Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Cá Bảy Màu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu về Cá Bảy Màu – Guppy
Tìm hiểu về Cá Bảy Màu – Guppy Cá bảy màu hay guppy (danh pháp khoa học: Poecilia reticulata), cũng gọi là cá triệu (million-fish trong tiếng Anh), là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Poecilidae (Cá khổng tước) (con cái dài 4 – 6 cm, con đực dài 2½-3½ cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thai (noãn thai sinh). Con cái thụ tinh bên trong cơ thể, con cái trực tiếp đẻ ra con khi trứng được thụ tinh trưởng thành, cá con biết bơi liền khi gập nước. 1. Nguồn gốc Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi “guppy” vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ. 2. Phân bố – Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, đặc biệt là Antigua và Barbuda, Barbados, Brasil, Guyana, Netherlands Antilles, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin và Venezuela. – Tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Đôi khi điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chủ yếu thường là trong vai trò của sinh vật kiểm soát muỗi, với hy vọng rằng cá bảy màu sẽ ăn các loại ấu trùng muỗi và làm giảm sự lan truyền của bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp, những con cá bảy màu này lại trở thành loài xâm hại có ảnh hưởng tiêu cực tới quần xã cá bản địa. Cá bảy màu trong tự nhiên 3. Đặc điểm sinh thái, sinh sản a) Đặc điểm sinh thái – Có một sự đa dạng lớn về màu sắc giữa các quần thể, nhiều quần thể với màu sắc rất khác biệt nhau. Những quần thể nào sinh sống trong các môi trường mà các loài động vật ăn thịt là phổ biến sẽ có xu hướng ít sặc sỡ như là một biện pháp tự bảo vệ trong khi các quần thể với môi trường sống ít kẻ thù thì lại sặc sỡ hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những con đực …
Tìm Hiểu Về Cá Bảy Màu Rồng Đỏ. Cách Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Như Thế Nào?
Là giống cá bảy màu rồng có tên gọi là Red Dragon Guppy. Đây là một trong những giống cá cảnh được yêu thích nhất của loại cá guppy rồng. Cá 7 màu rồng đỏ có rất nhiều những ưu điểm lớn. So với các giống cá cảnh khác thì giống cá này dễ nuôi và chăm sóc hơn.
Nếu bạn đang tìm hiểu về loại cá này và muốn nuôi chúng để bể cá cảnh của mình trở nên sinh động và đẹp mắt hơn. Hãy tham khảo ngay những thông tin về loài cá này sau đây. Những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cá 7 màu rồng đẹp này.
Đặc điểm nổi bật của cá bảy màu rồng đỏ Red Dragon GuppySở hữu màu đỏ là chủ đạo nên phần đuôi của giống cá này mang một màu đỏ cuốn hút và nóng bỏng. Phần lưng cá có những hoa vân được thiết kế thêm phần ánh kim. Một số con khác khi có sự lai tạo giống khác nhau còn có thể có màu ánh kim xung quanh.
Chính bởi màu sắc bắt mắt và nổi bật nên ngày càng có nhiều người mua cá bảy màu rồng đỏ để phục vụ cho thú chơi cá cảnh của mình. Nhiều người yêu thích loại cá bảy màu thái này bởi không những sở hữu vẻ đẹp hoàn mỹ. Nó còn rất dễ nuôi. Cách nuôi cá bảy màu rồng không quá rõ.
Đó là vấn đề mà bạn cần tìm hiểu. Tuy nó là giống cá ăn tạp nên có thể dung nạp được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc về số lượng thức ăn cung cấp cho nó hàng ngày. Tránh việc gây dư thừa lượng thức ăn không cần thiết. Do cá không dung nạp hết. Điểu này sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và là gây ô nhiễm môi trường. Khiến cá sẽ dễ bị bệnh hơn.
Nếu như phát triển ở môi trường tự nhiên bên ngoài. Thì giống cá này thường ăn các loại rong rêu. Đây cũng là thức ăn chính của các giống cá bảy màu rồng xanh hay tím. Ngoài ra, thức ăn dạng khô hay tươi sống cũng là một trong những loại thức ăn. Rất thích hợp để cá thu nạp và sinh trưởng tốt.
Thức ăn cá bảy màu khi nuôi ở môi trường nhân tạo sẽ sử dụng chủ yếu là dạng khô và dạng tươi sống.
Đối với thức ăn tươi sốngNgười nuôi cần chú ý chỉ nên cho ăn một lượng thức ăn nhất định. Thường cá bảy màu rồng đỏ sẽ thích ăn trùn chỉ, artemia ấp nở. Đây là 2 loại thức ăn tươi sống được rất nhiều loài cá cảnh yêu thích. Bạn nên cho ăn một lượng vừa đủ để cá không bị bội thực do dung nạp quá nhiều lượng thức ăn vào cơ thể.
Đối với thức ăn dạng khôBạn nên cân nhắc mua các loại thức ăn sẵn. Được bán trực tiếp tại các trại cá bảy màu hay các cửa tiệm chuyên cung cấp đồ ăn cho cá cảnh. Điển hình nhất phải kể tới đó là các loại cám Nhật B2 hay Artemia dạng bột. Những loại thức ăn khô này rất thơm ngon nên rất dễ kích thích cá ăn. Một ưu điểm nữa đó là nó sẽ hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước nơi cá bảy màu rồng tím, rồng đỏ và rồng xanh sinh sống.
Người nuôi nên đa dạng thức ăn cho cá bằng cách sử dụng các loại chất xơ và vitamin, chất khoáng trộn cùng với các loại bột tảo. Cách này sẽ góp phần cải tạo dinh dưỡng cho cá được tốt hơn.
Môi trường sống của cá bảy màu rồng đỏKhả năng thích nghi với môi trường sống của loài cá này rất tốt. Tuy vậy, cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất về bể cá, môi trường nước cho cá sống mỗi ngày. Bởi dù khỏe nhưng nếu thay đổi môi trường quá đột ngột, cá sẽ rất dễ bị ảnh hưởng. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của các trại cá bảy màu chuyên bán cá bảy màu rồng để có kế hoạch tạo dựng môi trường sống tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển.
Guppy rồng đỏ có nhiều màu sắc khác nhau mà không chỉ độc một màu. Do đó, khi muốn nhân giống các loại cá 7 màu rồng đỏ, người dùng cần phải có sự chọn lựa phù hợp. Bởi để có thể tạo ra được những giống cá khỏe khoắn và lên màu đẹp thì người chơi cần phải học hỏi các kỹ thuật nuôi cá.
Giá cá bảy màu rồng đỏ là bao nhiêu?Về vấn đề giá cả, người mua có thể tham khảo các trại cá bảy màu uy tín để mua. Tùy theo từng nơi bán, nên mức giá sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, cá guppy rồng đỏ thường dao động khoảng 120k/cặp. Đây là mức giá chung trên thị trường cá cảnh Việt Nam.
Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể liên hệ với trại cá Hà Lê – nơi bán cá bảy màu rồng đỏ uy tín, chất lượng. Hà Lê sẽ báo giá giúp bạn. Ngoài ra, mọi thông tin cần hỗ trợ trong việc chăm sóc, lai tạo cá 7 bảy rồng đỏ. Nếu còn băn khoăn bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Tìm Hiểu Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu Con Mới Đẻ Mau Lớn
Cá bảy màu con mới đẻ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. So với cá trưởng thành thì cần được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, cá bảy màu được nuôi phổ biến. Cá có thể được sinh sản tại Việt Nam, nhập Mỹ hoặc Thái…
Giai đoạn cá con rất quan trọng trong chu trình sống của giống cá cảnh này. Vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng cá bày màu con cần chú ý nhiều yếu tố. Trong đó bạn cần biết cá 7 màu con ăn gì để giúp chúng có thể lớn lên một cách khỏe mạnh.
Cá bảy màu – cá 7 màu hay còn gọi là cá Guppy. Là giống cá cảnh nhiều màu sắc vô cùng bắt mắt. Phần đuôi của cá bảy màu rất giống với đuôi công xòe ra.
Chính vì vậy chúng nhận được sự yêu thích của nhiều bạn nuôi cá. Cá bảy màu con cũng là loài cá vô cùng phổ biến trong bể cá của mọi người.
Là loại cá mang nhiều giá trị thẩm mỹ. Bể cá trong nhà của gia đình bạn sẽ vô cùng sinh động nếu có 2 chú cá bảy màu xuất hiện.
Bạn nên chú ý chăm sóc và tìm hiểu các cách nuôi cá bảy màu con ra sao ngay từ khi mới nở. Cá 7 màu con ăn gì cũng cần phải nắm vững. Có thể đa dạng thức ăn cho cá bảy màu. Bởi vì sau khi cá bảy màu con ra đời sẽ nhanh chóng có thể bơi lội, kiếm ăn.
Khi cá bảy màu đẻ trứng xong bạn sẽ phải bắt đầu chuẩn bị thức ăn cho cá bảy màu con mới đẻ. Đợi đến sau khi cá con ra đời không lâu thì có thể dùng những thức ăn này để cho ăn.
Chú ý rằng, tác động của môi trường nước đối với cá con chính là điểm quan trọng nhất. Vì thế đảm bảo chắc chắn điều kiện chất lượng nước cân bằng ổn định. Đặc biệt là nhiệt độ nước, độ pH… Đây là điều quan trọng nhất đảm bảo chắc chắn cá con có thể sống được.
Tiếp theo, cách nuôi cá bảy màu con mới nở trong chọn lựa thức ăn. Cá 7 màu con ăn gì rất quan trọng. Về việc lựa chọn thức ăn cho cá bảy màu con mới đẻ nhất định phải đặc biệt chú ý.
Ngoài ra nếu như muốn lựa chọn sử dụng thức ăn cho cá bảy màu con mới đẻ ở thể rắn khác, cách nuôi cá bảy màu con tốt nhất là nghiền nát thức ăn ra trước. Sau đó cho cá bảy màu ăn. Cá bảy màu con ăn gì cũng cần đảm bảo loại thức ăn đó hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của cá.
Cuối cùng, trong quá trình nuôi cá bảy màu cần chú ý tới mật độ. Số lượng cá nuôi phải phù hợp. Thông thường đảm bảo cá bảy màu con có thể ăn hết trong vòng 10 phút là được. Chú ý, lượng thức ăn không thể quá nhiều cũng không thể quá ít.
Nếu như, khi phát hiện cá 7 màu con ăn gì đó và có bất cứ tình trạng khác thường nào, nhất định phải xử lý giải quyết ngay lập tức. Tuyệt đối đừng kéo dài thời gian. Nếu không thì sinh mệnh nhỏ bé của cá bảy màu có thể không giữ được.
Đầu tiên, người nuôi phải nắm vững thời gian cho ăn của cá bảy màu con? Cá bảy màu con ăn gì và không ăn gì. Ngày đầu tiên sau khi cá con ra đời đừng bắt đầu cho ăn. Có thể bắt đầu cho ăn từ ngày thứ 2.
Thức ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cá 7 màu đẹp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên màu của cá bảy màu. Giai đoạn cá nhỏ, bạn cần biết cá bảy màu con ăn gì? Cá 7 màu con thường sẽ hơi kén ăn so với các loại cá trưởng thành. Bởi cá mới đẻ thể trạng yếu. Khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài cũng rất chưa cao.
Do đó, nguồn thức ăn cho cá bảy màu con mới đẻ phù hợp nhất đó là ấu trùng Artemia. Nhiều người nuôi thường lựa chọn phương pháp tự làm thức ăn cho cá bảy màu con bằng cách ấp trứng ấu trùng Artemia, trùn chỉ. Nó sẽ là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển tốt và hoàn hảo nhất. Chuẩn bị thức ăn cho cá bảy màu con mới đẻ thật chu đáo.
Do nhu cầu của thị trường động vật thủy sinh nên có rất nhiều các loại thức ăn cho cá bảy màu chuyên dụng. Cho đến hiện nay, đã có rất nhiều loại thức ăn cho cá 7 màu nhân tạo buôn bán trên thị trường. Những loại thức ăn cho cá bảy màu cơ bản có thể chia thành 3 loại.
Thức ăn cho cá bảy màu mảnh nhỏ.
Thức ăn cho cá bảy màu dạng viên.
Thức ăn cho cá bảy màu đông lạnh.
Bởi vì đặc tính nhanh chóng tiện lợi, dễ bảo quản nên loại thức ăn cho cá 7 màu nhân tạo rất được ưa chuộng. Đại đa số các bạn nuôi cá đều cảm thấy hài lòng khi sử dụng các loại thức ăn cho cá bảy màu này. Thức ăn cho cá bảy màu cũng vì thế mà đa dạng.
Trên thị trường, có thức ăn cho cá bảy màu với công thức cân bằng dinh dưỡng, thành phân nguyên liệu tự nhiên. Đảm bảo cung cấp cho cá các chất dinh dưỡng đầy đủ nhất. Cá 7 màu con ăn gì cũng cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Ngoài thức ăn cho cá 7 màu nhân tạo, mồi sống là loại thức ăn mà cá bảy màu yêu thích. Rất nhiều người áp dụng cách nuôi cá bảy màu con bằng mồi sống.
Thức ăn cho cá 7 màu sống có thể là động vật giáp xác, trùn chỉ, Artemia… Việc sử dụng thiên về một loại thức ăn trên thực tế đều nửa tốt nửa xấu.
Bởi vì giá trị dinh dưỡng của mồi sống luôn luôn cao hơn thức ăn nhân tạo. Lượng Protein trong mồi sống và năng lượng cần thiết cho cơ thể cá bảy màu đều rất phong phú.
Nếu như cho cá ăn trong thời gian ngắn, thì chắc chắn là lựa chọn tốt nhất. Nhưng thật sự là không có bất cứ thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối.
Nếu cho cá 7 màu con ăn gì đó trong thời gian dài có thể mang theo nhiều nguy cơ không ngờ tới. Hơn nữa những vấn đề này lại không thể đề phòng được. Nó có thể mang tới mầm bệnh hoặc những cái chết đột ngột của cá.
Muốn giải quyết vấn đề cách nuôi cá bảy màu con như thế nào, nhất định phải biết được cá bảy màu con ăn gì trước. Lựa chọn thức ăn cho cá 7 màu như thế nào thì có dinh dưỡng hơn, đảm bảo sự sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Cá 7 màu con ăn gì cũng sẽ khác với cá lớn. Việc kết hợp sử dụng các loại thức ăn là vô cùng cần thiết. Nó giúp cá đủ chất, cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Người nuôi không nên chủ quan vấn đề này.
Tìm Hiểu Về Loài Cá Vàng
Cá vàng là một trong những loài cá được thuần hóa lâu đời nhất trên thế giới. Cá vàng bắt đầu được nuôi từ thời nhà Tống Trung Quốc vào những năm 960 trước Công Nguyên sau đó được đem bán rộng rãi vào thời nhà Minh (1368-1644 sau Công Nguyên). Vào năm 1.500 sau Công Nguyên, nó được đem sang Nhật Bản và có mặt tại châu Âu hơn 2 thế kỷ sau.
Một giống cá lạ nữa đến từ Nhật Bản với những chiếc vẩy trông như những hạt trân châu đủ màu được đặt tên là Chinsurin.
Kỹ thuật nuôi cá vàng Ryukin 3 đuôi
Với chiều dài cá tối đa lên đến 12 – 13cm, cùng với việc sở hữu nhiều đặc tính: dễ nuôi, sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sáng đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người, … nên sự phân bố cá khá rộng rãi trên toàn thế giới.
Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống.
Nó không đòi hỏi thức ăn cầu kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước và chất lượng nước gắt gao. Cá thích nước cũ, có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Tuy nhiên không nên dùng nước máy, vì nước máy đã được thanh lọc không đủ chất cho cá ăn; mặt khác trong nước máy có một số chất khử trùng như Cl, Fl, …, cá không chịu nổi sẽ bị hao mòn rồi chết. Nếu bắt buộc phải sử dụng nước máy, thì phải lấy nước này đem phơi nắng vài giờ để khử bớt các hợp chất không lợi trong nước, đồng thời nước cũng hòa tan được một số hợp chất hữu cơ có trong không khí; như vậy nước sẽ có tính chất gần với nước tự nhiên, lúc đó mới đổ vào bể nuôi cá được.
Cá vàng ăn được nhiều loại thức ăn khô hay thức ăn nhân tạo nhưng các thức ăn này cần kèm thêm mồi sống. Chúng thích ăn giun đỏ nhỏ bằng sợi (trùn chỉ). Cá vàng háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân nên cần rút bẩn thường xuyên bằng ống xiphông.
Sự sinh sản được thực hiện dễ dàng trong một bể nuôi lớn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang có những nốt sần đẹp, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Còn cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để tiết trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng.
Cá sinh sản gần như quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 3, tháng 6. Cá đẻ nhiều đợt. Trứng (độ 1000 cho tới 10.000 cho mỗi con cái) nhỏ và trong suốt, được đẻ gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Cần thận trọng đưa cá bố mẹ ra ngoài, hoặc tốt hơn là mang những cây có dính trứng cá đem ra đặt trong một bể nuôi khác. Cần lưu ý là nước trong bể này phải có cùng nhiệt độ và phẩm chất như nước trong bể cá đẻ.
Sự ấp trứng lệ thuộc vào nhiệt độ (21 – 24 độ C), xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.
Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2 – 3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận, các cá vàng nuôi trong bể kính có thể sống tới 30 năm.
* Lưu ý: Khi nuôi cá vang hay mắc bênh ký sinh trùng nhất là vào mùa mưa, vậy nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất trước khi cá bị bệnh. Bạn nên thay nước hàng tuần, mỗi lần thay nước thì để lại 30% nước cũ và châm nước mới vào.
Cách khắc phục: Ngoài nguyên nhân gây bệnh do stress còn có các yếu tố cấu thành khác như bể có quá nhiều ký sinh trùng, mật độ cá đông, thiếu ô xy, nước bẩn, … Khi đã phát hiện được bệnh thì nên khắc phục các tồn tại trên, có thể sử dụng các muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide.
3. Bệnh nấm Bệnh nấm (Fungus) là căn bệnh để lại các vết màu nâu, xám xuất hiện từng mảng trên thân cá, thậm chí trên toàn bộ da cá. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, kể cả nấm trên miệng lẫn trên thân đều có chung nguyên nhân giống nhau là do ký sinh trùng, do chấn thương, do đánh nhau trong bể, do nước bẩn, …
Cách khắc phục: Trước tiên là giữ vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm. Ví dụ như dùng xanh methylene (methylene blue) để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp cá đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có pha muối với nồng độ 1 – 3 gam muối/lít.
4. Bệnh táo bón Bệnh tạo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng khi cá gặp khó khăn trong việc đại tiện, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là do ăn thiếu khoa học, không đủ chất hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.
Cách khắc phục: Nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina… Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt, giảm bệnh.
5. Bệnh phù nề Phù nề (Dropsy) là căn bệnh nhiễm khuẩn từ trong cơ thể của cá vàng làm cho cơ thể phù nề và vảy cá bị bong ra gây suy thận ở cá vàng.
Cách khắc phục: Một trong những phương pháp bảo vệ cá vàng tốt nhất, hiệu quả nhất trước bệnh phù nề là bảo vệ cá không bị ký sinh trùng tấn công, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn và hạn chế bệnh thận. Có thể dùng thuốc chống khuẩn cho cá đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên đồng thời duy trì nhiệt độ bể thích hợp.
6. Bệnh lồi mắt Bệnh lồi mắt (Pop eye) là căn bệnh rất thường gặp ở cá vàng giống như bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để. Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.
7. Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi Rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễn ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.
Cách khắc phục: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình trương bụng giúp cá dễ tiêu hóa. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do khuẩn ký sinh trùng gây ra. Nước bể phải đủ lượng ôxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.
ĐH tổng hợp (Nguồn: Thế giới cá cảnh)
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Cá Bảy Màu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!