Xu Hướng 3/2023 # Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Hồ Cá Koi # Top 10 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Hồ Cá Koi # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Hồ Cá Koi được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Các máy bơm cho hệ lọc phải được chạy 24/24 – các thiết bị này được thiết kế đảm bảo chạy liên tục suốt ngày đêm.

– Máy sục khí nhằm cấp dưỡng khí cho bộ lọc vi sinh phải được chạy 24/24 cùng với máy bơm.

– Các dàn đèn UV phải được thay thế bóng sau 8-10 tháng vận hành nhằm đảm bảo cường độ cần thiết.

Vệ sinh và bảo dưỡng hồ cá

– Hàng ngày phải cấp nước mới tràn liên tục từ 3-10% dung tích bể.

– Hàng tuần phải xả cặn tại khoang đầu tiên của hệ lọc- Tiến hành xả cặn bằng cách bật nút xả cặn trong khoảng 3-5 phút tùy thể tích hồ.

– Đảm bảo không vứt rác, chất hữu cơ, hoá chất độc hại xuống hồ cá.

– Sau 2 tháng phải kiểm tra vệ sinh các máy bơm để đảm bảo không bị tắc do rác hoặc các vật cản khác.

Cần phải đảm bảo rằng cá mua về khỏe và không chứa mầm bệnh.

Cần phải đảm bảo nước đã lên đủ vi sinh để có thể thả cá chính thức (Akikoi kiểm tra).

– Để nguyên bao chứa cá đã bơm oxy ngâm trong hồ trong vòng 15 phút để trung hòa nhiệt độ.

– Tháo miệng bao, dùng một ca nhỏ múc nước trong hồ đổ từ từ vào bao trong vòng 5 phút.

– Bắt cá nhẹ nhàng từ bao thả ra hồ.

– Theo dõi tình trạng của cá trong vòng 1 giờ.

– Không cho cá ăn trong 3 ngày kể từ khi thả cá.

Một số nguyên tắc phải tuân thủ khi nuôi cá chép.

– Mật độ nuôi cá không được phép dày cá quá tiêu chuẩn đối với cá từ 30cm đến 50cm là 500lít/con, cá nhỏ hơn có thể nuôi dày hơn. Mật độ cá quá lớn sẽ làm cho hệ lọc quá tải, chất lượng nước giảm sẽ gây bệnh cho cá.

– Hàng ngày cho cá ăn từ 1 đến 2 lần tối đa với tổng lượng thức ăn bằng 3% tổng trọng lượng cá. Cách cho cá ăn từ từ ném xuống, cá ăn tới đâu thì cho thêm tới đó – trong vòng 5 phút thức ăn phải được cá ăn hết, không có thức ăn thừa nổi lên làm hỏng nước. Chỉ cho cá ăn khi có mặt của chủ nhân, không ném nhiều thức ăn rồi để đấy. Không cho cá ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 12 0 C.

– Cho dù có hệ thống lọc, hàng ngày vẫn phải cấp thêm nước mới từ 3-10%. Cấp thêm nước mới là điều kiện tốt nhất và bắt buộc đối với việc nuôi cá tốt. Việc thay nước nhằm đảm bảo có nước mới sạch để kích thích cá lớn đồng thời duy trì tình trạng nước sạch cho hồ cá.

Ghi chú : phần lớn người nuôi cá đều mắc lỗi cho cá ăn quá nhiều và nuôi cá quá dày là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cá bị bệnh và chết.

Khi thấy dấu hiệu cá bất thường như kém ăn, bơi không linh hoạt, mẩn đỏ, nổi trên mặt nước… thì bạn cần liên lạc theo số 0962603605 để được tư vấn.

06 tháng một lần bạn nên sử dụng dịch vụ chăm sóc và kiểm tra định kỳ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đến kiểm tra sức khỏe của cá, test nước, kiểm tra hệ lọc… chuyên gia của chúng tôi sẽ có tư vấn trực tiếp.

Vài Quy Tắc Cần Nhớ Để Vận Hành Hồ Koi Dễ Dàng Hơn

Một hồ cá koi giờ đây không còn xa lạ với nhiều người, tùy vào điều kiện gia đình & ngân sách mà các bạn có thể sở hữu những hồ koi lớn hay 1 hồ nho nhỏ để thỏa sự đam mê với các chú cá Koi. Việc vận hành một hồ koi sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn tuân thủ các điều sau để đảm bảo cho các chú cá luôn khỏe mạnh:

– Lọc cho hồ koi tốt là phải đảm bảo cho nước hồ trong, bóng mượt do đó đừng tiếc tiền đầu tư hút mặt (hớt váng) nó sẽ giúp bề mặt hồ lúc nào cũng sạch sẽ, tránh việc bị bọt, bụi bẩn, váng nước, rác lá làm giảm tầm quan sát của bạn.

– Tối thiểu nên có Một hệ lọc đơn giản gồm 3 ngăn lọc với ngăn lắng đủ rộng để thường xuyên vệ sinh, xả thải, đẩy được các phân bẩn, thức ăn thừa,chất thải ra ngoài, tránh việc làm ô nhiễm nước.

– Hệ vi sinh trong hồ koi rất quan trọng, do đó đừng quên xây dựng ngăn chứa giá thể vi sinh (Bùi nhùi – Kaldnes – Bio chip,…) và đừng quên châm vi sinh một cách thường xuyên khi mới setup bể hoặc sau mỗi lần sử dụng thuốc gây chết vi sinh.

– Chất bài tiết của cá được đong đếm bằng lượng NO2-NO3-,NH3/Nh4 có trong nước, tỷ lệ càng nhiều, mức ô nhiễm càng cao, do đó, nếu có điều kiện hãy làm thêm 1 dàn bakki, nó thật sự hữu dụng khi đẩy được gốc N ra khỏi nước, và mùa hè thì cũng góp 1 phần nho nhỏ làm giảm nhiệt trong nước.

– Luồng tốt, là luồng nước khỏe đổ ra bể, với bố trí hợp lý, 1 hồ chỉ cần vài luồng với phi ống lớn có thể tốt hơn nhiều so với việc xây dựng nhiều luồng phi ống nhỏ. Luồng khỏe, sẽ kích thích cá bơi lội thường xuyên, năng động & tránh xệ bụng.

Oxy là điều kiện không thể thiếu trong hồ cá, với hồ măt thoáng lớn hoặc hồ có thác nước có thể không cần, nhưng đừng chủ quan, bởi cá bạn nuôi trong hồ sẽ gia tăng về số lượng & trọng lượng, do đó cần đảm bảo lượng oxy lúc nào cũng dồi dào.

– Sục khí luôn cần thiết, Koi cần một mức độ oxy hòa tan trong nước tói thiểu là 6mg/lít, nếu lượng oxy dưới mức này các chú Koi sẽ trở nên căng thẳng (stress), mà căng thẳng cũng là nguồn cơn gây nên nhiều bệnh,nên tốt nhất, đừng làm các bạn Koi căng thẳng.

Hàm lượng oxy thấp, cũng sẽ khiến cá giảm hoạt động, không bơi nhiều, lười ăn, điều đó lâu dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tăng trưởng và sinh sản.

Oxy hòa tan trong nước lạnh sẽ dồi dào hơn trong nước ấm, do đó vào mùa hè cần cải thiện lượng oxy hơn nữa.

– Khi oxy bị thiếu hụt, ví dụ mất điện hoặc máy móc bị hỏng hóc thì sục khí sẽ ngừng, thác nước/dàn bakki cũng vậy, thì chúng ta sẽ thấy chúng nhao lên mặt nước đớp không khí, nếu không cấp cứu ngay, việc chết hàng loạt sẽ xảy ra, do đó, nên dự phòng 1 máy sủi tích điện hoặc sục acquy để sử dụng khi cần thiết.

Sau một quá trình nuôi, các chú Koi sẽ lớn lên dần, chưa kể chúng ta sẽ gia tăng số lượng trong đàn, nhưng nên có điểm dừng, bởi hồ cá không thể phình to ra, chúng ta có thể tăng sục khí, nhưng đó chưa chắc là phương án tốt, để đảm bảo sự phát triển của cả đàn, do vậy bạn có thể giảm số lượng nuôi, nếu thấy cần thiết.

Hàng ngày ngắm nhìn, sẽ giúp chúng ta nhận biết được tình trạng sức khỏe của mấy em Koi, khi thấy có một vài dấu hiệu lạ, ví dụ ngáp mặt nước, tập trung chỗ nước chảy xuống, hay việc cà mình vào thành bể, biếng ăn, khép vây, nằm đáy nên quan sát kỹ hơn để bắt bệnh cho chuẩn, nên xin tư vấn từ những người nuôi cá chuyên nghiệp để có các phương án xử lý hữu hiệu.

Khi bị bệnh bạn sẽ thấy tank dưỡng cá rất quan trọng, để cách ly bệnh nhân khỏi đàn cho điều trị kịp thời sẽ tránh được nhiều thiệt hại.

Muối và thuốc tím được khuyên dùng để ngừa bệnh, do đó thing thoảng bạn có thể cho vào hồ theo tỷ lệ khuyến cáo để sát trùng, diệt khuẩn. Khi phát sinh bệnh hãy bình tĩnh nhận định & cho thuốc, đừng đánh quá nhiều loại thuốc, điều đó làm sức đề kháng của mấy em Koi không đỡ nổi.

Hướng Dẫn Quy Trình Làm Hồ Cá Koi

Hướng dẫn quy trình làm hồ cá koi đúng kỹ thuật đạt chuẩn điểm nhấn không gian đẹp, vì hồ cá koi được mệnh danh là quốc ngư của Nhật Bản, là một loài cá có màu sắc đẹp mang lại may mắn và tài lộc cho chủ nhà. Cá koi thường được nuôi trong bể với cảnh quan sân vườn được thiết kế riêng biệt. Bể cá Koi là sự kết hợp của các yếu tố phong thủy và cá koi. Vì vậy mọi người đặc biệt quan tâm đến quá trình thiết kế. Làm thế nào để có được hướng dẫn quy trình làm hồ cá koi đúng kỹ thuật đạt chuẩn ?

Hướng dẫn quy trình làm hồ cá koi đạt chuẩn

Với những người chơi khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau thì quan niệm về yếu tố thẩm mỹ cũng khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại, cách xây hồ cá Koi ngoài trời cũng luôn đòi hỏi những yếu tố cần và đủ nào đó trong từng hoàn cảnh cụ thể. Một hồ cá Koi tự làm cũng vậy bởi cá Koi là đại diện đặc trưng của phong cách Nhật Bản nên cần phải có nhiều yếu tố gồm không gian và chi phí. Người thực hiện xây hồ cá Koi cần phải đáp ứng được yếu tố đủ ( tâm và tầm).

Về không gian: Nếu muốn thực hiện cách xây hồ cá Koi ngoài trời cần phải có diện tích rộng, hài hòa cùng tổng diện tích khu vực. Chẳng hạn như diện tích khu vườn rộng khoảng 100m2 thì nên làm tiểu cảnh bể cá Koi từ 30-50m2 là phù hợp. Nếu như không gian quá nhỏ sẽ rất khó có thể hình dung về cảm giác cá Koi bơi lội. Ngược lại, nếu như không gian quá lớn sẽ làm loãng số lượng cá cảnh trong hồ. Do vậy, diện tích hồ tốt nhất nên khoảng từ 10-30m.

Về chi phí: Cần phải đặc biệt chú ý đến cách xây hồ cá Koi bao gồm phần thô của hồ, hệ thống lọc và phần trang trí. Trong đó, phần thô sẽ quyết định không gian cũng như độ an toàn, bền vững của hồ. Hệ thống lọc nước sẽ quyết định đến chất lượng của nước cùng điều kiện sống của cá trong hồ. Còn phần trang trí sẽ quyết định đến yếu tố thẩm mỹ cũng như đẳng cấp của hồ. Hoặc nói cách khác, việc hướng dẫn làm hồ cá Koi cần phải có chi phí đáp ứng được cho một hồ cá Koi có hình dáng, diện tích phù hợp. Hệ thống lọc hồ cá Koi hoàn hảo sẽ giúp bể cá không bị cặn bẩn hoặc tạo, giúp cho nước luôn sạch sẽ, dễ dàng thao tác, không cần phải vệ sinh giặt lọc định kỳ.

Về cái tâm của người thi công: Một số người thường yêu thích việc tự làm hồ cá Koi và tìm hiểu cách làm hồ cá Koi mini, hồ cá Koi ngoài trời đơn giản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chơi cá Koi thường cho rằng, người chơi không nên tự ý xây mà nên thuê các đơn vị thi công bể cá sân vườn. Những đơn vị này sẽ khảo sát, tư vấn, báo giá thiết kế bể cá Koi.

Mặc dù vậy, bạn cần phải tìm đúng đơn vị có tâm, phục vụ khách hàng theo đúng nghĩa và đặc biệt phải có cái ” tâm”. Điều này sẽ giúp khách hàng không bị ” stress” sau khi hồ cá hoàn thành.

Khi tự xây hồ cá Koi thì điều quan trọng nhất của người thi công chính là ” cái tầm” của người thực hiện, không những đúng chuẩn về yếu tố kĩ thuật mà còn phải thể hiện được yếu tố kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp. Lưu ý với người chơi để lựa chọn được đúng đơn vị thi công hồ cá Koi chuẩn thì đơn vị hay chuyên gia thi công đó phải đang sở hữu hồ cá Koi tiền tỷ. Chỉ khi tận mắt chứng kiến các hồ cá Koi tiền tỷ, trong đó cá sống khỏe mạnh, lâu năm thì chúng ta mới đủ niềm tin, chứng tỏ những đơn vị đó đủ năng lực để thi công.

Các hình dạng phổ biến được sử dụng hồ cá koi như: hình vuông, tròn, hình chữ nhật, hình bán nguyệt, uốn cong, hình bầu dục,…

Độ sâu của hồ: hồ không được sâu hơn 1,5m và nên thiết kế hồ hình thang, tạo độ sâu khác nhau, nơi nông nhất không nên dưới 0,4m.

Thành của hồ cá nên xây dựng với màu tối.

Hồ cá Koi nên được thiết kế lơ lửng hoặc ở dạng tiêu cực trên mặt đất. Mực nước trong hồ bơi phải ngang với mặt đất, vì vậy bạn sẽ dễ dàng tận hưởng, chơi đùa với Koi.

Khi hồ đã hoàn thành, ngâm nước và xả khoảng 2-3 lần, sau đó thả cá ra.

Để đảm bảo có được một hồ cá koi đạt chuẩn thì môi trường nước cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Chọn giống khỏe, màu sắc rõ, bơi thẳng, sức khỏe tốt. Vậy là bạn đã thành công 50%.

Về hình dạng của Koi: cân đối, không trầy xước, không biến dạng, sáng, rõ, khỏe, bơi lội, phản ứng nhanh, dễ thích nghi với môi trường nước mới.

Nên thả cá vào buổi sáng hoặc buổi chiều, để tránh ánh nắng gay gắt.

Đơn vị thi công hồ cá koi đạt chuẩn chất lượng

Bạn đang phân vân tìm cho mình một địa chỉ thi công hồ cá koi đạt chuẩn ? Thì Sân Vườn Nhà Việt chính là địa chỉ uy tín về thiết kế thi công hồ cá koi, cảnh quan sân vườn mà bạn có thể an tâm. Với những kinh nghiệm cũng như nhiều năm trong lĩnh vực này chúng tôi tự hào là đơn vị thi công chất lượng uy tín nhất.

Quy Trình Làm Hồ Cá Koi Mini Tại Nhà

I. Quy trình làm hồ cá Koi mini tại nhà

Bước 1: Xây đáy hồ và đặt ống dẫn nước

Phần đáy hồ chúng ta có thể đặt âm đất hoặc xây cao theo thiết kế mà mình lựa chọn. Về kiểu hồ cá Koi có thể xây elip, bầu dục, hình chữ nhật… sao cho phù hợp với không gian gia đình. Tùy vào thể tích của bể lớn hay nhỏ bạn đặt số lượng lọc đáy và lọc váng mặt nước cùng kích thước ống phù hợp.

Chú ý các đầu ống lọc đáy và váng sử dụng đầu lưới để ngăn các rác thải lớn hay cá lọt vào ống gây tắc nghẽn ống.

Bước 2: Xây thành bể và đổ đáy

Thông thường độ sâu phù hợp cho hồ cá Koi mini sẽ là 60cm do chúng là loài cá ưa mát. Nếu mực nước quá nông, vào mùa hè mặt nước sẽ nóng gây ảnh hưởng tới cá. Việc xây thành bể cao tối thiểu 60cm và đặt đầu lọc váng thấp hơn thành bể để vừa đủ mặt nước tràn vào trong ống.

Tiếp theo bạn đổ đáy bằng mặt của ống hút sàn. Lưu ý bạn nên đổ tạo dốc từ thành bể về hố lọc sàn để phân cá và cặn bể sẽ trôi về đó hiệu quả.

Quy trình làm hồ cá Koi mini: Xây thành bể

Ngăn lọc được xây ở vị trí các đầu ống nước lọc đáy và lọc váng đổ về. Kích thước bể lọc bạn nên để bằng 1/3 – 1/2 kích thước bể chính. Bạn có thể xây thành nhiều ngăn lọc khác nhau để đặt những vật liệu lọc khác nhau. Và ở mỗi vách ngăn của ngăn lọc bạn hãy để những lỗ tràn nước sang ngăn lọc tiếp theo.

Chú ý là mặt đáy bể chính và ngăn lọc bằng nhau hoặc ngăn lọc có thể thấp hơn bể chính.

Bước 4: Quét sơn chống thấm và ngâm hồ

Sau khi đã làm xong hồ cá Koi mini rồi thì bạn đừng quên quét thêm lớp sơn chống thấm Sika. Bể cá của bạn sẽ không bị rò rỉ nước ra ngoài qua những kẽ hở có thể có bởi lớp sơn chống thấm chuyên dụng.

Đợi lớp sơn đã khô, ta có thể đổ đầy nước vào hồ và ngâm khoảng 1 tuần để hết mùi xi măng và sơn.

Bước 5: Đặt vật liệu lọc vào các ngăn lọc

Sau khi ngâm hồ, bạn hút hết nước trong hồ cá Koi mini ra và bắt đầu đặt các vật liệu lọc vào bên trong các ngăn lọc. Có rất nhiều vật liệu lọc, bạn có thể sử dụng chổi lọc và jmat phổ biến. Máy bơm được đặt ở ngăn lọc cuối cùng để hút nước đã lọc trở lại vào hồ chính.

Từ đầu nước ra của máy bơm, bạn chia làm 2 đường ống. 1 đường dùng để đi sang đáy hồ chính dùng cho việc thổi luồng cho đáy hồ. Đường còn lại là dẫn nước đổ mặt hồ tạo oxy. Hoặc có thể đẩy lên mặt đổ vào chum, hệ thống lọc hồ cá Koi cao cấp hơn để tạo cảnh quan thác nước sinh động.

Thổi luồng đáy hồ chính giúp phân các và cặn đáy bể được đẩy về ống lọc đáy. Nó còn có tác dụng giúp cá bơi khỏe hơn, dáng cá thon đẹp và ko bị tròn

Ở đường ống dẫn lên mặt, bạn có thể dẫn lên hệ thống lọc khác với vật liệu lọc cao cấp hơn vừa tạo thác nước cho bể cá. Nó vừa có công dụng lọc kĩ hơn, làm sạch nước hơn tốt cho cá và cung cấp oxy cho bể cá chính.

Sau khi hoàn chỉnh hệ thống, bạn đổ đầy nước lại vào hồ và chạy hệ thống lọc. Châm thêm vi sinh cho bể bằng những sản phẩm vi sinh bán trên thị trường. Chạy lọc khoảng 3 đến 4 tuần để hệ vi sinh ổn định thì bạn hãy bắt đầu thả cá vào bên trong bể. Đừng vội vàng thả cá quá sớm, cá sẽ dễ bị bệnh và chết không mong muốn vì nước chưa ổn định.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Hồ Cá Koi trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!