Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 8 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhu cầu dinh dưỡng của cá

Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn mồi tươi sống, có mùi tanh, như cá bột, trứng nước, ấu trùng Artemia. Thậm chí, chúng ăn lẫn nhau khi không kịp thời cung cấp thức ăn, do đó, phải tạo được một lượng thức ăn tự nhiên sẵn có và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá.

Cung cấp đầy đủ thức ăn để đàn cá tra phát triển khỏe mạnh – Ảnh: Phan Thanh Cường

Trong quá trình ương nuôi thành cá tra giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa miệng và các thức ăn nhân tạo. Sau khi xuất cá giống, có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thích hợp với kích cỡ của cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Sử dụng thức ăn

Sau khi chuyển cá từ bể ấp ra ao ương cần lưu ý lượng cho ăn theo khả năng bắt mồi của cá và tình hình thời tiết, chất lượng nước ao. Đối với cá giống cho ăn thức ăn dạng mảnh phù hợp với từng kích cỡ con giống.

Cá giống từ ngày 18 trở đi (kích cỡ cá từ 1 – 5g), sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 35 6316, kích cỡ 1 – 1,5 mm/viên, tăng số lần cho ăn trong ngày (3 lần/ngày) với lượng thức ăn từ 7 – 25% so với trọng lượng cơ thể cá. Loại thức ăn này có lượng đạm đạt 35%.

Trong quá trình cho ăn, cần kết hợp cải tạo ao, đảm bảo môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Sản phẩm Max Benthos của Công ty TNHH Tiệp Phát

Sản phẩm thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 40 6306, MINI 35 6316 của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.

Tiền Giang: Cá Tra Giống Thiếu Nguồn Cung – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Giá cá tra giống tăng

Ông Nguyễn Văn Tỏ, nông dân ương cá tra giống ở xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây cho biết, cá tra giống có chiều cao thân 1,7 cm (tương đương 50 con/kg) và 2 cm (30 con/kg) là 2 cỡ cá giống được nông dân và doanh nghiệp chọn thả nuôi phổ biến nhất.

Hiện nay, cá tra giống giao tại ao cho người nuôi loại 2 cm có giá từ 36.000 – 37.000 đồng/kg, còn cá tra giống loại 1,7 cm có giá khoảng 40.000 đồng/kg. So với nửa tháng trước, giá cá tra giống các loại đã tăng từ 2.000 – 4.000 đồng/kg.

Giá cá tra giống tăng, nguồn cá giống khan hiếm (ảnh chụp tại xã Phú Phong, huyện Châu Thành).

Theo ông Tỏ, những đợt không khí lạnh kéo dài hồi đầu năm đã gây bất lợi cho việc ương dưỡng cá tra giống, khiến dịch bệnh nhiều, nhiều đợt ương cá giống bị mất trắng. “Vừa rồi, tôi ương 2 mẻ cá giống trên ruộng và trên ao ương, nhưng do thời tiết lạnh, cộng với chất lượng cá bột (cá mới nở) không tốt nên chỉ sau 1 tháng cá tra giống ương trên ruộng bị mất trắng, còn cá giống trên ao tỷ lệ hao hụt rất cao. Tuy nhiên, nhờ giá cá giống cao, tôi đã bán đợt cá giống này với giá 37.000 đồng/kg cách đây 10 ngày nên không bị lỗ” – ông Tỏ cho biết.

Ông Dương Quốc Trí, chủ cửa hàng bán thuốc thú y thủy sản và cũng là thương lái thu mua cá giống ở xã Phú Cường, huyện Cai Lậy cho biết, do ảnh hưởng thời tiết lạnh, dịch bệnh nhiều, chất lượng cá bột thấp nên tỷ lệ sống trong việc ương cá tra giống trên địa bàn huyện Cai Lậy trong những tháng đầu năm nay chỉ đạt bình quân từ 3-5%, trong khi đó nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay thì tỷ lệ sống đạt bình quân khoảng 10%. Do đó, hiện nay lượng cá tra giống trên thị trường rất khan hiếm.

“Hiện nay, sản lượng cá tra giống ở các xã Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc thuộc huyện Cai Lậy (khu vực ương cá tra giống lớn nhất của tỉnh) còn rất ít. Do cá giống khan hiến nên gần như nửa tháng qua tôi cũng không có cá để cung cấp cho các doanh nghiệp nuôi cá tra trong và ngoài tỉnh” – ông Trí cho biết.

Nhiều nông dân ương cá tra giống cho biết, mỗi vụ ương cá tra giống kéo dài khoảng 2,5 – 3 tháng. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, kỹ thuật tốt thì tỷ lệ sống trong ương cá tra giống đạt 10%. Khi đó, mỗi 1.000m2 mặt nước ương cá tra giống có thể đạt năng suất 4 tấn cá với giá thành sản xuất bình quân 22.000 đồng/kg.

Với giá cá tra giống hiện nay, sau khi trừ chi phí sản xuất nông dân còn lời 60 triệu đồng/công. Tuy nhiên, không nhiều hộ ương cá tra giống đạt được mức lời này do thời tiết bất lợi, hao hụt cao, thậm chí có hộ mất trắng do cá giống chết sạch.

Diện tích ương cá tra giống giảm

Hiện nay, thời tiết đã thuận lợi hơn cho việc ương cá tra giống, hơn nữa giá cá tra nguyên liệu đang nằm ở mức khá cao nên nhiều hộ ương cá tra giống đang đẩy mạnh sản xuất để cung cấp cá giống cho vụ nuôi mới. Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay khoảng 2/3 diện tích ương cá tra của nông dân ở các xã trọng điểm ương cá tra giống của tỉnh như: Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, Phú Cường (huyện Cai Lậy) đã thả bột để chuẩn bị nguồn cá giống dự trữ xuất bán cho vụ nuôi đầu năm 2014, mặc dù không phát sinh diện tích mới.

Nguồn cá bột để ương cá tra giống được bà con mua chủ yếu từ các tỉnh lân cận như: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và các trại giống trong tỉnh. Từ đầu năm đến nay, các hộ sản xuất, ương dưỡng cá giống trong tỉnh đã cung cấp cho thị trường 71,7 triệu con giống và 136 triệu cá bột các loại; trong đó có 18,7 triệu con cá tra giống, 10,5 triệu con cá điêu hồng giống.

Do trong năm 2013, chi phí sản xuất, nhất là giá thức ăn thủy sản tăng cao nhưng giá cá thấp nên một số hộ ương giống đã phải thu hẹp diện tích ương, tạm nghỉ chờ giá cá giống tăng trở lại hoặc chuyển sang trồng lúa.

Hiện nay, Tiền Giang có 272 ha ương cá tra giống, giảm 25% so với năm 2012, cung cấp cho thị trường 208,4 triệu con giống, giảm 10% so với năm 2012. Do ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra thương phẩm nên giá cá tra giống trong năm luôn ở mức thấp, vì vậy những hộ ương cá tra đã chuyển sang ương, nuôi các loài cá khác.

Hiện nay, diện tích ương cá tra trong ao nuôi tôm ở khu vực các huyện phía Đông của tỉnh không còn ương nữa, còn ở các xã trọng điểm ương cá tra giống của huyện Cai Lậy như: Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc đã có 24,2 ha san lấp ao để trở lại trồng lúa hay hoa màu.

Thức Ăn Công Nghiệp Nuôi Cá Nước Lạnh – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Tình hình sử dụng

Nghề nuôi cá nước lạnh được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Sa Pa (Lào Cai). Đến nay, sau 6 năm thử nghiệm, phong trào nuôi đã phát triển mạnh ở hơn 14 tỉnh; điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La. Năm 2012, sản lượng cá nước lạnh cả nước đã đạt 800 tấn. Cùng với việc nhập khẩu con giống, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập thêm thức ăn cho cá nước lạnh từ Pháp, Hà Lan… Năm 2011, Việt Nam đã nhập khoảng 350 tấn, năm 2012 hơn 400 tấn. Giá nhập khẩu thức ăn khoảng  trên 50.000 đồng/kg.

Đặc điểm dinh dưỡng

Cá tầm và cá hồi là hai loài cá nước lạnh được nhập vào nuôi ở nước ta, sống thích hợp ở nhiệt độ 15 – 230C đối với cá hồi và 23 – 300C đối với cá tầm. Trong tự nhiên, hai loài cá này được xếp vào loài ăn động vật, lúc nhỏ ăn ấu trùng, giáp xác nhỏ; khi lớn ăn tôm cua, nhuyễn thể, côn trùng và cả cá con. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, thức ăn của chúng là cám công nghiệp dạng viên chìm, có độ đạm và chất béo cao. Nhu cầu đạm 40 – 70%, chất béo 20 – 30%, cá càng lớn thì nhu cầu đạm càng cao, còn nhu cầu chất béo thì ngược lại. Đối với nuôi thương phẩm, cá hồi và cá tầm giống thường nuôi trong các bể xi măng, composite hoặc lót bạt có dòng chảy nhẹ, hàm lượng ôxy 6 mg/l trở lên. Cá tầm và cá hồi không phải loài phàm ăn nên trong quá trình sản xuất thức ăn nên tính đến khả năng lan tỏa thức ăn trong nước để tránh thất thoát dinh dưỡng thức ăn.

Người nuôi cá nước lạnh cần lựa chọn tốt loại thức ăn cho cá và có cách cho ăn hợp lý – Ảnh: Huy Hùng

Phương pháp cho ăn

Giai đoạn giống, do đặc tính sống ở môi trường nước chảy và mật độ thả dày (800 – 1.000 con/m3 nước) nên cá giống cần phải cho ăn liên tục 4 giờ/lần, thức ăn được chia đều cho các lần cho ăn; Liều lượng hằng ngày chiếm 6 – 10% trọng lượng thân cá. Giai đoạn này thức ăn phải có các cỡ khác nhau, từ dạng mảnh vụn đến 2mm.

Khi cho ăn, nên vặn nhỏ van cấp nước, sau đó mới rải đều thức ăn lên mặt bể, để cá được ăn đều, tránh hiện tượng cá còi. Sau 15 phút cá ăn hết thức ăn thì duy trì lưu tốc dòng nước trở lại, cần kiểm tra xem cá đã ăn hết thức ăn hay chưa, để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Ở giai đoạn giống cá rất nhạy cảm với nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ cao hơn ngưỡng thích hợp, cần giảm 50% lượng thức ăn và dâng nước trong bể cao hơn bình thường 20 – 30cm (nếu có thể); đồng thời, tăng lưu tốc dòng chảy 10 – 15% so với bình thường để kích thích hoạt động cho cá. Giai đoạn này, muốn cá khỏe mạnh và tỷ lệ sống cao, người nuôi cần chọn mua loại thức ăn chuyên dụng nhập từ Hà Lan, tuy giá cao hơn nhưng thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, các axit amin và vitamin thiết yếu giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Cá tầm là loài cá ăn chìm dưới đáy, khi nuôi trong ao, bể thì cho ăn như nuôi cá hồi, trong thời gian nuôi cần chú ý khi trời mưa nước cấp vào bể nuôi sẽ bị đục nên cần ngưng không cho cá ăn, nếu mưa kéo dài cần giảm thức ăn 20 – 30% so bình thường.

Cá tầm nuôi ngoài lồng trên hồ chứa, do tính chất lồng nuôi rộng, sâu (5 – 7 m) và có dòng chảy  nên khi cho cá ăn cần sử dụng ống nhựa dài bằng độ sâu của lồng, đường kính 30cm. Khi cho ăn, người nuôi nên đứng ở thành lồng, cắm ống nhựa xuống nước cách đáy 1,5 – 2m, sau đó đổ thức ăn qua phễu vào ống nhựa để thức ăn theo ống xuống đáy lồng, giúp cá ăn được hết thức ăn, tránh lãng phí do bị phát tán ra bên ngoài hoặc trôi theo dòng chảy.

Do thức ăn cho các đối tượng thường là những loại thức ăn có hàm lượng protein và lipid cao hơn nhiều so với thức ăn của các loại cá bình thường, cùng điều kiện khí hậu khi mưa nắng thất thường, không khí có độ ẩm cao, nên người nuôi phải chú ý bảo quản thức ăn, tránh hiện tượng thức ăn bị ẩm mốc, cá ăn vào dễ ngộ độc.

Nuôi Cá Chình Hoa Bằng Thức Ăn Công Nghiệp – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình, sử dụng dây chuyền có công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, giá thành rẻ hơn so với thức ăn nhập khẩu của Trung Quốc từ 18 – 25%. Hiện dây chuyền này đã sản xuất được trên 5 tấn thức ăn cho cá chình giống và trên 30 tấn thức ăn cho cá chình nuôi thương phẩm. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Trong tương lai, dự án sẽ được triển khai với quy mô thương mại để cung cấp sản phẩm ra thị trường. 

Dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá chình – Ảnh: Hồng Quang  

Thạc sỹ Hoàng Văn Duật cho biết hiện nhóm nghiên cứu đang tập trung triển khai dự án thức ăn cho cá chình. Dự án này dựa vào đề tài sản xuất thức ăn cho cá chình từ enzim và một số nguyên liệu của Việt Nam. Đề tài do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 3 chủ trì và nhóm triển khai thực hiện từ năm 2012 – 2014 đã thành công. Hiện nay dự án đang triển khai tiếp tục. Cùng với sự phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng Vạn Xuân, nhóm sản xuất được thức ăn bột mịn cho cá chình, bước đầu thấy thức ăn tương đương nhập từ Trung Quốc, cá bắt mồi tốt.

Trong quá trình thực hiện đề tài, Thạc sĩ Hoàng Văn Duật và nhóm cộng sự đã phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân kết hợp lồng ghép các nội dung nghiên cứu khoa học với các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó tiết kiệm được nhân lực, tăng tính khả thi. Trang trại gồm hệ thống trại ương cá chình giống trong nhà, hệ thống ao nuôi cá chình thương phẩm có mái che, gần 20 ao nuôi cá chình trên diện tích 5ha, đảm bảo cung cấp cá chình giống và thương phẩm đạt tiêu chuẩn. Năm 2014, công ty cung cấp ra thị trường khoảng 700.000 con giống với doanh thu đạt 15 tỷ đồng. Riêng cá chình thương phẩm thu hoạch khoảng 30 tấn, lợi nhuận hơn 5 tỷ đồng. 

Bà Trần Thị Tuyết – Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân cho biết trong quá trình thực hiện phối hợp thức ăn cho kết quả khả quan, năm vừa rồi Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nhỏ thì lượng thức ăn cá bắt mồi rất tốt, so với nhập ngoại thì thức ăn sản xuất ra không thua kém. Sắp tới Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với Viện để đưa công nghệ này phát triển.

Với những kết quả đem lại của đề tài, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đánh giá triển vọng của nghề nuôi cá chình rất lớn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa. Việc hoàn thiện và đưa ra quy trình nuôi phù hợp, nhất là sử dụng thức ăn công nghiệp vào nuôi cá chình sẽ giúp nghề nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới. Hiện thạc sĩ Hoàng Văn Duật và nhóm cộng sự đã từng bước hoàn thiện quy trình nuôi cá chình giống và thương phẩm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!