Xu Hướng 6/2023 # Tiềm Năng Nuôi Cá Bỗng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 7 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tiềm Năng Nuôi Cá Bỗng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Tiềm Năng Nuôi Cá Bỗng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đặc điểm sinh học

Cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) có thân dài dẹp hai bên, lưng hơi cong, hình thoi. Bụng tròn, đỉnh đầu hơi lồi. Mõm tù hơi nhô về phía trước, ở một số tiêu bản mõm có kết hạt nhỏ trắng kéo dài đến dưới mũi. Da mõm dày, phủ lên rãnh mõm. Có hai đôi râu, râu hàm dài bằng 1,5 – 1,6 lần đường kính mắt. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn và tương đối lớn nằm ở phía trên và nửa dưới của đầu, khoảng cách hai mắt rộng phẳng hoặc hơi lồi. Môi rất dày, môi trên và môi dưới liền nhau ở mép miệng. Rãnh sau môi dưới nông, không liên tục mà ngắt quãng ở giữa. Hàm trên hơi nhỏ hơn hàm dưới. Màng mang liên kết với eo mang. Lược mang thưa ngắn. Răng hầu dẹp bên, đỉnh hơi cong.

Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và phía sau có răng cưa, viền sau lõm, vây ngực chưa tới vây bụng, vây bụng chưa tới vây hậu môn. Vẩy tương đối lớn, sắp xếp đều. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. Lưng cá màu xám, nhạt dần về phía bụng. Bụng hơi vàng. Các vây màu xám. Hai má hơi hồng.

Cá bỗng phân bố ở các tỉnh phía Nam tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá sống ở trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc dọc theo sông Hồng (Yên Bái trở lên), sông Lam (Con Cuông, Cửa Rào), sông Thu Bồn, sông Trà Khúc (Nam Trung bộ), cá thích hợp với những nơi nước chảy.

Triển vọng nuôi

Mô hình nuôi cá bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. Do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Ngoài ra có thể sử dụng thức ăn tự chế với hàm lượng đạm từ 30 – 35%. Mật độ nuôi trong lồng có thể 60 – 70 con/m3 và giảm dần theo từng giai đoạn phát triển của cá, mật độ nuôi ao từ 5 – 7 con/m2 là tốt nhất. Để tận dụng diện tích mặt nước, có thể nuôi ghép cá bỗng với một số loài cá khác trong lồng như cá trắm đen, cá chiên, cá ngạnh.

Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Cá có tốc độ tăng trưởng tương đối cho đến giai đoạn 3 kg, từ cỡ 3 kg trở đi cá phát triển chậm, trong điều kiện nuôi lồng, từ cỡ cá giống 6 con/kg, sau 1 năm cá đạt trọng lượng trung bình 1,2 – 1,5 kg, sau 2 năm cá đạt trọng lượng 2,2 – 2,5 kg. Hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong phát triển nghề nuôi cá bỗng là khó khăn trong sản xuất con giống, do cá bỗng thành thục muộn, nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ. Hơn nữa khi ương cá bỗng có tỷ lệ sống thấp, khoảng 30 – 40%. Vì vậy, mặc dù có nhiều đơn vị đã sản xuất thành công nhân tạo giống cá bỗng nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp ra thị trường. Nguồn cung cấp giống cá bỗng ở một số địa phương còn phụ thuộc vào tự nhiên.

Hiệu Quả Nuôi Cá Giò Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nhu cầu giống tăng mạnh

Cá giò hay còn gọi là cá bớp phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Cá giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, từ con giống cỡ 20 – 25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt cỡ 4 – 6 kg/con. Cá giò thành thục lần đầu tiên sau 2 năm tuổi, mùa sinh sản của cá giò ở miền Bắc từ tháng 4 – 7 hàng năm.

Cá giò sinh trưởng nhanh, cho hiệu quả cao

Hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương. Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá giò đã ổn định và đơn giản hóa để áp dụng rộng rãi. Quá trình bắt đầu từ nuôi vỗ cá giò bố mẹ trong lồng lưới. Ở tuổi thứ 2, cá giò có thể thành thục tuyến sinh dục. Khi sinh sản, cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng. Cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 – 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2mm. Ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hàu hà, nauplius của copepoda, tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá bằng việc nuôi tảo thuần trên túi nilong, nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ, gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Tỷ lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12 – 15cm đạt 4 – 5%, thời gian ương từ 50 – 60 ngày. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò dễ dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng.

Cần kiểm tra định kỳ

Do cá giò có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường khá cao nên được nuôi phổ biển ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang… Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng gỗ có kích thước từ 27 – 216 m3, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích từ 300m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở. Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo sự tăng trưởng của cá. Trong quá trình nuôi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay đổi lưới lồng 2 – 3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Cần định kỳ kiểm tra neo, lưới… và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Cá thu hoạch tốt nhất từ 5 – 10 kg. Trong quá trình nuôi khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch, bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới.

Hải Linh

Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế.

 Cá vược là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ hao hụt, nuôi cá vược nên chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt.

I. Giai đoạn ương cá giống

1. Bố trí ao ương

– Ao có kích thước từ 500 -1.000m2.

– Mức nước trong ao từ 1,2-1,5m.

– Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

2. Chuẩn bị ao ương

– Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.

– Bón vôi nung: 30-50 kg/1.000m2. Phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày.

3. Cách thuần dưỡng cá

Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.

4. Thao tác thả cá giống

Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 – 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra. Cỡ cá thả từ 2 – 3 cm, mật độ từ 20 – 50 con/m2.

5. Thức ăn và cách cho cá ăn

– Cá tạp xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (cỡ mồi 4 – 6mm).

– Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).

– Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.

– Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.

– Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 – 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày.

– Sau 2 – 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 – 10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.

Cá vược thả nuôi có kích cỡ từ 2-3 cm           Ảnh: Trần Út

II. Giai đoạn nuôi cá thịt

1. Chuẩn bị ao nuôi

Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.

2. Thả cá giống

– Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.

– Cỡ cá giống: 8-10 cm.

 – Công thức thả ghép 1: cá vược 23%, rô phi 38%, mè 19%, trôi 15%, chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Cá vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả các loại cá khác. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.

Cá rô phi 20-30 con/kg, trôi 10-15 con/kg, mè 8-10 con/kg, chép 8-10con/kg.

– Công thức thả ghép 2: thả 100-200 kg cá rô phi ta (80-50g/con)/30.000-50.000m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá vược giống cỡ 8-12 cm với mật độ 2 con/m2. Mục đích, cá rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá vược, giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.

3. Thức ăn và cách cho cá ăn

– 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10-15% khối lượng thân, 2 lần/ngày.

– Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5-7% khối lượng thân, 1 lần/ngày.

– Khi cá đạt cỡ 1-1,2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.

– Thức ăn được cắt nhỏ hoặc để nguyên con khi cá lớn.

Còn tiếp Kỳ II: Quản lý chất lượng ao nuôi và thu hoạch

Bùi Trọng Khiêm

                (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hải Phòng)

“Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp”

Sách do NXB Nông nghiệp phát hành, TS Nguyễn Văn Hảo biên soạn. Cuốn sách dày 212 trang, giúp cho người đọc nắm được các kỹ thuật trong nuôi tôm sú công nghiệp như: cách chọn giống, xử lý nước, cách sử dụng thức ăn cho tôm, phòng trị bệnh tôm, tính toán hiệu quả kinh tế… Đồng thời, đây còn là kiến thức được đúc kết từ những phương pháp nuôi tôm đã đạt kết quả cao của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.

Bạn đọc quan tâm có thể tìm mua tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc đặt mua theo địa chỉ: chúng tôi hoặc www.saharavn.com

Tuấn Tú

Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nguy cơ tuyệt chủng loài cá quý

Cùng với lăng chấm, anh vũ, rầm xanh, bỗng, cá chiên được liệt vào hàng đặc sản tiến vua. Thường sống ở tầng đáy, ưa những nơi có khe nước chảy, đáy là cát đá, cá chiên có thể biến đổi màu, ở môi trường nước trong cá có màu nâu đen, trong môi trường nước đục cá có màu vàng nâu. Theo Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc, hiện nay, việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt đã làm nguồn lợi cá chiên suy giảm nghiêm trọng. Sản lượng cá tự nhiên đang ngày càng ít và được xếp ở mức độ nguy cấp bậc 2. Một số ngư dân cho biết, số lượng bãi cá của cá chiên còn rất ít, cá có trọng lượng trên 1 kg ngày càng giảm.

Cá chiên được coi là cá đặc sản của các vực nước nhiệt đới. Không những vậy, da cá chiên cỡ lớn có thể thuộc làm đồ dùng. Nuôi cá chiên thương phẩm không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học.

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao

Nguồn thủy sản tiềm năng

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao, ít bị dịch bệnh, tập tính sinh trưởng khá đơn giản, không tốn nhiều thức ăn. Hiện tại, Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc tại Thạch Khôi – Hải Dương đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất giống cá chiên, đảm bảo quy trình nuôi cho cá đạt giá trị thương phẩm cao.

Anh Nguyễn Đức Thống, cán bộ phụ trách sản xuất tại Trung tâm cho biết: Thực tế một số mô hình nuôi cho thấy, nếu người nuôi chọn mỗi lồng cá có từ 100 – 150 con, sau hơn một năm nuôi, trung bình mỗi con đạt từ 1,3 – 1,8 kg, tổng sản lượng đạt từ 190-250 kg/lồng. Giá cá chiên bán trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, người nuôi cá chiên sẽ có lãi, thu nhập mỗi năm có thể trên 60 triệu đồng.

Việc nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên của Trung tâm sẽ giúp người nuôi chủ động sản xuất con giống, dần dần hạn chế và chấm dứt tình trạng đánh bắt cá chiên giống tự nhiên. Đồng thời, giúp mở rộng và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cá chiên thương phẩm hứa hẹn trở thành nguồn thủy sản tiềm năng phục vụ xuất khẩu.

Gần đây, đã có nhiều mô hình nuôi cá chiên trong lồng ở các sông lớn như sông Mã, sông Lô, Kinh Thầy. Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận chưa xứng với tiềm năng của cá chiên. Thiết nghĩ, ngành thủy sản cần xây dựng mô hình nuôi cá chiên hiệu quả, phù hợp, vừa mang lại thu nhập cao cho người nông dân, vừa đảm bảo môi trường, vừa tương xứng với nguồn cá quý thiên nhiên ban tặng.

Trần Phương

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiềm Năng Nuôi Cá Bỗng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!