Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(GLO)- Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.
Cá tầm nuôi ở Đak Lak “có chất lượng hàng đầu”
Cá Tầm… lên núi
Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Kbang-đơn vị chủ dự án, cùng các hộ nông dân đã tiến hành thả 10.000 con cá tầm giống xuống 10 lồng chứa tại hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn (xã Đak Rong, huyện Kbang). Mô hình này có quy mô 20 ô lồng, số lượng cá 10.000 con cá tầm giống Sterlet (A.Ruthenus) và chọn 10 hộ gia đình để thực hiện, tổng kinh phí 4 tỷ đồng (vốn sự nghiệp khoa học tỉnh 2 tỷ đồng, vốn của người dân đóng góp 2 tỷ đồng).
Ảnh: Lê Nam
Cá tầm là loại cá sống ở vùng nước ngọt có nhiệt độ 17oC-26oC. Hiện nhu cầu của thị trường về cá tầm ngày càng tăng, tuy nhiên nuôi cá tầm hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật hoàn thiện; vốn đầu tư ban đầu khá lớn; yêu cầu quản lý, chăm sóc khắt khe hơn các loài cá khác, không chủ động nguồn thức ăn, chủ yếu phải nhập từ TP. Hồ Chí Minh với giá thành cao. Nuôi cá tầm cũng đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, theo dõi các yếu tố môi trường, nhiệt độ, kịp thời phát hiện và xử lý bệnh dịch, môi trường nước… Cá tầm thường cho thu hoạch sau 2-3 năm đối với cá thịt và 5-6 năm đối với sản xuất trứng.
Huyện Kbang có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Hiện toàn huyện có 3 hồ thủy điện lớn, 25 đập thủy lợi nhỏ với tổng diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản 3.077 ha (chiếm 23,8% diện tích mặt nước tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh). Trong đó, một số hồ lớn như hồ Ka Nak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Đak Rong (320 ha), hồ Plei Tơ Kơn (32 ha)…
Anh Nguyễn Anh Tuấn- tổ dân phố 4, thị trấn Kbang, là một trong 4 hộ tham gia mô hình cho hay: Gia đình trước đây cũng đã nuôi cá nhiều nhưng chỉ là các loại cá như diêu hồng, rô phi, trắm cỏ do đó chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì đầu ra không đảm bảo, khó cạnh tranh với thị trường. Khi biết có mô hình nuôi cá tầm, gia đình mạnh dạn tham gia. Hy vọng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước từ kinh phí và đội ngũ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước tiềm năng lớn về nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn, huyện Kbang đã phê duyệt dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với đề án nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn giai đoạn 2012-2016 và đến năm 2020 với tổng kinh phí khoảng 44,8 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2016 là 33 tỷ đồng, giai đoạn 2017-2020 là 11,8 tỷ đồng). Với các loại giống như cá trắm cỏ, chép, trôi ấn, mè trắng, mè hoa, rô phi, diếc, trê lai… và một số giống cá đặc sản như cá tầm, cá lang đuôi đỏ, ba ba, chình, tôm càng xanh, chạch bùn… Ông Võ Tấn Hưng- Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kbang, Chủ nhiệm dự án nuôi cá tầm cho biết thêm: Chủ trương của huyện là phát triển ngành nghề mới, có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người dân. Qua nghiên cứu nguồn nước và điều kiện khí hậu tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn phù hợp với nuôi trồng thủy sản và với cá tầm, Phòng phối hợp với Công ty cổ phần Hàng hải và Dầu khí Việt Xô thực hiện mô hình nuôi cá tầm tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn. Phía Công ty cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp, định kỳ theo dõi mô hình nuôi cá, hướng dẫn các hộ dân quy trình chăm sóc cá, quản lý môi trường… Đặc biệt, Công ty còn tư vấn thị trường và thực hiện hợp đồng cung cấp giống cá tầm, bao tiêu sản phẩm theo chu kỳ thu hoạch. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, trước mắt sẽ thực hiện nuôi cá tầm thương phẩm bằng phương pháp nuôi lồng và hướng đến mục tiêu nuôi cá tầm lấy trứng.
Lê Nam
Cá Trắng Là Loài Vật Nuôi Có Giá Trị Kinh Tế Cao
Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) đã cơ bản hoàn thiện quy trình, kỹ thuật ương nuôi giống cá trắng châu Âu trong họ cá hồi. Được biết, loài cá này có thể sinh trưởng và phát triển cả môi trường nước ngọt và nước lợ, là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Sau khoảng 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1,4 – 1,8 kg/con, năng suất 1 – 1,5 tấn/100 m 3, lợi nhuận 200 – 250 triệu đồng/100 m 3 nước.
Môi trường nước thích hợp nhất để đàn cá sinh trưởng tốt là trong nhiệt độ 12 – 22 oC, tối ưu trong 16 – 20 o C. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế rất lớn nhờ chất lượng thơm ngon, thịt màu trắng. Cá trắng có đặc điểm sinh học gần giống cá hồi vân, sức chịu đựng cao hơn, ngưỡng oxy thấp hơn, điều kiện nuôi không khắt khe bằng cá hồi vân, nên rất thích hợp phát triển tại các tỉnh miền núi nước ta.
Để thực hiện quy trình nuôi cá trắng phát triển tốt, bà con lưu ý có thể sử dụng bể xi măng có ốp gạch men hoặc bể composite hình tròn hoặc hình chữ nhật có thể tích 1 – 3 m 3 tùy quy mô SX (tốt nhất nên sử dụng bể ương hình tròn để ương cá. Bể cao 40 – 60 cm, nước được lấy vào bể cao 30 – 50 cm. Bể được vệ sinh sạch sẽ và được khử trùng bằng Chế Phẩm Nano Bạc N200 với nồng độ dùng như sau: 1 ml Nano Bạc N200 cho 1 m 3 nước để phòng bệnh; trường hợp bệnh nhẹ có thể dùng 2 ml/m 3 nước; bệnh nặng dùng 3 – 4 ml/m 3 nước.
Trong ao nuôi, nên duy trì dòng chảy của nước trong bể ương duy trì ở lưu tốc 0,4 – 0,5 m/s. Nồng độ oxy hoà tan khoảng 6 – 8 mg/l, có thể sử dụng bổ sung sục khí. Bà con cũng nên tiến hành vệ sinh nguồn nước thường xuyên. Nên sử dụng
Chế Phẩm Nano Bạc N200 sẽ hỗ trợ bà con nuôi phòng và diệt nguồn bệnh trong ao nuôi, khử mùi hôi tanh của nước, đặc biệt đối với những ao có chất thải hữu cơ từ nguồn phân gia súc, gia cầm.
Đối với thức ăn cho cá trắng, bà còn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein ≥50% và lipit ≥18% cho cá ăn trong 4 lần/ngày. Cỡ viên thức ăn là 0,2 – 0,3 mm, sau 1 – 2 tuần thay đổi cỡ viên thức ăn một lần cho phù hợp với độ tuổi của cá.
504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Cá Vàng Loài Cá Cảnh Đẹp Giá Trị Kinh Tế Cao
Cá vàng là loài cá cảnh để thưởng thức vì màu sắc và hình thể đẹp, dáng bơi uyển chuyển thanh nhã, tính tình ôn hoà. Trong công viên, nơi phòng khách, trong gia đình, bể cá vàng là bồn cảnh chủ yếu đuộc nhiều người ưa thích. Tại thị trường trong ngoài nước, thương trưởng quổc tế, cá vàng đã phát triển thành mặt hàng cao cấp ngày càng cớ nhu cầu lổn cả về số lượng và chất lượng, chủng loai mới.
Cá vàng thuộc loại cá cương, cá chép, cá diếc, mắt cá chép. Cá vàng do cá chép phát triển thành, cá vàng là dạng ngắn tiến hóa của cá chép do được con người thuần dưỡng. Cá vàng và con người đã gắn bó với nhau từ rất lâu đời
Cá cương thuộc động vật cá mồn có xương sổng, gồm nhiều chủng loại có quan hệ mật thiết với đời sống con người. Hiện nay, chúng có khoảng 2,4 vạn loại phân bố khắp thế giỏi. “Mắt cá chép “là loại thứ hai trong các loại cá cương. Hiện nay, ta mới biết khoảng hơn 5000 loại, chủ yếu sống ở những vùng có nước ngọt là loại cá vàng lớn nhắt do con người nuôi dưõng.
Từ ngoại hình, ta thấy cá chép và cá vàng khác biệt nhau rất ít vì hai loại này đồng chủng, đồng tên. Các sách cổ ghi chép lại cho biết cá vàng do cá chép phát triển thành. Chứng cứ cho thấy: Bất kỳ cá vàng loại nào giao phối với cá chép thì thế hệ con của nó đều phát triển bình thường.
Cá vàng cỏ gần như không khác cá chép kể cả về màu sắc. Bình thường, không thể phân biệt được, từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành hình thể cá hoàn toàn như nhau. Bản công bổ qua các xét nghiệm rằng máu cá vàng và cá chép cùng loại.
Cá vàng là lọài cá cảnh để thưởng thức vì màu sắc và hình thể rất đẹp, dáng bơi uyển chuyển thanh nhã, tính tình ôn hoà. Trong công viên, nơi phòng khách, trong gia đình, bể cá vàng là bồn cảnh chủ yếu đuộc nhiều người ưa thích. Tại thị trường trong ngoài nước, thương trưởng quổc tế, cá vàng đã phát triển thành mặt hàng cao cấp ngày càng cớ nhu cầu lổn cả về số lượng và chất lượng, chủng loai mới.
Thị trường Hồng Kông thích loại cá Vàng mắt rồng, đuôi bướm màu đỏ và màu hồng. Nhật Bản thích loại cá Vàng đầu “lân”, đầu mào hạt đỏ … Người Châu Âu lại thích loại cá Vàng mắt rồng, đuôi to. Nhũng nhà chuyên kinh doanh cá cần hiểu biết phong tục tập quán cũng như sỏ thích từng nước để lựa chọn từng loại cá Vàng phù hợp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, không ít các nhà chuyên kinh doanh cá ở Trung Quốc đã trở thành triệu phú. Ở thôn Giang Hải tỉnh Triết Giang có trẽn 10 hộ chuyên nuối cá vàng xuất khẩu. Nãm 1980-1986, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 vạn USD. Ở Phúc Châu, có mấy anh em bỏ ra hon hai mẫu đất để nuôi cá vàng, mỗi năm thu hai vạn USD. Ồ Thượng Hải cổ chợ bán cá vàng, có con bán đến giá 300 USD. Bắc Kinh đã từng tham gia triển lãm cá vàng do Mỹ tổ chức vdi hàng trăm đôi cá loại đầu su tử đỏ. Chỉ 3 ngày sau, cá đá bán hết, có đôi cá giá lên tói 1200 USD.
Địa vị của cá vàng trên thị trưởng quốc tế được đánh giá cao. Hàng năm, ở Nhật, tiền thu nhập do bán cá vàng lên tới hàng triệu USD.
Giá Trị Kinh Tế Từ Cá Quế
Cá Quế có mùi vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được xem là món ăn là món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng nổi tiếng.
Cá Quế là loài cá nước ngọt có tên khoa học là Tinca tinca L hay tên thường gọi là cá Tench thuộc họ cá Chép (Cypridae). Chúng có nguồn gốc từ Châu Âu và Tây Á. Loài cá này được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, khoảng hai năm trở lại đây.
Cá Quế có thân hình dẹp, cuống đuôi ngắn, vảy nhỏ màu vàng óng ánh gắn sâu vào lớp da dày và hai mắt nhỏ màu cam. Đây là loài ăn tạp sống ở tầng đáy, thức ăn chủ yếu là tảo và các động vật không xương sống. Chúng có tỷ lệ sinh sản cao, tuổi thọ dài và có thể sống được trong môi trường oxy thấp. Cá Quế sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18-20⁰C và có thể chịu được nhiệt độ dưới 35⁰C.
Đề tài nuôi thử nghiệm giống cá Quế lần đầu tiên tại hồ Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm giống Thuỷ sản Hải Phòng năm 2009 đã thành công với kết quả thử nghiệm thu được là sức tăng trưởng của cá Quế vượt trội hơn so với các loài cá khác trong cùng điều kiện nuôi thả tự nhiên không cung cấp thức ăn và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Với 7.700 con có tổng trọng lượng 6.545kg cho thu lãi tới 16,35 triệu đồng, trong khi lượng cá tạp khác thu được khoảng 2.000kg cho thu lãi chỉ 5,6 triệu đồng. Hiện tại cá Quế đã được đưa vào nuôi lồng bè ở nhiều tỉnh trên cả nước, tập trung ở khu vực phía Bắc như Phú Thọ, Hải Dương, Vĩnh Phúc,..
Tên gọi cá Quế được bắt nguồn từ nguồn gốc của chúng. Cá Quế tự nhiên sống trong các hồ nước, kênh rạch nằm cạnh rừng quế, chúng ăn quế rụng từ trên cây nên lâu ngày mùi quế ngấm vào da thịt và tạo ra mùi thơm rất đặc trưng. Thịt cá dai ngon như cá hồi, song lại có lớp da dày như da cá mú. Thời gian nuôi trung bình từ 1,5 đến 2 năm chúng có thể đạt kích thước từ 1 đến 2kg. Cá Quế cái bắt đầu thành thục sinh dục sau 3-4 năm. Tuy cá Quế có trọng lượng không cao nhưng chúng có giá trị kinh tế cao, có thể dao động từ 140.000-160.000đ/kg.
Cá Quế có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tuy nhiên lại là loài cá khó tính hơn những loài cá khác. Chúng đòi hỏi môi trường nước sạch và nhiệt độ nước ít biến động. Cá Quế có tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ hao hụt cao và có thể lên đến 50% ở nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Tốc độ tăng trưởng của loài cá này phụ thuộc vào lượng cá mồi và nhiệt độ trong ao nuôi. Theo anh Nguyễn Văn Toàn ở Hải Dương cho biết thêm: “Để nuôi thành công giống cá quế, anh chọn vị trí thả lồng ở chỗ nước sâu và được lưu thông thường xuyên để làm mát cho cá, phía bên trên lồng được che phủ nhằm giảm nhiệt độ của nước. Trong những ngày nắng nóng, chế độ ăn của cá cũng phải được chú ý, chỉ cho ăn vào lúc trời mát, lượng thức ăn giảm so với bình thường”. Nuôi cá Quế trong lồng trên sông cũng là một giải pháp tích cực cho người nuôi cá bởi có thể tận dụng được dòng chảy để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao cho một chu kỳ nuôi cá Quế thương phẩm thì lựa chọn hình thức nuôi đơn là chính.
Mặc dù có những mặt hạn chế, nhưng Cá Quế có lớp vảy bắt mắt, thịt cá rắn chắc, dai ngon, không bị mỡ, giàu chất dinh dưỡng, ít xương dăm, song loài cá này lại có khả năng kháng bệnh rất tốt nên đang trở thành một đối tượng nuôi mới tiềm năng cho ngành thuỷ sản. Loài cá này hoàn toàn có thể thay thế cá Song biển trong tương lai với mức giá rẻ hơn từ 100.000-200.000đ/kg.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!