Bạn đang xem bài viết Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Biển xanh nổi sóng mấy lần, những lần ấy khác nhau thế nào ? Vì sao ?
Đọc hoặc nghe kể lại truyện, chúng ta đếm được năm lẩn ông lão đánh cá ra bờ biển gọi con cá vàng, xin cá giúp mình, làm theo đòi hỏi của mụ vợ.
Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. “Biển gợn sóng êm ả”, ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. “Biển xanh đã nổi sóng”, nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một “nông dân quèn”.
Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, “Biển xanh nổi sóng dữ dội”. Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác. Đúng là như thế, hai lần trước trong cương vị người vợ ông lão đánh cá, mụ ta ao ước của cịi vật chất. Mụ ta nặng lời, mắng chồng là “đồ ngốc, đồ ngu”, nghe đã khó lọt tai. Lần thứ ba này, mụ vừa đòi của cải, vừa đòi danh vọng với một thái độ hách dịch, mắng chồng là “đồ ngu, ngốc sao ngốc thế”. Rồi mụ đuổi và bắt chồng xuống quét chuồng ngựa. Biển vốn vô tư, vậy mà thấy hết, nghe rõ hết, nên biển bắt đầu nổi sóng tức giận. Thái độ ấy của biển chính là thái độ của nhân dân, của tác giả câu chuyện không đồng tình với mụ vợ ông lão đánh cá. Nhưng ham muốn, lòng tham của mụ không dừng ở đấy.
Lần thứ tư, mụ “muốn làm nữ hoàng” để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này “Biển nổi sóng mù mịt”, như báo hiệu bóng tối sắp trùm xuống, ác quỷ sắp hiện lên. Ác quỷ đó chẳng phải ai khác mà chính là người đàn bà có lòng tham không đáy. Khi được làm nữ hoàng rồi, mụ vợ đã “đuổi ông lão đi”. Đấy là một hành động dã man của kẻ phản bội. Lúc này, mụ coi người chồng vốn là người thân, là ân nhân đem lại cho mụ bao nhiêu thứ quý báu, thành kẻ xa lạ, không còn chút quan hệ gì. Trong trái tim mụ, tính người, tình người dường như đã cạn kiệt.
Đến lần thứ năm, chao ôi, mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương để bước lên tới đỉnh cao, chiếm lấy quyền uy không có thật và… cực kì phi lí. Mụ muốn chiếm tất cả, muốn làm chúa tể muôn loài. Và… điều tất yếu đã xảy ra : “Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm…”. Cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận. Cuối cùng mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt : “lâu đài, cung điện biến… mất”, trước túp lều nát ngày xưa, mụ vợ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Con số cuộc đời mụ trở về… không!
Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh “dàn đồng ca” trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện.
2. Một người chồng hiền lành nhân hậu. Một mụ vợ tham lam, phản bội. Một con cá nhỏ xinh tốt bụng. Xuất hiện ngay ở đầu truyện, nhân vật ông lão đánh cá hiện lên là một người nghèo khổ, tốt bụng. Hai lần kéo lưới, ông chỉ thấy bùn và rong biển. Đến lần thứ ba, ông được một con cá vàng. Nếu là người khác, hẳn ông lão sẽ rất vui thích, bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điểu kì lạ đã xảy ra. Con cá tội nghiệp biết nói và kêu van : “Ông lão ơi ! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”. Nghe cá nói vậy, ông lão vui vẻ làm theo ngay. Vừa thả cá ông vừa nói : “Ngươi trở vể biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Rõ ràng, tuy cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhưng người đánh cá ấy có tấm lòng nhân hậu, thương con cá nhỏ bị sa lưới và không đòi trả ơn đối với người chịu ơn minh. Không chỉ tốt bụng, ông lão đánh cá còn là người hiền lành, hiền lành quá mức. Năm lần bị mụ vợ xử tệ, nặng lời, quát mắng, thậm chí đày đoạ, đánh đập, xua đuổi, ông lão vẫn chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Cả năm lần, ông không phán ứng gì, chỉ “lủi thủi ra biển” thở than, kể lể. Biến vô tri, vô giác còn biết tức giận. Vậy mà ông lão vẫn không mảy may thay đổi thái độ. Kết thúc truyện, ông lão được thoát nạn, ông không mất gì cả mà chỉ vừa như trải qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông càng quý hơn cuộc sống lao động bình dị xưa.
a)Nhân vật thứ hai trong cổ tích này là “con cá vàng”. Không phải ngẫu nhiên, tác giả đặt tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau nhân vật ông lão, “con cá vàng” cũng là một “nhân vật” đáng yêu. Trước hết, cá vàng là người gặp may. Sa lưới, con cá nào mà chẳng bị tóm cổ ném vào giỏ rồi bị… bán, bị… ăn thịt. Vậy mà cá vàng lại được trả về biển khơi. Điều thú vị là… cá biết nói, biết giữ lời hứa và biết trả ơn người giúp đỡ mình. Nghe những câu cá vàng nói : “Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn nữa ! Đìmg lo lắng quá ! Tôi sẽ giúp ông ! Tôi kêu trời phù hộ cho ông… Trời sẽ phù hộ cho ông”, chắc ông lão đánh cá được an ủi phần nào. Đối với người đàn ông nghèo khổ, hiền lành, cá vàng biết cảm thông, chia sẻ, xót thương. Nhưng đối với người đàn bà tham lam, phản bội thì cá vàng tỏ thái độ dứt khoát. Bốn lần trước, cá vàng “chiều” theo yêu cầu của mụ ta. Không phải cá sợ mà là thử thách xem lòng tham của mụ tới đâu. Cuối cùng, cuộc thử đã hiệu nghiệm. Lòng tham của mụ quả là không đáy. Do đó, cá vàng đã cùng biển xanh tỏ rõ thái độ là đòi lại tất cả những gì mụ đã có. Hình tượng con cá vàng trong truyện cổ tích này tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân với những người nhăn hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Cá vàng cũng tượng trưng cho đạo lí khác của nhân dân, trừng phạt đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
b)Nhân vật thứ ba – kẻ tham lam bội bạc – đối lập với hai nhân vật trên là mụ vợ ông lão đánh cá. Đây không phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Những thói xấu của mụ biểu hiện trong cách đối xử với chồng, với cá vàng và biển xanh. Ở các phần trên, chúng ta đã thấy rõ mụ vợ ông đánh cá là kẻ tham lam và bội bạc như thế nào. Với mụ, khi lòng tham càng lớn thì tình vợ chồng càng nhỏ lại rồi tiêu biến mất, tình người cũng vậy. Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương, nghĩa là làm vua dưới biển kia mà. Cuối cùng mụ đã bị trừng phạt, mất hết. Giữa hai tội – lòng tham và sự phản bội của mụ vợ ông lão đánh cá, có lẽ bội bạc là tội lớn hơn. Thực ra, giữa hai tội này có mối liên hệ chặt chẽ : Khi máu tham đã dâng cao thì thường biến trái tim người thành “tim đen”, làm cho trí tuệ mịt mờ, không nhận biết lẽ phải trái, dễ dẫn con người tới sự phản bội và biết bao tội ác, tai hoạ khác. Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá với tính tình, hành động và số phận kết thúc như thế đã được kể thật rõ ràng, phù hợp sự vận động của các tình huống truyện.
Tóm lại, tác phẩm Ông lão đành cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường và những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh “biển xanh nổi sóng”. Từ đó, tác phẩm ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu ra bài học cảnh tỉnh thiết thực cho những kẻ tham lam, bội bạc. Với chương trình Ngữ văn lớp 6, đây là tác phẩm khép lại chùm truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Tìm hiểu, suy ngẫm về truyện này, chúng ta nhớ lại bốn truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và một số cổ tích khác. Từ đó, chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những đặc điểm, những giá trị lớn lao của cổ tích, đúng như ý kiến cửa nhà văn lớn nước Nga M. Goóc-ki : “Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn”.
Tưởng Tượng Một Kết Thúc Khác Của Truyện Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng
Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Nhờ ông lão tha chết cho Cá Vàng và được cá mấy lần đền ơn rất hậu hĩnh mà mụ vợ ông lão không chỉ có ngay một chiếc máng lợn mới tinh, một ngôi nhà cao rộng, khang trang, một bước thành bà Nhất phẩm phu nhân mà chỉ sau bốn lần ra biển mụ đã lên ngôi Nữ Hoàng ngất trời quyền thế. Nhưng người đàn bà tham lam vô tận ấy vần chưa hề thoả mãn.
Một hôm, mụ vợ lại ra lệnh chồng ra biển đòi Cá Vàng cho mụ vợ được làm Nữ Long Vương trấn trị khắp bốn đại dương để bắt Cá Vàng ngày đêm hầu hạ mình.
Nghe vợ đưa ra yêu sách quái đản đó, ông lão trợn tròn mắt kinh ngạc:
– Kính bẩm Nữ Hoàng, mụ có điên không đấy? Tôi sẽ không xin Cá Vàng một thứ gì nữa đâu!
Mụ vợ lập tức nổi trận lôi đình, quát tháo ầm ĩ, tát vào mặt người chồng khốn khổ rồi tự tay lôi xềnh xệch ông lão ra tận bờ biển. Ông lão chăm chăm nhìn vào mắt vợ, lắc đầu, buồn bã, thở dài. Mụ lại càng quát to, thúc ông lão phải đi.
Cảnh biển sớm nay bỗng thay đổi hẳn: không xanh trong mà đục ngàu, sủi bọt. Gió biển không vi vút, du dương mà ào ào cuốn bụi cát mịt mù. Đứng trước biển, ông lão lại cất tiếng gọi to:
– Cá Vàng ơi! Hỡi Cá Vàng!
Trong giây lát Cá Vàng nổi lên mặt nước, hỏi:
– Ông lão tốt bụng đấy ư? Ông cần gì thế?
Ông lão chưa kịp nói, thì mụ vợ tai quái đã cướp lời:
– Chồng ta là ân nhân của mi. Ta không muốn làm Nữ Hoàng nữa! Hãy ngay lập tức biến ta thành Nữ Long Vương trị vì bốn biển!
– Thế còn chồng bà sẽ biến thành bá tước hay công tước? Cá Vàng mỉm cười hỏi lại.
– Không, Lão ta ngu đần lắm! Ta đâu có cần một người chồng như vậy! Cứ để ông ta mãi là một người đánh cá tầm thường hoặch làm kẻ hầu chăn ngựa cho ta cũng được rồi.
Lúc này ông lão mới cất tiếng. Ông nói một cách đau đớn, giọng khàn khàn:
– Cá Vàng ơi! Mấy lần trước cũng vì thương bà vợ gìa đã phải sống nghèo cực cùng ta bên bờ biển này suốt ba mươi ba năm trời nên ta mới bấm bụng làm theo những yêu cầu của bà ấy. Nhưng đến lần này thì ta không thể chịu đựng nổi con mụ phù thuỷ già tham lam, độc ác, lăng loài và bội bạc này được rồi nữa! Cá Vàng ơi! Xin hãy giúp ta thêm một lần chót này! Cá hãy cho ta được giải thoát, được sống tự do. Ta không cần giàu sang, chỉ cần được sống yên ổn và thanh thản.
Ông lão vừa dứt lời thì cá vàng vẫy mạnh đuôi: Một con sóng cực lớn chồm lên, cuốn phăng mụ vợ ra khơi. Như một chiếc lá khô, mụ lập tức mất hút dưới muôn trùng sóng bạc. Ông lão đánh cá thở dài như vừa chút được một gánh nặng. Đứng thừ người một lúc lâu, ông lão bỗng cất tiếng thất thanh:
– Cá Vàng ơi! Cá Vàng ơi! Liệu ta thanh thản được không khi chỉ còn lại một mình?
Truyện Cổ Tích Con Cá Vàng Và Nàng Lãng Quên
Tóm tắt: Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy chị em đều xinh đẹp và có tài, nhưng cô em Út hiền lành nhất. Cô bị gọi là Lãng Quên vì cô không tranh dành được với các chị, bị hất hủi và bỏ quên. Khi cha mẹ mất, các chị đi lấy chồng giàu có, cô Út gần như bị bỏ rơi, đói khát, đi làm thuê gánh mướn mà cũng không đủ ăn, đủ mặc. Một hôm, sau khi đi đập thóc cho các chị, bị hất hủi, chửi mắng, cô buồn bã bỏ về. Cô đi lang thang hy vọng tìm được chút thức ăn. Khi cô đến một cái hồ thì gặp người câu cá đang câu được một con cá nhỏ xíu. Thương con cá, cô nài nỉ người đi câu cho cô con cá đó…
Kỳ 3 (tiếp theo)
Cũng may, bác đánh cá là người tốt. Bác đưa con cá nhỏ bé cho Lãng Quên. Trong đời cô, chưa bao giờ có được niềm vui lớn như vậy. Đây là lần đầu tiên cô được nhận một thứ gì đó ở người khác.
“Cháu cám ơn bác. Cháu sẽ nuôi và chăm sóc cá. Nhờ bác mà từ nay cháu có bạn”.
“ Bác cũng chúc cháu may mắn. Con cá này sẽ đem may mắn lại cho cháu.”
Cô bé từ giã người đi câu tốt bụng rồi nhanh chóng kiếm một chiếc gáo dừa, cô múc nước đầy gáo dừa và thả con cá vào đó. Nó cũng phải có một cái tên để gọi, cô đặt cho nó cái tên là Cá Vàng. Mặc dù Lãng Quên luôn luôn đói, nhưng xin được chút gì cô luôn luôn mang về một phần cho cá. Cá vàng cũng lớn dần. Chiếc gáo dừa giờ đây chẳng đủ chỗ cho nó nữa. Khi nó dài bằng ba lóng tay, cô bé đem nó thả vào một hồ nước nhỏ trong rừng.
Cô bé vẫn hàng ngày đi làm thuê, khi không có ai thuê, cô đi ăn xin. Kiếm được chút thức ăn cô bé lại chạy đến bên hồ nước và gọi:
“ Cá Vàng! Cá Vàng! Lại đây chú cá nhỏ! Chị sẽ cho chú ăn!”
Và Cá Vàng cũng không bao giờ chịu ngoi lên nếu như nghe thấy tiếng người lạ. Dần dần, Lãng Quên làm thành một bài thơ để gọi cá. Cô đọc:
“ Cá Vàng! Cá Vàng là Cá Vàng ơi!
Rẽ sóng rẽ khơi lên đây với tôi
Chia sẻ những gì tôi kiếm được
Hãy nhanh lên, Cá Vàng đáng yêu!”
Chỉ nghe thấy Lãng Quên hát như vậy là Cá Vàng đã bơi sát vào bờ, nhô đầu lên khỏi mặt nước và đớp những hạt cơm trong tay cô bạn và để lại vài vảy cá vàng. Rồi Cá Vàng bơi thành từng vòng trong khi Lãng Quên ngồi nói chuyện với cá, có tâm sự gì buồn vui, cô đều thổ lộ với cá, làm như cá biết lắng nghe cô. Và khi Lãng Quên bước đi, cá luôn ra hiệu chào bằng cách vẫy đuôi thật mạnh.
(còn nữa)
Reading : The Fisherman And The Golden Fish – Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng – Speak English
The Fisherman and the golden fish
Once upon a time an old man and his wife lived on the shore of the blue sea. They were poor and lived in an old mud hut. He made a living by fishing, while his wife spun cloth. One day he caught a small golden fish in his net. The fish begged him, “Let me go, old man. I will reward you for my freedom by giving you anything you desire.” The fisherman was astonished and frightened because he had never before heard a fish speak. He let the fish go and said kindly to her, “God bless you, golden fish. I don’t need anything from you.”
The fisherman went home and told his wife the wonderful thing that had happened to him at the shore. But she cursed angrily him and said, “You are such a fool not to make a wish! At least you could have asked for a watering-trough, since ours is broken.”
The old man returned to the seashore, where little waves were rushing up onto the sand. He called out to the golden fish. She swam up and asked, “What do you need, old man?” He bowed and replied that his wife cursed at him because she needed a new trough. The fish comforted him and promised to grant his wish.
When the fisherman returned home he saw the new trough. But his wife shouted at him, “‘You are such a fool! Go back to the fish! Ask for a new house.”
The fisherman went back to the sea, where the water and sky had become overcast. He called the fish, who swam up to where he was standing. He apologized and said that his snappish wife wanted a new house. The fish comforted him and promised to fulfill his wish.
When he returned, he saw a nice new cottage with a gate. But his wife shouted even louder, “You are such a fool! Go back to the fish! I do not want be an ordinary peasant, I want be a noblewoman!”
The poor old fisherman went to the sea. The waves were beginning to rise and beat on the shore, and the sky had become even darker. He called the golden fish, who swam up and asked him what he wanted. He bowed humbly and explained, “Don’t be angry, Your Majesty Golden Fish. My wife has gone mad; she wants be a noblewoman.” The fish comforted him.
And what did he see when he returned home? The hut had become a great house. His wife was wearing an expensive sable jacket and had a kokoshnik (headdress) of brocade. She had on pearl necklaces and gold rings. There were many servants bustling around her. She hit and slapped them. The fisherman said, “Greetings, Milady, I hope you are satisfied now.” She didn’t deign to answer him, but instead ordered him off to live in the stable.
Several weeks later, the wife ordered her husband to appear before her and instructed him to go to the sea again, saying, “I am still subject to the rule of those above me! I want be queen of all the land!” The old man, frightened, said, “Are you crazy, old woman? You have no concept of courtly manners. Everybody will make fun of you.” At these words his wife glowered with rage, slapped his face, and ordered him to obey.
The old man went down to the seashore. The water was roiling, the sky and sea had become almost black. He called the golden fish. When she swam to the shore, he bowed and said that his wife now wanted to be queen of the land. The fish comforted him and let him go home.
When the fisherman arrived, he found a great palace, inside which his wife was seated on a throne. Boyars and other noblemen were her servants. Around her stood menacing guards. The old man was terrified, but approached the queen and said, “Greetings, Your Majesty. I hope you are happy now.” She did not even look at him, and her guards drove him out.
Several weeks later the queen sent for the old fisherman and again ordered him to go to the sea–this time to ask the golden fish to become her servant and make her Empress of Land and Sea. The fisherman was so terrified of her that he did not even protest. He submissively went back to the sea.
A terrible storm was raging there, with lightning, thunder, and giant waves crashing against the shore. The old man yelled as loud as he could and the fish rose out of the waves. He explained to her what his wife wanted now. This time the golden fish did not reply, but turned and swam away out to sea. After waiting a long time in vain for any answer, the fisherman returned home–where he found his old mud hut, his poor old wife and a broken trough in front of her.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!