Xu Hướng 9/2023 # Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) # Top 11 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mật độ thả: 3 ~ 5 con/ m2.

Nhiệt độ nước: 25 ~ 34 oC

pH: 7 ~ 8.5

Độ mặn: 0 ~ 5 (phần ngàn) , giai đoạn cuối trước thu hoạch 1 tháng, tăng dần nước mặn đến 10 (phần ngàn).

Máy móc: Ao 3.000 M2 sử dụng :

+ Máy quạt Oxy cao tốc 2 cánh : 1 Bộ. Giá .4.500.000 đ./ bộ, (điện 220 Vol hoặc 380 Vol) + Môtơ 1 ngựa

+ thùng phun thức ăn tự động, điện 220 vol, môtơ 1/2 ngựa. Giá: 5.850.000 đ. (nếu không trang bị thùng phun, thì cho ăn bằng nhân công, rải 3 lần / ngày.)

Thức ăn: sử dụng thức ăn viên công nghiệp,

Số 0 : dùng cho cá bột ( dạng bột )

1 : dùng cho cá con từ 1 Gr 20 Gr ( dạng viên )

2 : dùng cho cá nhỏ từ 20 Gr 600 Gr ( dạng viên )

3 : dùng cho cá lớn từ 600 Gr trở lên (dạng viên )

Lượng cho ăn: tùy tình hình sức khỏe cá, thời tiết, môi trường.

Cá con cho ăn ngày 2 bữa, cá nhỏ và lớn ngày 3 bữa.

Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu 1 ít, tuyệt đối không cho dư.

Lượng cho ăn = 3 ~ 5 % trọng lượng cá. Chia làm 3 bữa.

Lượng tiêu thụ thức ăn:

Từ cá con đến thu hoạch 600 ~ 800 Gr, mỗi con tiêu thụ khoảng 1 Kg thức ăn.

Thời gian nuôi: từ lúc thả nuôi cho đến thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng, tùy size sử dụng, dùng để bán chợ hay xuất khẩu, chế biến nguyên con hay fillet, thông thường xuất khẩu nguyên con khoảng 600 ~ 800 gr/ con. (nuôi 6 tháng).

Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra và ghi chép đầy đủ các chỉ số về nước, môi trường, tình hình sức khỏe của cá…

Mô hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam do công ty Chiao Puh Co., Ltd Taiwan cung cấp

– Diện tích ao nuôi: 1ha – 1,5ha, tốt nhất hình chữ nhật và được thi công bằng cơ giới. Chung quanh bờ ao cần dùng ni lông phủ để tránh dò rỉ nước, không cho cá đào khoét lỗ làm tổ đẻ trứng, không để cỏ dại mọc.

– Mực nước sâu: 1,8m – 2,5m.

– Nhiệt độ nước: 29-32 độ C.

– Khi cấp nước vào ao phải cho qua lưới lọc 200-300 mắt để đề phòng các loại cá tạp vào ao nuôi ăn thịt cá giống

– Trước khi thả cá giống 15 ngày cần rắc xuống ao từ 50-100kg phân hữu cơ Đài Loan nhập khẩu (mục đích làm sạch nước, tiêu diệt các loại cá tạp nếu có mà không gây hại cho cá giống, tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi)

– Đối với những ao nuôi mới cần rải 100-200kg vôi bột nhằm trung hòa độ pH. Và khoảng 300kg/ha lượng phân hữu cơ Đài Loan nhập khẩu. Cũng có thể thay bằng 300-500kg/ha phân chuồng ủ hoai (lượng phân rải căn cứ vào màu nước) gồm 70% phân gia súc, gia cầm, 30% cám gạo để tăng lượng thức ăn trong ao nuôi

– Mật độ nuôi:

A. 2cm ~ 60g/con – 10con/mét vuông trong ao ươm

B. 60g/pc ~ 670g/con – 3con/mét vuông trong ao nuôi

C. 670g/pc ~ 12000g/con – 1.5-2con /mét vuông cho sản phẩm phi lê xuất khẩu

– Tình hình sinh trưởng:

A. 2cm ~ 60g/con – Khoảng 75 ngày

B. 60g/con ~ 670g/con – Khoảng 165 ngày

C. 670g/con ~ 12000g/con – Khoảng 120 ngày

– Năng suất thu hoạch: 1 ha từ 15-20 tấn

– Sử dụng guồng sục khí:

– 1ha – 4 guồng cánh quạt nước

– Hoặc – 2 guồng 15 cánh quạt nước

– 2 guồng 4 cánh quạt nước

– Guồng 2 cánh + 1 guồng 15 cánh quạt nước

– Tốt nhất ở giữa ao nên đặt 1 guồng quạt xoáy.

– Tỷ lệ hoán đổi: 1,6kg thức ăn/1kg thịt

– 1 ha cần đầu tư 1 máy tự động phun thức ăn

– Thời gian cho cá ăn: Buổi sáng 8h-12h; Buổi chiều: 2h-5h

– Lượng thức ăn: Theo dõi thức ăn của cá sao cho phù hợp

– Thay nước: Rất ít phải thay nước, thiếu nước phải bổ sung

– Màu nước: Độ trong 20-30cm

– Bệnh của cá: Thường xuất hiện vào thời kỳ thay đổi thời tiết giữa hai mùa, phòng bệnh bằng cách pha chế định lượng thuốc phòng bệnh cá vào thức ăn

– Nếu đầm nuôi không trang bị máy phát điện dự phòng, bắt buộc phải trang bị guồng nước 15 cánh quạt chạy trực tiếp qua máy nổ.

1. Chủng loại: có khoảng 15 loài.

2. Loài phổ biến dùng cho nuôi công nghiệp: Cá Rô-phi đơn tính.

3. Đặc tính: Cá được phối giống tại Taiwan, sau khi cải tạo, cá giống có sức đề kháng bệnh cao, thích nghi mạnh với môi trường thay đổi. Thuộc tính ăn tạp, tăng trưởng nhanh, dể nuôi, thịt thơm ngon, không xương dăm, chứa nhiều Protein. Nên rất được người tiêu dùng chọn ăn. Người Taiwan nuôi thường thích chọn nuôi loài cá này, cũng là loài cá được các nước chọn nuôi nhiều nhất.

4. Tình hình nuôi trồng ở Taiwan:

Năm 2001, Đài Loan sản xuất 82.787 tấn cá rô phi, sản lượng khoảng 29% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Đài Loan với trị giá 78 triệu USD. Sản phẩm cá rô phi xuất khẩu chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản.

Năm 2002 sản lượng rô phi tại Đài Loan là 100.000 tấnn trị giá 95 triệu USD.

5. Cách thức nuôi:

a/ Nuôi tự nhiên.

b/ Nuôi công nghiệp

c/ Nuôi bằng Bè.

Ngành nuôi trồng công nghiệp phát triển của Taiwan, phối hợp với thức ăn công nghiệp, và Bè nuôi công nghiệp. Tất cả đều có thể áp dụng tại Việt nam, để đưa nghề nuôi cá phát triển mạnh lên.

6. Thời gian nuôi: được chia làm 4 giai đoạn.

1. Cá hương : 0.1 Gr ~ 1 Gr: thời gian 1 tháng.

2. Cá nhỏ từ 1Gr ~ 20Gr: 1 tháng

3. Cá Vừa từ 20Gr ~ 600Gr: 4 tháng, có thể tiêu thụ.

4. Cá lớn từ 600Gr ~ 1Kg: 4 tháng, dùng để chế biến xuất khẩu.

7. Nhiệt độ thích hợp: từ 20 ~ 35 C

8. Mùa sinh sản: từ tháng 4 ~ tháng 8, cao điểm tháng 6.

9. Trọng lượng cá dùng để gia công xuất khẩu: 800 Gr ~ 1.200 Gr.

10. Sản phẩm: Đầu cá, thịt cá sasimi, Fillet có da và không da, nướng, chiên, da cá v.v… đang dạng sản phẩm xuất khẩu. Cá Đông lạnh thường xuất nguyên con có trọng lượng từ 600 Gr ~ 800 Gr là chính.

Giá thành nuôi Cá Rô Phi ở Taiwan

Tiền con giống : 300 đ /con x 30.000 con = 9.000.000 VND

Tiền thức ăn : 5.200 đ /kg x 30.000 con = 156.000.000 VND

Lương nhân viên: 800.000 đ x 2 người x 10 tháng = 16.000.000 VND

Khấu hao máy móc: 6.000.000 VND

Tiền điện, dầu chạy máy: 1.000.000 x 10 tháng = 10.000.000 VND

Tiền thuê ao nuôi : 1.500.000 đ x 10 tháng = 15.000.000 VND

Tổng cộng : 212.000.000 VND

Sản lượng thu hoạch ở Taiwan

600 Gr (30%) 6.000 con = 3.600 kg x 15.000 đ = 54.000.000 đ

800 Gr (50%) 14.000 con = 11.200 kg x 18.000 đ = 201.600.000 đ

1000 Gr (20%) 6.000 con = 6.000 kg x 20.000 đ = 120.000.000 đ

Cộng: 26.000 con = 20.800 kg = 375.600.000 đ

Thành phần thức ăn công nghiệp cho Cá Rô phi:

Chất đạm : 28%

Năng lượng trao đổi : 2850

Phốt pho : 9 %

Can xi : 2.5 %

Chất béo : 8.5 %

Độ ẩm : 10 %

Cá rô phi có khả năng thích nghi và phân bố rộng nên có thể nuôi được ở cả nước ngọt, mặn, lợ và kể cả nước thải của đô thị. Cá ăn tạp, kể cả động thực vật, phân chuồng và mùn bã hữu cơ… Tốc độ lớn nhanh, bình quân 70-100g/tháng. Cá ít mắc bệnh, rất thuận lợi trong quá trình nuôi. Ơở các tỉnh phía bắc như Hà Bắc, Ninh Bình, Hải Phòng… đã nuôi cá rô phi đơn tính xen với trồng lúa trên diện tích rộng; sau 2 tháng nuôi thể trọng cá tăng 50-60 lần so với khi thả giống. Các tỉnh ven biển miền trung lại nuôi cá rô phi đơn tính sau vụ thu hoạch cua nuôi ở vùng đầm nước lợ, cũng đã tăng thêm được từ 300 đến 1000 kg sản phẩm trên mỗi hecta. TP. Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện tự nhiên tốt cho việc sản xuất giống đơn tính và nuôi cá rô phi thịt. Tại đây, Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản (thuộc sở thủy sản của thành phố) đã thành công trong việc sản xuất giống bán cho nhân dân nuôi thành cá thịt tại các khu vực nước thải, vừa có nguồn thu nhập, vừa làm sạch môi trường. Đến nay, công ty đã ký hợp đồng bán cá rô phi giống đơn tính và cá thịt cho nhiều khách hàng dưới dạng cá thịt đông lạnh nguyên con xuất khẩu.

Nếu nuôi mật độ thưa (1-2 con/m2) thì ở vùng nước ngọt có cho cá ăn, còn ở nước lợi không cần cho ăn vì nguồn thức ăn tự nhiên phong phú sẵn, nuôi ở nguồn nước thải cũng không phải cho ăn. Cá đạt cỡ 0,4kg/con trở lên là đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Trong điều kiện diện tích hẹp, nên tận dụng hết công suất của đất bằng cách nuôi mật độ dày với cách chăm sóc kỹ hơn. Cụ thể: Nếu thả 3-5 con/m2, phải là nơi có sẵn thức ăn trong đó. Thả 7-14 con/m2, phải cho thêm thức ăn. Thả 15-20 con/m2, phải cho ăn hoàn toàn. Thức ăn chính nuôi cá rô phi là phân hữu cơ đã ủ kỹ để diệt bớt vi khuẩn có hại cho cá trong điều kiện nuôi dày.

Những nơi không tiện cho cá ăn phân hữu cơ, thì nuôi bằng cá tạo hay cám tổng hợp, như ở xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Còn có thể nuôi cá trong lồng như ở sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình, và ở hồ chứa suối Hai, tỉnh Hà Tây, cho ăn bằng bột ngô, bột cá đạt hệ số tăng trọng 3/1 (3kg thức ăn cho 1kg cá). Ngoài ra còn có thể nuôi cá kết hợp với ruộng lúa.

Cá Rô Phi Đơn Tính Giống

Điều kiện ao nuôi – Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2. – Độ sâu khoảng 1-1,5m. – Nhiệt độ: 25-300C. – Độ pH: 7-8. – Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). – Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.

– Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2 – Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

Thức ăn và cách cho ăn – Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp. – Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 – 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 – 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi. Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Chăm sóc quản lý – Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng – Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời. – Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao. – Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi. * * – Có hai cách thu hoach:

Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau. Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Kỹ Thuật Nhân Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Đực

Sau khoảng từ 5 – 7 tháng tuổi, cá rô phi sẽ bắt đầu bước vào quá trình sinh sản. Ở giai đoạn này, chúng ta cần đặc biệt cẩn thận vì nếu không có đủ kiến thức nuôi cá nước ngọt chúng ta sẽ dễ bị sụt giảm sản lượng cá thương phẩm trong giai đoạn này. Cá rô phi có điểm đặc biệt là cá cái sẽ ngậm trứng trong thời gian sinh sản, trong suốt khoảng thời gian này, cá cái sẽ không ăn uống được dẫn đến khả năng sinh trưởng chậm, trọng lượng cá suy giảm làm hiệu quả nuôi cá thương phẩm thấp. Nếu trong lúc đó chúng ta vẫn cứ cho cá ăn thức ăn thủy sản theo định lượng như bình thường, thì sẽ dễ bị dư thừa thức ăn và dẫn đến bẩn đục nguồn nước trong ao nuôi. Từ đó, việc nhân giống cá rô phi được các chuyên gia thủy sản nghiên cứu và thử nghiệm thành công ở nhiều nơi. Vậy, kỹ thuật nhân giống cá rô phi đơn tính đực như thế nào?

KỸ THUẬT ẤP TRỨNG CÁ RÔ PHI CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRỨNG CÁ RÔ PHI

Trứng được thu hoạch từ miệng cá rô phi mẹ sẽ được nhanh chóng chuyển về nhà ấp trứng. Tại đây, trứng sẽ được phân loại theo 4 giai đoạn dựa vào màu sắc bên ngoài của trứng.

Giai đoạn 1: Trứng sẽ có màu vàng nhạt

Giai đoạn 2: Trứng sẽ có màu vàng đậm hơn

Giai đoạn 3: Trứng vẫn có màu vàng đậm nhưng sẽ có 2 chấm mắt cá nhỏ

Giai đoạn 4: Trứng đã nở thành cá con

PHÂN LOẠI TRỨNG CÁ RÔ PHI

Việc phân loại trứng rất quan trọng, nếu ta phân loại sai, ghép nhầm các loại trứng với nhau sẽ xảy ra hiện tượng trứng nở không đồng đều trên cùng một khay ấp trứng làm chất lượng cá bột sẽ thấp.

Trứng sau khi phân loại, cần được lọc sạch, bỏ trứng hỏng và tạp chất. Các dụng cụ cần để lọc trứng như:

Dụng cụ hớt trứng là một dạng lưới dùng để hớt trứng có kích thước 1mm, hoặc có thể sử dụng vải màn. Chất liệu càng mềm càng tốt

Vợt lọc trứng có mắc lưới to hơn, dùng để lọc những tạp chất ở trong trứng.

Việc lọc trứng cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây xây xác ảnh hưởng đến chất lượng trứng cá. Tiếp theo, chúng ta cần tắm muối cho trứng để sát trùng. Nồng độ nước muối từ 2 – 3 lạng muối / 10 lít nước. Thời gian tắm muối từ 1 – 2 phút. Tiếp theo, ta tiến hành cân trứng để cho vào khay ấp, mỗi khay chỉ nên chứa khoảng 15.000 trứng tương đương với khối lượng là 1.5 lạng.

HỆ THỐNG ẤP TRỨNG CÁ RÔ PHI

Hệ thống ấp trứng cá rô phi bao gồm:

Hệ thống ống dẫn nước tuần hoàn loại phi 21

Khay ấp trứng có chiều dài từ 35 – 40 cm, rộng 25 – 30 cm, sâu 7 – 9 cm, 2 bên rìa khay thiết kế lưới che 2 bên để thoát nước 1 mm / mắt để trứng không bị lọt ra ngoài

Trong quá trình ấp trứng, chúng ta sử dụng mở nước đảo đều trứng với lực nước nhẹ nhàng, hướng nước làm trứng xoay vòng quanh ở trung tâm khay ấp. Quá trình chỉnh lưu tốc nước phải cẩn thận, nếu lực nước quá mạnh, trứng sẽ bị đảo mạnh xây xát và hỏng trứng, còn nếu lực nước quá nhỏ, thì những quả trứng ở giữa sẽ không được đảo đều và bị ung do thiếu oxy.

Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý đến vấn đề phòng dịch bệnh, vệ sinh khay ấp và lưới của khay ấp, vì đây là nơi chất bẩn hoặc trứng ung sẽ đọng lại, nếu không vệ sinh sẽ bị kẹt chất bẩn bít lưới, nước sẽ dâng lên và nước trong khay sẽ không đảo đều. Có thể sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh khay ấp, nếu bàn chải quá to và thô ráp sẽ làm dãn các mắt lưới và trứng có thể lọt qua. Lưu ý quá trình vệ sinh, bàn chải phải vệ sinh theo hướng dòng nước chảy, vì nếu làm ngược hướng, trứng có thể bị mắc vào bàn chải gây hỏng trứng. Cần về sinh nguồn nước trong ao thật kĩ trước khi cho cá vào nuôi.

Việc vệ sinh khay ấp trứng được tiến hành theo định kì như sau:

Trong khoảng 1 tiếng đầu, từ khi đưa trứng vào khay ấp, cứ 30 phút, ta cần vệ sinh khay 1 lần.

Từ tiếng thứ 2 trở đi, cứ khoảng 2 – 3 tiếng, ta vệ sinh khay ấp trứng 1 lần cho đến ngày trứng nở thành cá bột

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm

Với quy mô 10 hộ tham gia, 3.000 m2 mặt nước ao, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm vừa được thực hiện ở xóm Thiều, xã Thu Phong (Cao Phong) đã mang lại kết quả khả quan. Người dân đề nghị tiếp tục mở rộng mô hình trong ao và bày tỏ nguyện vọng ngành NN&PTNT quan tâm xây dựng các mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân các địa bàn.

Qua khảo sát thực tiễn, mô hình đã lựa chọn được hộ và chọn ao tham gia theo tiêu chí hộ có diện tích ao từ 150 m 2 trở lên, độ sâu của ao từ 1 – 1,2 m, nguồn nước không ô nhiễm. Đây cũng là những hộ có đủ điều kiện về nhân lực để tiếp thu và thực hiện mô hình, có khả năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người khác nhằm nhân rộng. Ông Bùi Hào Quang, một trong số 10 hộ tham gia cho biết: Chúng tôi đã được tập huấn tu bổ, cải tạo ao nuôi đúng như hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cụ thể bơm tát cạn ao, vệ sinh, khử trùng, phơi đáy ao, củng cố bờ ao nhằm tránh rò rỉ. Để đảm bảo thời gian nuôi theo yêu cầu, Trung tâm Giống vật nuôi và thuỷ sản đã cung cấp giống có kích cỡ 8 – 10 cm, cá được đưa vào túi có khí ô xy để hộ tiếp nhận và thả cá xuống ao. Đồng hành với ngư hộ, cán bộ kỹ thuật còn chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ cho cá ăn với khẩu phần thức ăn theo từng giai đoạn. Phương thức cho ăn được áp dụng là vãi đều khắp khi cá nhỏ, phương châm 4 định (cho ăn vào một khu vực nhất định, cho ăn theo giờ cố định, cho ăn theo định lượng, xác định chất lượng thức ăn để tạo phản xạ có điều kiện cho cá) bắt đầu khi cá có trọng lượng nhỉnh hơn, hướng dẫn hộ thường xuyên theo dõi, quan sát khi cá ăn để phát hiện những hiện tượng bất thường của cá, phát hiện bệnh để có biện pháp kịp thời xử lý.

Mô hình ngoài sự hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, các hộ còn được hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn và tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Hộ ông Bùi Văn Dư có diện tích ao 300 m 2, sau khi tiếp nhận 900 con cá giống đã đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, tỷ lệ con sống đạt 70%. Sau hơn 5 tháng nuôi, cỡ cá thu hoạch đạt bình quân 0,56 kg, sản lượng thu hoạch đạt hơn 350 kg. Tương tự, ở các hộ khác, tỷ lệ con sống cũng đạt từ 68 – 70%, cỡ cá thu hoạch từ 0,53 – 0,58 kg, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,8. Tổng kết mô hình, năng suất, sản lượng cá thu được đạt khoảng 11 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, 10 hộ thực hiện còn đảm bảo công, lãi hơn 64 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó phòng NN&PTNT huyện Cao Phong đánh giá: Mô hình triển khai tại xã Thu Phong – nơi nông dân còn khó khăn trong đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhưng bước đầu đã đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, vật nuôi cũng như thay đổi tư duy, cách làm của ngư hộ trong phát triển nghề nuôi thủy sản. Đồng thời, kết quả mô hình còn đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với đơn vị tổ chức thực hiện trong cải tiến phương pháp chỉ đạo cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện các mô hình thủy sản ngày càng hoàn thiện hơn.

Cá Rô Phi Đơn Tính

Cá rô phi đơn tính

Cá Rô Phi Đường Nghiệp

Trung tâm giống & dịch vụ nghề cá Thái Sơn chuyên cung cấp cá rô phi Đường Nghiệp số lượng lớn, chất lượng cao, giá cạnh tranh nhất miền Bắc.

– Cung cấp đủ loại kích cỡ: từ bột, hương, biểu 100con/kg, 200 con/kg, 500con/kg …

– Miễn phí vận chuyển đến tận ao của khách hàng

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

Cá rô phi Đường Nghiệp có thể đạt trọng lượng 4kg/con

XEM THÊM:

– Trị bệnh trên cá rô phi

– Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

– Phòng và trị bệnh trùng bánh xe trên cá rô phi

So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số từ  1.0 đến 1.3  (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta.

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Đực

Các loài cá rô phi ( Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng trên là tạo cho được đàn giống cá rô phi nuôi gần như toàn con đực (trên 95%), bằng hormone tính đực Methyltestosteron (viết tắt: MT).

Vấn đề này trên thế giới đã thực hiện thành công từ năm 1990. Năm 1995, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Đình Bảng, Hà Bắc) đã nhập công nghệ và sản xuất thành công nửa triệu cá rô phi giống đơn tính đực ở giai đoạn cá hương, đạt chỉ tiêu quy trình kỹ thuật. Từ đó, đã mở ra một thời kỳ mới cho công nghệ nuôi cá rô phi thương phẩm phát triển ở nước ta.

Nuôi vỗ cá bố mẹ

– Tuổi cá 1-2 năm, khối lượng 100-150g trở lên.

– Tỷ lệ đực cái: 1/2-1/3. Cá cái có 3 lỗ ở bụng, cá đực 2 lỗ.

– Dụng cụ: Giai có mặt lưới cỡ 1mm, đặt trong ao. Một giai nhốt cá đực, 2-3 giai nhốt cá cái.

– Cũng có thể nuôi vỗ cá bố mẹ trong các ao, bể xây cỡ nhỏ và nhớ nuôi riêng đực, cái.

– Mật độ nuôi: 5-6 con/m2 mặt nước.

– Thức ăn: loại tổng hợp có hàm lượng đạm 30-32%. Khẩu phần 2-2,5% khối lượng cá mỗi ngày.

– Có thể bón thêm phân vô cơ để gây nguồn thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du, với liều lượng 40g đạm + 20g lân cho 100m2 ao trong mỗi tuần lễ.

Cho cá đẻ

– Dụng cụ: Giai sinh sản cắm trong ao theo từng cụm 3 cái một, mực nước sâu 0,8m. Nên làm 12 giai (4 cụm) cho một đợt sinh sản để thu được trứng thụ tinh tập trung. Giai sinh sản có kích cỡ 2,7m x 4,2m x 1m (sâu), cỡ mặt lưới 1mm. Các giai cũng có thể để trong bể xi măng, có nguồn nước lưu thông nhẹ.

– Chọn cá: Theo nhóm 6 cái + 3 đực. Mỗi nhóm cho vào 1 giải.

Thu trứng

– Cứ 5-7 ngày thu trứng một lần từ miệng cá. Vì cá rô phi ngậm trứng đã thụ tinh trong miệng và ấp ở đó.

– Dụng cụ: Vợt 2 lớp lưới, lớp lưới có mặt dưới dày như vợt vớt cá bột, lớp trên thưa có mặt lưới 2cm. Đáy lưới lớp dưới thấp hơn đáy trên 8-10cm, để khi vợt bắt cá, cá quẫy không làm hỏng trứng (được đựng ở đáy dưới lưới).

– Cách thu: Một người dùng 1 tay cầm vợt vớt cá, tay kia đi găng bằng vải, giữ và bóp nhẹ miệng cá để cá nhả trứng ra. Người khác dùng bát nhựa sạch, đựng một ít nước để hứng trứng.

Trứng được phân ra 4 nhóm: Nhóm chưa rõ mắt phôi; Nhóm đã rõ mắt đen; Nhóm sắp nở; Nhóm đã nở. Sau đó cho ấp theo các nhóm trong cùng giai đoạn. Cá bố mẹ đã lấy trứng, thả về nuôi vỗ đực, cái riêng, sau 3 tuần, lại cho sinh sản tiếp.

Ấp trứng

– Dụng cụ: Khay men hoặc nhựa, tôn. Mật độ ấp 3-5 trứng/cm2. Bình thủy tinh hoặc nhựa trong, hình trụ, thể tích 6 lít, ấp 2,2 kg trứng là vừa.

– Điều kiện môi trường: Có dòng nước chảy nhẹ qua ống dẫn từ trên xuống đáy bình, không cho nước phun từ đáy bình lên. Nhiệt độ nước 27-30oC; 4-5 ngày cá sẽ nở.

Chuyển giới tính cá bột

– Điều kiện: Khi cá bột đã bơi ngang được và bắt đầu biết ăn thì chuyển vào giai đoạn nuôi, cho ăn bằng thức ăn có trộn hormone tính đực để chuyển giới tính.

– Dụng cụ: Giai ương cá bột có kích cỡ 3m x 2m x 1m (cao), mặt lưới cỡ 1mm.

– Mật độ ương: 10-12 con/lít.

– Bón lót phân vô cơ: 0,6kg đạm + 0,7 kg lân cho 100m2 mặt giai trong một tuần.

– Dùng 50 microgam hormone tính đực trong 1 kg thức ăn cho 100m2 giai.

Cách pha chế:

– Lấy 1g MT cho hòa tan trong 1 lít ethnol 95o.

– Dùng bột cá nhạt (không bỏ muối khi chế biến) hoặc thức ăn tổng hợp có 35% đạm, nghiền mịn, sàng qua mặt lưới cỡ 0,85mm (2).

– Lấy 925g thức ăn (2) đó, cho thêm 14g Prelmix, 1g Vitamin C (hoặc axit ascobic) trộn đều (3).

– Lấy từ dung dịch (1), cho tiếp vào 940ml ethanol, rồi dùng dung dịch mới này hòa lẫn với thức ăn (3) đã sàng kỹ. Quấy đều trong 20 phút cho bay hết hơi ethanol, để khô hẳn rồi sàng lại (4).

– Cho thêm 1,4g Tetramicin, 30ml dầu thực vật và 30g dầu gan cá vào thức ăn (4). Trộn đều trong 10 phút. Cho vào túi ni lông, bảo quản lạnh cho cá ăn dần.

Cho cá ăn:

– Khẩu phần: 5 ngày đầu, mỗi ngày cho lượng thức ăn bằng 25% khối lượng cá; 5 ngày tiếp, bằng 20%; 5 ngày sau nữa, bằng 15%. Và 4 ngày cuối cùng, cho ăn bằng 10% khối lượng cá.

– Cách cho ăn: 4-5 lần mỗi ngày. Vãi đều trong giai nhốt cá.

Ương cá bột đã xử lý MT

– Ao ương: Tẩy vôi và diệt khuẩn, trừ chua, diệt tạp và bón lót phân cho ao ương như khi ương các loại cá khác.

– Mật độ: 150-160 con/m2 ao. Nếu ương bằng giai, mật độ 1000 con/m2. Giai cũng đặt trong ao.

– Thức ăn: Giống như các loài cá bình thường khác.

– Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh giai để khỏi bí nước lưu thông trong và ngoài giai (nếu ương trong giai).

– Nếu ương trực tiếp vào ao phải bảo vệ, diệt các loại địch hại ăn cá bột (rắn, ếch, nhái…).

Kiểm tra kết quả chuyển giới tính

Khi cá đã đạt cỡ 2-3 g/con, lấy 100-200 con ngẫu nhiên để xác định giới tính cá cái dưới bụng có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ. Nếu cá đực chiếm 95% trở lên là được.

Đến lúc cá đạt cỡ chiều dài 4-7cm, dùng làm cá giống để thả vào các ao, đầm nuôi thành cá thịt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!