Bể Cá Cộng Đồng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Hướng Dẫn Xây Dựng Cộng Đồng Cá

Trong thế giới tự nhiên, nhiều con cá được cá nhà chơi cá biển ưa thích lại cực kỳ bạo lực, chúng bảo vệ lãnh thổ của mình trong các bãi đá ngầm để chống lại mọi kẻ xâm phạm. Những con cá khác tuy không bạo lực thì lại là loài ăn cá, sống bằng cách ăn những con cá nhỏ hơn. Nhiều loài cá lại quá yêu mến nơi cư trú của chúng trong các bãi đá ngầm hoặc các nguồn thức ăn đến nỗi chúng sẽ chết dần khi bị nuôi nhốt.

Làm thế nào để lựa chọn loài phù hợp?

Với nhiều người mới chơi, việc lựa chọn giữa hàng trăm loài phổ biến được tìm thấy trong các cửa hàng cá vừa thú vị lại vừa gây bối rối. Thật không may là chuyện mua nhầm cá hoặc kết hợp nhẩm đã là chuyện hết sức phổ biến. Để cứu những đồng đôla khỏi bị lãng phí và để ngăn những cái chết oan của các con giống, bạn cần phải quyết định một vài lựa chọn cơ bản trước khi mua dù chỉ một con cá. Tìm hiểu về kiểu hình cộng đồng mà bể cá của bạn sẽ chứa hoặc các loài là điểm nhấn có thể giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định nuôi với tất cả các con giống.

Hoạt động cân bằng

Có một sự thật mà nhiều người mới bắt đầu chơi không biết đó là: một bể cá với những con giống khỏe mạnh, “hạnh phúc” sẽ dễ nuôi và vui mắt hơn nhiều một bể cá mà liên tục đánh nhau, rách vây và những con cá cứ dần biến mất, bị tàn phá dần.

Sự cạnh tranh

Sự khỏe mạnh

Tính cạnh tranh và kích thước

Do tính bạo lực tự nhiên của hầu hết các loài cá biển, việc chọn loài nào để cùng nuôi trong một bể lúc đầu sẽ cần phải kết hợp xem xét cả mức độ cạnh tranh và kích thước của cá được chọn.

Ví dụ, tuy cá damsel là một loài cá nhỏ, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng dễ nổi quạu như bất cứ loài nào trong bãi đá ngầm. Với đặc tính hay gây gổ tự nhiên của mình, chúng nhìn chung không phải là bạn đồng hành tốt cùng với các loài cá nhỏ và hiền lành hơn như các loài cardinal, cá bống nhưng chúng lại có thể giữ mình trước những loài cá cạnh tranh khác, trong đó có cả những loài cá lớn. Tuy nhiên, chúng không thể sống chung với các loài cá lớn ăn thịt như cá sư tử hay cá cá mú bởi những con vật này có thể dễ dàng biến damsel thành một bữa tiệc và đức tính hay gây gổ của chúng chẳng còn ý nghĩa gì với một kẻ săn mồi tập trung với cái bụng đang trống.

Khi xem xét nên thả loài cá nào vào một bể cá cảnh biển, tôi thích nhóm các sự lựa chọn vào một trong bốn nhóm sau:

1 Cạnh tranh chậm

2 Cạnh tranh nhanh

3 Cạnh tranh vừa phải

4 Ngoan ngoãn

Kole tang – loài cá rất “ngoan ngoãn” trong hồ cá biển

Những loài cạnh tranh chậm bao gồm các loài cá ăn thịt lớn, đáng chú ý có các loài cá mú, cá sư tử, cá chình moray và các loài khác.

Các loài cạnh tranh nhanh trong hệ thống của tôi thường không phải là loài ăn thịt đồng loại trong bể nhưng lại có thể trở nên rất hung hăng khi tranh giành thức ăn hoặc chỗ ở. Những loài cá như vậy bao gồm cá trigger, các loài tang lớn, cá thiên thần lớn và các loài wrasse lớn.

Một lượng đáng kể các loại cá nuôi trong bể của người chơi cá cảnh biển thuộc loại cạnh tranh vừa phải. Nhóm này bao gồm cá thiên thần dwarf, dottyback và hầu hết các loài wrass, cá chim ưng, cá damsel và các loài khác. Một vài loài trong số này rất nhanh nhẹn nhưng chúng bị xếp vào nhóm này bởi chúng nhỏ hơn và có xu hướng chiều theo những con cá lớn trong nhóm trước.)

Nhóm những con ngoan ngoãn bao gồm những con cá hầu hết đều không thích gây gổ và ăn uống với phong cách chậm, không cạnh tranh. Chúng không thích hợp với các cuộc cạnh tranh thức ăn ở cự ly gần và chỉ thích hợp để nuôi với những loài không cạnh tranh. Thành viên của nhóm cá này bao gồm cá mandarin, cá lửa, cá có hàm, cá bống nhỏ và một số loài khác. Biểu hành vi (trang 89) liệt kê xếp hạng của tôi về các loài cá biển phổ biến và độ cạnh tranh tương ứng của chúng.

Nguyên tắc dùng thời gian kiểm nghiệm là để tránh sự xáo trộn giữa những thái cực (con nhỏ với con to, cạnh tranh với không cạnh tranh) trong các bể cá cộng đồng. Hãy quyết định sớm xem bạn sẽ sở hữu một bể cá với nhiều cá nhỏ, đầy màu sắc hay một bể cá với vài con cá to, tính cách hung tợn hoặc thậm chí là bể chỉ có một con duy nhất (xem phần Những bể chơi mới thiết lập, trang 99).

Nói chung, các loài cá trong cùng một nhóm trong biểu đồ sẽ phù hợp hơn với các thành viên trong cùng nhóm mặc dù đôi khi chúng có thể được nuôi chung với những con ở nhóm cận trên hoặc cận dưới. (Cần nhắc lại rằng, những con cá ngoan ngoãn mà không thể cạnh tranh để lấy thức ăn và không gian sống với các con cá cạnh tranh hơn thường chỉ được nuôi cùng với những con thuộc nhóm ngoan ngoãn.)

Một vài nhóm chứa các thành viên phù hợp với nhiều hơn một nhóm. (Ví dụ một vài con dottyback có thể là loài cạnh tranh nhanh ví dụ như Australian Dottyback [ Ogilbyina novaebollandiae]; những con khác chỉ là cạnh tranh vừa phải, ví dụ như loài Pseudocbromis). Vì thế, những nhóm này có chút gì đó hơi tùy ý nhưng được xây dựng lên để cung cấp một khuôn mẫu trong sự cố gắng kết hợp các loài có hành vi giống nhau vào với nhau. Ở đây cũng có nhiều ngoại lệ, và cần phải chú ý rằng thi thoảng một con giống cá biệt có thể trưng ra một kiểu hành vi cực kỳ khác thường: như khi một con cá bống có thể tấn công tất cả các con cùng bể nuôi. Vì thế cần phải có phán đoán sắc sảo và sự quan sát tinh tường ngay cả khi đã nhận biết nhóm hành vi của con vật. Khi mua một con giống mới, hãy luôn kiểm tra độ cạnh tranh, kích thước tiềm năng và khả năng kết hợp của nó trong bộ sưu tập các loài cá thú vị của bạn.

Sự khỏe mạnh

Sự khỏe mạnh là một cụm từ mang tính kỹ thuật trong nghề làm vườn, khi một loài thực vật thường được miêu tả là khỏe mạnh trong một khu vực địa lý hoặc một nền nhiệt độ nhất định. Cá biển nhìn chung được đánh giá mức độ khỏe mạnh dựa vào hàng loạt tiêu chí lớn khác nhau: khả năng phục hồi khỏi những stress khi khai thác, vận chuyển; khả năng thích nghi với các điều kiện của bể cá; mức độ sẵn sàng chấp nhận các loại thức ăn đã chuẩn bị, khả năng tồn tại trong những tình huống bất lợi. Những người mới chơi sẽ có cơ hội thành công lớn hơn nhiều với các loài nhìn chung được đánh giá là khỏe mạnh hoặc bền sức. (Hãy hỏi những người chơi thành thạo hoặc nhân viên cửa hàng bể cá hoặc tham khảo một tài liệu tin cậy về các loài cá sống trong rạn san hô.)

Mật độ nuôi thả

Cùng với việc chọn các loài cá phù hợp để nuôi kết hợp với nhau, việc xác định mật độ nuôi thích hợp để không gây quá tải trong bể có vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là vì sao dù bạn có chọn được một nhóm cá tốt, hệ thống lọc bể cũng phải xử lý được lượng thải ra nếu không bể sẽ thất bại. Trong những bể cá được lắp đặt bộ lọc đệm dưới và được trang trí bằng san hô chết, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Thật may mắn, phương pháp lọc sử dụng đá sống hoặc protein skimmer cho phép bạn nuôi một lượng lớn cá mà không để bộ lọc sinh học trở nên quá tải. Rắc rối dễ xảy ra ở sự cạnh tranh giữa các loài cá – hậu quả của sai lầm trong việc chọn nuôi hơn là ở dung lượng lọc không phù hợp trong hệ thống như thế này.

Một quy tắc cũ khi nuôi thả trong một hệ thống cá cảnh biển đó là 1 inch chiều dài của cá cho 5 gallon nước. Đây là quy tắc khá đại khái và khá tùy tiện và thường bị bỏ qua vì đơn giản nhiều khi nó không có ý nghĩa: một con cá mú 5 inch sẽ thải ra lượng chất thải nhiều hơn rất nhiều so với 5 con cá damsel 1 inch. Một hệ thống có đá sống sẽ có biên độ dao động khá lớn trong giới hạn nuôi. Tôi sẽ gợi ý một mức sơ sơ là 1 inch cá cho 2 gallon nước bể. Rõ ràng là càng nuôi ít cá thì biên độ dao động của giới hạn an toàn càng lớn.

Tuy vậy, mỗi bể cá có giới hạn riêng của nó. Nếu một bể nuôi quá nhiều, một biến đổi nào đó như bệnh tật hay sự cạnh tranh dẫn đến cái chết của những con giống yếu hơn sẽ đưa số lượng cá và sức chứa sinh học của hệ thống ở vào thế cân bằng. Tuy bể chạy vẫn ổn khi vận hành bình thường nhưng một hệ thống nuôi quá nhiều sẽ tàn phá nhanh hơn nhiều khi có sự cố về điện. Nuôi quá nhiều công thức của phiền toái và hệ thống sinh thái mà bạn tạo ra, dù to hay nhỏ cuối cùng sẽ trải qua nhiều vấn đề do nuôi quá nhiều. Rõ ràng, mọi thứ đều sẽ ổn hơn khi giữ mật độ của cá trong những giới hạn hợp lý.

Những người mới chơi nhìn chung phải học bài học này một cách khó khăn. Thả quá nhiều con giống hoặc nuôi những loại cá phát triển kích thước vượt trội so với kích thước bể là những lỗi thường gặp. Vì thay thế cá chết liên tục không phải là cái đích của nghề nuôi cá, chúng ta đều phải tuân thủ một số quy tắc và tránh sự quyến rũ của việc “chỉ thêm một con nữa thôi”.

Sự Thật Về Những Chú Cá Vàng Ranchu Béo Ú Gây Sốt Cộng Đồng Mạng

Cũng chính cái vẻ ngoài đáng yêu ấy cộng với dáng bơi lội khoan thai, tung tăng khiến người nhìn cảm nhận được sự thư thái, an lành nên loài cá này đã dành được sự ưu ái và quan tâm từ rất nhiều dân chơi cá và cả dân không chuyên.

2, Cá vàng Ranchu ăn ít và rất dễ nuôi

Cá vàng Ranchu là loài cá được lai tạo với mục đích chính nuôi làm cảnh và trang trí. Chúng sống ở nước ngọt và dễ dàng thích môi trường sống trong các bể cá cảnh, chúng đặc biệt thích các bể cá, hồ cá cảnh ngoài trời ở môi trường nước sạch ( không có thiên địch), có nhiệt độ từ 18-28 độ C, độ PH 6- 8.

Loại cá này rất dễ nuôi, sống khỏe mạnh, ít bệnh và có tuổi thọ cao nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách. Nếu chẳng may bị một số bệnh thường gặp đều có thể chữa được bằng thuốc đặc trị.

Loài cá vàng Ranchu có hình dáng ục ịch nhưng bơi lội rất hoạt bát, nhanh nhẹn. Ở Nhật Bản loài cá này được xem là vua của các loại cá vàng, loài cá này cũng rất được người chơi cá ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan đặc biệt yêu thích.

Giống cá Ranchu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là loại cả nhập khẩu từ các nước bạn, và đang được tự lai tạo, nhân giống trong nước.Với các mức giá hợp lý, phù hợp với đại đa số người chơi, cá ranchu luôn dành được vị trí được quan tâm và yêu thích bởi hình dáng cao quý của mình.

Cá vàng Ranchu không được bày bán tràn nan trên thị trường, mà được bán ở những cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh. Cũng để đảm bảo chất lượng của con giống tốt, khách hàng nên tìm mua cá Ranchu tại các cửa hàng uy tín, hoặc của những cửa hàng quen để biết rõ nguồn gốc và được tư vấn về cách chăm sóc cá.

Vì sao bạn nên chọn S&C Pet Shop?

Bảng báo giá các loại thú cưng tại S&C Pet Shop

S&C Pet Shop cung cấp những giống vật nuôi, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Pet Shop sở hữu đa dạng các loại vật nuôi, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: chó, mèo, cá cảnh,chim cảnh,…

S&C Pet Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi và chăm sóc các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

S&C Pet Shop – Thiên Đường Thú Cưng Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM

Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888.

Hồ Cá Rồng Cộng Đồng Và Những Điều Cần Biết Cho Người Chơi Cá Cảnh

Cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng. Nên nếu nuôi 1 con trong một hồ thì đơn giản. Thực tế, để hồ cá đẹp và hài hòa hơn bạn nên nuôi chung thêm các loại cá kèm theo hay còn gọi là hồ cá Rồng cộng đồng.

Số lượng cá cho hồ cá Rồng cộng đồng

Vì cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng, nên bạn không bao giờ được nuôi 2-3 con/ hồ. Chúng chỉ có thể được nuôi riêng 1 con/ hồ hoặc 6-10 con/ hồ thật lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn.

Đối với hồ cá Rồng cộng đồng từ 2 con trở lên, bạn buộc phải nuôi ghép ngân long. Ngoài ra có các loại cá phụ kiện khác như cá Sam (cá đuối), cá Hổ, Hoàng Bảo Yến, Đầu Bò,….

Đối với hồ cá Rồng cộng đồng số lượng lớn từ 5-10 con/ hồ thì đơn giản hơn. Bạn chỉ cần đóng 1 bể cá có kích thước lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn.

Hồ nuôi cá Rồng chính là nơi để cá Rồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cá Rồng là loài cá cảnh thích bơi nổi trên mặt nước, nên chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng. Ví dụ: cá nhỏ khoảng 15cm thì hồ có kích thước 120 x 45 x 45cm. Nếu khoảng 30cm trở lên thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.

Là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá. Áp lực xung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá đặc biệt là loại Kim Long Quá Bối. Ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên màu. Tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Vào buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh. Tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ. Nếu bóng tối đến quá nhanh sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích.

Địa chỉ: 115 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Khô Cá Chạch Đồng An Giang, Đồng Tháp

Món cũng là đặc sản dự trữ, thuận tiện gửi tặng khách phương xa. Khô cá chạch đồng làm cũng dễ, nhưng để đạt chất lượng bắt buộc con khô cá chạch đồng phải lạt, nếu mặn là mất ngon. Cho khô chạch vào chảo dầu nóng, chiên vàng giòn, xếp ra dĩa cùng với dưa leo, chuối chát, khế chua, rau thơm (húng, quế)… Và quan trọng nhất là chén nước mắm me. Khâu pha chế nước mắm me rất quan trọng, quyết định chất lượng món ăn. Phải là nước mắm ngon nguyên chất, cùng với me chín dầm lấy cơm me (bỏ hạt), hòa với đường, bột ngọt, ớt cho vừa ăn. Vị béo ngọt, dai của cá chạch, vị chua cay của nước mắm me lẫn mùi thơm của rau húng như đánh thức mọi giác quan.khô cá chạch đồng

Khô cá chạch đồng hiện là đặc sản tương đối giá trị và hiếm vì nó là loại cá đồng sống trong tư nhiên, chỉ có nhiều vào mùa nước nổi”, Năm vừa rồi, nước đổ về ít nên khô cá chạch đồng không còn phổ biến như trước. Cá khô miền Tây chuyên cung cấp đặc sản khô cá chạch đồng An Giang, Đồng Tháp trái mùa lẫn khi đang vào mùa. Đặc sản khô cá chạch đồng được chế biến từ nguồn cá chạch lưới tươi sống, tẩm ướp khẩu vị lạt, phơi đúng 2 nắng gắt nên đã khô ráo.

Khô cá chạch đồng, phơi khô ráo, khẩu vị lạt nguyên con, size nhỏ giá 400k/kg Khô cá chạch đồng, phơi khô ráo, khẩu vị lạt nguyên con, size trung bình giá 450k/kg. Khô cá chạch đồng, phơi khô ráo, khẩu vị lạt nguyên con size to đặc biệt giá 500k/kg. Khô cá chạch đồng xẻ rút xương, size trung bình, lớn phơi khô ráo, khẩu vị lạt giá 500k/kg Giá trên đã bao gồm chi phí giao hàng tận nơi trong nội ô sài gòn.