Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen – Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen # Top 5 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen – Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen – Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá trắm đen nuôi từ 8 tháng đến 1 năm cho thu hoạch. Đàn cá lớn nhanh, giá bán trung bình khoảng 160.000 đồng cỡ 4 – 5kg/ con. Năng suất từ 10-11 tấn/ha cho lợi nhuận thu được trên 200 triệu đồng/ha. Có thể nói mô hình nuôi cá trắm đen đang là hướng đi nhiều tiềm năng cho bà con. Tuy nhiên để đạt năng suất như mong muốn, bà con cần nằm được thức ăn nuôi cá trắm đen cùng những kỹ thuật nuôi cá trắm đen cơ bản. Tổng hợp thông tin từ A đến Z được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này.

Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá trắm đen công nghiệp

1. Nuôi cá trắm đen trong ao nuôi

– Chuẩn bị ao nuôi cá

Chọn ao có diện tích từ 1000 – 3000m2. Đảm bảo nước có độ sâu của nước từ 2 – 2,5m. Ao nuôi thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Không gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.

Bờ ao thiết kế chắc chắn, kè chắc đất. Đắp hết các lỗ hổng, hang hốc. Độ cao tối đa từ mặt nước tới bờ từ 0,5 – 0,6m.

Xung quanh bờ phát quang, không trồng cây to, bóng cây rậm rạp, tán che xuống dưới mặt nước, cản trở ánh sáng chiếu xuống mặt ao. Mặt khác, tán cây rậm, lá rơi xuống mặt ao thối rữa, gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên.

Do cá trắm đen cần lượng oxy cao hơn các giống cá khác nên để đảm bảo cá phát triển tốt nhất, bà con nên bố trí thêm máy phun mưa, trung bình 500m2 ao nuôi 1 máy. Như vậy sẽ tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước cho cá.

Đáy ao tạo phẳng, nghiêng khoảng 0,5 – 1 độ về một phía cho dễ thoát nước.

– Cải tạo ao nuôi

Trước khi thả cá từ 7 – 10 ngày, tháo cạn nước ao, dọn cỏ, rong rêu, phát quang bờ.

Nạo vét lớp bùn ở đáy ao. Chỉ để độ dày trung bình từ 15 – 20cm. Không nên để quá dày. Nếu là ao mới đào thì thì cần tạo lớp bùn ở đáy thích hợp, có thể giữ lại lớp bùn bề mặt.

Bón từ 7 – 10kg vôi/100m2 ao để cải tạo đáy, diệt cá tạp, mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh.

Phơi đáy ao khoảng từ 3 – 4 ngày để khử trùng, tiêu độc ở đáy ao. Bà con có thể bón phân để gây màu nước. Đồng thời kích thích tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, giảm phèn. Sử dụng 20 – 30kg/100m2. Nếu ao đã có lớp bùn tốt thì không cần bón phân.

Khi bơm nước vào ao, nên để lọc qua lưới mắt nhỏ để tránh tạp chất, cá tạp vào theo ăn tranh thức ăn của trắm đen.

Yêu cầu môi trường ao nuôi cá phải đạt các chỉ số sau:

Tiêu chí

Yêu cầu

 Nhiệt độ nước

20 – 35 độ C

 Oxy hòa tan

 NH4+ (ammonium)

0,2 – 2 mg/l

 NH3 (ammonia)

<0,1mg/l

 NO3- (nitrate)

0,1 – 10 mg/l

 NO2- (Nitrite)

<0,3 mg/l

2. Chọn giống và thả cá giống

Bà con nên mua giống ở nơi địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Chọn giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không xây xát, không bị dị tật. Đặc biệt không mang mầm bệnh gây hại.

Kích cỡ con giống từ 30 – 50g/con. Hoặc có thể chọn mua giống có kích cỡ lớn hơn, từ 200 – 300g/ con.

Nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số giống cá khác. Nhưng cần tránh lựa chọn những con ăn tranh mồi của trắm đen. Bà con có thể chọn cá chép, cá mè, cá rô đồng…

STT

Kiểu nuôi ghép cá trắm đen

Số ao (n)

Tỷ lệ (%)

1

Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ trắm cỏ+ chép

12

33,3

2

Trắm đen+ mè trắng+ trôi+mè hoa+ trắm cỏ+ chép

8

22,2

3

Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ mè hoa+chép

4

11,1

4

Trắm đen+mè trắng+ trôi+cá quả+ chép

3

8,3

5

Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ chép

2

5,6

6

Trắm đen+ Trôi+ chép+ Rô phi

1

2,8

7

Trắm đen + mè trắng+ trắm cỏ+ chép

1

2,8

8

Trắm đen+ mè trắng+ trắm cỏ+ chép

1

2,8

9

Trắm đen+ mè trắng +cá chép

1

2,8

10

Trắm đen+ mè trắng +mè hoa+ rô phi

1

2,8

11

Trắm đen+ mè trắng + cá quả

1

2,8

12

Trắm đen+ mè trắng+ ba ba

1

2,8

Tổng

36

100

Trước khi thả cả, nên tắm cho chúng trong nước muối pha loãng nồng độ 2% (tức là 2kg muối ăn pha với 100 lít nước). Hoặc ngâm chúng trong kháng sinh 30 ppm khoảng 10 phút. Như vậy sẽ loại bỏ được mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh trên người cá.

Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho cả túi nilon đựng cá trong khoảng 10 phút để chúng thích nghi dần với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi, cho cá bơi dần dần ra ngoài. Như vậy để chúng không bị sốc với nước ao nuôi.

3. Thức ăn nuôi cá trắm đen

– Cá trắm đen ăn gì?

Thức ăn nuôi cá trắm đen chủ yếu là ốc nhồi, ốc bươu, ốc sên, ốc vặn… Tuy nhiên không phải lúc nào lượng thức ăn này cũng phong phú. Do đó khi nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con cần chủ động sản xuất cám viên nổi nuôi cá bằng máy ép cám nổi thủy sản 3A. Phương pháp này giúp tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí mua cám công nghiệp. Bà con cũng có thể chủ động lựa chọn, kiểm tra chất lượng, an toàn của thức ăn.

Nguyên liệu dùng để sản xuất cám viên nổi là ngô, thóc, ngũ cốc nghiền mịn, thêm bột sắn, bột khoai, rau bèo xay nhuyễn, cua ốc xay nhuyễn, chế phẩm sinh học, premix khoáng, vitamin…

Hàm lượng thức ăn của cá trắm đen phải đảm bảo: 40% protein, 10% lipit ở giai đoạn nuôi cá giống. Còn giai đoạn nuôi cá thịt thương phẩm, hàm lượng protein là 35%, lipit là 7%.

– Cách chế biến thức ăn nuôi cá

Công thức phối trộn thức ăn

Nguyên liệu (%)

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

 Lượng đạm

30

25

20

 Bột cá

20

17

8

 Đậu tương

30

25

20

 Cám gạo

33,5

35

49,5

 Bột khoai mì

15

20

20

 Premix khoáng

1

1

1

Khẩu phần ăn của cá trắm đen:

Khối lượng trung bình (g/con)

Hàm lượng chất đạm/béo (%)

Đường kính viên thức ăn (mm)

Khẩu phần ăn (% trọng lượng cá/ngày)

50 – 200

42/7

3

6 – 7

200 – 600

35/7

4

5 – 6

700 – 1000

35/7

5

4 – 5

1000 – 2000

35/7

6

3 – 4

35/7

6

2 – 3

– Cách cho cá trắm đen ăn

Một ngày cho cá ăn 2 lần dựa theo % trọng lượng cơ thể. Ngoài ra cũng có điều chỉnh phù hợp với thời tiết, môi trường ao nuôi và tình trạng sức khỏe cụ thể của đàn cá. Theo thứ tự đó thì tỉ lệ thức ăn sẽ giảm 7 – 5 – 3% trọng lượng cơ thể/ngày.

Cám nổi tự sản xuất bằng máy ép cám nổi 3A có khả năng nổi trên mặt nước lâu, giúp cá dễ ăn, ăn hết, tránh lãng phí. Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra cho ăn cám viên nổi cũng giúp bà con dễ dàng quan sát, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý với sức ăn của cả đàn.

Bà con có thể chủ động sản xuất cám nổi thủy sản hàng ngày. Vì thế không cần dự trữ quá nhiều thức ăn, tránh ẩm mốc, nấm, vi khuẩn, thối rữa. Khi đó vứt đi sẽ vô cùng lãng phí. Còn giữ lại cho cá ăn thì tăng nguy cơ sinh bệnh ở cá.

4. Quản lý chăm sóc trắm đen

Duy trì mực nước trong ao nuôi có độ sâu từ 1,5 – 2m. Khi cá phát triển trên 2kg, mức nước trong ao trên 2m. Thay nước mới hàng tuần nếu nước đổi màu, nhiễm bẩn. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng nước cạn nhanh, bà con nên chú ý mực nước.

Kiểm tra các chỉ số trong môi trường nước, đặc biệt là hàm lượng oxy, độ pH, nhiệt độ để có phương án xử lý kịp thời.

Định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cả đàn, mỗi tháng 1 lần. Lấy ngẫu nhiên mẫu số 30 con để tính khối lượng trùng bình cả đàn. Khi bắt cá kiểm tra, tiến hành nhẹ nhàng, không làm chúng bị trầy xước.

Giai đoạn chuyển mùa, cá trắm đen hay mắc bệnh nhất. Để tăng sức đề kháng cho chúng, bà con có thể bổ sung thuốc Tiên đắc liều lượng 100/ 50 kg cá/ngày. Đem phối trộn với thức ăn ép thành cám nổi cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Nếu cá có dấu hiệu bị bệnh, tăng liều lượng lên gấp 5 lần, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.

5. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

Viêm ruột xuất huyết

Nguyên nhân do nguồn thức ăn kém chất lượng khiến chúng bị viêm và xuất huyết ruột.

Khi cá bị bệnh, cho chúng dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn cùng với thức ăn với liều lượng 30-50mg/kg cá/ngày. Cho đàn cá ăn liên tục 5 ngày. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách dùng thêm vitamin C, liều lượng 1g/kg thức ăn. Cho trắm đen ăn 5-7 ngày 1 đợt.

Ngoài ra, cần chú ý đến nguồn thức ăn đầu vào. Đảm bảo sạch sẽ, không bị nấm mốc, ôi thiu, chất lượng thức ăn tốt.

Bệnh đốm đỏ

Nguyên nhân do quá trình đánh bắt, vận chuyển khiến da cá bị sứt xát. Sau đó lại tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm, vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Dẫn đến mắc bệnh đốm đỏ.

Biểu hiện bị tuốt vảy, xuất huyết gốc vây, cơ thể chuyển màu tối, xuất huyết lỗ hậu môn, cá bơi kém, lờ đờ, chậm chạp.

Cách xử lý: dùng thuốc tương tự như với bệnh viêm ruột xuất huyết.

Bệnh ngạt do thiếu khí

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Đàn cá có dấu hiệu bỏ ăn, thiếu khí. Hoặc do trong môi trường nước sản sinh khí độc (vượt quá ngưỡng cho phép) khiến chúng bị ngạt.

Bà con dùng chế phẩm sinh học EM hoặc mật rỉ đường để cải tạo môi trường ao nuôi giảm khí độc. Mật rỉ đường được sử dụng phổ biến trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm.

Ngoài ra, cần cung cấp kịp thời oxy cho nước, thay nước mới khi cần thiết.

6. Thu hoạch cá trắm đen

Cá trắm đen phát triển nhanh. Nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, đàn cá đạt kích cỡ trung bình từ 2,5 – 3,5kg/con. Cũng có những con vượt cỡ, đạt từ 5 – 6kg/con. Năng suất trung bình khoảng trên 10 tấn/ha/vụ.

Cá trắm đen được ưa thích chế biến các món lẩu, nướng… Do đó đánh bắt vào ngày nghỉ sẽ mang lại giá trị cao. Bà con có thể thu hoạch vào 30/4, 01/05, 02/09, ngày lễ tết cổ truyền…

Trước khi có thu hoạch cá 2 – 3 ngày, giảm lượng thức ăn. Ngày cuối dừng hẳn. Dùng vó/ lưới thu hoạch nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen Chi Tiết Nhất

Kỹ thuật nuôi cá trắm đen chi tiết nhất

Kỹ thuật nuôi cá trắm đen bao gồm các công đoạn từ chọn ao nuôi, cải tạo đáy ao, lựa chọn con giống đến công đoạn chế biến thức ăn và chăm sóc… Nếu thực hiện đúng, chỉ sau hơn một năm nuôi đàn cá có thể đạt trọng lượng từ  5 – 6kg/con mang lại lợi nhuận lớn, giúp bà con cải thiện và gia tăng kinh tế.

Chọn ao nuôi cá trắm đen

Ao nuôi cá trắm đen nên có diện tích từ 1000 – 3000m2, độ sâu từ 2 – 2,5m.

Vị trí ao nuôi: Ao nuôi trắm đen nên gần khu vực quản lý, chăm sóc để tránh bị câu trộm. Lựa chọn vị trí thoáng mát, có nhiều ánh sáng, ít bị che bởi cây cối xung quanh.

Bờ ao: Phải đắp bờ ao chắc chắn để tránh bị sạt lở. Đối với ao cũ cần kiểm tra lại bờ để chắc chắn rằng không có lỗ cua, lỗ rắn, không có hang hốc, không bị rò nước. Tính từ mặt nước lên trên phải cao từ 0,5 – 0,6m. Bờ ao không nên trồng cây tránh làm cản trở ánh sáng chiếu vào cây.

Nước ao: Vì nhu cầu oxy hòa tan của cá trắm đen cao hơn rất nhiều so với các loại vật nuôi khác nên nguồn nước luôn luôn phải sạch sẽ, bề mặt nước thông thoáng. Với ao có Diện tích ao nuôi rộng thì bà con có thể đặt giàn phun nước để liên tục khuếch tán oxy cho đàn cá. Mực nước trong ao duy trì từ 1,2 – 2m.

Đáy ao: đáy ao đào phẳng, nghiêng về phía cống thoát nước, độ nghiêng khoảng 5 -10 độ. Đáy ao phải được xử lý trước khi cho cá vào nuôi.

Lưu ý môi trường trong ao nuôi trắm đen

Thông số môi trường Yêu cầu

Nhiệt độ nước 20 – 35 độ C

Oxy hòa tan > 4mg/l

NH4+ (ammonia) 0,2 – 2mg/l

NH3+ (ammonia) < 0,1 mg/l

NO3- (nitrate) 0,1 – 10 mg/l

NO2- (nitrite) < 0,3mg/l

Trước khi thả giống từ 7 – 10 ngày cần rút cạn hết nước, dọn dẹp bụi cỏ xung quanh bờ.

Nạo vét đáy bùn ao, không nên để quá dày, mức tốt nhất từ 15 – 20cm.

Bón vôi để khử trùng, cân bằng độ pH, diệt tảo, cá tạp, vi khuẩn gây bệnh cho môi trường trong ao nuôi. Sử dụng 7 – 10kg/100m2.

Tiếp tục phơi đáy áo từ 3 – 4 ngày để thoát hết các khí độc trong ao.

Sử dụng phân chuồng đã ủ để bón cho ao nhằm tạo màu nước và cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Liều lượng 20 – 30kg/100m2.

Khi lấy nước vào trong ao, ở đầu vào của ống hút nước bà con nên dùng lưới mắt nhỏ để lọc tránh cá tạp, chất bẩn bị hút vào tranh thức ăn của trắm đen.

Cá giống và mật độ thả

Chọn cá giống: Để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả cao, khâu chọn giống là rất quan trọng. Bà con nên mua giống ở địa chỉ cung cấp có uy tín. Cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị tật, dị hình. Nên chọn đàn cá phát triển đồng đều về kích thước. Thả cá giống cỡ bé khoảng từ 30 – 50g/ con. Cá giống cỡ to khoảng từ 200 – 300g/ con.

Thức ăn và cách quản lý chăm sóc

Nguồn thức ăn:

Cá trắm đen ăn gì? Đây là câu hỏi của nhiều hộ dân khi thả nuôi. Trắm đen là loại cá ăn tạp chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn gồm: sò, ốc, hến, nghêu, ai, tôm, cua nhỏ, cá tạp côn trùng, ngoài ra chúng cũng có thể ăn một số loại trái cây như quả sung, táo rụng ở ven hồ.

Thức ăn cho cá trắm đen từ phụ phẩm nông nghiệp: cám ngô, cám gạo, bột ngũ cốc, bột khoai, bột sắn, các loại rau củ, chế phẩm sinh học…

Nguồn thức ăn từ tự nhiên, giàu đạm có thể cho chúng ăn trực tiếp. Tuy nhiên bà con nên sử dụng máy băm nghiền cua ốc để nghiền nhỏ cua ốc, băm cá tạp giúp đàn cá dễ ăn hơn tiết kiệm chi phí.

Hiện nay nhiều hộ dân vẫn duy trì thói quen sử dụng cám công nghiệp mua ngoài thị trường để vỗ béo cho cá. Tuy nhiên giá cả lại không hề rẻ, có nhiều bấp bênh phụ thuộc vào biến động của thị trường. Hướng đi giúp bà con giải quyết khó khăn là sử dụng cám viên nổi tự sản xuất từ máy ép cám viên nổi. Phụ phẩm nông nghiệp đem nghiền nhỏ, phối trộn theo tỉ lệ thích hợp sau đó ép thành cám viên nổi cho cá ăn.

Mời bà con tham khảo video sử dụng máy ép cám viên nổi 3A15Kw

Cám viên nổi trên mặt nước nên cá có thể ăn hết thức ăn, tránh lãng phí. Hơn nữa vì không chìm xuống dưới như cám thường nên không gây ô nhiễm môi trường. Bà con có thể tiết kiệm từ 30 – 50% khi sử dụng cám viên tự sản xuất từ nguồn phụ phẩm sẵn có. Cám có thể dự trữ trong một thời gian ngắn, bà con cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, có sàn kê cao khỏi mặt đất.

Công thức phối trộn thức ăn

Nguyên liệu (%) CT1 CT2 CT3

Lượng đạm 30 25 20

Bột cá 20 17 8

Đậu tương 30 25 20

Cám gạo 33,5 35 49,5

Bột khoai mì 15 20 20

Premix khoáng 1 1 1

Khẩu phần ăn cho cá:

Khối lượng trung bình (g/con) Hàm lượng protein/lipit (%) Đường kính thức ăn viên (mm) Khẩu phần ăn (% trọng lượng cơ thể cá trong ao/ngày)

50 – 200 42/7 3 6 – 7

200 – 600 35/7 4 5 – 6

700 – 1.000 35/7 5 4 – 5

1.000 – 2.000 35/7 6 3 – 4

> 2.000 35/7 6 2 – 3

Liều lượng và cách cho ăn:

Cho trắm đen ăn theo % khối lượng cơ thể. Ngoài ra bà con cần điều chỉnh theo thời tiết, môi trường ao nuôi và tình trạng sức khỏe.

Cho ăn 2 bữa một ngày, tạo thói quen cho chúng ăn ở một vị trí cố định. Tuyệt đối không cho chúng ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Chăm sóc cá trắm đen

Đối với cá bé, bà con cần duy trì mực nước từ 1,5 – 2m, còn cá lớn trên 2kg thì mực nước tối thiểu trong ao phải từ 2m trở lên thì mới đảm bảo môi trường sống cho đàn cá.

Theo dõi ao nuôi hàng ngày, đặc biệt những ngày nắng nóng và mưa bão nhằm duy trì mực nước ổn định, phần bờ kè chắc chắn, không bị sụt lún, ảnh hưởng bởi gió bão.

Nếu nước bị bẩn thì hàng tuần cần có biện pháp bơm thêm nước vào ao nuôi để cải tạo, kích thích cá sinh trưởng.

Theo dõi tình trạng phát triển của đàn cá, nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh hoặc bất thường do thay đổi của thời tiết hoặc môi trường cần có biết pháp xử lý kịp thời, tránh lân lan ra cả đàn. Nếu do tác động của môi trường xung quanh thì bà con cần dùng thước, chế phẩm sinh học, EM ủ với rỉ mật đường…

Kiểm tra tốc độ sinh trưởng ngẫu nhiên của 30 con trong đàn để đánh giá hiệu quả chăn nuôi, đồng thời có phương án điều chỉnh hàm lượng thức ăn phù hợp. Cá trắm đen rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Lúc này đàn cá hay bị mắc bệnh, giảm ăn. Nếu đàn cá bị bệnh thì bà con có thể sử dụng thuốc Tiên đắc liều lượng 100g dùng cho 500kg cá/ngày, cho ăn như vậy liên tục trong 3 ngày. Thuốc này giúp đàn cá kháng bệnh tốt, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng bình thường của chúng. Ngoài ra bà con cùng phải test độ pH trong nước, kiểm tra nhiệt độ, mức oxy hòa tan trong nước để có hướng giải quyết kịp thời.

Thời điểm phát bệnh nhiều nhất của cá trắm đen là từ 5 – 6 tháng. Trắm đen nuôi thương phẩm thường mắc một số bệnh như: viêm xuất huyết, đốm đỏ, ngạt do thiếu khí.

– Viêm xuất huyết: có thể do thức ăn bị ô nhiễm nên cá bị viêm nhiễm khiến cho chúng bị xuất huyết đường ruột. Do đó bà con phải luôn đảm bảo và kiểm nghiệm thức ăn đầu vào. Cá bị bệnh thường kém ăn. Lúc này bà con dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn với thức ăn cho chúng ăn liên tục trong 5 ngày , liều lượng 30 – 50mg/kg cá/ngày. Hoặc cũng có thể dùng  “Fish Health” trộn với thức ăn, bổ sung thêm vitamin C liều lượng 1g/kg thức ăn.

– Bệnh đốm đỏ: Biểu hiện bị tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu môn, thường bơi xung quanh bờ. Bệnh đốm đỏ có thể do quá trình đánh bắt, vận chuyển khiến cá bị xây xước làm cho vi khuẩn xâm nhập. Bà con cũng sử dụng thuốc chữa trị như bệnh viêm xuất huyết.

– Bệnh ngạt do thiếu khí: đây là tình trạng khá phổ biến do cá trắm đen nhạy cảm, chưa thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết. Ngoài ra nước ao cũng bị bẩn, ô nhiễm. Bà con có thể dùng chế phẩm sinh học để giải quyết, thường xuyên bơm thêm nước để thay nước sạch cho đàn cá.

Thu hoạch cá trắm đen

Thông thường trắm đen được nuôi kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm, cũng có thể hơn. Lúc này cá đạt trọng lượng cơ thể từ 2,5 – 3,5kg/con. Nếu nuôi tốt có thể đạt đến 5 – 6kg/con.

Trắm đen có trọng lượng cơ thể lớn, đặc biệt rất ưa chuộng vào các dịp nghỉ lễ, tết. Bà con nên thu hoạch vào các thời điểm này thì giá sẽ cao hơn.

Trước thu hoạch từ 2 – 3 ngày nên giảm lượng thức ăn, ngày cuối cùng nên ngừng ăn.

Quá trình thu hoạch cần nhẹ nhàng tránh làm chúng sứt sát giảm chất lượng.

Cá trắm đen thường được nuôi ghép trong ao nuôi với một số loại cá khác. Có thể nuôi trong ao đất hoặc nuôi theo mô hình kết hợp với đầm trồng hoa sen ở mức độ bán thâm canh. Nuôi cá kết hợp đầm trồng sen không chỉ cho thu hoạch cá mà bà con còn có thể thu được hoa sen, hạt sen với năng suất trung bình khoảng 300 – 600kg hạt sen khô/ha.

Tuy nhiên các đối tượng nuôi ghép trong ao cá trắm đen cần lưu ý tránh các đối tượng cạnh tranh thức ăn với cá.

Nuôi ghép Số ao (n) Tỉ lệ (%)

Trắm đen + mè trắng + trôi + trắm cỏ + chép 12 33,3

Trắm đen + mè trắng + trôi + mè hoa + trắm cỏ + chép 8 22,2

Trắm đen + mè trắng + trôi + mè hoa + chép 4 11,1

Trắm đen + mè trắng + trôi + cá quả + chép 3 8,3

Trắm đen + mè trắng + trôi + chép 2 5,6

Trắm đen + Trôi + chép + Rô phi 1 2,8

Trắm đen + mè trắng + trắm cỏ + chép 1 2,8

Trắm đen + mè trắng + trắm cỏ + chép 1 2,8

Trắm đen + mè trắng +cá chép 1 2,8

Trắm đen + mè trắng + mè hoa + rô phi 1 2,8

Trắm đen + mè trắng + cá quả 1 2,8

Cá trắm đen + mè trắng + ba ba 1 2,8

Tổng 36 100

Không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thịt cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả thích hợp với những người bị mất sức, phù nề, thận, viêm gan, giúp tăng sức đề kháng… Vì vậy việc phát triển các mô hình nuôi cá trắm đen của bà con sẽ gặp nhiều thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chúc bà con thành công với kỹ thuật nuôi cá trắm đen của may3a.com.

Lưu Ý Khi Nuôi Cá Trắm Đen Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Cá trắm đen là loài có thịt thơm ngon, kích cỡ thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nó chỉ được nuôi xen ghép trong ao, hồ với một số đối tượng như cá mè, trôi, rô phi… vì thức ăn chủ yếu là các loại ốc sên, ốc nhồi, ốc bươu… số lượng có hạn.

Để có thể nâng mật độ nuôi của cá trắm đen trong ao/hồ nhằm tăng năng suất hiệu quả thì cần chủ động được nguồn thức ăn. Năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Nghệ an đã xây dựng thành công mô hình này ở địa bàn thành phố vinh và năm 2018 tiếp tục xây dựng tại huyện Hưng nguyên với các giải pháp đưa ra đó là: Điều kiện ao nuôi: Diện tích 2.000 – 5.000 m 2, độ sâu nước: 2,0 – 3,0 m, lớp bùn đáy ao 20 – 30 cm. Ao được xây dựng ở nơi thoáng đãng, không bị cớm rợp. Bờ ao bằng đất, lát bê tông hoặc xây gạch, chiều cao bờ hơn mức nước cao nhất hàng năm để hạn chế thất thoát cá vào mùa mưa; cống cấp và cống thoát nư¬ớc đảm bảo thuận tiện cho việc cấp và thoát n¬ước dễ dàng. Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm, thuận lợi giao thông đi lại và nguồn điện.

Cải tạo ao: Ao nuôi được tháo cạn nước, dọn sạch đáy và xung quanh bờ ao, vét bớt bùn đáy ao chỉ để lại 20 – 30 cm, lấp hết các hang hốc quanh bờ ao, tu sửa bờ ao và khắc phục chỗ rò rỉ. Dùng vôi bột khử trùng đáy ao với lư¬ợng 7 – 10 kg/100 m 2 ao. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó lấy n¬ước vào ao thông qua lưới lọc để hạn chế cá tạp. Sau khi lấy nước từ 4 – 5 ngày tiến hành thả cá giống.

Chọn và thả giống: Chọn cá giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây xát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn. Tùy thuộc điều kiện cụ thể của ao và trình độ kỹ thuật của chủ hộ mà định ra mật độ nuôi phù hợp, có thể thả 0,5 – 1,0 con/m 2, cỡ giống thả trên 10 cm/con. Có thể nuôi ghép với một số đối tượng không cạnh tranh thức ăn như: Mè trắng với mật độ 0,1 con/m 2 (1 con/10 m 2). Cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, thả từ từ để cá thích nghi với môi trường ao nuôi. Trước khi thả tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 10 phút.

Chăm sóc và quản lý: Thức ăn nuôi cá Trắm đen là thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi có thành phần dinh dưỡng 42% protein và 7% lipid. Kích cỡ viên thức ăn, khẩu phần ăn theo (bảng 1). Cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Có thể bổ sung thêm ốc khoảng 10 ngày cho ăn 1 lần, khối lượng ốc bằng 5% lượng cá trong ao.

Bảng 1: Thức ăn và khẩu phần ăn

Thức ăn được bảo quản trong kho thoáng mát, kê cao khỏi mặt sàn và sử dụng đúng thời hạn. Không cho cá ăn thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc bị mốc. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, khả năng sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe của cá. Hàng tháng cân 5 – 10 cá thể, tính khối lượng trung bình làm cơ sở tính toán lượng cá trong ao và lượng thức ăn.

Hàng tuần kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu theo (bảng 2).

Bảng 2. Một số thông số môi trường trong ao nuôi.

Thường xuyên bón thêm chế phẩm sinh học, EM ủ với rỉ mật … nhằm cải thiện chất lượng nước.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong suốt quá trình nuôi (hạn chế mầm bệnh, chọn con giống tốt sạch bệnh, cho cá ăn đủ lượng và chất để tăng sức đề kháng cho cá, cải tạo môi trường ao nuôi)

Sau thời gian nuôi trên 1 năm cá đạt kích cỡ trên 2,0 kg/con có thể tiến hành thu tỉa để giảm mật độ. Trước khi thu hoạch 2 – 3 ngày giảm dần lượng thức ăn rồi dừng ăn. Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho công tác thu hoạch (lưới, vợt, đá lạnh …) thao tác nhanh, tránh đánh bắt cá nhiều lần trong ngày, cá thương phẩm cần được vận chuyển bằng nước sạch, mát và cung cấp đủ lượng ô xy hòa tan.

Nuôi Cá Trắm Đen Bằng Thức Ăn Công Nghiệp: Mô Hình Nhiều Triển Vọng

Sau gần 8 tháng, tỷ lệ sống của cá ước đạt 80%, trọng lượng cá trung bình đạt 1,2 kg/con, ước tính trừ chi phí gia đình thu lãi trên 15 triệu đồng. Còn hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) cho biết, sau thời gian 8 tháng nuôi cho thấy cá lớn nhanh, trung bình đạt 1,5kg/con, chất lượng cá thương phẩm tốt. Với giá bán hiện nay khoảng từ 140.000-180.000 đồng/kg thì lợi nhuận mà cá trắm đen mang lại là rất lớn và cao hơn các loại cá truyền thống khác từ 3-4 lần. Gia đình dự kiến sẽ để nuôi thêm một thời gian để cá đạt trọng lượng và chất lượng cao hơn mới bán ra ngoài thị trường với giá tốt hơn. Nhiều nông dân đến tham quan mô hình cũng đã đánh giá cao về hiệu quả kinh tế của loại cá này. Theo anh Trần Công Bảy (thôn 3, xã Ea Wer, Buôn Đôn), gia đình anh hiện có 5 sào mặt nước nuôi các loại cá rô phi, trắm cỏ… nhưng đầu ra rất bấp bênh. Anh đã tìm hiểu và thấy loại cá trắm đen rất có tiềm năng về kinh tế vì giá trị cao mà nhu cầu cũng đang nhiều, nhất là các tỉnh phía Bắc. Thời gian tới, anh sẽ thử nuôi lồng ghép để tìm kiếm thị trường trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, Dak Lak có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản nội đồng, có sự đa dạng về loại hình có thể đưa vào nuôi trồng, khai thác như ao hồ nhỏ (hộ gia đình), ruộng trũng, sông suối và đặc biệt là trên các hồ đập (hồ thủy lợi, hồ thủy điện, đập dâng, hồ tự nhiên). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 42.000 ha diện tích mặt nước chuyên dùng và sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thủy sản. Năm 2014, diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản 9.522 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 16.500 tấn, gồm các đối tượng cá truyền thống, cá rô phi, thủy đặc sản và cá nước lạnh. Những năm qua, Chi cục luôn khuyến cáo người dân chuyển đổi tỷ lệ cơ cấu đàn cá nuôi, chuyển dần sang các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, tận dụng diện tích mặt nước hồ chứa để phát triển nghề nuôi cá theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Chính vì vậy, sự thành công của mô hình cá trắm đen sẽ mở ra hướng mới để nông dân lựa chọn chuyển đổi cơ cấu đàn cá nuôi bởi đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Dak Lak. Bên cạnh đó, cá trắm đen trên thị trường Dak Lak rất ít, giá bán lại khá tốt, nhu cầu người mua rất nhiều, nhất là các nhà hàng, quán nhậu. Theo bà Trần Thị Thủy, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Buôn Đôn, trên địa bàn huyện có khoảng 80 ha mặt nước ao, hồ nuôi các loại cá truyền thống quy mô nhỏ, giá trị kinh tế không cao. Nuôi cá trắm đen bằng cám viên tổng hợp là mô hình phù hợp đối với phát triển thủy sản trên địa bàn, sau khi tham quan mô hình, rất nhiều hộ có ý định sẽ chuyển sang nuôi giống cá này. Do vậy, địa phương cần có sự hỗ trợ của Chi cục về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo ông Nguyễn Bá Sơn, cán bộ Chi cục Thủy sản, cá trắm đen là loại cá quý, có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cá truyền thống khác nhưng nông dân không nên phát triển theo phong trào dẫn đến thị trường bão hòa, rớt giá. Bên cạnh đó, để có được con giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, người nuôi nên tìm đến các trại giống, các trung tâm có uy tín để mua được con giống tốt. Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cũng như tư vấn về con giống cho cá nhân và địa phương có nhu cầu nuôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen – Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!