Hồ thuỷ sinh mini không chỉ mang lại không gian xanh mà bể thủy sinh mini còn tiết kiệm diện tích, vì vậy hồ thủy sinh mini rất được ưa chuộng.
Vậy để sở hữu một hồ thủy sinh nhỏ bé và xinh xắn cho góc nhỏ của bản thân thì cần lưu ý những gì. Cùng AHISU tìm hiểu về các bước để setup một hồ thủy sinh mini tại nhà ở bài viết này.
Việc tạo không gian sống cho cá là một sở thích rất thú vị. Tuy nhiên, sở thích này khá tốn kém và có phần khó khăn với người mới bắt đầu bởi để duy trì nó bạn không những phải đầu tư trang thiết bị mà còn cần có kiến thức về các loài thuỷ sinh cũng như thời gian và sự kiên nhẫn.
Để giảm bớt những lo ngại về tài chính cũng như rủi ro trong quá trình nuôi, người mới chơi chỉ nên bắt đầu từ những hồ thuỷ sinh mini, vừa thỏa mãn sở thích mà không quá tốn kém.
Hồ thủy sinh mini là gì?
Hồ thủy sinh mini là loại hồ thường có kích thước từ 1 – 37 lít. Bạn lưu ý tránh bị nhầm lẫn với những bát, bình nhỏ nuôi cá không hỗ trợ một môi trường năng động cho nhiều hơn một con cá hay hỗ trợ môi trường sống cho các loài thực vật thủy sinh.
Khi bắt đầu làm bể thủy sinh mini hoặc một bể cá nhỏ, các đặc điểm quan trọng nhất cần lưu ý là diện tích bề mặt nước và số lượng cá bạn dự định nuôi trong bể. Diện tích bề mặt của bể là rất quan trọng ảnh hưởng tới nguồn oxy cung cấp cho các sinh vật sống trong bể. Hơn nữa vì cá có xu hướng lãnh thổ vậy nên việc nuôi dưỡng chúng trong môi trường nhỏ có thể gây ra những tác động tiêu cực.
Bề mặt cần có một nguồn điện nhỏ hoặc bộ lọc đặt ở góc bể để cung cấp đủ oxy trong toàn bộ thiết kế và hỗ trợ một môi trường sống đủ dưỡng khí cho sự phát triển của cá và các cây thủy sinh.
Nhìn chung, kích thước của bể sẽ tạo ra giới hạn trong thiết kế bể thuỷ sinh. Tuy nhiên, nếu mục tiêu trong việc sử dụng một bể thủy sinh loại nhỏ không phải là để tạo ra một không gian năng động và phong phú, mà để duy trì việc nuôi một vài loài cá mà bạn thích và tạo nên một không gian đẹp cho ngôi nhà thì bể thủy sinh mini sẽ rất có ích trong việc này.
Lợi ích của hồ thủy sinh mini
Khi bạn muốn mua một bể cá hoặc bể thủy sinh, có nhiều yếu tố để xem xét, nhưng đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là kích thước bể. Việc lựa chọn một bể thủy sinh nhỏ hoặc lớn sẽ ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể bể về lâu dài. Trong khi cả hai đều cung cấp giá trị độc đáo thì trong giai đoạn đầu của quá trình làm hồ thủy sinh mini nhiều lợi ích so với một bể lớn.
Các bể lớn hơn có xu hướng cần được bảo dưỡng nhiều hơn, dễ gây tiếng ồn và giá cả cao hơn. Còn một bể nhỏ cho phép người nuôi tạo ra một môi trường thủy sinh mà không phải bảo trì thường xuyên.
Việc thay nước cũng trở nên đơn giản hơn và dễ dàng cung cấp đủ dưỡng chất để duy trì nhu cầu của các loài thuỷ sinh. Ngoài ra, thiết kế tối giản của một bể nhỏ cũng sẽ tạo ra một hồ cá ít tiếng ồn hơn. Cuối cùng, giá một bể thủy sinh mini sẽ kinh tế hơn nhiều so với loại lớn.
Lượng cá, thiết bị và thời gian bỏ ra sẽ ít hơn đáng kể so với việc nuôi số lượng cá nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những ưu điểm của bể cá lớn khi chúng tạo ra sự đa dạng và thách thức lớn hơn trong việc tạo ra môi trường sống cho cá. Cơ hội để tạo ra một môi trường độc đáo và để thiết kế bể cá sẽ dễ dàng và tuyệt hơn nhiều. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị như bộ lọc hoặc CO2 cũng làm giảm đáng kể cho việc bảo trì trong một thời gian dài. Do vậy, sự lựa chọn bể thủy sinh và cách thức thực hiện sẽ phụ thuộc nhiều vào người nuôi cá.
Những lưu ý khi làm hồ thủy sinh mini
Sẽ có một vài nguyên tắc chính cần cân nhắc nếu bạn muốn làm hồ thủy sinh mini.
Phân nền, doping cho bể thủy sinh mini
Phân nền, phân nước cung cấp dinh dưỡng cho cây là yếu tố không thể thiếu cho hồ thủy sinh. Phân nền, bạn có thể tham khảo 1 số loại nền công nghiệp của Nhật như GEX vừa tầm tiền, sang hơn thì có ADA, của VN thì có Aqua For Topsoil. Điển hình như với các cây cho nền như: Trân châu ngọc trai, ngưu mao chiên, minifiss,.. Ngoài ra cũng có các loại bucep mini, ráy nana và rêu (eg: rêu weeping, rêu java, rêu mini pelia,..). Hãy đưa ra những lựa chọn khéo léo để có những sản phẩm hài lòng nhất. Ngoài ra hãy chú ý đến số lượng cá bạn sử dụng trong bể cá của bạn, cá có xu thế lãnh thổ và sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra nếu bạn chọn nuôi quá nhiều loài trong một không gian hạn chế như vậy.
Lưu ý khác
Đừng cho cá ăn quá nhiều! Làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước hạn chế trong bể của bạn và nó sẽ dẫn đến một môi trường nước đi xuống. Vui lòng để lại nguồn: https://ahisu.com/ho-thuy-sinh-mini/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !
4.9 out of 5 (24 Votes)
☆
☆
☆
☆
☆
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
{{average}}
({{percent}})
{{votes}}
Votes
Cám ơn bạn đã đánh giá {{rating}} Stars!
Looks like something went wrong. Please try to rate again. {{error}}