Cập nhật vào 26/03
Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng, axit béo omega-3, axit folic, lipit, canxi, axit glutamic, glycine, protein, arginine,… tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. 1. Bà bầu ăn cá chép có tốt không?Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 100gr cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt.
Trong khi đó cá lóc thì mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein; Cá hồi cùng trọng lượng thì cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein.
Qua so sánh này, có thể thấy cá chép có giá trị dinh dưỡng tương đương thậm chí còn cao hơn cả cá hồi hay cá lóc. Đây là thực phẩm tốt, nên bổ sung cho các bà bầu.
2. Bà bầu ăn cá chép có tác dụng gì? 2.1. An thai cho mẹ bầuCá chép được liệt kê vào danh sách các loại cá tốt bà bầu nên ăn và rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Các axit béo omega-3, đạm, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, protein, arginine… Các dưỡng chất này giúp mẹ bầu an thai, đặc biệt là những mẹ bầu có thể trạng yếu và bị động thai.
2.2. Tốt cho thai nhiOmega-3, axit folic giúp cho thai nhi phát triển trí não và hoàn thiện các chức năng của thị giác. Axit folic giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hấp thụ các chất dinh dưỡng và hạn chế các dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ mang thai ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.
2.3. Trị táo bón sau sau sinhSau sinh vấn đề táo bón vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Đặc biệt là những mẹ sinh mổ, ruột và dạ dày bị ức chế làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột. Lúc này mẹ nên bổ sung cá chép vào thực đơn ăn uống vì cá chép có tác dụng hạn chế táo bón, trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa.
Khi mang thai, bà bầu thường hay lo âu, ủ rũ; nhạy cảm, đôi khi vì một điều nhỏ bé mà muốn khóc; đôi khi lại khó tính và cáu gắt vô cớ khiến không khí gia đình căng thẳng. Không những vậy, điều này còn ảnh hưởng không tốt
đến sự hình thành tính cách của trẻ. Để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, ngoài các món ăn ngon, các bà bầu nên giải trí bằng cách chơi game. Game bài đổi thưởng thật với rất nhiều trò chơi thú vị từ trong và ngoài nước thú vị để chị em tha hồ lựa chọn.
3. Bà bầu nên ăn cá chép khi nào?Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian thích hợp để các mẹ bầu nên ăn cá chép. Có thể kết hợp chúng với nhiều thực phẩm khác để ăn ngon miệng hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần. Không nên quá lạm dụng cá chép để thay thế các thực phẩm khác, vì nếu như thế có khả năng mẹ bầu sẽ mất cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra, có một số lời truyền miệng rằng khi ăn cá chép không nên đánh vảy, làm sạch mang và bụng cá để giữ nguyên chất dinh dưỡng là sai hoàn toàn.
Đây là phương pháp phản khoa học, vì vẩy cá và mang cá là nơi có rất nhiều vi khuẩn bám vào. Nên lựa những con cá chép tươi ngon, đánh vảy làm sạch sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
4. Gợi ý một số món ăn từ cá chép dành cho bà bầuCháo cá chép là món ăn bổ dưỡng quen thuộc của các bà bầu. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn cháo sẽ rất nhanh chán. Mọi người nên chế biến cá chép thành các món ăn khác nhau, kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để bớt ngán và mang đến nhiều lợi ích hơn.
4.1. Canh chua cá chépNguyên liệu:
1/2kg cá chép, 1/2 quả dứa, 1 quả cà chua, 1 quả ớt sừng, 1 vắt me nhỏ
Rau om, mùi tàu (ngò gai)
Đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn
Cách chế biến:
Bước 1: Cá chép làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn, khứa vài đường lên thân cá.
Bước 2: Dứa thái lát, cà chua thái múi cau, ớt sừng thái lát xéo.
Bước 3: Đun nóng 2 thìa dầu ăn rồi cho cá chép vào chiên sơ.
Bước 4: Đun sôi 1 lít nước, cho me vào dầm lấy nước chua, lọc bỏ xác, rồi cho thêm dứa, cá, cà chua vào.
Bước 5: Nêm 3 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê hạt nêm (tùy theo khẩu vị), nêm cho vừa ăn. Cuối cùng, múc canh ra tô, cho ớt, rau om, mùi tàu thái khúc ngắn vào, ăn chung cùng cơm hoặc bún.
4.2. Cháo cá chép đậu xanh
500gr phi lê cá chép,
100gr nấm rơm,
50gr cà rốt, 1/2 củ nghệ,
2 cây hành lá,
½ chén gạo,
2 thìa súp đậu xanh không vỏ,
Hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Bước 1: Nghệ và cà-rốt thái lát mỏng. Cá thái vừa ăn. Nấm rơm thái đôi. Gạo, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước nấu nhừ thành cháo.
Bước 2: Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho nghệ, cà-rốt, cá, nấm rơm vào xào. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường.
Bước 3: Cho tất cả vào cháo, nấu chín. Nếm vừa ăn. Múc ra tô, rắc hành tước sợi, tiêu.
4.3. Lẩu cá chép om dưa chua
1 con cá chép
300gr sườn non
200gr dưa chua
100gr cà chua
sả, gừng, hành khô, rau mùi tàu, hành tươi, thì là, rau sống, ớt tươi
Mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.
Cách thực hiện:
Bước 1: Dưa chua và cà chua rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Sườn chặt khúc nhỏ, cho nước vào trần qua để khử mùi hôi.
Bước 2: Phi thơm hành khô, cho cà chua, sườn, dưa vào đảo qua, cho một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi, cho nước vừa đủ ăn vào nồi, vặn to lửa đun sôi. Ninh khoảng 30 phút cho ra nước ngọt từ sườn. Hạ nhỏ lửa.
Bước 3: Cá chép rửa sạch, khứa vài đường ở hai bên mình, cho gia vị, sả, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 30 phút. Sau đó chiên sơ.
Bước 4: Cho cá vào nồi lẩu rồi đổ nồi nước ninh vào. Cắt khúc hành tươi, để làm nồi lẩu thêm bắt mắt bạn trang trí với cà chua và ớt tỉa hoa. Món lẩu cá chép om dưa ăn kèm với bún rất ngon.
4.4. Cá chép hấpNguyên liệu:
Cách chế biến:
Bước 1: Cá chép sau khi sơ chế sạch sẽ thì có thể để cả con, khía 3 – 4 đường trên thân hoặc chặt thành từng khúc. Ướp cá tươi với muối + mắm + tiêu. Trộn đều, để trong khoảng 30 phút cho cá ngấm đều gia vị.
Bước 2: Sả bóc vỏ, rửa sạch, cắt làm 3 khúc, đập dập. Cà chua rửa sạch, cắt hình múi cau. Thìa là, cần tây nhặt, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn Hành khô, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng bóc vỏ, 1 nửa thái chỉ, 1 nửa đập dập vừa phải.
Bước 3: Lót sả, gừng đập dập xuống phía đáy vỉ hấp. Xếp lần lượt từng khúc cá lên trên. Sau đó đến cần tây, thìa là, hành, cà chua. Đổ nước sôi vào nồi hoặc nếu có thể hấp bằng bia thì lấy bia đổ ngập mặt cá, sau đó bắc nồi lên bếp, đun sôi đến khi cá chín.
Bước 4: Pha nước chấm. Sử dụng gừng thái sợi pha cùng với chanh, tỏi, ớt để chấm cá hấp. Hoặc dùng xì dầu có pha thêm chanh ớt tùy khẩu vị của mỗi bà bầu.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cá chép cho bà bầuChuyên gia khuyến cáo 4 điều cần lưu ý đặc biệt khi bà bầu ăn cá chép:
Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purin chuyển hóa thành axit uric có thể gây ra các tổn thương ở mô – nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, thai phụ không nên ăn cá lúc đang đói.
Không nên ăn cá sống: Cá sống thường chứa các ký sinh trùng, giun sán. Nếu ăn sống, các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ.
Không nên ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Như vậy, cá chép chứa nhiều omega-3, chất béo, protein,…tốt cho mẹ và bé. Các bà bầu nên bổ sung cá chép trong khẩu phần ăn, thay đổi các cách chế biến khác nhau cho đỡ ngán và lưu ý một số chú ý chế biến an toàn.