Bạn đang xem bài viết Nuôi Dưỡng Cá Kiểng Con Ra Sao? được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhân việc tìm hiểu về sự sinh sản của cá kiểng, chắc chắn người nuôi cá kiểng nào cũng muốn biết thêm cách nuôi dưỡng cá con của từng giống cá cha mẹ ra sao, để nếu cần thì tìm cách … can thiệp đúng lúc.
Như các bạn đã biết, đa số các giống cá kiểng đều có khả năng chu toàn thiên chức làm cha mẹ của mình đối với ổ cá con của chúng. Thế nhưng, cũng có nhiều giống chỉ có cá cha hay cá mẹ mới làm tròn thiên chức cao quý này thôi. Con còn lại một là chểnh mảng trong việc nuôi con, hai là có tật ăn trứng, ăn con, khiến trứng đẻ thì nhiều, con nở cũng lắm, nhưng cuối cùng sống sót không được bao nhiêu.
Nuôi cá với mục đích kinh doanh mà gặp trường hợp oái oăm này thì coi như bị thất thu lớn.
Để cứu vãn tình hình quá xấu này, tuỳ từng trường hợp mà ta nên có cách xử lý kịp thời để cứu nguy cho ổ cá, đồng thời để đảm bảo cho nguồn lợi của mình:
Trường hợp cá cha hay cá mẹ ăn trứng hoặc ăn cá con: Phải biết chắc chắn cá nào có tật đó thì vớt ra ngoài sau khi nó đẻ trứng xong. Thông thường giống cá kiểng nào mà một trong hai con cha, mẹ sau khi để lại quay sang ăn trứng thì con còn lại nuôi con rất giỏi. Ta nên đặt hết niềm tin vào con cá đó mà cứ để cho nó tự nuôi con.
Trường hợp một trong hai cá cha hoặc mẹ bị chết: Gặp trường hợp này ta phải nuôi “bộ” ổ trứng đó, nếu biết chắc con cá còn lại không đủ khả năng nuôi sống đàn con sau này.
Trường hợp ổ cá con quý hiếm: Dù cá cha mẹ đầy đủ, nhưng biết chắc một trong hai con đó nuôi con không giỏi, mà bầy con lại rất hiếm quý, bán được giá cao thì ngay từ đầu ta nên khéo léo cách ly cá cha mẹ ra khỏi ổ trứng mà nuôi “bộ”, như vậy mởi bảo toàn được ổ cá con
Vậy thế nào là nuôi “bộ”?
Nuôi bộ là cách nuôi không cần đến cá kiểng cha mẹ. Sau khi cá cha mẹ đẻ trứng vào cọng rong, vào rễ cây lục bình hoặc trên viên ngói (tuỳ theo thói quen của từng giống) ta làm liền một trong hai cách sau đây:
Vớt hết cá cha mẹ ra ngoài nuôi riêng. Coi như việc đẻ trứng của chúng lứa này đã hoàn thành. Ổ trứng để lại tại hồ để ta có cách nuôi riêng.
Nhẹ tay cẩn thận dời ổ trứng ra ngoài, đặt trong một hồ khác đã chuẩn bị sẵn để chờ ngày cá nở. Trong trường hợp này thì cá cha mẹ vẫn còn ở lại hồ cũ.
Hồ nuôi bộ ổ cá cần phải chuẩn bị kỹ với những dụng cụ như sau:
Máy cung cấp dưỡng khí: nên cung cấp dưỡng khí liên tục suốt ngày đêm vào nước hồ từ ngày đầu ấp trứng.
Máy đo nhiệt độ nước hồ
Nước hồ phải sạch và hồ phải đặt vào nơi thoáng mát, yên tĩnh mới tốt. Chỉ sử dụng máy lọc nước khi cá con đã được vài tuần tuổi.
Thức ăn cho cá con
Cá kiểng con nở trong ba bốn ngày đầu không cần phải cho ăn, mà có cho ăn chúng cũng không biết ăn. Trong thời gian này cơ quan tiêu hoá của cá chưa phát triển đầy đủ nên chưa hấp thu được thức ăn, nhưng cá con vẫn không đói vì còn những chất dinh dưỡng dự trữ trong thân cá.
Thức ăn ban đầu của cá con là những sinh vật cực nhỏ như bo bo chẳng hạn. Có thể cho cá con ăn lòng trắng trứng. Cá một tuần trở đi, có thể biết ăn lăng quăng, biscotte. Vài tháng tuổi trở về sau, cho ăn trùn chỉ, thức ăn hỗn hợp ….
Cách làm biscotte cho cá kiểng ăn
Dùng bột mì hay bánh mì khô hay gạo rang cho vào cối giã nhuyễn thành bột mịn. Cứ một lon bột ta trộn chung độ 5 cái lòng đỏ hột gà (hay hột vịt) rồi đem phơi nắng thật khô. Sau đó bóp nhuyễn rồi rây lại để lấy bột mịn dành cho cá ăn từ từ.
Mỗi lần cho cá ăn, ta rắc bột biscotte lên mặt nước hồ để cá con trồi lên ăn. Đây là thức ăn bổ dưỡng cá kiểng con rất thích ăn.
Nuôi bộ mà nuôi khéo, tỷ lệ hao hụt cá con không nhiều. Những nghệ nhân nuôi cá kiểng nhiều kinh nghiệm thường áp dụng cách nuôi bộ này và cũng nhờ đó mà thúc đẩy cá mẹ mau để lứa sau.
Thức Ăn Nuôi Cá Rồng Bạn Nên Chuẩn Bị Ra Sao?
Thức ăn nuôi cá rồng
Trong đời sống hoang dã bên ngoài, các loài cá rồng đều sống bằng thức ăn tươi sống mà chúng tự tìm kiếm được torng môi trường chúng sống. Thức ăn nuôi cá rồng mà Farmvina muốn nói ở đây rất đa dạng như cá con, ếch nhái, tôm tép và các giống côn trùng như dế, gián, các loài sâu bọ cùng các loài động vật nhỏ có xương sống như tắc kè, rắn mối, chim chóc …
Nguồn thức ăn nuôi cá rồng như cá con, tôm tép thì lúc nào cũng có sẵn dưới sông, còn các loài sâu bọ và động vật nhỏ có xương sống thì cá rồng phòng mình lên cao để chộp bắt khi từ dưới nước trông thấy được những con vật này vô tình bám đậu trên những cành cây mọc dọc theo những bờ gie ra giữa sông. Săn mồi trên không vốn là biệt tài của giống cá này.
Nói chung, loại mồi tươi sống nuôi sống cá rồng trong môi trường sống của nó thì nhiều, nhưng không hẳn vào mùa nào torng năm cũng thừa mứa! Vì vậy, cá cũng phải đói no tuỳ mùa …
Thường thì những tháng có nguồn thức ăn dồi dào nhất thuộc vào mùa mưa, mùa có khí trời mát mẻ trùng với mùa sinh sản của nhiều loại động vật.
Khi nuôi nhốt trong hồ kiếng, nếu không đủ nguồn thức ăn tươi sống vừa kể để nuôi cá, tốt nhất ta nên tập cho cá rồng có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn cá nhau, vừa tiện lợi cho người nuôi lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn cho cá. Chúng tôi muốn nói đến việc nuôi cá rồng bằng thức ăn nhân tạo.
Thức ăn nhân tạo dành nuôi cá rồng gồm có thức ăn dạng viên và thức ăn đông lạnh.
Với thức ăn nhân tạo này, ta có thể tự pha chế hoặc mua ở các cửa hàng bán cá kiểng, lúc nào cũng có sẵn mà giá cả cũng không đắt.
Thức ăn nhân tạo dù là dạng viên hay thức ăn đông lạnh (như tôm Nam Cực) cũng chứa đủ lượng protein, calcium, và các sinh tố cần thiết giúp cho cá sinh trưởng tốt.
Cái lợi của thức ăn nhân tạo mà ai ai cũng công nhận là không chứa mầm bệnh. Trong khi đó cho á ăn thức ăn sống dễ bị vướng nhiều loại bệnh mà ta không thể lường trước được, nhất là bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Tuy vậy, nếu cho ăn thuần thức ăn nuôi cá rồng nhân tạo không thôi cũng chưa hẳn là điều tốt, vì cá rồng có thể bị một số bệnh về dinh dưỡng. Vậy, tốt nhất ta nên nuôi cá bằng cả ba loại thức ăn nếu được.
Có điều tập cho cá ăn được thức ăn nhân tạo không phải là việc dễ thực hiện trong một sáng một chiều mà được. Trừ trường hợp ta tập cho cá rồng ăn từ lúc chúng còn nhỏ tháng tuổi để lớn lên chúng quen dần. Với cá rồng trưởng thành, mười con như một đều rất dị ứng với thức ăn nhân tạo vốn có mùi lạ. Tới bữa, nếu gặp thức ăn có mùi vị lạ, dù có bị bỏ đói mấy ngày chúng cũng chê mồi và tìm được lảng tránh đi nơi khác.
Nhiều người cần thận, khi mua cá họ hỏi rất kỹ xem người bán hàng ngày họ cho cá ăn thức ăn gì để mua về cho ăn tiếp một thời gian. Chờ khi cá quen dần với môi trường sống mới họ mới tập cho chúng ăn thức ăn mới.
Để tập cho cá quen dần với thức ăn mới, ta chỉ còn cách kiên nhẫn tập từ từ, bắng cách những ngày đầu trộn một lượng rất nhỏ thức ăn mới vào thức ăn cũ để tập cho cá quen dần với mùi vị thức ăn mới. Những ngày tiếp theo, lượng thức ăn mới được trộn nhiều hơn …
Cách cho cá rồng ăn
Nuôi cá rồng ta nên tập cho chúng ăn theo bữa. Tuỳ vào tuổi của cá lớn nhỏ ra sao mà ta cho ăn ít hay nhiều bữa trong ngày.
Nếu cá rồng còn nhỏ, chiều dài thân mình chỉ dưới 15cm thì nên cho ăn ba bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.
Nếu cá rồng có chiều dài thân mình từ 20cm đến 40cm, mỗi ngày ta cho chúng ăn hai bữa, vào cữ sáng và chiều.
Còn loại cá đã trưởng thành, thân mình có kích thước từ 40cm trở lên, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.
Có điều ta nên cho cá ăn đúng giờ quy định để tập thói quen cho chúng, hễ đến bữa ăn là biết nôn nao chờ đợi vì trong bụng cơi đói đã đến lúc cồn cào thôi thúc. Và, điều này cũng tạo cho ta thói quen không cho cá ăn thất thường, nhớ lúc nào là cho ăn lúc ấy khiến cá nuôi ngày đói ngày no, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng.
Cá rồng rất háu ăn nên mỗi bữa ăn của chúng chỉ diễn ra khoảng mười phút là cùng. Chỉ nên cho cá ăn đủ no mà thôi và nên thả thức ăn vào hồ từ từ. Khi bụng đã no nê, cá rồng thường ợ lên một tiếng lớn đủ cho ta nghe thấy. Khi cá đã ăn no rồi thì chúng sẽ quay lưng lại với số thức ăn còn thừa. Vì vậy, ta nên cung cấp cho cá khẩu phần ăn vừa đủ, như vậy vừa không phí phạm thức ăn, lại giữ cho môi trường nước trong hồ được trong sạch.
Có lẽ cũng cần nói thêm về cách săn mồi của cá rồng ngoài tự nhiên. Ngoài tính năng động sẵn có, cá rồng còn sở hữu được đôi râu kỳ diệu ở hai bên khoé miệng, được coi là cơ quan thăm dò sóng nước để phát hiện đúng lúc sự xuất hiện của con mồi nằm về hướng nào mà vồ đến bắt ăn. Nhờ đó mà dù đang trong vùng nước tối đen cá rồng vẫn tìm được đủ mồi mà ăn.
Khi phát hiện được hướng con mồi xuất hiện, cá rồng liền phóng nhanh đến tóm lấy. Cách săn mồi của cá rồng rất nhanh nhảu và hung bạo. Nhiều người nuôi cá rồng thường tỏ ra thích thú về bản năng vồ chụp con mồi của chúng, giống như những chiếc máy bay tiêm kích, cứ nhắm vào hướng địch mà lao tới một cách dũng mãnh khiến con mồi không còn cách nào để mong tìm đường trốn thoát kịp.
Chúng cũng có biệt tài săn mồi ở trên không bằng cách phóng mình lên cao khỏi mặt nước tới vài mét, như Farmvina đã đề cập trong các bài viết trước.
Tham khảo chế độ ăn uống của cá Rồng
1. Giống cá: Huyết long – Chilli Super Red
3. Lần cho ăn: ngày 2 lần sáng tối, ngày nào cũng cho ăn.
4. Khối lượng thức ăn: Ngày 2 bữa, mỗi bữa ăn một trong số các mồi sau:
– 1 con trạch to hoặc – 1 con nhái to hoặc – 20-30 SW, hoặc – 10 con tôm cỡ 2 đốt ngón út, hoặc – Khối lượng tương đương tim bò, hoặc – 10 con cá mồi to bằng ngón út
5. Thức ăn thích nhất theo thứ tự ưu tiên:
– Nhái / Giun đất – Thạch sùng / Gián / Rết – Trạch – SW (gần đây mới ăn lúc nhỏ hơn 45cm rất ít ăn SW) – Tim bò – Tôm – Thức ăn khô: Chưa bao giờ ăn
6. Ghi chú:
Giống này phàm ăn nhưng thường chỉ ăn một loại thức ăn liên tục, đến lúc chán thì chuyển sang thức ăn khác, ví dụ Huyết Long có thể ăn trạch 2 tuần liền mà không ăn gì khác, sau đó chuyển sang ăn ếch, gần đây thì chuyển sang ăn sâu. Mặc dù cho ăn 2 lần/ngày nhưng thỉnh thoảng (1 tuần đến 10 ngày) cũng bỏ ăn hoặc ăn ít 1-2 bữa. Trong thời gian ăn ếch thì sẽ phát phì ra trông thấy.
Cá Mún Có Những Loại Nào Cách Nuôi Ra Sao Giá Bao Nhiêu
Ngoài làm thực phẩm thì có rất nhiều cá loại cá có vẻ đẹp sặc sỡ được dùng làm cảnh. Trong đó cá mún là một trong những cái tên có mặt sớm nhất ở Việt Nam
Hội tụ nhiều ưu điểm như giá phải chăng, màu đẹp, dễ nuôi. Cho nên nó đã chiếm hết niềm yêu thích, cảm tình của những người chơi thú cảnh.
Từ những năm 70 của thế kỷ 20 nó đã xuất hiện khiến người ta đê mê. Đến nay thì càng trở nên lộng lẫy và được lai tạo đa dạng làm nhiều người thích thú.
Mỗi nơi, vùng miền lại gọi chúng bằng những cái tên khác nhau. Đó là cá hạt lựu hay mún lùn, hoà lan, có nơi lại đặt là hồng mi,…
Tên khoa học được ghi trong tài liệu là Xiphophorus spp, là loài hiền, sống ôn hòa, dễ hòa đồng.
Nuôi chung được với rất nhiều loài khác, không hề đánh nhau hay dành ăn. Ngày nay đã được lai tạo nên tìm được dòng thuần chủng vô cùng khó.
Kích thước nhỏ nhưng sinh sản nhanh, rất giống với cá bảy màu. Được bắt nguồn từ khu vực Trung Mỹ và một số ở Mexico.
Một số nhà sinh vật tìm được rất nhiều ở Mỹ trong các khu rừng nguyên sinh. Sau đó dần dần du nhập vào các nước, Việt Nam cũng vậy.
Nhiệt độ nước ấm là phù hợp nhất cho chúng phát triển (18 đến 25 độ C). Mọi tầng nước chúng đều có mặt, ăn tạp nên cực dễ nuôi. Chúng có thể sống trên 3 năm, thuận lợi nuôi trong bể nhỏ, không gian hẹp.
Đặc điểm chung
Điểm đặc biệt của loại này là thân hình không đều, vuông/ tròn khác nhau. Giống cái bé hơn giống đực, nhận diện giống đực qua vây ở hậu môn.
Màu sắc chủ đạo đặc trưng của loài này là cam, đỏ, vàng,… Trong quá trình lai tạo có thể tạo ra nhiều loại chấm màu đen hoặc trắng,…
Thân hình nhỏ, ngắn nhưng lại khá mập mạp, đáng yêu. Vây lưng dài sẽ thấy ở con đực, hơn nữa chúng còn có vây đuôi xòe rộng bắt mắt.
Đầu nhọn, mắt to, thân phủ lớp vảy nhỏ và mỏng. Ở bụng thường có 3 vây nhỏ chụm lại màu sắc nhạt dần thành trong suốt. Vây lưng dựng đứng, kích thước lớn nhưng cũng không quá cứng.
Cá hạt lựu đẻ con, sinh nhiều, nhanh, tần suất từ 2-3 lần/ năm. Mỗi lần như vậy sẽ có 20 đến 30 con con được ra đời.
Nuôi trong bể cần chú ý giai đoạn này từ khi bụng bắt đầu to dần. Khi gần đẻ thì tách riêng ra bể khác, vì có thể các con khác sẽ ăn mất cá con.
Nuôi nhiều con trong bể cũng khiến chúng chậm lớn do thiếu oxy. Đến khi lớn hơn một chút (1 tháng tuổi) thì có thể thả chung lại bể.
Phân chia thành các loại
Nếu như mới chơi cá thì chắc chắn bạn sẽ không phân biệt được các loại cá hạt lựu. Chơi lâu năm, quan sát kỹ mới có thể nhận ra được, chủ yếu có 3 loại.
Cá mún đỏ có màu rực rỡ như tên gọi, rất giống màu lửa cháy mạnh mẽ. Nếu nuôi thêm loại này bể thủy sinh của bạn sẽ thêm sinh động, cuốn hút.
Một dòng được lai tạo là cá mún panda với thân hình khá tròn trịa. Sở dĩ có tên panda là vì thân hình chúng như gấu trúc chỉ có 2 màu đen/ trắng. Các vây trong suốt, dài và cực kỳ thẳng, kích thước max của loài này là 6cm.
Đặc biệt nhất trong 3 loại là cá mún đen với thân đen tuyền bí ẩn. Những ai hợp phong thủy mới chọn mua loại này còn người ta thường mua các con màu rực rỡ. Kể cả khi bơi hay khi ăn chúng đều rất khỏe, tràn đầy sức sống.
Chuẩn bị bể nuôi
Bể nuôi không cần quá to vì kích thước của cá khá bé. Nhưng chú ý tối thiểu phải được 40 lít, duy trì nước nhiệt độ 20-26 độ C là tốt nhất.
Tránh đặt bể ở nơi mặt trời chiếu trực tiếp vào, nơi có ánh sáng là được. Vì khi đó nhiệt độ nước lên cao khiến chúng khó mà phát triển.
Sủi khí/ sục nước không cần quá mạnh, vì chúng khá mỏng manh. Để ở mức độ vừa phải, lắp thêm đèn để tăng phần lộng lẫy.
Vệ sinh bể sạch sẽ, 1-2 lần/ tuần, tần suất thay nước cũng vậy. Hòa lan nói riêng hay các loài khác nói chung đều phải chú ý chỉ thay 2/3 nước.
Máy lọc nước có cần thiết không là câu hỏi nhiều bạn mới chơi băn khoăn. Đối với loại này nên có lọc nước để loại bỏ cặn, thức ăn thừa, vi khuẩn. Để lượng nước trong bể lúc nào cũng sạch, thuận lợi cho hòa lan phát triển.
Bên trong bể có thể rải cát hoặc sỏi trắng cho đẹp, kết hợp cây thủy sinh. Các loại khác nuôi chung được là bình tích, neon, kiếm đỏ, 7 màu,…
Cách nuôi và chăm sóc
Thức ăn hàng ngày bạn có thể cho ăn cám công nghiệp, tảo, aquafin, artemia. Hoặc rêu có trong hồ, ấu trùng, sâu đông lạnh, giáp xác, trùng chỉ,… Nếu cho ăn giun đỏ thì phải rửa sạch đất tránh làm ô nhiễm bể.
Thời kỳ cá mún sinh sản cần được để ý quan sát nhất. Chú ý khi bụng to đem nuôi ở bể riêng, khi đẻ xong lại vớt mẹ ra bể khác.
Con con lớn mới thả trở lại bể chính, tránh hiện tượng con con bị ăn thịt. Thể tích bể nuôi khi sinh sản khoảng 10 đến 20 lít là phù hợp.
Cá mún hạt lựu có giá khá rẻ nên bạn có thể mua số lượng nhiều để phối màu. Hiện nay mỗi con có giá 4 đến 6 ngàn đồng tùy từng địa điểm.
Riêng loại hạt lựu đen rẻ hơn chỉ 2 đến 2,5 ngàn đồng/ con.
Theo đánh giá chung thì ở miền Bắc giá bán rẻ hơn so với miền Nam. Khuyến khích các bạn nuôi trên 5 con để bể thêm sặc sỡ.
Cá Rồng Bệnh: Cách Phòng Trị Ra Sao?
Cá rồng bệnh: So với nhiều loài cá kiểng khác, nuôi cá rồng có cái thú vị vì loài cá này được đánh giá là có kích thước lớn nhất, mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng có tuổi thọ cao nhất.
Thế nhưng, loài cá vua này cũng vướng phải nhiều bệnh tật, mà đa số những tật bệnh đó là do môi trường sống của nó quá xấu. Một khi con cá rồng đã bị bệnh, dù là cá vua, cá quý tộc cũng bị giảm sút giá trị, do đó việc phòng và chữa bệnh cho cá rồng cần được quan tâm đặc biệt.
Còn hơn các loài cá kiểng khác, bệnh ký sinh trùng ở cá rồng thường dễ bị nhiễm và nặng hơn, do thực phẩm chính của cá rồng là mồi sống. Mồi sống ở đây là các loại cá con, ếch nhái, tôm tép, gián, dế … vốn là những động vật không nhiều thì ít mang sẵn mầm bệnh ký sinh trùng.
Vì vậy, nếu không xử lý mồi sống kỹ lưỡng trước khi thả vào hồ cho cá rồng ăn thì đương nhiên sẽ dễ bị mắc bệnh.
Bệnh ký sinh trùng cũng phát sinh từ môi trường nước quá bẩn, do lâu ngày không được thay mới, hoặc do nhiệt độ nước thay đổi khiến sức đề kháng của cá yếu hẳn đi.
Bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá rồng gồm bệnh đường ruột, bệnh trùng roi, các bệnh lở da, rụng vảy, lật mang ….
Bệnh về mang
Cách phòng ngừa là nên nuôi rộng trước một thời gian độ năm ba ngày các loài tôm cá, ếch nhái, trong lu khạp nước sạch để loại bỏ những mầm bệnh rồi mới cho cá rồng ăn dần. Nếu cá bệnh do môi trường nước thì phải lo đến việc làm vệ sinh hồ và thay nước hồ theo đúng định kỳ. Hy vọng việc làm kịp thời này sẽ giúp cá chóng lành bệnh.
Bệnh mắt trắng đục
Nuôi trong môi trường quá bẩn, nhất là nồng độ axit nitric quá cao sẽ gây bệnh ở bộ mang cá rồng. Bệnh làm cho mang cá sưng to, ứa máu, lâu ngày mang bị thối khiến khiến cá mất sức mà chết. Việc thay nước thường xuyên và đúng phương pháp sẽ giúp cá rồng tránh được bệnh này.
Do môi trường sống không thích hợp như nước bẩn, nhiệt độ và độ pH của nước thay đổi bất thường và nhất là thiếu dinh dưỡng lâu ngày khiến màng mắt cá bị thương tổn và bị vi khuẩn xâm nhập tấn công. Khi mắt cá mới nhuốm bệnh, màng mắt trở nên đục mờ như sương trắng, lâu dần màng trở nên trắng đục và cá sẽ kiệt sức mà chết.
Bệnh xệ mắt
Nếu khi phát giác cá vừa chớm bệnh mà ta kịp thời cải thiện môi trường và tăng mức dinh dưỡng tốt hơn thì có thể giúp cá thoát được bệnh mắt trắng đục này.
Cá rồng nuôi trong hồ kiếng từ bảy tám năm trở lên, nhiều con bị bệnh xệ mắt. Bệnh xệ mắt tuy không làm cho cá bị chết, nhưng bị giảm giá trị. Cá rồng bị xệ mắt là do lớp mỡ tích tụ phía trên vòng mắt khiến mắt lồi ra và chỉ nhìn xuống mà thôi.
Bệnh này như trên Farmvina đã có dịp đề cập đến, nguyên nhân là do đáy hồ kiếng không được rải lớp sỏi dày nên cá lúc nào cũng tò mò nhìn xuống đáy hồ để tìm kiếm những thức ăn thừa đang lắng đọng dưới đáy để ăn thêm. Do cứ liên tục ngày qua ngày hướng mắt nhìn xuống mãi như vậy nên cá mới bị tật xệ mắt.
Để phòng ngày cá rồng bị bệnh này, tốt nhất khắp bề mặt đáy hồ nên rải một lớp đá cuội màu đen, để cá không còn nhìn thấy bóng mình phải chiều bênh dưới và nó cũng không thể tìm thấy thức ăn thừa còn vương vãi dưới đáu hồ như trước, vì những thức ăn thừa này đã lọt hết vào các khe hở nhỏ của lớp đá cuội.
Bệnh quả thông
Để chữa bệnh này, ở nước ngoài, nhiều nơi bắt cá bệnh ra ngoài gây mê rồi phẩu thuật cắt bỏ hết lớp mỡ thừa trong mắt. Nhưng xem ra phương án này rất khó thực hiện mà kết quả cũng không cao …
Cá rồng thường còn non tháng tuổi dễ bị mắc bệnh. Cá rồng còn nhỏ mà nuôi trong hồ nước quá bẩn, hoặc nhiệt độ nước thay đổi bất thường sẽ dễ bị vướng bệnh “quả thông”. Cá rồng con bị bệnh này, bộ vảy trên thân nó sẽ dựng đứng lên trông giống hình dáng trái thông.
Lúc đầu vảy dựng đứng lên, phía gốc các vảy rớm máu. Lâu dần các vảy tróc hẳn ra khỏi thân cá và cá không tránh khỏi chết. Vì vậy, nuôi cá rồng con ta nên chú ý nhiều đến môi trường nước thật tốt mới được.
Phúc Quyên
Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ học được cách phòng tránh cá rồng bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Dưỡng Cá Kiểng Con Ra Sao? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!