Bạn đang xem bài viết Nuôi Trùng Cỏ Cho Cá Bột Ăn được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nuôi trùng cỏ hiệu quả và nhanh cho cá bột ăn đang là nhu cầu của rất nhiều người nuôi cá cảnh, đặc biệt là cá betta bột.
Trùng cỏ là gì, làm cách nào để nuôi trùng cỏ cho cá betta bột ăn?Nuôi trùng cỏ cho cá bột ăn, Trùng cỏ (infusoria) là những sinh vật nguyên sinh hiện diện ở hầu hết các vực nước như ao, hồ, sông và biển. Chúng có kích thước rất nhỏ và là thức ăn vô cùng quan trọng cho cá bột mới nở. Trong ngành chăn nuôi thủy hải sản ở các nước công nghiệp phát triển, người ta thường phân lập và nhân giống đại trà một số loại trùng cỏ như trùng bánh xe (rotifer) và trùng đế giày (paramecium). Những sinh vật này thuộc về một nhóm trùng cỏ quan trọng gọi là mao trùng (ciliates).
Trùng cỏ có kích thước nhỏ nhất (khoảng dưới 200 micro mét) so với các nguồn thức ăn khác như bo bo, artemia và trùn giấm. Thực ra, bo bo và artemia mới nở cũng rất nhỏ nhưng chúng tăng trưởng rất nhanh và trở nên quá to để cá bột có thể ăn được. Như vậy, trùng cỏ là thức ăn thích hợp nhất đối với những loại cá bột có kích thước nhỏ chẳng hạn như cá lia thia, betta.
Ngoài tự nhiên, trùng cỏ hiện diện và tập trung nhiều ở ven bờ ao hồ, kênh rạch, cống rãnh và ruộng lúa; chúng thâm nhập vào cả các hòn non bộ và chậu cảnh qua nguồn thực vật thủy sinh hay thức ăn mà chúng ta mang vào đó. Thức ăn của chúng là vi khuẩn, vi tảo và các loại mùn bã hữu cơ lơ lửng trong nước. Đấy là những nguồn “con giống” mà chúng ta có thể tận dụng để “ươm nuôi trùng cỏ tại gia”.
Có nhiều phương pháp ươm nuôi trùng cỏ, trong loạt bài viết về nguồn gốc của Plakat Thái tác giả Precha đã khuyên nên bỏ một ít rau muống ao vào chậu ép cá và để ở chỗ tối một thời gian, khi cá con ra đời thì nguồn thức ăn trùng cỏ đã sẵn sàng. Bạn sẽ tự hỏi là con giống trùng cỏ ở đâu mà có? Trùng cỏ luôn hiện diện trên bề mặt thực vật thủy sinh (ở đây là rau muống), khi thực vật bị phân hủy bởi vi khuẩn (hiện tượng thối rữa), lượng vi khuẩn sẽ bùng phát và là nguồn thức ăn dồi dào cho trùng cỏ. Trùng cỏ sinh sôi thật nhiều và đến lượt chúng trở thành nguồn thức ăn cho cá bột mới nở.
1. Ươm nuôi trùng cỏ cho cá bột ăn– Nước hay rong chứa trùng cỏ lấy từ hòn non bộ hay các hồ nước tự nhiên. Bạn cũng có thể xin nguồn trùng cỏ giống từ những nhà lai tạo cá betta nhiều kinh nghịêm khác. Họ đã lai tạo thành công nhiều bầy cá nên chắc chắn nguồn trùng cỏ của họ có chất lượng.
– Một chai nước suối đựng nước trái cây.
Cách thực hiện:– Chuẩn bị một chậu nhỏ đổ đầy nước cũ lấy từ hồ cá. Lưu ý: không được sử dụng nước máy vì có chứa chất sát khuẩn!
– Bỏ vào một ít rong.
– Đặt nơi có ánh sáng (gần cửa sổ).
– Hai ba ngày lại châm thêm một muỗng nước trái cây (lưu ý cân chỉnh lượng nước trái cây để không bị thối là được). Có thể thay nước trái cây bằng lá xà lách nhưng quá trình phân huỷ sẽ chậm hơn.
Chậu ươm trùng cỏ dùng để nuôi cá lia thia bột.
Mỗi khi cho cá ăn múc một chén nhỏ, dùng muỗng múc và rải đều lên mặt nước nơi có nhiều cá bột. Một ngày cho cá bột ăn từ hai đến ba lần. Nếu nước ở chậu ươm vơi bớt thì lại châm nước cũ vào. Xin nhắc lại là phải dùng nước cũ, lấy từ hồ cá hay nước máy đã để hả bằng không chất sát khuẩn trong nước máy sẽ diệt hết trùng cỏ!
2. Ươm nuôi trùng cỏ cấp tốcNhiều người, nhất là những người mới bắt đầu nuôi cá betta, thường không chuẩn bị sẵn trùng cỏ trước khi ép cá! Trường hợp của tôi là khi tôi nuôi một bầy lia thia trong hồ và một ngày kia bỗng thấy cá đẻ và trên tổ bọt xuất hiện trứng. Vấn đề như thế này xảy ra rất thường xuyên và tôi tin rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra chừng nào còn có người nuôi cá betta. Nếu bạn chơi chung nhóm với những người nuôi cá betta khác thì không thành vấn đề, bạn có thể xin trùng cỏ từ đó. Bằng không tôi xin giới thiệu một cách ươm nuôi trùng cỏ cấp tốc mà bạn có thể chuẩn bị ngay khi vừa phát hiện cá đẻ và có thể cho cá bột ăn sau đó hai, ba ngày.
– Một ly nước lấy ở hòn non bộ, nơi có nhiều rêu xanh. Đây là nguồn trùng cỏ giống.
– Một nắm lá xà lách xay nát bằng máy xay sinh tố.
– Một vài viên men cơm rượu. Hầu như bất cứ khu chợ nào ở Việt Nam cũng có bán men cơm rượu, bạn cứ mua ở các cửa hàng tạp hóa, 1 ngàn đồng mua được 2-3 viên. Men cơm rượu có chứa nhiều vi khuẩn, tôi hy vọng nó sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy lá xà lách. Nếu có nhà khoa học nào khẳng định rằng vi khuẩn lên men cơm rượu không hề có tác dụng thúc đẩy việc phân hủy lá xà lách thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 1 ngàn tiền mua men cơm rượu! Dẫu sao, đây chỉ là suy luận của riêng tôi, tôi không khẳng định rằng nó thực sự có tác dụng.
Hỗn hợp gồm nước lấy từ hòn non bộ, xà lách xay nhuyễn và men cơm rượu. Kết hợp xục khí để đẩy nhanh quá trình phân hủy và giảm mùi hôi.
– Chậu ươm.
– Máy sục khí.
– Đèn.
Có thể thay thế nguồn sáng tự nhiên bằng cách chiếu đèn liên tục 10 tiếng/ngày. Sau đó, đem xô chứa trùng cỏ đặt nơi có ánh sáng để sử dụng lâu dài.
Cách thực hiện: – Bỏ xà lách, men rượu, nước chứa trùng cỏ vào chậu. Đổ thêm nước sạch sao cho mực nước đạt khoảng 1/3 chậu.
– Sục khí liên tục. Việc sục khí sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy xà lách và hạn chế mùi hôi thối phát sinh.
– Để chậu nơi có ánh sáng (không chiếu trực tiếp). Thực tế, mấy hôm tôi chuẩn bị thức ăn cho cá thì trời mưa liên tục nên tôi sử dụng đèn hồng tím (loại đèn rẻ tiền dùng cho hồ cá) để chiếu sáng, thời lượng chiếu khoảng 10 tiếng/ngày.
Sau hai ngày, bạn có thể múc dung dịch này để nuôi cá bột. Lượng thức ăn nhiều ít tùy thuộc vào dung tích hồ ép của bạn, tôi thường cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Cứ đổ dung dịch có trùng cỏ vào chậu ép cho đến khi nào nước hơi ngả màu là được. Bạn có thể duy trì phần nước dư và cho thêm xà lách hay nước trái cây vào để sử dụng cho các lần ép cá sau đó. Từ bây giờ, khi dung dịch đã định hình bạn không phải xục khí và chiếu đèn nữa, chỉ cần để nơi có ánh sáng (không chiếu trực tiếp) là đủ nhưng đừng ngạc nhiên khi dung dịch bắt đầu trở nên nặng mùi! Tóm lại, việc ươm nuôi trùng cỏ để nuôi cá bột từ 1 đến 10 ngày tuổi thực sự rất đơn giản nếu các bạn hiểu nguyên tắc ươm nuôi như trình bày ở trên.
Chậu ép nhỏ: mỗi lần cho cá ăn chỉ cần vài muỗng nhỏ rải đều lên mặt nước.
Hồ ép lớn: mỗi lần cho cá bột ăn phải múc 4-5 ly.
Trùng Huyết Là Con Gì? Cho Cá Cảnh Ăn Trùng Huyết Có Tốt Không?
I. Trùng huyết là con gì?
Như chúng ta đã biết trùn huyết là loại thức ăn được cá cảnh rất yêu thích, vậy trùng huyết / trùn huyết là gì?
a. Nguồn gốc:
Trùn huyết đông lạnh là ấu trùng của muỗi Chironomid hay còn có tên gọi khác là muỗi lắc hoặc ruồi nhuế.
“Họ Chironomidae (Midges) có khoảng 5000 loài, ở khắp nơi, không chích – đốt (nonbiting) là côn trùng biết bay, ấu trùng thường sống dưới nước”.
Theo: Sách Biology of the Invertebrates (Sinh học động vật không xương sống) của Jan A. Pechenik (2000), Nhà XB McGraw – Hill, ở trang 389
b. Đặc điểm hình dáng:
Ở giai đoạn ấu trùng (trùn huyết đông lanh) có hình dáng phân đốt, chiều dài khoảng 15cm, nhìn hình dáng rất giống con giun đất màu đỏ.
Bên trong trùn huyết đông lạnh có chứa một chất hemoglobin (huyết sắc tố giúp nó hấp thụ oxi trong điều kiện của đáy bùn). Vì thế trùn huyết có màu đỏ tươi và được gọi tên là trùn huyết đông lạnh.
c. Đặc điểm sinh sống
Môi trường sống yêu thích của trùn huyết đông lạnh là dưới đáy bùn của những nơi có dòng nước lưu động.
Ở đáy bùn Trùn huyết sẽ dùng nước bọt, kết bùn thành ống. Trùn sẽ sống trong ống nhô phần đầu ra ngoài để đào bới và tìm kiếm thức ăn.
d. Thức ăn của trùn huyết
Môi trường sống của trùn huyết đông lạnh chủ yếu là dưới đáy bùn, vì thế thức ăn chính của trùn huyết là các loại động thực vật đang trong quá trình phân huỷ và các vi sinh vật sống ở đáy bùn.
e. Vai trò của trùn huyết đối với hệ thuỷ sinh
Trùn huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thuỷ sinh. Nó là nguồn thức ăn dễ kiếm, an toàn và giàu dinh dưỡng của các loại cá.
II. Cho cá cảnh ăn trùn huyết có tốt không?
a. Cho cá cảnh ăn trùn huyết có tốt không?
Trùn huyết là loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho cá.
Trùn huyết cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất sắt cho cá vì trong trùn chứa nhiều Haemoglobin.
“… chính số lượng và chất lượng của ấu trùng muỗi lắc có ảnh hưởng quyết định đến năng suất cá tự nhiên ở những ao nuôi cá chép và các loại cá ăn đáy khác. Vì vậy người ta nghĩ ngay đến việc nuôi chủ động ấu trùng muỗi lắc Chironomus – vì đây là loài thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và các loài cá ăn đáy đều ưa thích (chú ý: muỗi lắc Chironomus hoàn toàn không đốt người, khác với các loài muỗi cần tiêu diệt là Culex, Anopheles …)”.
Theo sách: “Thức ăn tự nhiên của cá” Nhà XB Nông nghiệp, 1995, Trần Văn Vỹ
b. Cách cho cá ăn trùn huyết
Thông thường trùn huyết được chia làm 2 dạng, dạng viên và dạng vỉ, tuỳ vào sở thích và số lượng cá trong hồ bạn có thể lựa chọn loại phù hợp.
Cách cho cá ăn trùn huyết:
Cách 1: Rã động trùn sau đó cho trùn đã rã đông vào bể để cá ăn.
Cách 2: Cho những viên trùn đã được bẻ nhỏ vào bể để cá tự rỉa.
III. Trùn huyết đông lạnh giá bao nhiêu? Mua trùn huyết ở đâu?
Rachu.vn là nơi chuyên cung cấp các loại thức ăn cho cá, trùn huyết tại TP HCM. Với 2 chi nhánh chính và ship xe tại mọi miền tổ quốc Ranchu luôn tự hào mang đến cho những người nuôi cá cảnh lượng thức ăn tốt nhất.
Trùng huyết đông lạnh giá bao nhiêu:
Có 2 loại: túi zip và viên
1 túi zip 200g: 25k
2 túi 1kg: 110k.
Viên bịch 1 kg: 110k
Lấy trên 10kg = 90k
1. Chi nhánh Hóc Môn, Quận 12:
Dũng Kiều Farm
Số điện thoại:0975097700
Facebook: https://fb.com/profile.php?id=100019908669797
Địa chỉ: 90/14 Bùi Công Trừng, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn, TpHCM
2. Chi nhánh Gò Vấp:
Hải Titan Farm
Số điện thoại: 0975984204
Facebook: https://fb.com/VKLDiMat2017
Địa chỉ: 416/15/85A Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TpHCM
Cá Trắm Cỏ Thích Ăn Gì Nhất? Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Đúng Cách
Cá trắm cỏ – một trong những loại cá nước ngọt mang lại giá trị kinh tế tốt cho nông dân Việt Nam. Loài cá này ngày một phổ biến hơn trên thị trường nước ta, đặc biệt đối với những khu vực thuộc đồng bằng phía Bắc. Nhờ đặc tính khác biệt cùng với những giá trị và cá trắm cỏ mang lại đã khiến cho loài cá này trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nông dân Việt Nam hiện nay.
Để có thể thực hiện quá trình chăn nuôi cá trắm cỏ thì bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về loại cá này. Khi đã nắm rõ được đặc tính của cá thì quá trình chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Cá trắm cỏ là một loại cá nằm trong họ cá chép (Cyprinidae) – là loài duy nhất nằm trong chi Ctenopharyngodon. Một con cá trắm cỏ lớn có thể phát triển với chiều dài lên đến 1.5 mét và nặng gần 45kg. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 21 năm và được phân loại cụ thể như sau:
Thuộc bộ cá Chép Cypriniformes
Thuộc họ cá Chép Cypriniformes
Thuộc phân họ cá trắm Leuciscinae
Thuộc giống cá trắm cỏ Ctenopharyngodon
Thuộc loài trắm cỏ Ctenopharyngodon Idellus
Như đã giới thiệu ở phía trên, cá trắm cỏ có kích thước tương đối lớn. Với những con có trọng lượng lớn nhất có thể lên đến 35 hoặc 40kg. Với trọng lượng thương phẩm trung bình là từ 3 đến 5kg. Khi đem so sánh với những loài cá khác ở cùng kích thước với điều kiện sinh trưởng tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm cỏ là nhanh hơn.
Thông thường, cá được nuôi ở trong ao sau khoảng 1 năm sẽ đạt trong lượng 1kg. Với những năm sau đó thì đạt từ 2 đến 3kg với những điều kiện thời tiết ở vùng ôn đới. Trọng lượng có thể đạt từ 4 đến 5kg với những khu vực chăn nuôi ở cùng nhiệt đới.
Khi sống trong điều kiện môi trường tự nhiên thì cá sẽ sinh sản theo hình thức bán di cư. Loài cá này thuộc loài đẻ trứng. Mỗi năm, khi đến mùa sinh sản chúng sẽ di cư lên phía đầu nguồn của những con sông mà chúng sinh sống để đẻ trứng. Khu vực đầu nguồn thường là những khu vực có mật độ nước chảy mạnh và có sự thay đổi nhất định về điều kiện môi trường nước.
Với cá trắm cỏ thì đây là điều kiện vô cùng thích hợp để sinh sản. Trứng của những con cá trắm cỏ so với trọng lượng của nước thường nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao chúng thường bị trôi nổi ở môi trường tầng nước giữa. Trong trường hợp bạn nhìn thấy những quả trứng này chìm xuống dưới đáy sông thì điều này có nghĩa là những quả trứng này đã bị hỏng và không thể nở thành cá con.
Với điều kiện chăn nuôi thì cá trắm có thường sẽ không thể sinh sản một cách tự nhiên dù cho hệ sinh dục của chúng vẫn phát triển bình thường. Để có thể sinh sản được bắt buộc chúng cần được tiêm thêm hormone sinh dục, đồng thời con người cần phải tăng cường để tạo ra những áp lực và cả những chuyện động mạnh của dòng nước ở trong hồ nuôi.
Giai đoạn sinh sản của cá trắm cỏ thường là từ năm 4 đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn trưởng thành đủ điều kiện để sinh sản của cá.
Như bạn đã thấy, để cho cá có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt khá là khó khăn. Chính vì vậy để có thể chăn nuôi loài cá này và mang lại được những giá trị kinh tế cao thì người nông dân cần phải có kỹ thuật.
Bạn cần phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực hồ nuôi cá và nạo vét bùn nếu lượng bùn này vượt quá mức cho phép. Đồng thời, bạn cũng cần bón vôi ở khắp đáy ao để có thể diệt đi những loại cá tạp cùng với những mầm bệnh với phương pháp rải đều trung bình khoảng 7 đến 10 kg vôi bột cho 100m 2 diện tích đáy ao.
Sau thời gian tẩy vôi khoảng 3 ngày, bạn thực hiện bón lót với khoảng 20 đến 30 kg phân chuồng được rải đều khắp ao. Thêm vào đó bạn băm nhỏ 50kg lá xanh (nên lựa chọn những loại lá cây thân mềm để có thể làm phân xanh) và cũng mang đi rải đều khắp đáy ao. Bạn có thể vùi lá cây vào dưới lớp bùn hoặc sử dụng bó chúng thành những bó nhỏ với trọng lượng 5 đến 7 kilogam để dìm ở những góc ao.
Lưu ý: Khối lượng trên được tính cho 100m 2 diện tích đáy ao.
Kế đến ban cho nước vào ao ngập khoảng từ 0.3 cho đến 0.4m và ngâm từ 5 đến 7 ngày. Sau đó vớt hết những bã xác phân xanh và cho nước vào ao với độ sâu từ 1 đến 1.5m. Nhớ cần phải lọc nước ao bằng cách sử dụng đăng hoặc lưới để đề phòng các loại cá dữ hoặc cá tạp xâm nhập vào trong môi trường chăn nuôi.
Cá trắm đen giống thường được thả vào 2 thời kỳ nhất định:
Thời điểm vụ xuân từ khoảng tháng 2 đến tháng 3.
Thời điểm vụ thu: tháng 8 và tháng 9
Đây là hai thời điểm thích hợp để thả cá giống vào trong ao với điều kiện tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những loại cá giống lớn, khỏe mạnh và không bị xây xát hay bệnh tật. Mật độ thả nên là 1 đến 2 con cho 1m 2. Kích thước cá phù hợp để thả là 8 đến 10 cm.
Trong suốt quá trình chăn nuôi bạn cần lưu ý:
Thường xuyên theo dõi và quản lý bờ ao, khu vực cống thoát nước và kiểm tra mực nước của ao cá vào mỗi buổi sáng.
Thời điểm sáng sớm cần lưu ý và kiểm tra xem cá có bị nổi đầu lên mặt nước vì bị ngạt thở hay không. Thời gian nổi đầu của cá có kéo dài hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng trên thì bạn cần ngừng cho ăn và tăng thêm mực nước vào trong ao.
Khoảng từ 5 đến 6 tháng nuôi là đã có thể đánh tỉa một số lượng cá lớn để phục vụ cho việc ăn uống hoặc bán để kiếm thêm thu nhập. Sau đó bạn thả thêm một lượng cá giống tương đương để có thể tăng năng suất cho quá trình chăn nuôi. Bắt buộc phải ghi chép cẩn thận lại số lượng cá đã thu hoạch và số lượng cá đã thêm vào sau mỗi đợt đánh tỉa. (Nên ghi cả số lượng cá và khối lượng cá).
Đến thời điểm cuối năm bạn có thể thu hoạch toàn bộ số lượng cá đã chăn nuôi trước đó (trong lúc thu hoạch bạn có thể lựa chọn giữ lại những con cá nhỏ để làm giống phục vụ cho những vụ nuôi sau). Sau quá trình thu hoạch cần phải ghi chép cẩn thận lại sản lượng cá trắm cỏ đã thu hoạch được (bao gồm cả đợt đánh tỉa cá và đợt thu hoạch cá cuối năm).
Mục đích của việc ghi chép là để sơ bộ hạch toán trong suốt quá trình nuôi và lấy đó làm cơ sở cho những vụ nuôi được đầu tư tiếp theo sau đó.
Thông thường, cá trắm cỏ sẽ gặp phải một số những căn bệnh như: bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá đơn chủ hay bệnh trùng quả dưa. Mỗi một loại bệnh đều có một triệu chứng và những bệnh lý riêng khác biệt. Vậy nên, trong quá trình chăn nuôi bạn cần phải theo dõi thường xuyên mới có thể kịp thời pháp hiện ra những biểu hiện bất thường của cá để phòng và trị bệnh.
Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho cá trắm cỏ được chăn nuôi, trong quá trình này bạn cần tiến hành sử dụng vôi để có thể cải tạo được môi trường nuôi tốt hơn.
Đối với vôi: Nên đựng ở trong bao và treo ở đầu nguồn nước. Khoảng cách từ mặt nước đến bao vôi khoảng ½ độ sâu của mực nước ở trong lồng nuôi. Liều lượng trung bình sẽ là 3 đến 4kg vôi cho mỗi 10m3 nước có ở trong lồng nuôi.
Sunphat đồng (CuSO4) được sử dụng để phòng ngừa các ký sinh đơn bào. Liều lượng cần sử dụng là khoảng 50g/10m3 nước, sử dụng trung bình 2 lần mỗi tuần.
Lưu ý: Không được sử dụng những loại thuốc và hóa chất kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thủy hải sản.
Trong quá trình chăn nuôi, việc hiểu và biết được cá trắm cỏ thích ăn gì cũng là cách để cá có thể phát triển được tốt nhất. Thực tế, so với những loài khác thì cá trắm cỏ có nguồn thức ăn tự nhiên tương đối phong phú.
Các loại thức ăn xanh: Cỏ, các loại rong, lá chuối hay lá sắn, … nên được sử dụng để cho cá ăn hàng ngày. Sau khi cá ăn xong, nông dân cần phải vớt bỏ những cọng thức ăn già còn sót lại mà cá không ăn được. Bổ sung thêm cám gạo hoặc cám ngô trong các bữa ăn hàng ngày. Trung bình cứ 100 con thì bạn cho ăn khoảng 2 đến 3kg rau xanh. Sau đó, tùy theo sự phát triển của cá để bổ sung thêm hàm lượng thức ăn.
Để tăng trọng được khoảng 1kg thịt cá thì cần từ 30 đến 40kg thức ăn xanh các loại.
Với thức ăn là cỏ tươi thì nên cho ăn từ 30 đến 40% so với trọng lượng của thân cá. Với các loại rong hoặc bèo thì khối lượng cho ăn là 70% thân cá.
Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ từ cỏ voi và phụ phẩm nông nghiệp
200kg cỏ voi, lục bình, rau xanh, cây ngô, rong tảo …
5 – 7 kg cám gạo
1 lít mật rỉ đường ( đường mật mía hoặc đường phên)
1 gói cám lên men EMZEO 200gr
Nước sạch 50 lít
Dùng máy băm nhỏ nguyên liệu cỏ voi, rau xanh … thành các khúc 3 – 5cm cho cá dễ ăn
Hòa tan men vi sinh cám lên men EMZEO với 50 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường
Đảo trộn đều nguyên liệu với cám gạo và tưới ướt đều dung dịch men vi sinh
Đánh đống ủ hoặc cho vào tải để ủ 2 – 3 ngày là sử dụng được
Chú ý: Bà con có thể sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn cho cá trắm cỏ theo lượng: 1 lít EM tỏi trộn đều với 100kg thức ăn trước 30 phút khi cho cá ăn. Một tuần cho cá ăn kèm với EM tỏi 2 – 3 lần.
Tại thị trường Việt Nam, cá trắm cỏ đóng vai trò phát triển giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi thủy hải sản. Việc nắm bắt được đặc tính cùng với sở thích thức ăn của cá sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của cá. Với những thông tin đã được đề cập ở trên, các ngư dân sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất để hỗ trợ trong suốt quá trình chăn nuôi của mình.
Lưu ý: nên tìm hiểu và đào sâu thêm những kiến thức về các hình thức chăn nuôi cá trắm cỏ khác.
About Đức Bình
Bột Cá Nguyên Liệu Thức Ăn Chăn Nuôi
Bột Cá là một loại sản được chế biến từ thịt cá,cá tạp, cá nguyên con, đầu và xương cá hay các phụ phẩm khác từ quá trình chế biến cá.
Bột Cá là sản phẩm giàu đạm, Đạm của bột cá biển là đạm hoàn hảo, vì chúng chứa đủ các axit amin không thay thế và có tỉ lệ cân đối với các axit amin. Bột cá biển có hệ số tiêu hóa cao bỡi lẽ chứa nhiều đạm dễ hòa tan và hấp thu.
Với việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, cũng như mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, Việt Mỹ Feed luôn không ngừng mở rộng mạng lưới thu mua nhằm tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm bột cá ở Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bột cá Việt Nam với hàm lượng đạm đạt 67%, phù hợp để bổ sung đạm và acidamin cho việc sản xuất thức ăn gia súc.
– Bao PP màu trắng hoặc xanh lá trơn (không có thông tin trên bao bì).
– Một container khoản 20 – 22 tấn (đối với container 20f)
– Có thể đóng gói theo yêu cầu của khách hàng
Bên cạnh sản phẩm Bột Cá , Việt Mỹ Feed còn cung cấp các sản phẩm khác như :ột lông vũ , ….Chúng tôi tự hào về chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm đang cung cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của quý khách hàng giúp nâng cao hiệu quả cho vật nuôi.
Hãy liên hệ với Việt Mỹ Feed để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm miễn phí!
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT MỸTrụ Sở : Số 6-8(Hẻm 143/43), Đường Liên Khu 5-6, KP. 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, chúng tôi Văn Phòng : Tòa nhà Việt Mỹ, 85/31 Nguyễn Thế Truyện, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP.HCM. Điện thoại : (08) 38103262 Fax : (08) 38103226 CN Hải Phòng : Tầng 6, Tòa Nhà Sơn Hải, 452, Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Hải PhòngHotline : 09726 45678 – 0914 307 227 Website : chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Trùng Cỏ Cho Cá Bột Ăn trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!