Xu Hướng 5/2023 # Tổng Quan Về Các Khối U Trong Sọ # Top 10 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tổng Quan Về Các Khối U Trong Sọ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Các Khối U Trong Sọ được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các triệu chứng do khối u nguyên phát và khối u di căn là như nhau. Nhiều triệu chứng do áp lực nội sọ gia tăng:

Đau đầu

Suy giảm trạng thái tinh thần

Rối loạn chức năng cục bộ não

Đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất. Đau đầu có thể nặng nhất khi bệnh nhân tỉnh giấc từ giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ không có động mắt nhanh (non-REM)(thường là vài giờ sau khi ngủ) do giảm thông khí. Điều này làm tăng lưu lượng máu tới não và từ đó làm tăng áp lực nội sọ, thường đạt tối đa trong giấc ngủ non-REM. Đau đầu tăng dần và có thể nặng hơn khi nằm nghiêng hoặc làm nghiệm pháp Valsalva. Khi áp lực nội sọ rất cao, đau đầu có thể kèm theo nôn mửa, đôi khi có cảm giác buồn nôn chút ít trước đó. Phù gai tiến triển ở khoảng 25% bệnh nhân có khối u não nhưng có thể không có ngay cả khi áp lực nội sọ tăng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng áp lực nội sọ có thể giãn to đầu. Nếu áp lực nội sọ tăng lên đủ cao, sẽ xảy ra thoát vị não (xem Thoát vị não.).

Suy giảm trạng thái tinh thần là triệu chứng phổ biến thứ 2. Các biểu hiện bao gồm buồn ngủ, mệt thỉu, thay đổi nhân cách, rối loạn hành vi, và suy giảm nhận thức, đặc biệt với các khối u não ác tính. có thể xảy ra các cơn co giật toàn thể , thường gặp hơn với các khối u não nguyên phát khi so với u não di căn. Ý thức suy giảm (xem Hôn mê và Suy giảm Ý thức) có thể do thoát vị, rối loạn chức năng thân não, hoặc rối loạn chức năng vỏ não hai bên. Phản xạ đường thở có thể bị suy giảm.

Rối loạn chức năng não bộ khu trú gây ra một số triệu chứng. Các triệu chứng thần kinh khu trú, rối loạn nội tiết, hoặc động kinh cục bộ (đôi khi có toàn thể hóa thứ phát) có thể phát triển tùy thuộc vào vị trí của khối u (xem {blank} Những biểu hiện tại chỗ thường gặp của các khối u não). Các thiếu sót thần kinh khu trú thường gợi ý vị trí của khối u. Tuy nhiên, đôi khi các thiếu sót thần kinh khu trú không tương ứng với vị trí của khối u. Bao gồm:

Liệt cơ thẳng ngoài một hoặc hai bên (với biểu hiện liệt khả năng liếc ngoài) do áp lực nội sọ gia tăng gây đè ép dây thần kinh sọ thứ 6

Liệt nửa người cùng bên do đè ép cuống não đối bên vào lều tiểu não (Kernohan notch)

Khiếm khuyết thị trường cùng bên do thiếu máu ở thùy chẩm đối bên.

Một số khối u gây ra phản ứng viêm ở khu vực màng não, dẫn đến viêm màng não bán cấp hoặc mãn tính (xem Viêm màng não).

Chẩn Đoán Các Khối U Vùng Cổ

Tính chất định khu của các khối u vùng cổ có tác dụng chẩn đoán lớn. Cùng với các dấu hiệu lâm sàng khác như: tính chất xuất hiện, dấu hiệu tại chỗ và toàn thân, lâm sàng cho phép chẩn đoán được bản chất tổn thương của các khối u vùng cổ trong phần lớn các trường hợp. Trong các trường hợp khó khăn, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bản chất, đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương hoặc định hướng cho các phương pháp điều trị. Trong điều kiện không đầy đủ, siêu âm hai chiều có tác dụng chẩn đoán đáng kể trong các trường hợp khó này.

Giải phẫu ứng dụng lâm sàng:

Một số khối u hay gặp

Khối ở vùng cổ bên

Tổn thương ở vùng này hay xuất phát từ khoang cảnh. Ở các tầng khác nhau có thể thấy các tổn thương đặc trưng và tính chất lan tràn riêng của tổn thương đó. Ví dụ tổn thương ở tầng trên móng, khoang sau mỏm châm thường lan lên nền sọ và ngược lại, một số tổn thương vùng nền sọ có thể lan tràn tới khoang sau mỏm châm này.

Là tổn thương hay gặp nhất. Hạch to thường biểu hiện bằng một hình giảm âm bầu dục. Trên siêu âm, muốn phân biệt hạch với các cấu trúc khác như mạch máu, cơ, có thể làm biện pháp trượt đầu dò dọc theo cổ khi luôn giữ đầu dò vuông góc với trục của mạch cảnh: hình mạch máu hoặc cơ sẽ luôn tồn tại trong khi hình một hạch nhỏ sẽ mất khi di đầu dò đi một quãng ngắn.

Một hạch viêm thường có kích thước dưới 1,5cm, hình bầu dục, vỏ hạch giảm âm nhẹ đồng nhất bao quanh vùng rốn hạch tăng âm. Trái lại, một hạch di căn có thể có vùng hoại tử trung tâm, mất cấu trúc tăng âm ở rốn hạch, vỏ hạch bị phá vỡ kèm hình ảnh xâm lấn vào tổ chức mỡ quanh hạch và các tạng lân cận khác. Hình ảnh này cũng có thể gặp trong apxe hạch hoặc viêm tổ chức lỏng lẻo vùng cổ. Một hạch hoại tử lớn có thể có hình ảnh siêu âm giống như một nang dịch.

– Khối u thần kinh

U bao dây thần kinh thường có vỏ rõ và có tiến triển chậm, không gây đau. Về giải phẫu đại thể, có hai nhóm tổn thương: loại đặc chứa nhiều tế bào Antoni A và loại nhầy chứa tế bào Antoni B. Trên siêu âm, loại đặc có dạng một khối tăng âm trong khi loại nhầy có dạng khối trống âm giống một nang.

Có hai dấu hiệu hướng tới u bao dây thần kinh:

+Hình dạng: khối có gianh giới rõ, hình thoi có trục dài nằm dọc theo trục dây thần kinh.

+Đè đẩy: Cuống mạch máu bị đè đẩy thoải dần qua vùng có khối u. U dây X đẩy bó mạch cảnh ra trước, vào trong. U dây XII đẩy bó mạch cảnh ra trước và ra ngoài.

Ngoài ra tính chất ngấm thuốc đối quang trong chụp CLVT (chụp cắt lớp vi tính) và CHT (chụp cộng hưởng từ) giúp phân biệt u bao dây thần kinh với u cận hạch thần kinh (paragangliome).

U bao dây thần kinh có thể có một số thể đặc biệt: nang lớn, có thể nhầm với hạch hoại tử hoặc u xơ thần kinh (neurofibrome).

– U cận hạch thần kinh

Paragangliome, còn được gọi là u cuộn cảnh-glomus jugulaire.

Là loại u tiến triển chậm, có hai thể lâm sàng: phá huỷ nền sọ gây hội chứng lỗ rách sau hoặc phát triển vây quanh cuống mạch cảnh. Chụp CLVT và CHT có nhiều ưu điểm để chẩn đoán u cận hạch thần kinh. Trên chụp CLVT, u cận hạch thần kinh biểu hiện bằng khối giới hạn rõ, rất giàu mạch máu. Vị trí tổn thương hay gặp là quanh phình cảnh (chỗ chia đôi của động mạch cảnh gốc), khoang sau mỏm châm, dọc dây phế vị sau cuống mạch cảnh, nền sọ, có thể xâm lấn vào vùng lỗ rách sau.

– Nang mang (kyste brachiale)

Là nang di chứng của cấu trúc mang thời kỳ bào thai. Trên siêu âm có hình ảnh nang điển hình: hình tròn hoặc bầu dục, trống âm hoàn toàn, bờ rõ nét. Trong đại đa số các trường hợp, nhất là ở trẻ em, siêu âm có thể đưa ra chẩn đoán xác định đối với các nang mang. Các trường hợp có biến chứng (nhiễm khuẩn, dò phức tạp) làm thay đổi hình dạng và cấu trúc siêu âm của nang mang làm chẩn đoán khó khăn hơn, trong các trường hợp này có thể cần đến chụp CLVT để chẩn đoán phân biệt.

Theo vị trí cao hay thấp, nang mang được chia thành 4 nhóm:

+ Nang của cung mang 1: Nằm trong vùng tam giác trên xương móng (gọi là vùng tam giác Poncet), sát với tuyến mang tai. Nang này có thể có đường thông với ống tai ngoài. Cần chẩn đoán phân biệt nang cung mang 1 với nang đơn độc của tuyến mang tai và hạch to có hoại tử và rò.

+ Nang mang cung 2: nằm ở vùng dưới hàm, trước cơ ức đòn chũm. Vị trí của cung mang 2 giải thích tại sao nang của cung này có thể phát triển ra trước cuống mạch cảnh, nằm sát khoang amyđan hoặc nằm lệch về phía sau, sát phình cảnh hoặc thậm chí phát triển lệch ra vùng cổ sau. Đường rò của nang mang thường không đánh giá được bằng siêu âm mà phải dùng phương pháp chụp CLVT, chụp CHT hoặc chụp đường rò.

+ Nang của cung mang 3: hiếm gặp, nằm trước cơ ức đòn chũm, cạnh hầu, có thể nằm trong các lớp cơ của hầu và rò vào hầu. Chẩn đoán nang mang cung 3 thường rất khó khăn.

+ Nang của cung mang 4: Nang nằm ở cực trên tuyến giáp, thường nằm ở bên trái, tiếp xúc với các xương, sụn của hầu. Các khối áp xe có mức nước – hơi vùng nền cổ ở trẻ em phải được phân biệt với nang mang cung 4 bội nhiễm. Trong các trường hợp có rò, chụp đường rò đôi khi cho thấy hình nang thông với xoang lê.

– U bạch mạch (lymphangiome):

U bạch mạch thường có dạng nang nhiều cung, trong có nhiều vách ngăn (dễ thấy trên siêu âm) và có các chấm vôi hoá nhỏ. Có thể gặp ở mọi khoang cổ nhưng hay gặp nhất là vùng tam giác cổ sau. Nếu khối kéo dài xuống nền cổ thì có thể kéo dài tiếp vào trong trung thất.

– U mỡ và u quái:

U mỡ lớn có bờ rõ, các u mỡ nhỏ có thể có bờ không rõ. Trên siêu âm u mỡ có dạng tăng âm vang. U mỡ được chẩn đoán dễ dàng bằng chụp CLVT vì có tỷ trọng đặc trưng (khoảng -100HU). Vị trí thường gặp là trong khoang cổ sau.

U quái có các thành phần đa dạng: nang, mỡ, vôi hoá. Vị trí hay gặp là trên đường giữa phía trước hoặc phía sau. Hình ảnh của u quái phụ thuộc vào thành phần chứa trong u. Trên siêu âm có thể thấy một u hỗn hợp chứa những vùng trống âm (dịch), tăng âm (mỡ) và có bóng cản (vôi hoá)… Khi u nằm trên đường giữa phía trước, cần phân biệt với nang giáp lưỡi.

– Tổn thương mạch máu

+ Phình động mạch: thường dễ chẩn đoán bằng lâm sàng và siêu âm. Trên siêu âm, nhất là siêu âm Doppler, có thể đánh giá được kích thước túi phồng, vôi hoá thành, huyết khối trong lòng túi, bóc tách nội mạc, dòng chảy trong túi và hạ lưu…

+ Huyết khối tĩnh mạch: thường gặp trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ: đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm lâu, u đỉnh phổi… Trên siêu âm thấy hình tĩnh mạch giãn, chứa tổ chức tăng âm trong lòng và quan trọng nhất là thấy dấu hiệu ấn không xẹp của tĩnh mạch.

Khối u vùng cổ giữa-trước

– Nang giáp lưỡi (kyste du tractus thyreo-glosse):

Nang có vị trí nằm điển hình ở đường giữa hoặc cạnh giữa. 75% nang nằm ở vị trí dưới xương móng, 20% trên xương móng, 5% nằm ngang mức xương móng. Trên siêu âm, nang giáp lưỡi có hình ảnh một khối tròn trống âm, bờ rõ nét, thành mỏng. Nang thường nằm trên đường giữa hoặc cạnh giữa, đôi khi nằm trong các cơ hoặc thành của hầu. Đôi khi phải phân biệt nang giáp lưỡi với u nang bạch mạch, nang mang cung 3, u quái nằm trên đường giữa trước.

– Tuyến giáp lạc vị

Tuyến giáp lạc vị thường nằm trên đường giữa trước. Trên siêu âm thấy hình ảnh khối đặc đồng đều trên đường giữa trong khi không thấy tuyến giáp ở vị trí bình thường. Ghi xạ hình tuyến giáp là phương pháp đặc hiệu nhất để chẩn đoán tuyến giáp lạc chỗ.

– Các bệnh lý của tuyến giáp và cận giáp:

Xem phần bệnh lỹ tuyến giáp.

– Khối dưới cằm và dưới hàm

Dị tật bẩm sinh thường gặp nhất là nang của tuyến nước bọt dưới lưỡi gọi là nang nhái, nằm khoang dưới lưỡi. Có thể gặp các tổn thương khác như: viêm tuyến dưới lưỡi không hoặc có kèm sỏi ống tuyến, u lành hoặc ác của tuyến dưới lưỡi (trong các trường hợp u, cần phải phân biệt với hạch to vùng dưới cằm.

Khối ở khoang phía sau

– Khối ở khoang sau hầu.

Trên phim X quang thường qui chụp cổ ở tư thế nghiêng, khối sau hầu làm khoảng các giữa bờ trước cột sống cổ và thành sau khí quản rộng ra. Trong một số trường hợp có thể chẩn đoán được nguyên nhân của khối vùng này: lao cột sống, máu trụ sau chấn thương, áp xe do thủng thực quản, túi thừa thực quản… Chụp CLVT và chụp CHT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định và phân biệt các tổn thương vùng này. Các tổn thương chính của khoang sau hầu là bệnh lý viêm và u.

– Bệnh lý nhiễm khuẩn

Thường gặp các viêm hạch thứ phát sau viêm các tuyến amiđan. Quá trình viêm này có thể khu trú tạo thành khối áp xe hoặc lan toả tạo thành viêm lan toả khoang tế bào lỏng lẻo.

– Bệnh lý khối u

Có thể thấy phần xâm lấn của các khối u ác tính nguyên phát (u ác tính của vùng tai mũi họng) hoặc thứ phát (di căn từ ung thư tuyến giáp, vú…), hoặc các tổn thương giả u.

U lành tính ở vùng sau hầu thường là u máu hoặc u limphô. U máu có thể lan toả vào các khoang lân cận tạo thành các khối lớn. Hình ảnh đặc hiệu của u máu được bộc lộ trên phim chụp CLVT hoặc chụp CHT.

Giả u: có thể gặp động mạch cảnh chạy ngoằn ngoèo xen vào khoang sau hầu. Khám lâm sàng và siêu âm Doppler có thể giúp chẩn đoán xác định. Hiện tượng phù, viêm tắc bạch mạch, viêm tấy khoang tế bào cũng có thể gây hình ảnh giả u khoang sau hầu. Trên siêu âm, hình phù nề tổ chức được biểu hiện bằng hình các dải giảm âm nằm theo các vùng tổ chức lỏng lẻo, tăng bề dày của các cấu trúc bị phù nề.

Sau chấn thương: Có thể thấy hình khối sau hầu do máu tụ, dị vật. Có thể có khí khoang sau hầu trong các trường hợp khí, thực quản bị rách.

– Khối ở khoang trước cột sống

Ngoài một số đặc điểm chung giống người lớn, u cổ ở trẻ em có một số đặc điểm bệnh học riêng.

– U bạch mạch dạng nang:

Có hình ảnh siêu âm điển hình, có dạng đám trống âm của dịch, trong chứa nhiều vách ngăn mỏng, đôi khi thấy vôi hoá (tăng âm kèm bóng cản) trong đám dịch. Một số ít các trường hợp u bạch mạch có dạng đặc hoặc một nang đơn độc. Khi nghĩ tới chẩn đoán u bạch mạch phải tìm giới hạn phía trên, dưới của khối. Trong nhiều trường hợp, u bạch mạch lan toả tới nền sọ hoặc lan vào trung thất. Trong trường hợp có thành phần mạch máu phối hợp (u máu – bạch mạch, hemolymphangiome), có thể thấy thành phần này khi chụp CLVT có kèm tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.

– U máu:

+Các u máu non: Thường có hình ảnh siêu âm khá giống nhau: hình tăng âm đồng nhất, mật độ âm sáng hơn tuyến giáp. Trong khối có thể có hình các dải ứng với các cấu trúc dải xơ, mỡ của u máu. Bờ khối thường rõ, có thể nhiều cung. Trên siêu âm Doppler màu, có thể thấy hình một cuống mạch máu giãn nằm trong khối.

+U máu tĩnh mạch (hay dị dạng tĩnh mạch) có dạng đám giảm âm trong có nhiều vách ngăn, đôi khi có vôi hoá nhỏ (vôi hoá thành tĩnh mạch).

+Thông động tĩnh mạch bẩm sinh vùng cổ hiếm gặp. Siêu âm Dopper màu giúp chẩn đoán khá dễ dàng bất thường này.

– Hạch to

Cũng như ở người lớn, chẩn đoán hạch cổ trên siêu âm dễ khi có nhiều hình giảm âm hình tròn hoặc bầu dục nằm dọc chuỗi mạch cảnh. Chẩn đoán hạch to khó khăn hơn khi chỉ có một hạch lớn hoại tử, cần phân biệt với nang bội nhiễm, khối u. Ở trẻ lớn, cần phải nghĩ tới u lymphome khi có nhiều hạch to không kèm các dấu hiệu nhiễm khuẩn, nên đi tìm hạch ở các nơi khác như hạch trung thất, hạch ổ bụng.

U vùng cổ trước giữa và bên (ngoài tuyến giáp)

-Nang giáp lưỡi (giống như ở người lớn):

-Nang thượng bì: Nằm ở vùng cổ trước, giữa cằm và nền xương ức, là di chứng của các tế bào thượng bì lạc vị trong quá trình liền các nang mang của thời kỳ bào thai. Hình ảnh siêu âm thường có dạng nang nhỏ hỗn hợp âm, có thể có dạng khối đặc nhỏ.

-U mỡ: Khối tăng âm giống như tổ chức mỡ dưới da.

-U quái: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ ở thời kỳ đang bú. Vị trí thường gặp là hố tuyến giáp. Trên siêu âm có dạng khối hỗn hợp âm, có phần lỏng và phần đặc, đôi khi thấy cả hình vôi hoá.

U vùng cổ bên

-Nang mang (xem phần trên):

-Phì đại xơ cơ ức đòn chũm: siêu âm có thể bộc lỗ dễ dàng hình ảnh phì đại của cơ ức đòn chũm, giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u khác.

-Giãn tĩnh mạch: khối mềm, trên siêu âm có dạng các ống, nang trống âm thay đổi thể tích khi làm nghiệm pháp Valsalva.

-Nang tuyến ức lạc chỗ: thấy ở trẻ 6-7 tuổi, rất hiếm gặp, thường nằm ở vùng cổ trước bên. Hình ảnh siêu âm có dạng một hoặc vài nang nằm cạnh nhau. Thường các dấu hiệu lâm sàng có tính gợi ý chẩn đoán và chỉ có thể xác định chẩn đoán bằng kết quả giải phẫu bệnh.

-U cuộn cảnh (xem phần đầu).

-Nang bì và u mỡ.

-U nguyên bào thần kinh vùng cổ: Nằm ở vùng cổ sau, sát cột sống, sau bó mạch cảnh. U có cấu trúc siêu âm hỗn hợp, có thể thấy các chấm vôi hoá nhỏ trong u.

-Áp xe sau hoặc bên hầu: thường biểu hiện trên siêu âm bằng khối giảm âm hỗn hợp kèm các triệu chứng lâm sàng rõ. Chụp CLVT hoặc CHT có ý nghĩa quan trọng hơn trong chẩn đoán mức độ lan rộng của khối áp xe.

image source: ultrasoundcases

Tổng Quan Về Cá 7 Màu

Cá bảy màu (danh pháp hai phần: Poecilia reticulata) là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Cá khổng tước ( Poeciliidae) (con cái dài 2,5-4 cm, con đực dài 2-3 cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thai

Có 2 loài được gọi là cá bảy màu:

Cá bảy màu thường, nội, có thân và vây đuôi nhỏ có tên là cá bảy màu Endler, cá công, cá mây chiều

Cá bảy màu thân và vây đuôi to, ngoại nhập, còn được gọi là cá hồ lan, cá hà lan, cá hòa lan.

Tuy có cùng dòng giống nhưng thật ra mỗi loài có mỗi yếu tố về hình dáng khác nhau:

Thân

Thân mảnh

Thân dày hơn để tăng độ chịu đòn và ra đòn

Đầu

Tỉ lệ đầu và miệng so với thân nhỏ, đầu nhỏ, miệng nhỏ

Chủ yếu đá bằng miệng nên miệng (gọi là mỏ) to và dày

Vây (Kì) đuôi

Thướt tha như nàng tiên

Cân đối với thân

Bó đuôi

Thướt tha như nàng tiên

Cân đối với thân

Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi “guppy” vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.

Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, đặc biệt là Antigua và Barbuda, Barbados, Brasil, Guyana, Netherlands Antilles, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin và Venezuela.

Tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Đôi khi điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chủ yếu thường là trong vai trò của sinh vật kiểm soát muỗi, với hy vọng rằng cá bảy màu sẽ ăn các loại ấu trùng muỗi và làm giảm sự lan truyền của bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp, những con cá bảy màu này lại trở thành loài xâm hại có ảnh hưởng tiêu cực tới quần xã cá bản địa.

Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có hai loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền đã có tại Việt Nam (full black).

Có một sự đa dạng lớn về màu sắc giữa các quần thể, nhiều quần thể với màu sắc rất khác biệt nhau. Một biện pháp tự bảo vệ trong khi các quần thể với môi trường sống ít kẻ thù thì lại sặc sỡ hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những con đực màu sặc sỡ được ưa thích hơn trong quá trình chọn lọc giới tính (nguyên lý handicap) trong khi chọn lọc tự nhiên thông qua lối sống ăn thịt lại ưa chuộng các sắc thái dịu. Kết quả là, các kiểu hình thống lĩnh được ghi nhận trong phạm vi các cộng đồng cô lập về mặt sinh sản là chức năng của tầm quan trọng tương đối mà mỗi yếu tố có trong môi trường cụ thể.

Đôi khi những con đực có thể đối xử với nhau một cách hung hãn, tham gia vào những cuộc chọi đứt vây hay các hành vi ức hiếp khác. Cá bảy màu sống trong một mạng lưới xã hội phức tạp, chúng lựa chọn đối tác và ghi nhớ các đối tác này.

Cá bảy màu là loài cá được các nhà sinh học tiến hóa chọn lựa do lối sống ăn thịt của chúng thông thường hay biến đổi ngay cả khi chỉ trong một khu vực nhỏ. Cả các công trình nghiên cứu trong quá khứ lẫn các nghiên cứu gần đây về cá bảy màu được khái quát hóa trong Evolutionary Ecology: the Trinidadian Guppy của Anne Magurran.

Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.

Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.

Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy ( flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.

Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh.

Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, mặc dù hành vi rỉa vây đôi khi thể hiện ở những con đực hoặc nhằm vào những loài cá bơi nhanh khác như các loài cá kiếm ( Xiphophorus spp.) và đôi khi nhằm vào những loài cá khác với các vây dễ thấy như cá thần tiên ( Pterophyllum spp.). Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.

Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu). Sự sinh sản chọn lọc đã tạo ra nhóm các nhà thu thập “cá bảy màu lạ lùng”, trong khi cá bảy màu “hoang dã” vẫn duy trì được độ phổ biến của chúng như là một trong những loại cá cảnh dễ nuôi.

Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai.

Giới Thiệu Tổng Quan Về Cá La Hán

Cá La Hán tên tiếng anh là Flower Horn thuộc Bộ: Perciformes (bộ cá vược), Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)

– Vào giữa những năm của thập kỷ 1990 -2000, Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia. Chúng được tạo ra do mong muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên người ta mới đem một số loài cá thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với cá hồng két cùng một số chủng loại cá khác.

Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản; các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó.

Phân loại cá la hán

Đặc điểm nổi bật

Với Quan niệm Cá Lan Hán đem đến sự thịnh vượng và may mắn loài cá ngày càng càng dân chơi cá ưa chuộng. Không những thế thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này cũng là một trong những điểm hút cực lớn. Chúng tạo nên một vẻ đẹp oai hùng và là top một trong những loài cá cảnh nước ngọt đẹp nhất

Cá la hán có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe tốt. Khi trưởng thành, kích thước của chúng có thể đạt từ 25-30cm và được thừa hưởng nhiều đặc điểm ưu tú của cả cá cha và cá mẹ nên không còn nào giống con nào. Chúng có đuôi xòe đẹp, vây thường kéo dài, mắt không to và hai mang ngắn.

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá la hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.

Sở dĩ một chú cá la hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao như vậy vì dù được sinh sản khá dễ nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và chiếc đầu gù to chỉ chiếm tỉ lệ từ 10- 30% nên chúng đặc biệt trở thành “hàng hiếm”.

Đặc điểm sinh học

– Chiều dài cá (cm): 30 – 40

– Nhiệt độ nước (C): 25 – 30

– Độ cứng nước (dH): 9 – 20

– Độ pH: 6,5 – 7,8

– Tính ăn: Ăn tạp

– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

– Tầng nước ở: Mọi tầng nước

– Sinh sản: Khác với các loài cá lai khác, cá la hán có thể tái sinh sản khá dễ ở Việt Nam mặc dù cá con bị phân tính nhiều, các thế hệ tiếp theo thường rất hiếm lên đầu gù. Cá đẻ trứng trên giá thể cứng, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.

Kỹ thuật nuôi

– Môi trường sống: Bể dài khoảng 120cm, thể tích 250L. Vì đây là loài cá cảnh đẹp rất khôn và năng hoạt động nên bể cần có không gian rộng với nền đáy trải sỏi kết hợp trang trí đơn giản để thuận tiện quản lý bể.

– Hình thức nuôi: Đơn

– Nuôi trong hồ rong: Không

– Yêu cầu ánh sáng: Mạnh

– Yêu cầu lọc nước: Nhiều

– Yêu cầu sục khí: Nhiều

– Loại thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, ăn các loại thức ăn viên, đông lạnh, trùng chỉ, cá con, tôm tép, thịt bò … Cá lên màu đẹp khi cho ăn thức ăn viên có sắc tố lên màu hay mồi sống tôm tép

Tập tính sinh sản

Sau 1 năm tuổi, cá La Hán sẽ trường thành và bước vào gia đoạn sinh sản. Người nuôi cá sẽ chọn ra hai cá thể cá trống và mái. Thường thì cá trống phải to, màu sắc tươi đẹp sức khỏe tốt, tiêu chuẩn sức khỏe để chọn cá mái cũng tương tự nhưng thường cá mái chọn giao phối phải nhỏ hơn. Họ thả 2 con giống này vào bể cá cảnh kính, sau đó được ngăn riêng ra bằng một tấm kính trong suốt, chờ cho đến khi cả hai thuần tính trở lại và bắt đầu có động thái thu hút nhau thì tấm kính sẽ được bỏ ra để. Chúng sẽ tự tạo ổ (thường là những hòn sỏi hoặc viên gạch tàu đặt sẵn dưới đáy hồ) và tiến hành đẻ trứng lên đó.

Bắt đầu quá trình đẻ trứng, ống sinh dục của cá mái sẽ lú ra và dán trứng lên giá thể, dán đến đâu cá La Hán trống sẽ bơi theo tưới tinh lên đó. Sau hai giờ đồng hồ thì cá đẻ xong, thường thì người ta vớt riêng hai con cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng ra hồ khác để ấp trứng vì sợ hai con cá sẽ cắn nhau để giành ổ. Cá bột sẽ nở sau 48 giờ và được nuôi bằng thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Qua hai tuần cá có thể ăn thức ăn đặc chế và sau một tháng có thể tiến hành chọn lọc loại bỏ cá xấu không đạt tiêu chuẩn và giữ lại những cá con có hình thể đẹp tiếp tục nuôi đến trưởng thành.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Các Khối U Trong Sọ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!