Xu Hướng 6/2023 # Tôm Thẻ Chân Trắng Kết Hợp Cá Điêu Hồng # Top 12 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tôm Thẻ Chân Trắng Kết Hợp Cá Điêu Hồng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tôm Thẻ Chân Trắng Kết Hợp Cá Điêu Hồng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chia sẻ nội dung:

Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Nam Định, nhằm đánh giá tác động cũng như tìm ra giải pháp thích hợp để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Mô hình được thực hiện tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong vùng: như hiện tượng xâm thực mặn, ngọt hóa một số thời điểm, một số vùng. Vì vậy, sự phù hợp của mô hình được xem là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản ở vùng duyên hải.

Quy trình kỹ thuật Chuẩn bị ao nuôi:

Tiến hành tát cạn ao, sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bùn đen ở đáy ao, phơi đáy 10 – 15 ngày, cày xới đáy ao để loại bỏ khí độc NH 3, H 2S. Bón vôi cải tạo đáy và bờ ao, nhằm diệt tạp, nâng cao pH, tăng khả năng đệm của nước ao nuôi, phơi đáy ao 3 ngày. Ao có diện tích 2.000 – 2.500 m 2 là phù hợp.

Chọn giống: Chọn tôm và cá giống khỏe mạnh, nguồn gốc rõ ràng, cá không bị xây xước, dị tật dị hình… Tôm thẻ chân trắng cỡ 2 – 3 cm/con, cá điêu hồng trọng lượng 5 + 0,35 g.

Mật độ nuôi: Thả tôm chân trắng với mật độ 100 con/m2. Tôm giống trước khi thả ra ao nuôi được thuần hóa về nước ngọt trên các bể ương 7 – 10 ngày. Cá điêu hồng với mât độ 2 con/m 2.

Môi trường: Ở thời điểm thả tôm giống, nước ao có nhiệt độ dao động 22 – 25 0 C, với ao nước ngọt có độ mặn 0 – 0,5‰, ao nước lợ có độ mặn 5 – 10‰. Ôxy hòa tan được cung cấp bổ sung bằng cách bật quạt nước, mỗi ao nuôi được lắp đặt 2 hệ thống quạt 6 cánh ngay từ tháng nuôi thứ 2. Hàng ngày quạt nước thường được bật ngay từ 21 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng hôm sau, trong những ngày thời tiết thay đổi quạt còn được bật ngay cả ban ngày vừa để cung cấp ôxy hòa tan vừa thoát khí độc ra khỏi ao nuôi.

Thức ăn: Thức ăn được dùng cho cá điêu hồng là thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm 30 – 35%. Một điểm khác biệt ở đây là tôm thẻ chân trắng trong mô hình được cho ăn thức ăn vịt đẻ hàm lượng đạm 18 – 19% (thức ăn có hàm lượng đạm ít hơn so với các mô hình thông thường).

Cho ăn: Hàng ngày cho ăn 2 lần vào 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.

Chăm sóc: Sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa các chủng loại vi khuẩn có lợi như Bacillus sp., Notrosomonas sp., Nitrobacter sp. Bổ sung 1 lần/tháng trong 2 tháng nuôi đầu và 1 lần/2 tuần trong tháng nuôi cuối. Ngoài ra, cũng cần định kỳ bổ sung mật rỉ đường. Do nhu cầu độ kiềm cao của tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong nước ngọt nhằm tránh hiện tượng mềm vỏ nên sử dụng Dolomite được bón định kỳ 2 lần/tháng.

Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan được đo 2 lần/ngày vào 6 giờ sáng và 2 giờ chiều, các yếu tố khác như độ mặn, N-NO 2, NH 2, được đo 1 lần/tuần. Tốc độ sinh trưởng của cá, tôm được kiểm tra định kỳ 1 lần/2 tuần để kịp điều chỉnh lượng thức ăn. Thời tiết nắng nóng chú ý bật quạt nước đều và nâng mức nước lên vào những ngày lạnh.

Trong quá trình nuôi, tôm nuôi không bị dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp, giảm chi phí thuốc và hóa chất của mô hình lên tới 30% và mang lại hiệu quả kinh tế tăng đến hơn 2,8 lần. Với mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế 124 – 126 triệu đồng/1.000 m 2 ao nuôi.

Tuy nhiên, trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá điêu hồng cũng xuất hiện một số hạn chế cần khắc phục như: Tôm hay bị bệnh mềm vỏ do nước ngọt thường có độ kiềm thấp nên cần tăng cường bổ sung Dolomit cho ao nuôi; chất lượng cá điêu hồng giống thường bị hạn chế về màu sắc và gặp khó khăn trong việc tìm con giống sớm do ảnh hưởng của không khí lạnh khu vực phía Bắc; các hộ nuôi thường thu cá thương phẩm đồng loạt do ảnh hưởng của mùa vụ khi thu hoạch nên phần nào đã bị tác động của thị trường tiêu thụ (cung vượt cầu). Từ đó khiến giá bán không ổn định, thu nhập của người nuôi bấp bênh.

Kỷ Nuôi Cá Dìa Trong Ao Kết Hợp Tôm Sú

Chia sẻ nội dung:

Kỷ nuôi cá dìa trong ao kết hợp tôm sú

Nuôi cá dìa trong ao đất kết hợp tôm sú Cá dìa là một đặc sản của Thừa Thiên Huế, không chỉ người dân Huế mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài này. Nắm bắt nhu cầu thị rường,đồng thời được sự vận động của các cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh, anh Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Triệu Thôn, xã Phú An, huyện Phú Vang đã mạnh dạn đầu tư hơn 5000 m Từ những kiến thức đã học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật, anh Dưỡng cho biết cá dìa là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên của Huế.

Chúng là loài rộng nhiệt, rộng muối, chịu được biên độ dao động muối từ 5-37‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ, đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc cải thiện môi trường ao nuôi.Sống được nước mặn lợ, là giống cá biển rộng muối

Các bước thực hiện trong quá trình nuôi cá dìa của anh Dưỡng như sau:

*Cải tạo ao:

– Trước khi thả nuôi cá phải tiến hành cải tạo kỹ ao nuôi. Sau khi cày xới mặt ao, anh Dưỡng dùng 500 kg vôi bột rải đều mặt ao, đặc biệt bón nhiều ở những chỗ còn đọng nước.

Dùng phân vi sinh và phân NPK để gây màu nước với hàm lượng 10kg phân vi sinh/100m và 3kg phân NPK/100 m

* Thả giống trên diện tích 5000 m2, 7.500 tôm sú giống, thả 2500 con cá dìa giống cỡ 50-70g/con, Mua cá dìa giống chất lượng

* Chăm sóc:

Biết được cá dìa là loài ăn thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ nên anh Dưỡng tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như rong tảo. Ngoài ra anh còn tự chế biến thức ăn từ ngũ cốc, cá tạp. Trong quá trình nuôi, cá dìa cũng mắc phải một số bệnh như bệnh ký sinh trùng và bệnh nhiễm khuẩn nhưng sau khi xử lý bằng formol (100%) với nồng độ 100-150ppm thì cá hết bệnh.

Sau 3 tháng nuôi anh Dưỡng thu được 312 kg cá dìa thịt, 150 kg tôm sú, 100 kg cua và tôm đất. Cá dìa có trọng lượng bình quân 250g/con, tỷ lệ sống 50%. Sau khi trưừchi phí, anh Dưỡng thu lãi hơn 8 triệu đồng.

HÌNH ẢNH CÁ DÌA NUÔI THƯƠNG PHẦM

Mô hình nuôi cá dìa kết hợp nuôi tôm sú bước đầu thành công đã làm tăng thu nhập của gia đình anh Dưỡng. Cá dìa sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên chi phí thức ăn thấp. Tuy nhiên cần phải lưu ý lựa chọn con giống sạch, có chế độ chăm sóc tốt, đề phòng các bệnh, chủ động theo dõi các yếu tố môi trường vì cá dìa khá nhậy cảm với biến đổi thời tiết.

Cá Điêu Hồng Nguyên Con

Bản tin TMTS xin tóm tắt lại nội dung chính như sau:

Châu Âu bắt đầu mở cánh cửa thị trường cho chúng ta nhưng hé mở từ từ với các phân khúc rất nhỏ, vì vậy chúng ta phải biết kiên nhẫn để phát triển bền vững. Nếu phát triển ồ ạt thì sẽ giống như ngành cá tra. Nếu chúng ta không chuẩn bị kỹ về con giống, kỹ thuật nuôi, kỹ thuật chế biến và đặc biệt là về thị trường, nếu không biết thế mạnh ở đâu mà cứ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc về giá bán thì tự chúng ta kết thúc cuộc chơi quá sớm.

Hiện nay ngành cá rô phi mới mẻ của Việt Nam có 4 trại nuôi có ASC, Trung Quốc cũng chỉ có 4 đơn vị có ASC. Nhưng đến nay, Seacon muốn mua 1 đơn hàng cho siêu thị buộc phải quay lại Regal Springs của Indonesia mua một nửa cá rô phi kết hợp với một nửa cá tra Việt Nam trong 1 thùng hàng. Năm 2012 những sản phẩm này có thể kết hợp làm ngay tại nhà máy nhưng bây giờ phải quay lại mua cá rô phi từ Indonesia và cá tra từ Việt Nam về đóng gói tại Hà Lan. Nghĩa là quay lại cách làm cũ, vì hợp đồng đó không mua được cá rô phi ASC tại Việt Nam. Cá rô phi đen nguyên con ở Việt Nam khó mua vì giá cao. Đối với mặt hàng cá nguyên con, giá của nhà sản xuất nhỏ với giá của nhà máy lớn tại Việt Nam chênh lệch gần 50 cent/kg, còn so với giá của Trung Quốc thì cao hơn khoảng 20 cent/kg. Như vậy, giá của nhà cung cấp lớn của chúng ta đang cao hơn giá của Trung Quốc 60 – 70 cent/kg. Còn phile có thể chênh lệch giá 20-30 cent là bình thường. Đối với cá rô phi cũng như cá tra, giá chênh lệch nhau 5 – 10 cent đã là chuyện lớn, ở đây giá của chúng ta cao hơn 20-30 cents.

Việc đi tìm sản phẩm cá rô phi với giá cạnh tranh hiện nay rất khó. Vì vậy, chúng ta phải chọn sản phẩm cá rô phi gì có lợi thế cạnh tranh để có thể phát triển. Chúng ta cần phải biết là chúng ta có con cá điêu hồng là viên ngọc quý. Mấy chục năm qua, cá điêu hồng được định hình, được người dân lựa chọn và điều kiện thổ nhưỡng ở đây cho phép. Sức sống của cá điêu hồng tốt hơn nhiều so với giống cá rô phi đen/vằn mà chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào nguồn giống bên ngoài từ Thái Lan, Philipin, Trung Quốc…Việc nhập giống này tốn kém chi phí và bị hao hụt lớn (40 – 60%/lô), dẫn đến hiệu quả kém, nhiều nhà máy phải thu hẹp vùng nuôi hoặc ngừng nuôi.

Con giống cá điêu hồng người dân ở vùng ĐBSCL nuôi rất nhiều nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức. Viện Thủy sản II có làm 1 đàn giống lai tạo từ Israel, nhưng chương trình không đạt hiệu quả. Ở Tiền Giang, cũng có nhưng rất manh mún. Cuối cùng, tự DN phải mày mò tìm cá giống bố mẹ.

Chúng ta xác định cá điêu hồng chính là lợi thế của Việt Nam vì phù hợp với thổ nhưỡng, hao hụt ít, người dân đã biết cách nuôi, chủ động được con giống ở một chừng mực nhất định, cạnh tranh trên thị trường không nhiều. Trung Quốc và Đài Loan cũng có cá điêu hồng, nhưng mỗi nước đều có bất lợi, không thể cạnh tranh với chúng ta, vì diện tích không bằng so với mặt bằng chúng ta đang có ở ĐBSCL. Về mùa vụ, họ không có lợi thế quanh năm như chúng ta. Về thị trường họ ưu tiên cho tiêu thụ nội địa. Thái Lan nuôi cá điêu hồng bán tại thị trường nội địa với giá rất cao, nên không quan tâm đến XK. Chính những nước này đi tìm mua cá điêu hồng Việt Nam cho thị trường nội địa hoặc xuất đi thị trường khác. Như vậy, chúng ta chỉ có thể bán cá nguyên con mới có thể tạo ra được thương hiệu và sự khác biệt, chúng ta chưa làm phile được vì kỹ thuật chế biến còn thấp không cạnh tranh được. Bước khởi đầu nên bắt đầu từ cá điêu hồng nguyên con, cắt khúc với vị trí số 1, sau đó về lâu dài mới phát triển hàng chế biến GTGT. Nếu chúng ta làm được như vậy, cùng với chứng nhận ASC, không lâu sau chúng ta sẽ được cả thị trường Mỹ và châu Âu chấp nhận. Hiện nay công ty Seacon cũng đang mua cá điêu hồng xuất đi thị trường Mỹ nhưng sản lượng cung ứng rất bấp bênh. Đối với sản phẩm này, các nhà sản xuất nhỏ lại lợi thế hơn các nhà sản xuất lớn. Điều đó cho thấy việc quản lý và quy hoạch của ngành này còn có vấn đề chưa đúng, dẫn đến qui mô về kinh tế không bù được cách làm ăn manh mún.

Tuy nhiên, nếu làm từng địa phương như vậy sẽ rất manh mún. Chương trình 300.000 tấn cá rô phi cần phải làm một cách đồng bộ. Chúng ta nên làm tốt đối với cá điêu hồng đang có sẵn nguồn trong dân, chứ không đi làm cá rô phi phải nhập giống từ các nước khác. Các nhà sản xuất tập trung sản xuất tại thị trường, liên kết với nông dân là tốt nhất, tự nhà máy nuôi sẽ không quản lý nổi vì thất thoát rất lớn, chi phí cao. Chỉ có nông dân nuôi nhỏ lẻ mới có thể nuôi được với giá cạnh tranh 28.000 – 29.000 đ/kg, nhà máy nuôi giá thành sẽ là 30.000 đ/kg trở lên.

Nhà nước cần hỗ trợ về con giống. Chương trình giống về cá điêu hồng cần phải được làm một cách bài bản và nghiêm túc và có tâm. Thị trường đang chờ sẵn nếu chúng ta làm được một cách đồng bộ và giữ giá ổn định lý tưởng 30.000 – 32.000 đ/kg cho cả người nuôi và nhà máy và người mua. Nếu chúng ta xây dựng hình ảnh con cá điêu hồng gắn với ĐBSCL và làm thương hiệu quốc gia thì sau này chúng ta có thể phát triển cả sản phẩm phile.

Cá Điêu Hồng Hấp Lá Nhàu

+ Tên ” cá Điêu hồng” được dịch từ tiếng Trung Quốc để chỉ một loài cá thuộc họ cá tráp ở biển (Plectorynchus). Người ta gọi cá rô phi đỏ là “cá điêu hồng” vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau.

+ Từ năm 1997, rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của ta và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.

+ Như vậy, cá điêu hồng cũng chỉ là cá rô phi có màu đỏ. Sau khi đã có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triễn mạnh nuôi dòng cá này với cá được sử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Từ đó Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh.

Nhàu là loại cây trái hoang dã nhưng có nhiều công dụng quý tốt cho sức khỏe, mời bạn cùng tìm hiểu:

_ Nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc. Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là và thường được dùng tươi hay khô. Người ta thu hái nhàu quanh năm (thu hái lá nhàu tốt nhất vào mùa xuân, quả nhàu vào mùa hạ).

_ Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng.

_ Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra trái nhàu còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng. Quả nhàu khô còn được dùng ngâm rượu.

_ Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường lá nhàu dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá nhàu thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá nhàu thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g lá nhàu sắc uống.

_ Lá nhàu tươi 3-5 lá, bạn rửa sạch nấu với nửa lít nước còn lại 200ml chia 2 lần uống/ngày.

_ Lá nhàu khi nấu ăn vừa tạo hương thơm nồng hấp dẫn cho món hấp, vừa có tác dụng chữa các chứng mụt nhọt, trị sốt, ho… món ăn này sẽ đem lại khẩu vị mới cho thực đơn sức khỏe bổ dưỡng của bạn.

_ Lá nhàu có công dụng thật tốt cho sức khỏe vì vậy cá điêu hồng hấp lá nhàu là món ăn thật ngon và bổ dưỡng:

* Lá nhàu non: 7 – 10 lá. * Cá điêu hồng con to: 400-600 gram.

* 1 cái tô to, 1 nồi đun. * Hành lá, Ớt , Tỏi phi, Tiêu, đường, Nước tương, Dầu ăn, dầu mè, nước màu dừa…

1./ Cá điêu hồng mua về con còn tươi, làm sạch, để ráo nước.

2./ Dùng dao khứa vài đường trên mình cá. Tiến hành ướp cá với tỏi bằm, tiêu, 1 muỗng canh nước tương, chút đường để thấm khoảng 15 phút có thể thêm một ít nước màu dừa.

3./ Lá nhàu đem rửa sạch, cắt nhỏ, nhuyễn. Phi ít tỏi.

4./ Cho cá vào 1 cái đĩa sâu lòng, cho chút dầu ăn vào, tiến hành hấp cho cá gần chin rồi cho lá nhàu xắt nhuyễn vào, hấp vài phút cho vừa chín. Sau đó rắc ít tỏi phi.

5./ Tiến hành làm hỗn hợp gồm: dầu mè, nước tương, đường và chút nước nấu thành sốt, nêm lại chút hạt nêm. Tiến hành đun sôi hổn hợp rồi rưới lên mình cá.

+ Cá điêu hồng hấp lá nhàu dùng ăn với cơm nóng hoặc quý ông có thể nhâm nhi vài chai rượu thuốc vừa trò chuyện.

Ngoài hấp lá nhàu thì cón các món ngon từ cá diêu hồng:

Cá diêu hồng chiên xù.

Cá diêu hồng hấp.

Cá diêu hồng kho.

Cá diêu hồng sốt chua ngọt.

Cá diêu hồng sốt cà chua.

Cá diêu hồng nấu ngót.

Cá diêu hồng om dưa.

Cá điêu hồng nướng muối ớt.

cá điêu hồng sốt cà chua.

Cá điêu hồng hấp nấm.

Cá điêu hồng chưng tương.

Một số kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất:

# Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, bạn cần lưu ý các điểm cơ bản sau:

# cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá điêu hồng sống trong mọi tầng nước.

# Nguồn thức ăn của cá điêu hồng: Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữu cơ, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,… các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,….) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi.

# Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.

# Lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Nước trong ao gồm màu sắc và mùi vị nếu bạn thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.

# Ao nuôi cá điêu hồng: phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi.

# Chọn ao nuôi cá điêu hồng có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ nuôi cá điêu hồng: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn… Nếu bạn chỉ nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.

# cá điêu hồng nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con. Nếu cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 – 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tôm Thẻ Chân Trắng Kết Hợp Cá Điêu Hồng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!