Xu Hướng 10/2023 # Nuôi Cá Trê Vàng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao # Top 16 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nuôi Cá Trê Vàng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Trê Vàng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau nhiều năm gắn bó với con cá tra, chú Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi cá trê vàng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Sau khi đi tìm hiểu nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi trước, chú Hải quyết định bắt tay nuôi con cá trê vàng gặt từ đầu năm nay. Ngoài ao nuôi cá tra cạnh nhà được cải tạo lại để nuôi cá trê thịt, chú còn thuê thêm một ao khác để ương cá trê vàng giống, vừa cung cấp cho ao nhà để nuôi thương phẩm, vừa để bán cá giống cho các hộ khác có nhu cầu.

– Với 2.000 m 2 mặt nước, chú thả nuôi với gần 80.000 con cá giống, thu hoạch được gần 9 tấn cá thịt với giá 42.000 đ/kg sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận thu được gần 90 triệu đồng.

Ngoài ao cá thịt, ao cá giống còn lại cũng vừa thu hoạch được hơn 1 tấn cá trê giống, bán với giá 75.000 đ/kg cá cỡ 180 con/kg, lợi nhuận thu được gần 40 triệu đồng. Như vậy, với hai cao cá trê vàng giống và thương phẩm, sau gần 4 tháng nuôi mang lại thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

Trung bình để có 1 kg cá thịt chỉ tiêu tốn khoảng 1,2 kg thức ăn, trong khi cá tra phải đến 1,5 kg thức ăn. Bên cạnh đó, do cá trê vàng thích hợp với nước ao tù, nên người nuôi không phải thay nước nhiều lần hay bón vôi xử lý ao… nên chi phí đầu tư giảm đi nhiều. Ngoài ra, giá cá trê vàng ít bị biến động, đặc biệt vào mùa khô, cá khan hiếm, có lúc thương lái vào tận ao thu mua tới 60.000 – 70.000 đồng/kg.

Ngoài ra, đầu ra của cá trê vàng còn nhiều khó khăn do chỉ bán cho thương lái tại các chợ để tiêu thụ nội địa, số lượng mỗi lần thu mua tối đa chỉ một vài tấn sẽ gây khó cho người nuôi với số lượng lớn.

– Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động như hiện nay, nhất là con cá tra liên tục mất giá, vấn đề người nuôi chủ động tìm hiểu, chuyển đổi đối tượng nuôi phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là đối với những hộ nuôi ít vốn, diện tích ao nhỏ không thích hợp để nuôi cá tra thương phẩm nếu chuyển sang nuôi cá trê vàng sẽ là một sự chọn lựa hợp lý.

Nguồn: Sưu tầm

Cách Nuôi Cá Chép Vàng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chia sẻ cách nuôi cá chép vàng chuẩn nhất theo chia sẻ của chuyên gia 1. Cải tạo ao nuôi cá chép vàng

Bà con có thể lựa chọn các ao nuôi có diện tích lớn nhỏ khác nhau để tiến hành nuôi trồng loài thủy sản này. Nhưng diện tích ao nuôi phù hợp nhất dao động từ 300 – 1000 mét vuông để tiện công tác chăm sóc, quản lý. Trước khi tiến hành thả nuôi cá, cần phải tát cạn ao, bắt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch bèo trong ao, phát quang cỏ dại và bụi rậm xung quanh bờ ao. Nếu lớp bùn dày cần tiến hành nạo vét, đảm bảo độ dày của lớp bùn đạt 10 – 25cm là hợp lý. Tìm và lấp hết hang hốc trên bờ ao, tránh cá thoát ra ngoài. Độ cao từ đáy ao lên bờ ao cần đạt từ 1,4 – 1,6m.

Tiến hành bón vôi với liều lượng từ 7 -10 kg/100 mét vuông ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh rồi phơi ao từ 2 – 3 ngày. Nếu khu vực đó, đất bị nhiễm phèn hoặc vụ trước cá mắc bệnh cần tăng lượng vôi lên gấp 1,5 – 2 lần. Đáy ao san phẳng và nghiêng về hướng cống thoát nước. Bón lót phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng khoảng 30 – 40 kg phân chuồng và 40 – 50 kg phân xanh trong 100 mét vuông bề mặt ao. Cần rắc đều phân chuồng ở khắp ao, còn phân xanh thì bó thành từng bó và dìm ở các góc ao.

Sau khi phơi ao có thể tiến hành đổ nước vào làm nước nuôi cá chép vàng. Tuy nhiên cần lắp lới lọc có mắt dày để loại bỏ cá tạp, cá dữ có thể chui vào ao. Nếu ao sử dụng để ương cá bột thì cần duy trì mức nước ở 0,7 – 1m. Còn nếu ao sử dụng để nuôi cá hương thì cần duy trì mức nước ở 1m. Để nước ao từ 3 – 7 ngày cho tới khi nước chuyển sang màu xanh nõn chuối là có thể tiến hành thả cá vào nuôi.

2. Thả cá chép đỏ giống

Để cá lớn đúng vào ngày cúng ông Công ông Táo lên chầu trời, cần bắt đầu mùa vụ nuôi cá từ tháng 8 – 9 dương lịch. Nếu bà con đã có kinh nghiệm trong việc nuôi giống cá này có thể mua cá bột về để ương cho tiết kiệm chi phí. Còn trong trường hợp vẫn e ngại chăm sóc và nuôi dưỡng chưa được tốt, có thể mua cá hương bắt đầu nuôi sẽ giảm rủi ro xuống thấp hơn.

Nên mua cá giống ở các cơ sở có uy tín và lựa chọn các con cá có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh để nuôi. Trước khi tiến hành thả nuôi nên tắm cho cá bằng dung dịch nước muối pha loãng 2 -3% để diệt trùng trong khoảng 10 – 15 phút rồi thả cả bao chứa cá vào ao nuôi trong 15 phút để cá thích nghi với nhiệt độ nước ao rồi mới mở bao để cá tự chui ra.

Nếu nuôi cá bột, cần phải tiến hành thả cá giống với mật độ từ 150 – 200 con/ mét vuông ngay sau khi lấy nước vào ao nuôi từ 1 – 2 ngày. Tránh để bọ gạo, bắp cày… tấn công cá mới thả.

3. Cách nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng ăn gì? Thức ăn nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng là loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm các loại sau:

– Thực vật: rong rêu, bèo tấm, rau cỏ trong ao… hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp hoặc rau trồng như: chuối, đậu Hà Lan, rau muống, bí đỏ, cải…

– Động vật: đa phần nguồn thức ăn từ động vật tới từ con mồi chúng săn được ngoài tự nhiên như: bọ gậy, lăng quăng, giun, tôm, cá nhỏ…

– Thức ăn tổng hợp: thường được sử dụng cho các hộ nuôi cá quy mô lớn, mua sẵn ngoài thị trường và đổ vào máy phun thức ăn cho cá 3A90W để thay bà con rải thức ăn cho giống thủy sản này mà không tốn công sức, thời gian mỗi ngày vài lần đều đặn cho ăn. Ưu điểm khi sử dụng thiết bị cho cá ăn chuyên dụng còn giúp bà con tiết kiệm thức ăn và tránh làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm nguy cơ mắc bệnh trên cả đàn cá. Máy phân bố đều thức ăn ra xa, trên diện rộng, đảm bảo toàn bộ đàn cá được ăn đầy đủ, tránh hiện tượng cá chậm lớn, còi cọc, giảm giá trị thương phẩm.

Sau khi thả cá giống, cần cho cá ăn ngay bằng trứng gà, vịt với lượng 30000 – 40000 cá bột ăn 1 quả trứng. cách làm như sau: luộc trứng chín rồi chà nhỏ qua rây lọc để làm nhỏ mịn thức ăn rồi hòa loãng và té xuống ao. Ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, liên tục trong 3 ngày đầu tiên.

Các ngày tiếp theo hòa bột đậu tương với bột cá, cám, bột ngô theo tỉ lệ 3:3:4 rồi đem đun chín và rắc xuống ao làm thức ăn cho cá. Mỗi ngày duy trì cho cá chép vàng ăn 2 lần.

Tuần thứ nhất duy trì liều lượng 0,5 kg/10000 con cá/bữa

Tuần thứ 2 tăng lên 1kg thức ăn/10000 con cá/bữa

Tuần thứ 3 tăng lên 2 kg thức ăn/10000 con cá/bữa

Tuần thứ 4 duy trì ở mức 3kg thức ăn/10000 con cá/bữa

Kết hợp bón phân định kình 2 lần/tháng với lượng 20 – 30 kg phân chuồng + 30 – 40 kg phân xanh trên 100 mét vuông mặt ao.

Nuôi cá hương có thể sử dụng thức ăn công nghiệp mua sẵn có độ đạm từ 25 – 30% hoặc tự chế biến thức ăn hỗn hợp bằng công thức: trộn bột cá, bột đậu tương, ngô, khoai, mì… nhưng cần đảm bảo tỉ lệ bột đậu tương và bột cá chiếm 25 – 35% rồi nấu chín lên. Sau đó để nguội bớt và cho qua máy ép cám viên tạo hạt, hong khô và rắc xuống cho cá ăn 2 bữa/ngày. Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày bằng 7 – 10% trọng lượng cá chép vàng cảnh.

Khi cá chép vàng còn nhỏ, nên cho cá ăn thêm các loại động vật phù du, trùn chỉ và loăng quăng. Cá chép lớn hơn có thể cho ăn thêm ấu trùng, giun, ốc, cám, bã đậu…

Chăm sóc cá chép vàng

Trong những ngày đầu tiên thả cá giống, cần dùng vợt lưới để vớt hết trứng ếch, nhái, trên bề mặt ao vào sáng sớm hoặc dùng khung tre tẩm dầu hỏa di chuyển trên bề mặt ao để tiêu diệt bọ gạo – loại thiên địch gây hại cho cá. Tập luyện sức khỏe cho cá bằng cách khoắng đục nước ao 2 – 3 ngày một lần từ sau 20 ngày thả cả trở đi. Trong 20 ngày đầu tiên không được sử dụng bất kì hình thức đánh bắt nào, tránh làm xây xát cá do cá chưa hoàn thiện lớp vảy bên ngoài.

Khi cá lớn hơn chuyển từ giai đoạn cá bột sang cá hương cần phải thu hoạch để bán bớt hoặc san thả sang các ao khác nuôi tiếp, tránh để chúng cạnh tranh thức ăn gây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng. Sử dụng lưới bằng màn tuyn để đánh bắt ở từng vùng ao, không kéo toàn bộ ao sẽ khiến cá bị chết ngạt.

Duy trì mức nước trong ao từ 1 – 1,2m đảm bảo cho cá có môi trường thuận lợi nhất để sinh trưởng. Kiểm tra cá 2 – 3 ngày/lần bằng cách dùng vợt bắt 1 vài con cá chép đỏ lên. Nếu cá khỏe, bụng căng tròn, màu da tươi sáng là đàn cá đang phát triển tốt. Nếu cá bụng lép, đầu to tức là đang bị đói, cần tăng khẩu phần ăn.

Tại các thời điểm giao mùa, cá rất dễ nhiễm các bệnh kí sinh như nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Để hạn chế các bệnh gặp phải, cần tiến hành khử trùng ao nuôi định kì mỗi tháng 1 lần bằng vôi bột với lượng 2kg/100 mét vuông bề mặt ao.

Mùa đông nên giữ mức nước trong ao ổn định. Dưới 18 độ C, không cho cá ăn. Trên 18 độ C cho cá ăn lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Trong thời tiết giá lạnh, không đánh bắt cá, tránh gây tổn thương.

Nếu cá có triệu chứng mắc bệnh nấm thủy mi như: trên cơ thể xuất hiện các cục bông màu trắng chính là các sợi nấm mọc chụm lại với nhau thì cần cắt giảm 30% khẩu phần ăn và phun formol liều lượng 7 – 10 ppm xuống ao 3 lần (2 ngày/lần) kết hợp thay 20 – 30% lượng nước trong ao.

Nếu cá bị nhiễm bệnh với nguyên nhân từ vi khuẩn gây ra, xuất hiện các triệu chứng như: bơi lờ đờ, cơ thể xơ lại, bên ngoài mất nhớt và dạt vào bờ chết dần. Bà con tiến hành cắt giảm 30 – 40% khẩu phần ăn và trộn vào thức ăn của cá một trong các loại kháng sinh như: Ciprofloxacin hoặc Streptomycine 5 – 7g/kg thức ăn. Kết hợp dùng viên sủi Vicato khử trùng nước ao với liều lượng 0,5 – 0,8g/mét khối từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Phải theo dõi kĩ thời tiết và biểu hiện của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất. Vừa tránh lãng phí thức ăn, vừa tránh làm bẩn môi trường ao nuôi, dễ làm cá mắc bệnh.

4. Thu hoạch cá chép vàng

Trước 15 ngày thu hoạch, khuấy đục nước ao từ 1 – 2 lần cách 3 ngày mới thực hiện 1 lần để luyện cho cá. Trước 2- 3 ngày thu hoạch cần bơm xả một nửa lượng nước trong ao rồi dùng lưới vét cá để thu hoạch. Sau đó tát cạn và thu hoạch toàn bộ số cá trong ao.

Cá thu hoạch cần cho vào nước sạch kết hợp sục khí. Khi vận chuyển tới chợ cần cho vào túi nylon to, có sục oxy để đảm bảo cá vẫn mạnh khỏe.

Nuôi Cá Gì Có Giá Trị Kinh Tế Cao Hiệu Quả

1. Nuôi cá gì lợi nhuận cao hiện nay

Hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi cá cho giá trị kinh tế cao, Tuy nhiên nếu như bạn đang phân vân nuôi loại cá gì thì chúng tôi có thể đưa ra một số loại cá thường được nuôi hiệu quả và cho sản lượng tốt.

Nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao- cá chép giòn chăng?

Hiện nay đã có nhiều hộ chăn nuôi áp dụng mô hình nuôi cá chép giòn khá hiệu quả và cho lợi nhuận cao. Nuôi cá chép giòn chính là cách thức vỗ béo cá chép thường rồi cho chúng ăn hạt đậu tằm để khiến thịt cá trở nên chắc và giòn hơn. Mô hình nuôi cá chép giòn cũng tương đối dễ thực hiện, cá chép cũng là loài cá ăn tạp nên người nuôi có thể huy động được nhiều nguồn thức ăn cho cá chép giòn. Hiện nay cá chép giòn có giá khá cao thường là từ 300 nghìn/kg và chúng cũng là mặt hàng thủy sản chủ yếu nhật khẩu sang các nước như Nga, Trung Quốc, EU.

Nuôi cá gì hiệu quả nhất – thì không thể bỏ qua việc nuôi cá tra

Nuôi cá gì hiệu quả nhất thì không thể bỏ qua nuôi cá tra, đặc biệt với khu vực ở miền Tây Nam bộ thì điều kiện để nuôi trồng và phát triển loài cá này cực kỳ thích hợp. Cá tra là một loài cá da trơn và có giá trị kinh tế cao, mô hình nuôi cá gì lợi nhuận cao như cá tra đã được nhiều người áp dụng và đã thành công. Bởi cá tra tương đối dễ nuôi trong môi trường nước ngọt và nước lợ, loài này cũng rất tạp ăn nên bà con có thể tự chế các loại thức ăn cho cá tại nhà cho chúng, bên cạnh đó thì kháng thể miễn nhiễm bệnh của chúng cũng được đánh giá cao. Đặc biệt hiện này song song với xuất khẩu cá basa thì cá tra cũng là một loại mặt hàng chủ lực trong việc xuất khẩu ra nước ngoài, cá tra và basa ở Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng phi lê, giá cả của mặt hàng này tương đối cao.

Bên cạnh đó ngoài việc nuôi cá tra/basa hay cá chép thì còn tùy thuộc vào môi trường của vùng bạn là gì. Thực ra câu hỏi nuôi cá gì hiệu quả nhất khá nhiều đáp án bởi hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi cá cho giá trị kinh tế cao như là nuôi cá bống, cá sấu cũng cho hiệu quả kinh tế cao.

2. Để biết nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao thì hãy lên kế hoạch

Để có thể trả lời được câu hỏi nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao thì đầu tiên bà con phải có kế hoạch triển khai cụ thể. Nên nhớ nuôi cá gì cũng cho hiệu quả nhưng trước hết phải tìm hiểu cũng như xây dựng và tiến hành theo từng bước đã định.

Xác định giống cá

Nếu bạn đang có dự định chọn nuôi các dòng cá có giá trị kinh tế cao như cá basa, cá tra, cá ngừ, cá bống thì hết sức cần thận bởi để nuôi những loại này nhà bạn phải thực sự có kinh tế….Ngoài ra để chọn nuôi cá gì lợi nhuận cao – thì không thể bỏ qua một loại cá khá hiệu quả đó chính là cá cảnh. Hiện nay có khá người nuôi cá cảnh theo mô hình bể kính với nhiều con giống có kích thước và màu sắc khác nhau. Thị trường cá cảnh có sự cạnh tranh cao tương đối cao nhưng nếu bạn có con giống đa dạng và giá cả hợp lý thì bạn chắc chắn thu bạc triệu từ việc nuôi loại cá này.

Nếu như kinh tế bạn eo hẹp hơn thì bạn có thể chọn những giống có đầu tư ít hơn như : cá rô phi, chạch, cá diêu hồng, cá chim cá vược..v.v.v..

Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, dài hạn

Trước khi thực hiện một mô hình thì bạn cũng phải vạch ra những kế hoạch kinh doanh, trong đó phải xác định kế hoạch nào là ngắn hạn kế hoạch nào là dài hạn.

Nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao cũng cần có kế hoạch cụ thể, đặc biệt là kế hoạch ngắn hạn. Nếu như cá bạn nuôi tập trung theo mùa thì bạn phải đẩy mạnh cho cá ăn, và phòng bệnh cho cá. Đặc biệt đó là khảo sát thị trường, trong đó xác định đầu ra cho cá như thế nào, ở đâu. Ví dụ như bạn nuôi diêu hồng để bán thì phải tìm hiểu kỹ về các thói quen tập tính của cá, các thời điểm giao phối cũng như thời điểm nhiều người thích ăn cá này. Bên cạnh đó bạn cũng nên đẩy mạnh xây dựng các mối quan hệ với các bạn hàng và các thương lái, hoặc các nhà hàng chẳng hạn để có thể tìm được đầu ra cho cá.

Cá Mú Trân Châu Hiệu Quả Kinh Tế Cao

I. Vận chuyển cá giống

Để giảm thiểu hao hụt và đảm bảo sức khỏe cho cá khi phải vận chuyển đi xa, cần phải biết cách xử lý cá trước khi vận chuyển đồng thời nắm rõ các biện pháp kỹ thuật vận chuyển.

Cá mú giống

1. Xử lý cá trước khi vận chuyển

Cá mú con đánh bắt ngoài tự nhiên phải được nhốt tạm từ 1-2 tuần trong bể hoặc trong thùng có sục khí liên tục. Hai ngày đầu không cần cho ăn. Từ ngày thứ 3, cho ăn ít và tăng liều lượng lên dần. Sau đó dùng các học lưới với kích cỡ mắt lưới khác nhau để phan loại cá theo các kích cỡ sau đây:

– Cá bột nhỏ: 2,5-5cm

– Cá bột lớn: 5-7,5cm

– Cá giống nhỏ: 7,5-10cm

– Cá giống trung bình: 10-12,5cm

Sau khi phân loại, nên tắm cho cá bằng nước ngọt (từ 15-30 phút) để diệt các vi sinh vật có hại, sau đó mới vận chuyển về nơi ương nuôi. Lưu ý những con bị thương phải được nuôi dưỡng trong bể riêng, khi chúng hồi phục hoàn toàn thì mới vận chuyển về ao ương nuôi.

Với cá ương trong bể, thời điểm thu hoạch cá thích hợp nhất là vào lúc sáng  sớm hoặc chiều mát. Dùng vợt mềm vớt cá cho vào giai hoặc bể nước sạch đã chuẩn bị trước. Thao tác vớt phải nhanh và nhẹ nhàng.

Trước khi vận chuyển, phải nhốt cá trong giai nước sạch với mật độ dày để cho chúng quen dần với diều kiện sống chật hẹp và thải bớt phân. Có thể nhốt từ 8-12 giờ. Lưu ý: trong khoảng thời gian nhốt, không nên cho cá ăn.

2. Kỹ thuật vận chuyển cá

Trong quá trình vận chuyển cá giống, tỷ lệ sống và mức độ an toàn của cá phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật vận chuyển. Trong đó các yếu tố như dụng cụ đựng cá, phương tiện vận chuyển, nhiệt độ thời tiết, lượng oxy hòa tan trong nước, khí độc trong mưa, thời gian vận chuyển…đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cá.

Phải ngưng cho cá ăn trong 24 giờ trước khi vận chuyển, đồng thời nên tắm cho cá bằng thuốc tím 0,15ppm (từ 5-10 phút) hoặc tắm bằng dung dịch Furacin 0,05% (từ 3-5 phút).

Có hai phương pháp vận chuyển cá: vận chuyển kín và vận chuyển hở.

– Phương pháp vận chuyển kín: vận chuyển cá bằng túi nilon có bơm oxy với áp suất thích hợp.

– Phương pháp vận chuyển hở: vận chuyển cá bằng thùng phuy, thùng tôn, thùng nhựa hoặc sót nilon.

* Phương pháp vận chuyển bằng túi nilon hoặc can nhựa được xem là phương pháp tiên tiến cho hiệu quả cao, vì vậy mà được rất nhiều người áp dụng.

* Phương pháp vận chuyển kín: Thường chứa cá trong túi nilon có bơm oxy rồi vận chuyển bằng các phương tiện như xe ô tô, máy kéo, ba gác máy, ghe, thuyền…

* Đóng túi: Dùng hai túi nilon có đáy bằng, cho vào khoảng 8 lít nước biển, nước được làm lạnh ở nhiệt độ 23-250C. Nếu vận chuyển trong thời gian dưới 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 4/5 túi. Nếu vận chuyển trong thời gian trên 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 2/3 túi. Vuốt hết không khí trong túi ra, bơm oxy vào, sau đó cho cá vào, tiếp tục bơm oxy vào đến khi căng túi, buộc túi lại. Cho túi cá vào thùng xốp, đặt các bao đá xung quanh để làm mát cá. Dán kín thùng xốp bằng băng keo rồi đưa lê phương tiện vận chuyển. Nên vận chuyển cá trên phương tiện có máy điều hòa nhiệt độ.

Mật độ cá trong túi: Mật độ cá trong túi nilon tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Cá cỡ 2,5cm, nhốt từ 100-150con/lít nước; cá cỡ 5cm, nhốt từ 30-50con/lít; cá 7cm, nhốt từ 10-15con/lít.

Lưu ý: Nên vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm. Nếu vận chuyển cá trong mùa nắng thì phải che đậy kỹ càng, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào túi nilon vì có thể làm tăng nhiệt độ nước trong túi và dẫn đến chết cá. Sau 8 tiếng vận chuyển phải bơm oxy. Sau 16 tiếng phải thay nước và bơm oxy. Sau 24 tiếng phải cho cá nghỉ ngơi trong vèo lưới hay trong bể từ 8-12 giờ. Muốn vận chuyển tiếp phải đóng túi lại. Tổng thời gian vận chuyển cá không nên quá 50 giờ. Khi vận chuyển cá đến nơi, thao tác mở thùng phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá hoảng sợ. Trước khi thả cá, phải cân bằng nhiệt độ và độ mặn nước ao và nước trong túi cá.

II. Kỹ thuật nuôi cá mú thịt

       1. Chuẩn bị ao nuôi

       * Chọn vị trí ao

       Ao nên nằm ở vùng đất sét hay cát pha sét, tránh vùng đất phèn. Mực nước thủy triều ít nhất là 80cm. Phải có ao lắng để xử lý nước thải.

       Ao nằm ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, không bị bóng cây che khuất. Ao gần nguồn nước, gần nhà để tiện theo dõi và quản lý.

       * Điều kiện ao nuôi

       – Tùy theo từng điều kiện mà chọn ao có diện tích phù hợp, có thể từ 100m2 trở lên. Ao có độ sâu từ 1,5-2m. Độ sâu mực nước ao từ 1,2-1,5m. Bờ ao cao hơn mực nước ao trong năm, khoảng 0,5m để chống ngập.

       – Cống, bọng phải được làm chắc chắn và thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Bờ ao phải đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ. Đáy ao bằng phẳng và dốc về bọng nước. Nếu có điều kiện thì trải bạt xung quanh bờ ao để ngăn cá đào hang. Bọng phải có lưới chắn để không cho cá ra ngoài cũng như không cho địch hại vào ao.

       – Nguồn nước phải gần ao để thuận tiện cho việc cấp nước. Nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm và phải chủ động suốt quá trình nuôi. Yêu cầu về chất lượng nước: nhiệt độ= 25-32oC, độ mặn= 20-30‰, pH= 7,5-8,5, độ trong = 30-45cm, hàm lượng oxy hòa tan= 4-8mg/L, NH3 ≤0-0,008mg/L, độ kiềm= 60-100mg/L.

       – Thả một số ống tre hoặc ống nhựa (đường kính 10-20cm) vào ao để làm nơi cho cá ẩn nấp nhằm hạn chế cá tấn công lẫn nhau đồng thời giúp việc kiểm tra và thu hoạch cá được đễ dàng.

       * Cải tạo ao

– Tháo nước cạn ao và dọn sạch rác, bắt hết cá tạp và địch hại như: rắn, cua, ếch…Có thể diệt tạp bằng Rotenon (liều lượng 40kg/ha), bánh bã trà (liều lượng 150-200kg/ha). Vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao. Tu bổ lại bờ ao, cống rãnh. San lắp các lỗ mọi rò rỉ.

          – Rải vôi bột xuống đáy ao và xung quanh ao để diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng: 10-15kg/100m2. Sau đó phơi nắng đáy ao khoảng 3-4 ngày.

– Lấy nước: Lần đầu chỉ lấy nước ở mức 0,4-0,5cm, sau đó bón phân rồi lấy đủ nước. Lưu ý: nước phải chảy qua lưới lọc để ngăn cá tạp và địch hại.

          – Bón phân cho ao: Sau khi lấy nước lần đầu, tiến hành bón phân để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể bón phân chuồng (2tấn/ ha), cách bón: rải đều phân khắp đáy ao; phân urê (25kg/ha); hoặc phân Diamonium phosphat (50kg/ha), cách bón: hòa tan phân trong nước rồi tưới đều khắp đáy ao.

       – Sau 4-5 ngày bón phân là có thể thả giống.

2. Chọn và thả cá giống        

       – Nên chọn cá giống có kích cỡ càng lớn càng tốt, từ 8-15cm. Cá giống càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng ít. Tốt nhất là lấy cá giống sinh sản nhân tạo ở các trại cá uy tín, hạn chế lấy cá từ nguồn khai thác tự nhiên.

       – Chọn cá giống khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị say sát, không bị dị hình hay dị tật.

       – Mật độ nuôi: nên thả với mật độ thưa, khoảng 2-3con/m2.

       Cách thả cá:

       Nên thả cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước khi thả cá xuống ao, nên cân bằng nhiệt độ và độ mặn. Trường hợp cá giống đựng trong bọc nilon, thì phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10-15 phút để nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ nước ao, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Trường hợp cá giống đựng trong thùng hoặc can nhựa…thì trước khi cho cá vào bể, phải cho chúng qua một cái chậu lớn, từ từ thêm nước ao vào chậu để chúng thích nghi dần với điều kiện mới, sau khoảng 15 phút mới thả cá vào ao. Tuyệt đối không cho cá vào ao một cách đột ngột hoặc đứng trên bờ đổ cá xuống ao vì sẽ làm cho cá dễ bị sốc và chết.

       3. Cho ăn và chăm sóc

       a. Thức ăn

       – Nhiều người dùng thức ăn là cá rô phi: thả cá rô phi (5000-10000 con/ha) trước khi thả cá mú 1 tháng. Khi thả cá mú vào ao thì chúng có thức ăn ngay.

Cá mú thịt

       – Ngoài ra cũng có thể cho ăn bằng các loại cá tạp tươi cắt nhỏ như cá cơm, cá trích, cá nục, cá liệt…

       b. Cách cho ăn

          – Để cá dễ ăn và dễ quản lý thức ăn, nên cho thức ăn vào sàn và đặt vào nhiều vịu trí trong ao cho cá ăn, nên đặt sàn ở 4 góc ao và giữa ao, sàn cách mặt nước khoảng 0,5-0,6m.

          – Thức ăn của cá (các loại cá tạp) phải được rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa với cỡ miệng cá ăn.

          – Mỗi ngày cho ăn hai lần, vào buổi sáng (7 giờ) và chiều mát (17 giờ); khẩu phần ăn hằng ngày bằng 7-10% tổng trọng lượng có trong ao (cứ 100 kg cá thì cho 7-10kg thức ăn), và giảm dần theo sự tăng trọng của cá. Khi cá đạt 200g/con trở lên, thì cho ăn ngày một lần và khẩu phần ăn giảm xuống còn 5%.

          – Nên cho cá ăn đúng giờ và cho ăn từ từ.

– Định kỳ trộn Vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá. Lượng Vitamin C và Premix chiếm khoảng 2% lượng thức ăn.

c. Chăm sóc

       – Thường xuyên theo dõi cá ăn để đánh giá được mức ăn của chúng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa. Thiếu thức ăn thì cá chậm lớn, thừa thức ăn thì sẽ gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

       – Duy trì màu xanh nước ao bằng cách định kỳ bón thêm phân chuồng. Khoảng 15 ngày bón 1 lần, liều lượng: 10-15kg/100 m2 ao.

       – Định kỳ (1 tuần 2 lần) thay nước vào ao, mỗi lần thay khoảng 20-40% lượng nước ao, tùy theo chất lượng ao. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm, màu xám hay có mùi hôi do tảo hoặc thức ăn phân hủy thì phải thay nước ngay. Có thể dùng nước thủy triều hoặc nước bơm từ ao chứa để thay. Khi thay nước, nên xả phần nước ở đáy rồi bơm nước mới vào. Nước dẫn vào ao phải qua lưới chắn để ngăn cá tạp và địch hại.

       – Thường xuyên kiểm tra các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, và phải giữ cho các chỉ số này luôn ổn định.

       – Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.

       – Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống rãnh để khắc phục kịp thời khi bị sạc lở, rò rỉ.

       – Hàng tuần lọc và phân đàn kích cỡ cá để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé đồng thời tăng không gian sống cho chúng.

       4. Thu hoạch

       Sau 6-10 tháng nuôi (tùy theo kích cỡ của cá giống) là có thể thu hoạch cá thịt, kích cỡ cá thường phẩm từ 0,6-1kg/con. Có thể thu tỉa những con cá lớn hoặc thu hoạch toàn bộ để lấy ao nuôi vụ khác.

       Trước khi thu hoạch 2 giờ, nên khuấy mạnh nước để tránh trường hợp cơ của cá bị cứng. Đặt một lồng lưới trong ao để giữ tạm cá. Chuẩn bị các thau, chậu máy sục khí để đựng và bảo quản cá.

       Thu hoạch toàn bộ: Tháo bớt một lượng nước ao, dùng lưới đánh bắt vài lần, sau đó tháo cạn nước và bắt toàn bộ. Nên thu hoạch vào lúc trời mát để cá ít bị mệt. Cá sau khi thu hoạch thì cho vào các dụng cụ chứa để rửa sạch bùn và xả bớt chất thải, sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ. Khi phải nhốt cá trong các dụng cụ chứa quá lâu thì cần phải sục khí để chúng không bị ngợp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Quảng Ninh: Nghề Nuôi Cua Biển Ở Quảng Yên Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chia sẻ nội dung:

Do cua biển phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quảng Yên nên sinh trưởng, phát triển tốt. Với ưu điểm nổi bật là thịt thơm, ngọt đậm đà, cua biển hiện đang là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của Quảng Yên. Nghề nuôi cua biển mang lại thu nhập khá cao cho người dân, bình quân mỗi ha nuôi cho lợi nhuận trên 50 triệu đồng. Vì thế, đã có nhiều doanh nghiệp, trang trại trên địa bàn thị xã đã và đang nhân rộng mô hình này.

Trên địa bàn Quảng Yên hiện có 3 doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đang nuôi cua biển là Công ty TNHH Thuỷ sản Minh Hàn, Công ty TNHH Thuỷ sản Nam Hoà, Công ty TNHH Thuỷ sản Vương Thành. Bên cạnh đó, với khoảng 1.000 hộ nuôi trồng thuỷ sản thì có tới 700 hộ tham gia nuôi cua biển với sản lượng cua biển hàng năm khoảng 200-300 tấn cua thương phẩm. Giá bán cua biển thịt loại 1 khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg. Phương thức nuôi cũng thay đổi theo hướng từ quảng canh sang quảng canh cải tiến.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cua của HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Hà Bình, tại khu 11, phường Tân An. Giám đốc HTX Phạm Văn Bình cho biết: HTX hiện có khoảng 3ha nuôi cua. Thời gian vừa qua, nhờ hiểu rõ được đặc tính của con cua cũng như tuân thủ các quy trình về kỹ thuật nuôi như kiểm soát lượng nước, PH, phèn, kiềm… nên quá trình nuôi đem lại giá trị kinh tế khá ổn định. Năm 2023, HTX đã thả nuôi khoảng 50 vạn con giống trên diện tích ao 3.400m2, mỗi vụ thu hoạch được hơn 5.000 con, với giá bán dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg đối với cua thịt, còn cua gạch khoảng 400.000 – 450.000 đồng/kg. Nuôi cua nếu nắm vững được phương pháp thì thực tế không quá vất vả, đạt tỷ lệ sống cao, cua tăng trưởng nhanh, khoảng 4 tháng sẽ được thu hoạch. Mỗi năm HTX có lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng nên đời sống của xã viên ở đây khá ổn định.

Cua biển được xác định là một trong những loại thuỷ sản có giá trị phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Vì thế, thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn để phát triển nuôi cua biển. Ông Đàm Chí Thiết, Phó trưởng Phòng Kinh tế TX Quảng Yên, cho biết: Cua biển Quảng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền kể từ ngày 13/4/2023. Đây là cơ sở để địa phương mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh cua biển có tiêu chuẩn, nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Hiện nay, thị xã đã tăng cường đầu tư hạ tầng vùng nuôi cua tập trung, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Cùng với đó, khuyến khích các hộ mở rộng diện tích nuôi cua, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Cách Trồng Dong Riềng Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây dong riềng đỏ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng tập trung với số lượng lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên…

Dong riềng đỏ thuộc loại cây thân thảo, thân nhẵn, không lông, thân cây màu tím, lá mọc so le có viền tím đỏ.

Đây là loại cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn… hoặc những nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Giá trị của cây dong riềng đỏ

Trong y học: theo đề tài nghiên cứu khoa học của Bác sĩ Hoàng Sầm “NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT CÂY DONG RIỀNG ĐỎ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ” đã cho ra kết quả trong mỗi kg củ cây dong riềng đỏ có khoảng 6g glucosid trợ tim và 7,4g cumarin chống đông máu. Còn trong 15g củ đã sấy khô khi dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 12mg cumarin có tác dụng làm dãn mạch, chống đông máu làm tắc mạch vành, giảm cơn đau do nhồi máu cơ tim và 12mg glucoside trợ tim. Ngoài ra dưới tác dụng của hợp chất ancaloid khi sử dụng hàng ngày sẽ bào mòn các mảng xơ vữa bám ở mạch máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt chất không chỉ chứa trong củ mà còn có ở trong thân và lá. Thậm chí hợp chất cumarin chống đông máu có hàm lượng ở thân còn cao hơn ở trong củ. Vì vậy nhiều chuyên gia khuyên rằng người bệnh không nên bỏ đi bất cứ bộ phận nào của cây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Trong thực phẩm: phần củ của cây dong riềng đỏ được sử dụng để sản xuất miến – món ăn rất được ưa thích của người Việt.

Cách trồng dong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nơi trồng cây và làm đất trồng cây:

Nếu trồng dong riềng đỏ tại nhà thì có thể tận dụng những khoảng đất hẹp như góc vườn, bờ ao, mép rào,… vì đây là loại cây có thể sinh sống dưới bóng rợp. Còn đối với những hộ gia đình làm kinh tế trồng tập trung với quy mô lớn thì nên cày bừa và làm đất kỹ lưỡng. Trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 60cm, trước đó nên bón lót với phân chuồng hoặc phân vi sinh, khoảng cách trồng giữa các cây trên hàng là từ 50 đến 60 cm. Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng ở mỗi nơi mà chúng ta lựa chọn bón lót hay không bón lót. Ví dụ như ở những vùng đất miền núi giàu chất hữu cơ, nhiều mùn hoặc vùng đất mới khai hhoang lần đầu thì không cần bón lót.

Cách trồng cây dong riềng đỏ:

Dong riềng được trồng chủ yếu từ cuối tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, đó cũng là thời vụ thích hợp để trồng cây tốt nhất. Dong riềng đỏ có thể trồng trực tiếp bằng củ hoặc cây con tách từ cây mẹ ra. Lưu ý khi chọn giống để cây có thể phát triển tốt thì nên chọn các củ giống đồng đều không trầy xước và sạch bệnh. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều phần mỗi phần có từ 2 đến 3 mắt để tiết kiệm chi phí giống. Vì cây phát triển củ theo chiều ngang và rễ ăn sâu nên khi làm đất cần cay sâu khoảng 15 – 20 cm, làm tơi đất và sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi thì nên đào sâu hơn 20 – 25 cm vì đất ở đây thường cứng hơn. Sau khi làm đất xong, thực hiện bón lót lần 1, tuỳ vào điều kiện của mỗi hộ gia đình mà có những cách bón lót khác nhau nhưng trung bình là 300 – 500 kg phân chuồng , 15 – 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ, sau đó phủ lớp đất mỏng lên trên, đặt củ giống lên trên. Khi đặt thì xoay mầm củ hướng lên trên, thực hiện bón lót lần 2, bón ở khoảng cách giữa 2 củ rồi lấp đất, phủ rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Chăm sóc cây sau khi trồng:

Thời gian đầu nên thường xuyên tưới để giữ độ ẩm cho cây có thể nẩy chồi nhanh. Khi cây đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Để cây sinh trưởng tốt hơn cần bón thúc cho cây. Lưu ý khi bón đó là không bón trực tiếp vào gốc mà bón vào khoảng giữ hai khóm. Để tránh tình trạng cây gãy đổ cần thực hiện vun gốc thường xuyên khi cây phát triển cao hơn. Để củ to hơn có thể phủ mùn mục hoặc trấu vào gốc cây, nếu không có thì có thể bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Việc làm cỏ cũng không quá phức tạp và tốn công vì dong riềng đỏ sinh trưởng rất nhanh nên chỉ cần làm sạch cỏ 1 – 2 tháng đầu sau đó khi cây đã lan tán rộng thì cỏ không thể phát triển được nữa. Nên lưu ý thêm về việc thoát nước trong mùa mưa để tránh củ bị thối do úng ngập.

Phòng trừ sâu bệnh:

do dong riềng đỏ có tính cay nên ít bị sâu bệnh hay chuột phá hoại mùa màng, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công.

Thu hoạch:

Trong trường hợp lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau khi khoảng trồng 1 năm, nhưng nếu để thu hoạch lấy củ bán thì nên thu hoạch sau 2 năm trồng khi đó cây mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy dong riềng đỏ đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc thì đào thử nếu thấy củ đã già là có thể thu hoạch được. Sau thu hoạch có thể cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Trê Vàng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!