẹp hoặc thả trong các bể thủy sinh.

Cá sống ở mọi tầng nước, cá không ưa sống tại nơi có dòng nước chảy mạnh và sống cùng vớ các loài cá hoạt động mạnh như cá chép , cá vàng . Cá Phượng hoàng nên thả trong bể thủy sinh sẽ phù hợp nhất.

Cá trạng nguyên có nhiều màu sắc sặc sỡ, đầu, vây và cơ thể của cá là sự kết hợp tuyệt vời về màu sắc nên được mệnh danh là loại cá cảnh đẹp nhất. Khác biệt với vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn, loài cá này thích đánh nhau nên phải nuôi riêng. Cá cần một chế độ chăm sóc khá đặc biệt khi thả trong bể.

Ánh sáng hồ phải vừa đủ không quá sáng cũng như không quá tối phù hợp với sở thích ẩn nấu ban ngày và hoạt động ban đêm của cá. Cá trạng nguyên xanh làm kiểng đẹp do cả ngày liên tục di chuyển giữa những tảng đá, dừng lại, kiểm tra và ăn những sinh vật nhỏ sống ở dưới đáy.

Cá Ali là dòng cá cảnh đẹp có màu sắc sặc sỡ, được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích. Dòng cá này có kích thước nhỏ, màu sắc đẹp và rất dễ nuôi. Cá Ali có rất nhiều loài và rất nhiều kiểu màu sắc: màu trắng, màu đỏ, xanh dương pha đen, vàng pha đen, vằn hổ, trắng – vàng – vằn đen, đen chấm trắng…

Cá Thủy Tinh là loài cá cảnh đặc biệt có một không hai bởi chúng ta có thể nhìn xuyên suốt nội tạng của nó qua một cơ thể trong suốt như thủy tinh. Do sắc tố thấp nên khi nhìn ngắm những con cá Thủy Tinh, bạn có cảm giác như đang nhìn một bộ xương bơi với bộ nội tạng tung tăng trong bể nước.

Cá Thủy Tinh còn có nhiều tên khác như cá Rồng Thủy Tinh, cá Ma Ấn Độ, chúng sống rất hòa bình, có thể sống cùng hầu hết các loại cá cộng đồng khác. Cá Thủy Tinh là một trong các loại cá cảnh đẹp thích môi trường ánh sáng thấp, chúng hoạt động mạnh vào lúc bình minh và hoàng hôn. Cũng như những loài cá cảnh đẹp bơi theo đàn khác, chúng cần những cá thể đồng loại tạo thành một đàn để cùng tồn tại và phát triển.

Thiên Thần Yên Ngựa còn được gọi là Cá Thiên thần Mafestic. Là loại cá cảnh đẹp nhờ có vảy màu vàng với viền màu xanh dương và một dải màu xanh đậm hoặc viền, che phủ mặt và kéo dài ra sau. Đường viền thật nổi bật với viền màu xanh neon.

Thiên Thần Yên Ngựa thường khá nhút nhát, loài Angelfish này là một trong các loài các cá thiên thần làm cá cảnh đẹp, có tính cách hiền lành. Nuôi chúng trong bể có kích thước 180 gallon (681 lít) trở lên với nhiều nơi ẩn náu, đá sống và không gian bơi lội. Blue Girdled Angelfish là một sự lựa chọn tốt cho bể san hô bởi chúng sẽ sống cùng những động vật không xương và vỏ sò. Nó sẽ không gây hại đến san hô đá nhỏ và san hô mềm.

Là một trong các loại cá cảnh có màu cam sáng với ba sọc trắng rất đặc biệt, cá hề nghiễm nhiên trở thành cư dân nổi bật nhất trong rặng san hô, tôn lên vẻ đẹp của loài cá cảnh dễ nuôi. Chúng có chiều dài khoảng 11cm và được đặt tên theo những màu sắc sặc sỡ của hải quỳ – tổ trú ẩn an toàn của chúng.

Một đặc điểm rất thú vị, là tất cả cá hề khi sinh ra đều là giống đực. Chúng còn có khả năng chuyển đổi giới tính, nhưng chỉ làm vậy để trở thành con cái đầu đàn của cả một đàn mà thôi. Ví dụ như khi con cái đầu đàn chết đi, con đực kết đôi với chúng sẽ tự chuyển đổi thành con cái và đảm nhiệm việc sinh nở cho cả đàn. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại không thể đảo ngược.

#1 Trồng Cây Tùng La Hán Dáng Trực Đẹp Nhất Việt Nam

Cây tùng la hán là dòng cây tượng trưng cho sự trường thọ, cây mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, cây thường được dùng làm quà tặng mừng thọ, cây cầu chúc bình an tới người được nhận. Cây tùng la hán đẹp, cổ thụ khá hiếm trên thị trường, để có thể sở hữu được những cây tùng la hán phải bỏ ra một số tiền khá lớn, sau khi sở hữu được những cây tùng la hán đẹp cần phải nắm chắc được cách chăm sóc cây sinh trưởng phát triển.

Đặc điểm cây tùng la hán

Cây tùng la hán hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau, thường do người đặt tên riêng cho cây như: cây vạn niên tùng, cây sam đất, sam la hán và những tên gọi ở nhiều địa phương khác nhau. Cây có hình thái bên ngoài khá xù xì, khá giống với tượng la hán nên mới được gọi là cây tùng la hán.

Cây tùng la hán có tên khoa học : Podocarpus brevifolius, là giống cây có nguồn gốc từ Trung quốc, ngày nay cây đã được phân bổ ở hầu hết các nước thuộc khu vực nhiệt đới.

Cây tùng la hán là giống cây thân gỗ nhỏ, mềm, cây có tuổi thọ tới hàng trăm năm, chiều cao của cây có thể đạt từ 5-7m, trong tự nhiên có những cây có thể cao tới 20m, cây có bộ lá xanh quanh năm.

Cây tùng la hán có nhiều thân cành nhánh, thân cây mọc thẳng đứng với nhiều cành ngang. Thân cây gồ nghề, vững chắc, nhìn bên ngoài thì thân cây khá là thô ráp và cứng, nhưng thực tế thì thân cây khá là dẻo có thể dễ dàng uốn nắn để tạo nhiều hình dáng khác nhau.

Vỏ cây tùng lá hán thường có màu nâu xám, trên thân thường có nhiều vết xù xì trông rất đẹp mắt, quá trình cây sinh trưởng khá chậm. Bộ lá cây tùng la hán có hình kiếm xen lẫn với hình xoắn ốc, phần đầu lá nhọn, các gân lá nổi ở giữa. Lá có màu xám đậm, mặt dưới lá thường có màu xanh nhạt

Cây tùng la hán là giống cây có hoa, hoa của cây thường nở vào tháng 5 và có quả chín vào tháng 10. Quả của cây tùng la hán có vị chua, mùi thơm, hình dáng của cây vô cùng bắt mắt, chính vì điều này đã làm nên sự khác biệt của cây tùng la hán so với những loài cây khác hiện nay.

Cây tùng la hán là giống cây được rất nhiều người có điều kiện tìm kiếm, cây là điểm nhấn của ngôi nhà khi đặt những cây tùng la hán trước cửa nhà sẽ mang đến nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.

Lợi ích khi trồng cây tùng la hán trong nhà

Cây tùng la hán là loài cây có có tuổi thọ lâu dài, được xem là dòng cây phong thủy mang đến sự thịnh vương, may mắn cho chủ nhân của ngôi nhà. Màu sắc xanh quanh năm mang tới không gian trong lành, tươi mát cho khuôn viên ngôi nhà.

Chăm sóc cây tùng la hán không quá khó, cây tùng la hán được chăm sóc cẩn thận sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia chủ, chỉ những gia đình mới có điều kiện sở hữu, trưng cây tùng la hán với mục đích thể hiện sự bề thế, uy nghi của gia đình.

Cây tùng la hán có tuổi thọ lâu dài, ít thay đổi ngoại hình, cây luôn cứng cỏi, mạnh mẻ và luôn hướng về phía trước thể hiện được khí phách của người đàn ông trong mọi hoàn cảnh. Cây tùng la hán với màu xanh quanh năm thường được trồng trong khu sân vườn, ở đại sảnh, khu thương mai và những nơi có không gian rộng lớn.

Ngày nay thú chơi cây cảnh bonsai ngày càng phổ biến hơn, những cây tùng la hán mọc trên những khối đá phong thủy tạo nên những cây có giá trị lên tới hàng tỷ đồng, cây khá là lôi cuốn người ngắm, thông qua những bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân thì những cây tùng la hán ngày càng được nhân lên gấp chục lần giá trị của cây mọc trong tự nhiên.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Cây tùng la hán có cách trồng và cách chăm sóc khá là đơn giản, không quá cầu kỳ như nhiều loại cây cảnh bonsai khác hiện nay, trong quá trình chăm sóc cần nắm được những điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng, có thể tạo được môi trường sống của cây gần với tự nhiên nhất là cây đều sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn.

Cây tùng la hán là giống cây có thể chịu được ánh sáng mạnh, cây trong tự nhiên đều đương đầu với sương gió nên hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc những cây tùng la hán ở những vị trí có nhiều ánh sáng. Ngoài ra cây cũng có thể thích nghi tốt với môi trường bán râm hoặc trong phòng máy lạnh.

Khi lựa chọn trị trí đặt cây cần chú ý tới ánh sáng, đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt và phát triển tốt hơn.

Cây tùng la hán là giống cây có thể chịu hạn khá tốt, tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng liên tục, vì vậy mà trong quá trình chăm sóc cần chú ý mỗi khi trời mưa cần hạn chế đọng nước trên chậu cây, khi chăm sóc cây tùng la hán có thể tưới nước từ 2-3 ngày tưới / lần, tùy thuộc vào thời tiết của từng vùng để có chế độ nước tưới khoa học hơn. Chỉ cần tưới lượng nước đủ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều sẽ làm cho bộ rễ của cây bị ngập úng khiến cây sinh trưởng kém.

Cây tùng la hán nên trồng trong những loại đất có độ mùn cao, thông thoáng tốt, đất tơi xốp, đất có nhiều sỏi đá. Không nên lựa chọn những loại đất có độ kiềm cao, nhiễm mặn và các loại đất mà cây khó có thể phát triển.

Cây tùng la hán là giống cây cần nhiều các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có thể bón các loại phân tan chậm giúp cho cây hấp thụ dần trong quá trình phát triển. Có thể bón lượng phân có hàm lượng nito cao hơn.

Đặc biệt trong quá trình chăm sóc hạn chế bón phân đạm cho cây tùng la hán.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây tùng la hán là giống cây ít gặp các loại sâu bệnh, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây vẩn thường gặp các loại sâu hại như trùng vỏ cứng, đôm lá, rệp, sáp, nhện đỏ, là những loại bệnh thường phát triển ở thời điểm giao mùa.

Trong quá trình chăm sóc cây thường xuyên cắt tỉa, hạn chế để cây quá nhiều cành nhánh làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây, đồng thời cũng hạn chế sâu bệnh tấn công cây.

Nhân giống cây tùng la hán

Cây tùng la hán hiên nay được nhân giống chủ yếu 2 phương pháp : giâm cành hoặc gieo hạt. với phương pháp gieo hạt sẽ mất khá là nhiều thời gian, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng cây sẽ có những giải pháp nhân giống phù hợp nhất.