Bể Cá Cảnh Phong Thủy / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Bể Cá Cảnh Mini Phong Thủy

THÔNG TIN SẢN PHẨM : Bể Cá Cảnh Mini Để Bàn Bông Thủy Tinh Nhỏ Phong thủy Độc Đáo

Bể cá Cảnh Mini Bông Thủy Tinh Nhỏ là một Hồ Thủy sinh độc đáo, với thiết kế theo phong cách hiện đại. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thác nước vơi bể cá mini bằng thủy tinh dạng tròn nơi bạn thư Giản cùng những chú cá nhỏ xinh xinh. Hồ thủy sinh để bàn còn được tích hợp Đèn Led và quả cầu thủy tinh tạo Hiệu ứng ánh sáng độc đáo.

Kích thước sản phẩm nhỏ gọn, được thiết kế để trang trí bàn Khách, bàn làm việc, lễ tân…..

Khám Phá Bộ Sưu Tập Bể cá Mini có thác nước Phong thủy độc đáo, Đẹp Tuyệt:

Bể cá Cảnh mini bông thủy tinh nhỏ, một thiết kế Mộc Mạc Giúp Bạn trang trí Tạo không gian Phóng khoáng, nhẹ nhàng, tươi mới

Bể cá cảnh mini Bông thủy tinh nhỏ với bể cá thiết kế dạng tròn, nguồn cung cấp dưỡng khí cho những chú cá cảnh thân thương đồng thời là hệ thống thác nước đổ không ngừng từ Những bông thủy tinh đổ về Bể cá.

Sự phối hợp giữa Màu xanh của Bông thủy tinh với Màu trắng tinh khiết của Thủy tinh tạo nên sản phẩm Bể cá thủy sinh mini Đơn giản, mộc mạc và Nhẹ Nhàng nhưng không kém Phần Hiện Đại và Phóng khoáng.

Dòng thác nước tuôn trào không ngừng nghỉ, cùng những chú cá bơi lội tung tang tạo nên bức tranh động trong một không gian tĩnh trầm mặc, nơi bạn có thể giải trí, xã stress sau những căng thẳng, mệt nhọc.

Bể cá cảnh mini để bàn một lựa chọn tuyệt vời cho Món quà tặng bạn gái thân yêu!

Với thiết kế tinh tế, nhẹ nhàng và đơn giản của Bể cá mini để bàn Bông thủy tinh nhỏ nó là nơi vừa để thỏa mãn sở thích Nuôi, chăm những chú cá nhỏ đồng thời là “HỌA TIẾT” trang trí cho không gian riêng của các cô nàng them sống động. Tiếng nước chảy róc rách nhejnhangf, khẻ khàng cho một không gian sáng tạo và Thư thái nơi tâm hồn của cô ấy.

Bể cá thủy sinh mini để bàn Tác Phẩm Nghệ thuật Mang đến sự thư thái trong tâm hồn ĐẸP

Tặng Phẩm Bể cá thủy sinh mini để bàn Với Mục đích chú trọng đến Việc mang đến cho không gian Riêng một vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế, nhẹ nhàng mà sống động. Bể cá cảnh mini, Bể cá mini có đèn led được chú tâm về nghệ thuật phòng thủy trong thiết kế, tạo hình, Nó sẽ một vật phẩm phong thuỷ tuyệt vời với hàm ý cũng như tác dụng mang sức mạnh của nước_biểu tượng của tài lộc và hưng thịnh đến với BẠN. Chính vì vậy bể cá mini đẹp kết hợp phong thủy luân là một vật phẩm trang trí phù hợp với mọi Gia đình Việt Nam.

Khía cạnh Phong thủy bể cá thủy sinh mini Phong Thủy Luân Bông Thủy Tinh Nhỏ

Ông cha ta có câu: ” Nhất Thủy nhì Hỏa”, Theo quan niệm này, cũng như quan điểm Phong thủy, Để tạo sinh khí tốt, Vượng khí cho ngôi nhà thì Hành Thủy đóng vai trò chủ đạo trong việc kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống.

Thủy thế vốn Mềm mại, có uốn lượn nhu hòa thì mới gia tăng Sinh khí, ích lợi cho Con người.

Để khởi tạo Thủy khí tốt cho ngôi nhà ở, cha ông ta thường sử dụng các Vật dụng cụ thể hoặc ẩn ý đặc trưng của hành Thủy. Bể cá thủy sinh mini phong thủy luân Bông thủy tinh nhỏ được thiết kế đáp ứng đầy đủ đặc trưng Phong thủy đó, với mục đích Khởi Thủy, tạo Vượng Khí cho không gian sống.

Mua BỂ Cá Mini Ở Đâu để Đảm Bảo được Bảo Hành Công ty

Công ty TNHH Quà Tặng NATRA – chúng tôi Ngõ 151-Trần Não-An Khánh – Tp.Thủ Đức-Tp.HCMWeb: chúng tôi 0967.608.268

Bể Cá Cảnh Đẹp Hợp Phong Thủy

Cách làm bể cá cảnh đẹp như ý

1. Chọn bể phù hợp

Việc chọn bể nuôi bạn đầu cũng cần tiến hành một cách thận trọng vì bạn sẽ nuôi cá trong một thời gian dài. Thông thường các bể hiện nay có 3 kích cỡ là 60 cm đối với các loại cá nhỏ như cá thủy sinh, 90cm đối với cá trung bình như hồng két, tài phát… và khoảng 120cm đối với cá lớn như cá rồng, cá mỏ vịt… Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm; bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm; bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm.

Nếu so về chất liệu, bể cá có 2 loại thông dụng là bể kính dán và bể kính đúc. Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn. Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn với ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy.

Dù chọn loại bể nào thì bạn cũng cần lưu ý không nên chọn loại quá nhỏ vì như vậy các chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate sẽ thay đổi càng nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và thực vật thủy sinh.

2. Chọn vị trí đặt bể

Dù chỉ là người chơi cá cảnh để giải trí nhưng bạn cũng cần tính toán vị trí để đặt bể sao cho không làm bẩn hoặc hư hỏng các vật dụng xung quanh. Ngoài ra, đặt bể ở vị trí đẹp còn giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ, thư giãn và thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

Bạn nên chọn vị trí đặt bể cá phù hợp để thuận lợi cho việc chăm sóc và tài vận

3. Chọn chân bể

Sau khi chọn được vị trí đặt bể, bạn cũng cần lưu ý đến cách chọn chân bể cá sao cho phù hợp. Và cho dù nó có làm bằng chất liệu gì thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố: chắc chắn, hệ giằng chân bể phân bổ đều, chiều cao các góc cân bằng (Hãy kiểm tra độ cân của chân bể cá trước khi đặt bể lên bằng thước Livô).

– Chiều cao của chân bể thích hợp nhất được tính từ mặt đất đến mép trên của chân bể khoảng 0.6m đến 0.8 m. Nếu để cao quá sẽ khó chăm sóc và vệ sinh bể cá. Độ cao này phù hợp với đa số các bộ bàn ghế ngồi trong phòng có bể cá dù bạn đứng, hay ngồi thì vẫn có thể nhìn thấy bể cá ở tầm ngang mắt nhìn, không phải cúi xuống hay ngước lên.

– Các chất liệu để bạn làm chân bể cá: Phổ biến nhất vẫn là chân gỗ. Ưu điểm của loại này là đẹp và đa dạng màu sắc. Có thể làm chân sắt bên trong và bọc gỗ bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Đối với bể cá nước mặn thì tuyệt đối không nên dùng chân sắt vì hơi muối mặn sẽ làm chân sắt của bạn bị ăn mòn dần, rất nguy hiểm.

Loại chân bể khác là làm bằng kính. Kính có khả năng chịu nén rất tốt và sẽ là vật liệu hoàn hảo để làm chân bể cá kiêm hộp lọc. Với phương án này, bạn sẽ tận dụng được tối đa diện tích dưới chân bể bằng cách để hệ thống lọc. Ngoài ra kính không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của nước nhất là nước mặn. Ngoài cùng có thể bọc gỗ mầu sắc tùy chọn.

Những bộ lọc bể cá thông thường có 3 bộ phận lọc khác nhau là:

– Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

– Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200L).

– Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ (khoảng 60L hoặc nhỏ hơn).

5. Đặt hệ thống ánh sáng

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm

6. Bố trí đường cấp thoát nước

Nếu có điều kiện, hãy bố trí một đường cấp và thoát nước cho bể cá. Nếu được thì đường cấp nước có đường ống Ф 21 và đường thoát nước có ống từ Ф 21- Ф 34. Việc bố trí sẵn đường ống cấp thoát nước sẽ làm bạn rảnh hơn rất nhiều trong khâu vệ sinh bể cá.

7. Cách trang trí bể cá cảnh

– Tạo nền: Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng sỏi vẫn tốt hơn vì các hạt cát nhỏ thường nằm sát nhau và bịt kín dòng nước đi qua máy lọc. Với vật liệu làm nền, bạn cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể. Nên cho sỏi vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa đặc biệt có lợi cho cá.

– Vật trang trí: Đá và lũa là hai vật trang trí thường dùng của bể cá cảnh vì chúng tạo nên khung cảnh giống như môi trường tự nhiên. Với những viên đá, bạn nên ngâm chúng một tuần trong xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất bẩn trong đá. Bạn có thể thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc này quá và tránh trang trí nhiều trên đá và lũa. Trồng thêm cây thủy sinh cũng là cách làm bể cá cảnh đẹp hơn được nhiều người ưa chuộng hiện chúng tôi nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa.

8. Đổ nước vào bể

Trước khi cho nước vào bể, bạn phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở, vậy nên bạn không được để bể nuôi trong trạng thái khô.

Khi đã thực hiện xong các công việc trên, bạn bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận bằng cách xếp lên đất, phía trên các caay một hoặc hai tờ giấy mịn, giấy thấm. Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều cao nhất định. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước.

9. Lưu ý khi làm bể cá cảnh

Bạn cần mỗi tuần thay ¼ nước bể vì việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này giúp cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong bể.

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn tốt nhất:

Aqua – Landscape Hà Nội

Địa chỉ: 262C Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0988 66 0808 Tel: (+84) 438473966 Fax: (+84) 438473966 Email: contact@aqualandscapehanoi.com.vn Web: www.aqualandscapehanoi.com.vn

Bể Cá Cảnh Theo Phong Thủy Nội Thất

Bể cá cảnh có vai trò như thế nào trong phong thủy không gian nội thất và cách đặt bể cá cảnh đúng hướng đúng cách theo phong thủy là như thế nào.

Quan niệm về sinh khí trong phong thủy.

Phong thuỷ là học thuật về cảnh quan môi trường sống của người xưa dựa trên quan niệm về sinh khí. Theo đó, vạn vật đều sinh ra từ khí; khí gặp gió thì tan, gặp nước thì dừng; sinh khí được bảo toàn trong môi trường “tàng phong, đắc thuỷ”. Thuật phong thuỷ coi “đắc thuỷ” quan trọng hơn “tàng phong”; khí và thuỷ có quan hệ rất mật thiết với nhau; nước đến đâu thì khí theo đến đó, nơi nào có nước thì nơi đó có khí; vì vậy mà rất nhiều khu dân cư cổ xưa đều đòi hỏi phía trước nhà phải có nước; nếu không có thì phải đào ao, hồ để trữ nước với mục đích bảo tồn “chân khí”. Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều được xây dựng bên các con sông hay là cảng biển. Điều này cho thấy vị trí của nước quan trọng như thế nào trong quan niệm và đời sống của con người xưa nay.

Thời hiện đại, khi mà hầu hết dân cư phải sống chen chúc trong các không gian chật hẹp, tù túng ở đô thị thì hồ cá cảnh chính là hình ảnh thu nhỏ hay vật thay thế cho ao, hồ. Người ta thường đặt hồ cá gần lối đi, phòng khách hay ở những vị trí trang trọng trong nhà với mục đích cải thiện môi trường cảnh quan và làm tăng sinh khí cho những nơi đó. Chất lượng nước và cảnh quan bố trí trong hồ được hết sức chú trọng; nước đục hay cảnh quan trơ trọi sẽ làm giảm tác dụng phong thuỷ của hồ cá nếu không nói là có hại vì phát sinh “tà khí”.

Thuật phong thuỷ được nâng lên một mức độ cao hơn khi hình thành khái niệm về phương vị; nó xuất phát từ việc kết hợp ngũ hành với cửu cung bát quái. Mỗi phương vị hay cung bây giờ đều mang một ý nghĩa và được gán cho một hành cùng với hình dạng và màu sắc tương ứng. Cung thường được sử dụng để đặt hồ cá là cung Tốn, tức cung Tài Lộc, ở hướng Đông Nam; cung này thuộc hành Mộc; hồ cá thuộc hành Thuỷ; mà Thuỷ dưỡng Mộc theo nguyên lý ngũ hành tương sinh; đặt hồ cá ở đây để làm vượng cung này và nhờ đó gia chủ sẽ được phát tài! Hồ cá hay hòn non bộ đặt ngoài vườn thường nằm về bên trái của cửa chính cũng không nằm ngoài ý này.

Được biết, nhà ở của cư dân thưở xưa thường được xây dựng theo hướng “toạ Bắc triều Nam”, do đó phía bên trái chính là hướng Đông Nam. Đây là hướng tốt nhất dựa trên đặc điểm khí hậu gió mùa tại các nước nằm ở Bắc bán cầu. Một số hướng tốt khác để đặt hồ cá là hướng Bắc tức cung Quan Lộc tượng trưng cho sự nghiệp. Những ai mong muốn sự nghiệp được thăng tiến, hãy đặt hồ cá ở hướng này. Hồ cá sẽ bổ sung năng lượng và giúp họ có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đồng nghiệp. Hướng Đông tức cung Gia Đạo tượng trưng cho hạnh phúc gia đình cũng là hướng tốt.

Du Niên Bát Trạch

Trường phái này kết hợp phương vị với tính mệnh của trạch chủ, tức chủ nhà; theo đó hướng tốt hay xấu đối với một người là tuỳ vào tính mệnh của người đó. Trước tiên phải tính toán mệnh quái hay quái số; cách tính toán quái số khá phức tạp nên không bàn ở đây; muốn biết thì chỉ cần tra bảng đã tính sẵn như ở dưới. Nếu trong nhà có nhiều người sinh sống thì quái số được tính cho người có vai trò trụ cột chẳng hạn như người chồng, người cha mà sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp của người này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khác trong gia đình.

Hồ cá nên được đặt theo hướng “thượng cát” của trạch chủ để gia tăng sinh khí cho nó. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong xây dựng cho nên cửa chính cũng thường là hướng thượng cát của chủ nhà, vì vậy hình ảnh hồ cá được đặt phía trước nhà hay ở phòng khách cũng không phải là điều hiếm gặp.

Huyền Không Phi Tinh

Một cách tính phương vị khác là phương pháp của phái Huyền Không Phi Tinh; theo đó, mỗi ngôi nhà được lập quẻ dựa trên thời vận tức thời điểm toà nhà được xây dựng, cửu cung và vận động của cửu tinh. Thời vận có ảnh hưởng mạnh nhất đến khí số của con người là tiểu vận tức mỗi 20 năm; mỗi tiểu vận lại ứng với một tinh trong cửu tinh bao gồm Nhất bạch Thuỷ, Nhị hắc Thổ, Tam bích Mộc, Tứ lục Mộc, Ngũ hoàng Thổ, Lục Bạch Kim, Thất xích Kim, Bát bạch Thổ và Cửu tử Hoả; chẳng hạn, thời vận hiện tại là tiểu vận 8 (2004-2023) ứng với Bát bạch Thổ tinh. Trong vận này, Bát bạch Thổ tinh nhập vào trung tâm của cửu cung còn các tinh khác nằm ở các cung tương ứng với quy luật vận động của cửu cung; chúng tác động lên khí trường của ngôi nhà tại phương vị tương ứng của cửu cung; từ đó ảnh hưởng trực tiếp lên khí số của những người sống trong đó. Dựa trên các quẻ được lập người ta có thể chọn ra hướng tốt nhất để xây nhà, bổ cứu thiếu sót và dự đoán được phương vị cát, hung. Cách tính quẻ dựa trên các bước như sau:

Bước 1: giả sử nhà được xây dựng trong vận 7 thì số 7 được đặt vào trung tâm, các số khác được đặt vào các ô còn lại theo quy luật vận động của cửu cung.

Bước 2: xác định hướng cho toà nhà; nó không nhất thiết là cửa ra vào mà có thể là phía cửa sổ nhìn ra biển, vùng trũng, ao hồ, vùng trống như bãi đậu xe hoặc xa lộ nơi xe cộ qua lại; ngược lại với hướng là sơn. Hai yếu tố này nằm ở ngay phía trên vận ở mỗi cung. Giả sử toà nhà hướng về phía Nam thì vận ở các cung hướng Nam (hướng) và hướng Bắc (sơn) sẽ di chuyển vào các vị trí hướng và sơn tương ứng ở cung trung tâm.

Bước 3: mỗi hướng lại chia làm 3 phần Thiên, Địa và Nhân. Dùng la bàn để xác định xem hướng nằm ở phần nào theo bảng sau:

Kế đó, dựa trên tính chẵn lẻ của sơn và hướng ở trung tâm, tra tiếp bảng sau để biết quy luật vận động của sơn và hướng là thuận hay nghịch theo quy luật vận động của cửu cung. Trường hợp đặc biệt khi sơn hay hướng có giá trị là 5, người ta sẽ dựa vào vận để xác định tính chẵn lẻ.

Giả sử nhà ở hướng Nam-Địa và thì khi tra bảng sơn (số 3) sẽ vận động theo hướng thuận, còn hướng (số 2) sẽ vận động theo hướng nghịch.

Bước 4: đánh giá quẻ được lập dựa trên hướng chuyển động của sơn và hướng. Trường hợp tốt nhất là “nghịch sơn, nghịch hướng” tức “vượng sơn, vượng hướng”, không cần phải bổ cứu gì cả. Trường hợp thứ hai là “thuận sơn, nghịch hướng” tức “thượng sơn, hạ thuỷ” thì bên hướng nhất định phải có nước. Trường hợp thứ ba là “nghịch sơn, thuận hướng” thì bên sơn nhất định phải có núi. Trường hợp thứ tư là “thuận sơn, thuận hướng” tức “song tinh đáo hướng” thì bên hướng nhất định phải có nước, bên sơn nhất định phải có núi. Núi có thể được bổ cứu bằng cách trồng cây cao còn nước được bổ cứu bằng cách đặt hồ cá cảnh hay đào ao… Chẳng hạn, dựa theo quẻ vừa tính được, chúng ta thấy hướng tinh là loại “thuận sơn, nghịch hướng” do đó hướng Nam-Địa phải có nước, nếu không có thì phải đào ao hay đặt hồ cá cảnh để bổ cứu.

Thế thuận sơn nghịch hướng thì bên hướng nhất định phải có nước.

Ứng dụng Âm Dương – Ngũ hành

Như đã biết, hồ cá thuộc về hành Thuỷ có thể được sử dụng để hỗ trợ hay làm suy giảm tác dụng của một hành nào đó. Theo nguyên lý ngũ hành tương khắc, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả; như vậy nếu đặt hồ cá trong phòng của người có mệnh Thổ thì không có vấn đề gì nhưng nếu là người mệnh Hoả thì đó có thể là nguyên nhân làm cho người đó bị đau bệnh. Như vậy, hồ cá nhìn chung không thích hợp đối với những người mệnh Hoả, nhưng nếu là người mệnh Hoả quá vượng thì lại khác, hồ cá có tác dụng hạn chế bớt hành Hoả và giúp cho người đó thăng bằng hơn. Mặt khác, theo nguyên lý ngũ hành tương sinh, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc; như vậy hồ cá rất phù hợp với người có mệnh Mộc còn với người có mệnh Kim mà không quá vượng thì phải cẩn thận. Để biết được mệnh của một người có vượng hay không, người ta lập bảng Tứ Trụ bao gồm bốn yếu tố ngày, tháng, năm và giờ sinh kết hợp với can, chi. Nếu một hành xuất hiện quá nhiều trong bảng tính thì chứng tỏ người đó vượng về hành ấy.

Tương tự, khi đặt hồ cá ở hướng Đông Nam người ta đã lưu ý đến một đặc điểm rằng hướng này thuộc về hành Mộc và nếu đặt hồ cá ở đó thì hành Thuỷ của hồ cá càng làm hành Mộc vượng hơn, từ đó chủ nhà sẽ được phát tài vì hướng này là hướng tài lộc. Một số ví dụ khác về Thuỷ khắc Hoả, chẳng hạn trường hợp có một ngọn đèn đường chiếu thẳng vào nhà, người ta có thể đặt hồ cá ở hướng đối diện để triệt bớt hành Hoả của ánh đèn, như vậy môi trường sẽ được hài hoà hơn. Rồi hồ cá cũng được khuyên là nên bố trí trong bếp để đề phòng hoả hoạn…

Theo một lý luận khác dựa trên Hà Đồ, sơ đồ thể hiện quan niệm về vũ trụ của người Trung Hoa cổ, theo đó 1 dương và 6 âm nằm ở phương Bắc thuộc hành Thuỷ, 2 âm và 7 dương nằm ở phương Nam thuộc hành Hoả, 3 dương và 8 âm nằm ở phương Đông thuộc hành Mộc, 4 âm và 9 dương nằm ở phương Tây thuộc hành Kim, 5 dương và 10 âm nằm ở Trung tâm thuộc hành Thổ. Số lượng cá được nuôi sẽ quyết định hồ thuộc hành nào chứ không phải là hồ luôn có hành Thuỷ như đã biết; chẳng hạn hồ nuôi 5 hay 10 con cá sẽ có hành Thổ. Kiểu suy luận này có vẻ không được hợp lý nên không mấy phổ biến lắm.

Cũng từ cách bố trí số theo Hà Đồ mà các số lẻ có thuộc tính Dương còn các số chẵn có thuộc tính Âm. Nước vốn có thuộc tính Âm nên số lượng cá được nuôi nên là số lẻ có thuộc tính Dương để Âm-Dương được hòa hợp, cân bằng.

Sơ đồ bát quái kết hợp với ngũ hành. Ngoài cùng là các hướng và ý nghĩa của cung. Sau đó là các hành ứng với cung cùng với tượng hình của nó. Ở giữa là các hướng cát, hung dựa theo Bát Trạch khi quẻ Khảm ở vào phương Bắc. Kế đến là các cung cùng với thuộc tính của chúng. Trong cùng là các quái số ứng với cung và vòng tròn âm, dương; khởi nguyên của bát quái đồ.

cacanh.vn

Phong Thủy Cho Bể Cá Cảnh Trong Nhà

Bể cá đặt ở phía đông nam của ngôi nhà được cho là hướng lý tưởng nhất để hút tài lộc. Bạn không nên đặt bể cá cảnh trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc trung tâm của ngôi nhà.

1. Lợi ích của bể nuôi cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà mà còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như số lượng cá, màu sắc cá, nguồn nước, cách bày trí trong bể cá và biết chăm sóc để bể cá luôn sạch sẽ, sống động nhất.

Nước trong bể cá thể hiện cho dòng chảy của sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Những chuyển động kiếm mồi, bơi lượn cùng bọt khí làm tăng nguồn năng lượng tích cực của sự may mắn, giàu có. Bể cá còn giúp tạo ra sự cân bằng độ ẩm trong căn phòng quá kín.

2. Yếu tố tạo nên một bể cá phong thủy

Một bể cá hợp phong thủy cần sự cân bằng về các yếu tố năng lượng trong ngũ hành. Khi năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tác động và bổ trợ lẫn nhau thì mọi nguồn vượng khí sẽ được thu hút vào nhà.

Năng lượng thủy có từ lượng nước trong bể cá. Năng lượng thổ được lấy từ những khoáng vật trong tự nhiên như đá, đất, sỏi, cát. Năng lượng hỏa thể hiện ở màu sắc của cá và hệ thống đèn chiếu sáng bể cá, gồm các màu đỏ, vàng, cam. Năng lượng kim sinh ra từ tấm khung bằng kim loại bên ngoài bể cá. Ngoài ra, nguồn năng lượng kim này cũng được sinh ra nhờ màu sắc của cá, như các loại cá màu vàng. Đối với năng lượng mộc, bạn có thể đặt vào bể các các loại cây thủy sinh.

3. Cách đặt bể cá

Bể cá đặt ở phía đông nam của ngôi nhà là hướng lý tưởng nhất. Đây là khu vực truyền thống để gia chủ tăng cường sự giàu có và thịnh vượng. Bạn cũng có thể đặt bể cá ở phía bắc để bổ trợ cho sự nghiệp hoặc phía đông của nhà để tăng cường sức khỏe cho đại gia đình.

Nếu muốn chặn các nguồn khí tiêu cực, bạn nên đặt bể cá ở bên ngoài căn nhà với điều kiện nhà có hàng rào và có một khoảng cách nhất định với nhà bên cạnh. Có thể đặt bể cá ngay bên dưới xà nhà để giúp các thành viên trong gia đình giảm đi những căng thẳng và áp lực tinh thần. Lưu ý, không đặt bể cá trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc phần trung tâm của ngôi nhà.

4. Chọn loại cá phù hợp

Cá vàng là lựa chọn thích hợp và dễ dàng nhất bởi chúngđẹp, đa dạng, dễ nuôi và giá thành hợp lý. Loại cá phổ biến không kém nhưng lại khá đắt là các loại cá rồng.

Theo kinh nghiệm, nên thả vào bể 8 con cá vàng các loại cùng một con cá màu đen. Mục đích của việc thả cá màu đen là để nó hấp thụ nguồn năng lượng tiêu cực trước khi tác động đến các thành viên trong gia đình. Nếu không có điều kiện nuôi cá trong bể lớn, bạn cũng có thể thả vào bể con cá màu vàng và một con cá màu đen.

5. Vệ sinh bể cá đúng cách

Gia chủ phải đảm bảo bể cá luôn được sạch sẽ, thường xuyên thay nguồn nước, vệ sinh các loại cây thủy sinh, đồ trang trí trước khi đưa vào bể.

Bạn cũng phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng để giúp cá khỏe mạnh. Việc trang trí bể cá bên ngoài có thể tùy thuộc vào khiếu thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên, sự đơn giản nhẹ nhàng và hài hòa trong năm nguồn năng lượng ngũ hành luôn là yếu tố không thể thiếu cho bể cá hợp phong thủy.

(Theo Vnexpress)