Bạn đang xem bài viết Tôm Hùm, Cá Bóp Ch.ết Hàng Loạt, Người Nuôi Chớp Mắt Mất Tiền Tỉ được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vùng biển bắc vịnh Vân Phong được coi là “thủ phủ” nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là cá bớp, tôm hùm.Nhiều ngày qua, người dân nuôi trồng thủy sản trên vùng biển bắc vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) như “ngồi trên đống lửa” bởi tôm hùm, cá bớp ch.ết hàng loạt. Trắng tay, nợ nần là viễn cảnh đang diễn ra trước mắt các hộ nuôi trồng thủy sản nơi đây.
Thiệt hại chồng thiệt hại
Vùng biển bắc vịnh Vân Phong được coi là “thủ phủ” nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là cá bớp, tôm hùm. Nơi đây với điều kiện khí hậu lý tưởng, nước biển sâu gần bờ, có nhiều đảo… nên việc nuôi trồng thủy hải sản có nhiều lợi thế.
Trước đó, vào mùa đông năm ngoái, chính người dân vùng này đã mất trắng toàn bộ lồng bè, tài sản trên biển do một cơn bão mạnh đổ bộ.
Tuy nhiên, sau khi họ gắng gượng vực dậy tiếp tục nuôi trồng thủy hải sản thì lại khoảng nửa tháng trở lại đây gặp tình trạng tôm hùm, cá bớp ch.ết hàng loạt, khiến cuộc sống thêm khó khăn.
Hơn 10 năm nuôi tôm hùm, ông Trương Văn Việt (có lồng nuôi tại thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh) chưa từng chứng kiến cảnh tôm hùm ch.ết liên tục như hiện nay. Gần 11.000 con tôm hùm gia đình ông thả nuôi đạt trọng lượng từ 1 – 1,6kg/con bây giờ chỉ còn chưa đầy 50%.
Hiện nay, giá tôm trên thị trường khoảng 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg, nhưng do tôm ch.ết nên thương lái chỉ mua từ 200.000 – 400.000 đồng/kg, tùy chất lượng.
Ông Việt nhẩm tính, với lượng tôm hùm ch.ết liên tục trong thời gian qua, gia đình ông thiệt hại gần 5 tỷ đồng.
“Cơn bão số 12 đổ bộ vào đây hồi cuối năm 2023 khiến tôm hùm mất sạch, gia đình tôi thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Sau đó, nghĩ chỉ có đầu tư nuôi lại mới gỡ gạc được những gì đã mất, nên gia đình tôi đã dùng số vốn tích cóp nhiều năm qua, cùng với số tiền vay ngân hàng để tái đầu tư.
Nhưng nào ngờ chỉ mới thả nuôi chưa được 1 năm thì tôm lại mắc bệnh, ch.ết gần hết. Bây giờ, gia đình gần như trắng tay rồi”, ông Việt buồn bã cho biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ 3.200 lồng nuôi của 400 hộ nuôi tôm hùm lồng ở xã Vạn Thạnh đều chung cảnh ngộ. Những người đầu tư càng lớn thì thiệt hại càng cao.
Theo các hộ dân, tôm hùm ch.ết không rõ nguyên nhân. Tình trạng chung là tôm bỏ ăn, các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục; một số khác thì bị đen ở phần mang khiến tôm ch.ết.
Người nuôi liên tục làm vệ sinh, bơm thêm ô xi và cho tôm ăn thuốc nhưng tôm vẫn ch.ết. Không chỉ riêng tôm hùm mà cá bớp thả nuôi trong lồng bè ở vùng biển bắc vịnh Vân Phong cũng lâm vào tình trạng bất ổn.
Tại xã Vạn Thạnh, tình trạng cá bớp ch.ết xảy ra từ hôm 24/10 với khoảng 10.000 con bị ch.ết, khiến người dân điêu đứng. Cá bớp ch.ết đã được nuôi từ 3 – 5 tháng, đạt từ 0,5 – 3,5kg/con. Khi thấy cá bớp ch.ết, người dân lo lắng đã vội vàng thu hoạch bán hàng loạt. Tuy nhiên, do có hiện tượng này nên giá cá bớp cũng bị ép giá, khiến người dân thất thu nặng.
Cụ thể, cá bớp ch.ết được mua 80.000 đồng/kg, còn cá sống được mua 110.000 đồng/kg. Trong khi trước đó, giá cá bớp trên thị trường đạt 160.000 – 180.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Văn Toàn (có lồng nuôi tại thôn Đầm Môn), gia đình ông thả nuôi 300 con cá bớp.
Thấy cá sinh trưởng khá tốt, ông thầm tin sẽ thu được lãi, không ngờ chỉ trong buổi sáng 24/10 đã có gần 250 con cá lâm vào tình trạng lờ đờ, đuối sức.
“Nhận định cá thiếu ô xi nên tôi mang bình khí ô xi đưa ra lồng bè vận hành nhưng không giải cứu được. Do vậy, tôi đành phải bán cho thương lái với giá rẻ, chấp nhận thua lỗ hơn 30 triệu đồng, đó là chưa tính đến tiền công chăm sóc”, ông Toàn cho biết.
Đi tìm nguyên nhân
Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, hiện toàn huyện có khoảng 9.800 ô lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu ở các địa phương như xã Vạn Thạnh, xã Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã…
Tỷ lệ hao hụt do các loại bệnh trong quá trình nuôi tôm hùm thời gian qua khá cao. Qua khảo sát, bệnh sữa trên tôm hùm xuất hiện quanh năm, gây thiệt hại khoảng 15 – 20%.
Nguyên nhân do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, chất lượng thức ăn cho tôm không đảm bảo, mật độ nuôi dày đã khiến các loại bệnh lây lan. Không chỉ tôm hùm mà cá bớp tại huyện này cũng bị thiệt hại do mật độ thả nuôi quá dày cùng với việc thiếu ô xi trong nước cho cá thở.
Theo tiêu chuẩn về nuôi trồng thủy sản lồng, bè, số lượng cá thương phẩm đạt phải là 100 con/lồng, trong khi đó người nuôi lại nuôi gấp đôi với khoảng 200 con/lồng.
Trước thực tế trên, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, đặt tại chúng tôi Trang, tỉnh Khánh Hòa) khuyến cáo, hiện nay hàm lượng ô xi hòa tan trong nước thấp, mật độ vi khuẩn Vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi nhằm tăng cường trao đổi nước, tránh để hàu, hà, rong rêu bám làm bịt lỗ lưới.
San thưa mật độ nuôi, giãn cách lồng nuôi và không đặt lồng nuôi quá gần bờ. Đối với việc quản lý môi trường vùng nuôi, cần thả nuôi tôm hùm, cá bóp với mật độ hợp lý; quản lý và điều chỉnh lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nhất là ô nhiễm lớp trầm tích dưới đáy lồng gây ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi.
Đối với phòng và trị bệnh, người nuôi cần tăng cường quản lý tốt môi trường vùng nuôi; bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm hùm, cá bóp. Ngoài ra, người nuôi cần tăng cường theo dõi sức khỏe tôm, cá; thường xuyên lặn kiểm tra, kịp thời phát hiện, tách những cá thể yếu ra khỏi đàn để điều trị kịp thời, tránh lây lan…
Ngành chức năng cũng khuyến cáo, các địa phương và người dân nuôi trồng thủy sản trên vùng biển vịnh Vân Phong cần chú ý theo dõi hiện tượng tảo nở hoa. Bởi đây là thời điểm xuất phát nhiều loại dịch bệnh và có thể là bùng phát các loài vi tảo trên khu vực vịnh Vân Phong.
Tôm Hùm, Cá Mú Giảm Giá Sốc Vẫn Ế, Người Nuôi Méo Mặt
Anh Trần Đức Văn, một người nuôi cá mú thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết, vài tháng nay việc tiêu thụ cá mú lai và cá mú trân châu diễn ra rất chậm. Thương lái thu mua với số lượng có hạn, chỉ vài trăm kg cho đến 1 tấn trở lại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Cá mú rớt giá còn một nửa so với trước khi có dịch
Theo anh Văn, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 160-240 ngàn đ/kg, tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 90 – 119 ngàn đ/kg (tùy loại). Với giá này, khi nuôi cá mú thường hao hụt khoảng 50% thì người nuôi lỗ khoảng 30 – 40 ngàn đ/kg.
“Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng 60 tấn cá thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí đầu tư, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại”, anh Văn giọng buồn buồn nói hiện gia đình có 10 ao nuôi cá mú, mỗi ao chi phí đã lên đến khoảng 700 triệu.
Tương tự, gia đình ông Hồ Văn Hiệp, người cùng thôn Hiệp Thanh cũng lo lắng vì đang tồn trên 100 tấn cá mú các loại chưa xuất được. Trong đó 2/3 sản lượng là cá mú lai đã nuôi được trên 1 năm, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 1 – 2 kg.
Ông Hiệp than vãn: “Từ đầu năm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá cá mú liên tục giảm. Có thời điểm giá cá chỉ còn 100 ngàn đ/kg. Trong tháng 7, giá cá nhích lên được 125 ngàn đ/kg, nhưng sau đó lại rớt xuống, hiện chỉ còn 117-119 ngàn đ/kg (loại 1). Mặc dù giá cá trên bán là thua lỗ nhưng ngay bây giờ gia đình tôi muốn bán tỉa bớt cũng không có ai mua. Còn có mua chẳng qua mua lẻ được vài tạ là cùng. Do đó, gia đình tôi cũng như các hộ nuôi khác xung quành đành “bấm bụng” cho cá ăn hạn chế, 4-5 ngày mới cho cá ăn trở lại”.
Theo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, hiện toàn thành phố đang nuôi trên 200ha cá mú. Trong đó xã Cam Thịnh Đông là vùng nuôi lớn nhất với trên 100ha, chủ yếu là cá mú lai và sản lượng cá thịt của xã đang tồn đọng ít nhất khoảng 30 tấn.
Ông Lê Minh Hải – trưởng Phòng kinh tế TP Cam Ranh – cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cá mú Cam Ranh.
“Trước mắt sẽ triển khai các chương trình tiêu thụ trong nước, “giải cứu cá mú”, đồng thời kiến nghị các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giảm lãi cho người nuôi”- ông Hải nói.
Tôm hùm rẻ bằng nửa, người nuôi tôm bỏ nghề hàng loạt
Ngoài cá mú, người nuôi tôm hùm ở Bình Định cũng gặp nhiều khó khăn do giá tôm xuống thấp thê thảm.
Người nuôi tôm hùm tại Bình Định đang méo mặt do giá giảm quá nhiều do xuất khẩu gặp khó khăn
Thời điểm này dù đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây méo mặt do giá giảm thê thảm.
Cụ thể, hiện tôm hùm bông (tôm sao) được thương lái thu mua gom theo kiểu đồng giá 800.000 đồng/kg đối với tôm các loại, gồm loại 1 (1 kg trở lên), loại 2 (từ 8 lạng đến dưới 1 kg) và loại 3 (từ 6 lạng đến dưới 8 lạng). So với 5 tháng trước, tôm loại 1 giảm khoảng 700.000 đồng/kg, loại 2 giảm khoảng 550.000 đồng/kg, loại 3 giảm khoảng 350.000 đồng/kg.
So với 3 tháng trước, giá tôm hùm bông loại 1 giảm 600 – 650 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 2 giảm 450 – 500 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 3 giảm 300 nghìn đồng/kg.
Theo Hội Nông dân xã Nhơn Hải, vụ nuôi 2023 – 2023, xã Nhơn Hải có 27 hộ thả nuôi 46.000 con tôm thịt trên 12 bè; giảm 36 hộ, 24 bè so vụ nuôi 2023 – 2023. Đến nay, người nuôi tôm trong xã thu hoạch hơn 2,6 tấn tôm.
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị siết chặt, cộng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước nên việc xuất khẩu tôm hùm gặp khó, dẫn đến tôm hùm rớt giá thê thảm. Bên cạnh đó, năm nay dịch bệnh tôm phát sinh nhiều nên người nuôi tôm lỗ nặng, khiến nhiều người đã phải bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Bé, một người dân nuôi tôm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Sau thời gian giá tôm hùm giảm sâu do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến xuất khẩu tôm hùm gặp khó thì nay tôm hùm được “mua xô”.
“Năm nay, tôm hùm rớt giá mạnh, dịch bệnh tôm phát sinh nhiều, bà con nuôi tôm hùm bị lỗ nặng, nhiều hộ đã bỏ nghề” – ông Bé cho hay.
9X Nuôi Cá Koi Kiếm Tiền Tỉ
Nguyên đang rải thức ăn xuống bè cá
Thành công ở tuổi đôi mươi
Sống trong gia đình có truyền thống nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, từ nhỏ Nguyên đã có niềm đam mê với sông nước. Nhiều lần chứng kiến cảnh gia đình lâm vào cảnh bị thương lái ép giá, bố mẹ làm lụng vất vả cả năm nhưng bán chẳng được. Vài năm trở lại đây, cá Koi được khách hàng ưa chuộng và nhiều người đã thành công với mô hình nuôi cá Koi trên sông. Từ những trăn trở đó, chàng trai tuổi 18 đề xuất gia đình cho vay tiền để nuôi loài cá đặc biệt này.
Ý tưởng trên đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các thành viên trong gia đình vì cho rằng, cá Koi chuyên sống ở những nơi xa hoa, nước ở trên sông không thích hợp để cá phát triển. Tuy nhiên, Nguyên đã kiên trì thử nghiệm, đưa cá Koi xuống sông Đồng Nai để nuôi.
Chàng traii 9X nhớ lại, ngày mới đưa cá về nuôi, do chưa có kinh nghiệm, nhiều con biếng ăn và có dấu hiệu yếu dần. Qua tìm hiểu từ nhiều người nuôi trước và các tài liệu về cá Koi mới hiểu được rằng nguồn nước và nhiệt độ tại ao nuôi có sự chênh lệch lớn so với bên Nhật Bản khiến cá bị sốc. Vì vậy, Nguyên phải cho cá vào nhiều bể lọc nước khác nhau rồi điều chỉnh nhiệt độ của nước từ từ để cá thích nghi rồi mới đưa ra ngoài ao nuôi.
Sau khi cá đã thích nghi được với nguồn nước và khí hậu, chàng trai trẻ mới bắt đầu tiến hành gây giống để nuôi đại trà. Tuy nhiên, thời gian đầu ông chủ 9X liên tiếp thất bại bởi loài cá khó tính này đã không sinh trưởng được như ý muốn. Nhiều lần thất bại, gia đình ngăn cản và khuyên đi học đại học. Nguyên nghe theo gia đình nhưng vẫn ấp ủ nuôi bằng được loài cá “quý tộc” này. Phải mất đến hơn 1 năm vừa học vừa tự mày mò, nghiên cứu, Nguyên mới tìm ra phương pháp giúp kích thích quá trình đẻ trứng của cá và quan trọng nhất là giữ cho trứng cá không bị rụng để trứng sớm nở thành cá bột.
Thành công trong việc nhân giống cá Koi, Tống Trọng Nguyên mang cá đi khắp các đại lý cá cảnh trong cả nước để chào hàng. Khi đã khẳng định được thương hiệu cá Koi trên thị trường, chàng trai nhận được nhiều đơn đặt hàng khắp nơi từ trong Nam đến ngoài Bắc.
Hiện nay, khu bè anh có 10 lồng nuôi, 40 xổng, mỗi lồng rộng 54m2 nuôi, tổng toàn bộ khu bè của anh nuôi được hơn 5 tấn cá Koi các loại. Các lồng cá được làm bằng sắt, có 3 lớp lưới bao quanh, có hệ thống phao nâng đỡ làm bằng thùng phuy đặt cách bờ từ 3 – 5m để không làm cản trở dòng chảy. Sau 7 năm tìm tòi và nguyên cứu, đến nay, trung bình 2 tháng, ông chủ trẻ cung cấp khoảng 3 tấn cá giống bán ra thị trường, mỗi năm thu hơn 2 tỷ đồng. Theo chia sẻ của Nguyên, một lứa cá Koi để xuất bán được phải nuôi tầm khoảng 7 tháng trở lên, lúc cá tầm 2 – 3cm nhưng thị hiếu người tiêu dùng hiện nay thích các loại cá to nên 1 con cá Koi có thể nuôi đến 2 năm, thậm chí là 3 năm, cá càng to thì giá trị càng lớn.
Không chỉ bắt mắt với màu sắc xinh đẹp, cá Koi còn hấp dẫn khách tham quan bởi yếu tố phong thủy và nguồn gốc xuất xứ. Nguyên cho hay, cá Koi đã vượt qua cả cá rồng, trở thành loại cá có tác dụng phong thủy đứng hàng đầu trong thị trường cá cảnh hiện nay, bởi đây là dòng cá của Hoàng gia Nhật Bản. “Trong tương lai tôi sẽ lai tạo được đủ 9 loại cá với các màu sắc khác nhau đáp ứng các yêu cầu về phong thủy của khách hàng, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc”, chàng trai 9X chia sẻ dự định tương lai.
Khu bè độc đáo nuôi cá Koi của anh Nguyên
Chiếc bè đặc biệt trên sông
Bè của Nguyên rộng hơn 1000m2 với 40 xổng được nuôi đầy đủ các loại cá Koi từ nhỏ đến lớn. Điều đặc biệt trong khuôn viên trên làng bè này là ý tưởng nuôi cá Koi kết hợp với trồng cây cảnh làm cho hệ sinh thái trên sông được hài hòa và bắt mắt.
Các cây cảnh được chủ bè trang trí nhiều cây xanh, hoa lan, trồng rau,… khắp khu vực nuôi cá, tạo ra khung cảnh độc đáo cho người đi tham quan trên sông. Hiện tại “trang trại” trên sông của Nguyên có đa dạng các dòng cá Koi được lai tạo và là bè duy nhất trên sông Đồng Nai áp dụng mô hình trồng cây xanh kết hợp với nuôi cá Koi.
Để nuôi được cá Koi trên sông Đồng Nai, Nguyên nhấn mạnh, người nuôi phải chú ý vào thời điểm giao mùa hoặc mỗi khi mưa lũ, nước sông có phù sa, cá thường kém ăn, hoặc các bệnh thường gặp ở cá như tróc vẩy, nhiễm khuẩn, bọ rùa, sâu móc… Bên cạnh đó, người nuôi cũng phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của cá để giúp cá phát triển ổn định vào mỗi thời kỳ tăng trưởng từ cá bột đến cá trưởng thành. Bù lại, nuôi trong lồng trên sông Đồng Nai, dòng nước chảy liên tục, cá tăng trưởng nhanh hơn từ 2-3 lần do lượng ô-xy đều trong nước và thức ăn phù du tự nhiên dồi dào.
Cá Koi thuộc giống cá Chép – biểu trưng cho một sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, theo quan niệm của nhiều người đây là loài cá mang đến tài lộc, vận may, sự thành công và bình an cho gia đình. Vì thế, nhiều người xem đây là loài cá phong thủy giúp cho gia đình may mắn, do đó những năm gần đây cá Koi được ưa chuộng, nhiều người săn đón, nhất là những con cá đầu đàn có màu sắc độc đáo có giá trị lên tới cả chục triệu đồng.
Chính những điều đó, khi bén duyên với nghề nuôi cá Koi, đó là một điều may mắn đối với anh. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyên vẫn đang gắn bó với nghề này và trong tương lai, anh sẽ mở rộng quy mô trang trại, nâng cao chất lượng để phát triển đàn cá Koi của mình được nhiều hơn nữa.
Bán Các Loại Tôm Hùm Cao Cấp Tại Hải Phòng
Đặc điểm loài tôm hùm : Tôm hùm Hải Phòng
Tôm hùm là một loại tôm sống ở các vùng biển xa bờ và được khai thác rất nhiều những năm gần đây bởi giá trị kinh tế cao. Tôm hùm có trọng lượng to hơn rất nhiều so với các loại tôm thông thường, khi con lớn trưởng thành thường có trọng lượng khoảng trên 0,5kg đến vài kg một con. Tôm hùm có rất nhiều loại. Trong nước ta có nhiều loại tôm hùm như tôm hùm bông, tôm hùm tre, tôm hùm xanh,… và bên cạnh đó là một số loại tôm hùm nhập từ nước ngoài như tôm hùm Alaska, tôm hùm Úc, tôm hùm Canada,…
Tôm hùm được yêu thích nhiều bởi hương vị tuyệt hảo của chúng. LÀ một trong những nguyên liệu cao cấp trong các nhà hàng năm sao. Tôm hùm ăn thịt có vị thơm đặc biệt, ngọt tự nhiên. Các món ăn ngon với tôm hùm có thể kể đến là các món như tôm hùm sốt chua ngọt, tôm hùm hấp bia. Các món ăn chế biến từ tôm hùm đều có cách chế biến đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên vị tươi ngon ngọt của tôm.
Giá bán các một số loại tôm hùm tại Hải PHòng:Là một người sống ở HẢi PHòng hay đơn giản chỉ đến đây du lịch, để tìm mua các loại tôm hùm, bạn không cần phải lo sợ sự chặt chém khi đến với Công ty Hải sản ông Giàu chúng tôi. Chúng tôi cung cấp các loại tôm hùm với giá cả như sau:
Giá bán tôm hùm Alaska sống nguyên con: 990.000 đ/kg size 0.5 – 3 kg/con
Giá bán tôm hùm Alaska hàng tươi bảo quản lạnh: 520.000 đ/kg
Giá bán Tôm hùm Úc : 2.630.000đ/kg size 1-1.8 kg/co
+ Tôm hùm baby ( size 3-4con/kg ): 1,130.000đ/kg. + Tôm hùm baby (size 5-6con/kg): 980,000đ/Kg.
+ Tôm hùm baby lạnh: 720.000/kg.
+ Tôm hùm baby lạnh : (Size 3 – 4 con /Kg : 820.000/kg
+ Tôm hùm baby lạnh : ( Size 5 – 6 con / Kg) : 720.000/kg
Tôm hùm tre sống: Size (0,2 – 0,35 kg/con) giá 1 triệu 190 nghìn/kg.
Tôm hùm canada sống : 970.000 vnđ/kg
Tôm hùm tươi canada( sống bị ngợp do vận chuyển) : 520.000 vnđ/kg
tôm hùm tươi sốngCập nhật thông tin chi tiết về Tôm Hùm, Cá Bóp Ch.ết Hàng Loạt, Người Nuôi Chớp Mắt Mất Tiền Tỉ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!