Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Nheo Mỹ Thương Phẩm Trên Hồ Thác Bà được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để phát huy lợi thế của tỉnh Yên Bái về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, trong năm 2015 và 2016, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng (TT&ƯD) tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN đã triển khai Dự án áp dụng thành tựu KH&CN: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus – Rafinesque, 1818) thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
Cán bộ Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh kiểm tra mô hình nuôi cá nheo Mỹ trong lồng trên hồ Thác Bà do Trung tâm thực hiện.
Mục tiêu của Dự án là xác định cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng phát triển của giống cá nheo Mỹ trong lồng trên hồ Thác Bà; bổ sung vào cơ cấu nuôi trồng thủy sản của tỉnh giống cá có giá trị kinh tế cao, góp phần đa dạng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Lê Xuân Thành – Giám đốc Trung tâm TT&ƯD tiến bộ KH&CN tỉnh cho biết: “Tháng 6/2016, chủ nhiệm Dự án, nhóm thực hiện Dự án phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình tiến hành điều tra khảo sát tình hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, từ đó lựa chọn hộ gia đình chị Nguyễn Thị Chi, tổ 11, thị trấn Yên Bình có nhu cầu và nguyện vọng được tham gia thực hiện mô hình nuôi cá nheo Mỹ, có đủ kinh phí đối ứng, có nhân lực quản lý, bảo vệ, chăm sóc cá; có khả năng tiếp thu kỹ thuật để áp dụng vào nuôi cá nheo đúng quy trình kỹ thuật…”.
Mô hình được triển khai thực hiện tại tổ 20, thị trấn Yên Bình; thời gian thực hiện từ tháng 2/2015 đến tháng 11/2016. Quy mô thực hiện: 432m2/ 8 lồng nuôi, với số lượng 8.640 con cá nheo Mỹ, mỗi lồng nuôi có thể tích 54m3. Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 982 triệu 566 ngàn đồng; trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học là 485 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng người dân đóng góp là 497 triệu 566 ngàn đồng.
Sau khi đầu tư, lắp đặt xong lồng nuôi cá, ngày 25/9/2015, Trung tâm đã tổ chức nghiệm thu chất lượng giống cá nheo Mỹ mua tại Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, bàn giao 8.641 con cá nheo Mỹ bảo đảm chất lượng với trọng lượng trung bình 34 gam/ con cho hộ chị Nguyễn Thị Chi.
Sau 22 tháng triển khai Dự án, trong đó thời gian nuôi cá là 14 tháng cho thấy: cá nheo Mỹ sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện nuôi tại hồ Thác Bà. Tỷ lệ sống đạt 81,68%, tốc độ tăng trưởng trọng lượng bình quân đạt 115,14 gam/con/tháng, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cá đạt 3,18 cm/con/tháng, trọng lượng trung bình đạt 1,646 kg, vượt mức so với mục tiêu đặt ra; hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 2,3 kg thức ăn/ 1kg cá, giảm so với dự kiến ban đầu là (2,5kg thức ăn/1kg cá). Sản lượng đàn cá nheo Mỹ nuôi trong 8 lồng 14 tháng đạt 11.200 kg…
Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Dự án áp dụng thành tựu KH&CN “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus – Rafinesque, 1818) thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà” do Trung tâm TT&ƯD tiến bộ KH&CN tỉnh thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Mô hình thành công góp phần đa dạng các loại cá nuôi trong lồng trên hồ Thác Bà.
Đây là cơ hội để người dân vùng hồ Thác Bà khai thác tối đa nguồn lợi mặt nước hồ để phát triển nuôi thủy sản xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Yên Bình cũng cần khuyến cáo không để người dân nuôi tự phát quá nhiều khi chưa ký được hợp đồng đầu ra cho sản phẩm cá nheo Mỹ thương phẩm. Vì tại thời điểm Trung tâm bắt đầu thực hiện Dự án giá cá Nheo Mỹ thương phẩm bán buôn với giá khoảng 120.000 đồng/kg, nhưng hiện nay giá đã giảm xuống còn 50 đến 60.000 đồng/kg.
Trong khi đó chi phí đầu tư cho 1 kg cá tăng trọng (mô hình Trung tâm nuôi là trên 78.000 đồng). Nếu để người dân nuôi trồng tự phát loại cá này quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng như nuôi lợn tự phát với số lượng lớn trong thời gian qua, khi giá sụt giảm thì người dân sẽ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Cao Chính
Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá nheo trong lồng ở Yên Bái, cá nheo lớn nhanh, không bị dịch bệnh, chất lượng thịt cá thành phẩm được nâng cao.
Sau một thời gian áp dụng, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Bình, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình đã tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo ( Parasilurusasotus) trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì đã báo cáo kết quả thực hiện và qua kiểm tra thực tế tại các địa điểm triển khai. Kết quả cho thấy, sau 10 tháng triển khai thực hiện dự án, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì đã triển khai đúng các bước theo thuyết minh đã được phê duyệt, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, mở ra hướng mới cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Yên Bình.
Cụ thể, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã tổ chức khảo sát, chọn điểm và đã chọn được 11 hộ đủ điều kiện tham gia thực hiện dự án; tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá nheo cho các hộ dân; tổ chức mua con giống, thức ăn, vôi bột để phòng bệnh cho cá nuôi và cung ứng cho các hộ dân thực hiện; tiến hành kiểm tra mô hình dự án theo định kỳ và theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật.
Tại các mô hình được kiểm tra cho thấy, đối tượng cá nheo nuôi trong lồng lớn nhanh, không bị dịch bệnh và tận dụng được thức ăn sẵn có trên hồ Thác Bà như cá tạp, tôm, ốc. Trọng lượng cá nheo tại thời điểm kiểm tra trung bình đạt 2,3 kg/con; chiều dài thân cá đạt kích thước trung bình là 42 cm/con, tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài đạt 2,88 cm/con/tháng; tỷ lệ sống trung bình đạt 90,3% và vượt tiêu chí đề ra.
Qua mô hình có thể đánh giá cá nheo là loài cá nước ngọt, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường vùng hồ Thác Bà, chúng ăn các loại thức ăn phụ phẩm từ cá tạp, ốc bươu vàng, thức ăn phối chế từ các hạt ngũ cốc,… Do vậy có thể tận dụng các loại thức ăn đó để giảm chi phí nuôi cá nheo thương phẩm trong lồng.
Đặc biệt cá nheo có sức đề kháng tốt, hầu như không bị nhiễm bệnh, phù hợp với các tổ chức, cá nhân và hộ dân nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi và nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản. Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung tiếp theo của dự án theo đúng tiến độ và thuyết minh của dự án đã được phê duyệt.
Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm
a/ Giống cá nuôi:
+ Cỡ cá rô đồng giống: 300 – 500 chúng tôi Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10 con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20 – 30 – 50con/ m2.
+ Có thể thả ghép cá hường giống 1 con / 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của CRĐ, giá bán thấp.
b/ Thức ăn cho cá:
+ Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá. + Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 – 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10 – 20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.
– Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, … tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,…) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.
– Cho cá ăn: Cá rô đồng lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 – 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho CRĐ ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.
c/ Quản lý chăm sóc cá nuôi:
– Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.
– Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp , phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời.
– Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.
2/ Nuôi cá rô đồng ở ruộng lúa, rừng tràm, sông cụt:
– Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.
a/ Chuẩn bị nơi nuôi: Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m. Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,… Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi. Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của CRĐ như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,…
b/ Giống nuôi: Giống cá rô đồng nên thả cỡ lớn 200 – 300 con/kg. + Thường nuôi ghép CRĐ với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 – 80%, CRĐ 20 – 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2.
+ Nuôi ở rừng tràm: Cá rô đồng 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước.
+ Nuôi ở sông cụt: Cá rô đồng 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng.
3/ Thu hoạch cá nuôi:
d/ Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao
Theo sách NXB Nông nghiệp Nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo
Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 – 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 – 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác, thu hoạch CRĐ cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao. Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.
Được Trạm KN huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hỗ trợ 40% tiền mua con giống và 20% tiền mua thức ăn cho cá, anh Nguyễn Ngọc Tước – ngụ ấp K8, xã Phú Đức đã tận dụng diện tích mặt nước ao sau nhà để thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu được lợi nhuận hết sức khả quan. Anh Tước vui vẻ cho biết: “Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Theo tôi, trong quá trình nuôi cần chú ý cho ăn đầy đủ theo chu kỳ phát triển của cá, thức ăn đủ chất, đảm bảo độ đạm cần thiết… Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng nước và rào chắn cẩn thận trong mùa mưa lũ để tránh thất thoát…”
Với 1 cái ao cũ 800m2 phía sau nhà, vào trung tuần tháng 7/2003, anh Tước cho vét bùn non dưới đáy ao rồi rải 10kg vôi bột/m2 để sát trùng… Tiếp đó, anh bơm nước sạch vào ao và thả 40.000 con cá rô đồng giống nhân tạo vào nuôi. Nguồn thức ăn chính của cá rô đồng được anh Tước sử dụng thức ăn viên công nghiệp có chứa nhiều độ đạm. Thời gian đầu cá còn nhỏ khoảng 10 – 15gr/con, anh cho cá ăn 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10kg thức ăn. Hơn 1 tháng sau khi nuôi, cá lớn từ 20-25gr/con, anh cho cá ăn 3 lần/ngày và lượng thức ăn tăng lên 15kg/lần… Và anh tăng dần lượng thức ăn lên trong mỗi lần cho cá ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Bình quân cứ hao tốn gần 2,5kg thức ăn thì sẽ đạt 1kg cá rô đồng thương phẩm! Để tránh bẩn nguồn nước trong ao, anh Tước thường xuyên thay nước ao, định kỳ 1 tháng 1 lần anh bổ sung vào thức ăn cho cá những vitamin, chất khoáng, thuốc xổ giun, sán và những ký sinh trùng bám ngoài da… nhằm kích thích cá rô đồng mau phát triển, tránh được một số loại bệnh thường gặp ở cá rô…
Cứ như thế, anh Tước luôn cần mẫn chăm sóc, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng tăng trưởng cũng như dịch bệnh của cá để có cách chữa trị kịp thời… Từ đó, đàn cá nuôi của anh đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp… Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, anh Ngọc Tước đã cho tát ao và thu hoạch được trên 2,6 tấn cá rô đồng thương phẩm, bán được trên 60 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư như: Cải tạo ao, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá và công chăm sóc… tổng cộng hơn 37 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tước còn lời gần 23 triệu đồng!
Chọn và nuôi cá rô đồng theo hướng bán thâm canh
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo của anh Nguyễn Ngọc Tước đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, nhanh chóng thoát nghèo vươn lên khá – giàu từ mô hình này.
– Nên chọn cá giống đạt chất lượng tốt ở những cơ sở cá giống uy tín và nên chọn cá ở kích cỡ có thể chọn lọc được cá cái để nuôi (thường từ 180-200 con/kg).
– Có thể sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn chế biến cho cá ăn nhưng cần có độ đạm cao (25-30%) để cá tăng trọng nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
– Nên cho cá ăn dặm thêm vào buổi tối (8-9 giờ) cá sẽ lớn nhanh hơn.
– Cần tính toán thời gian nuôi thích hợp, không nên thu hoạch cá vào mùa lũ, giá cá thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
– Khi cá nuôi khoảng 5 tháng mà trọng lượng trung bình nhỏ hơn 70g/con (15 con/kg) thì không nên nuôi tiếp vì cá đã mang trứng lớn chậm, không có hiệu quả kinh tế.
– Tận dụng những bưng biền, ruộng trũng cải tạo thành ao để nuôi cá rô đồng rất tốt vì có mực nước sâu, gần sông rạch nên cấp sạch và thoát nước dễ dàng. Tuy nhiên cần phải gia cố, cải tạo bờ ao chắc chắn.
Phương Pháp Nuôi Cá Chép Thương Phẩm
Đặc Điểm Sinh Học
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio), là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau.
Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên.
Chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 – 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 – 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 – 75,2 °F.
Môi Trường Sống Của Cá Chép
Cá chép hoang dã sống ở giữa và hạ lưu sông, ở vùng ngập nước và trong vùng nước cạn, như hồ, kênh, rạch. Cá chép chủ yếu sống dưới đáy nhưng tìm kiếm thức ăn ở lớp giữa và trên mặt nước. Các ‘ao cá chép’ điển hình là những ao nông cạn, nhiều sinh vật phù du với đáy bùn và thảm thực vật thủy sinh dày đặc ở đê. Cá chép tăng trưởng tốt nhất đạt được khi nhiệt độ nước nằm trong khoảng từ 23 ° C đến 30 ° C.
Cá có thể sống sót trong thời kỳ mùa đông lạnh. Độ mặn lên đến khoảng 5%. Độ pH tối ưu là 6,5-9,0. Các loài cá chép có thể tồn tại nồng độ oxy thấp (0,3-0,5 mg / lít) cũng như hòa. Cá chép là loài ăn tạp, có xu hướng tiêu thụ thức ăn động vật cao, chẳng hạn như côn trùng nước, ấu trùng của côn trùng, giun, động vật thân mềm và động vật phù du. Tiêu thụ động vật phù du là chủ yếu (ngoại trừ thức ăn thuỷ sản được sản xuất công nghiệp) trong ao nuôi cá mật độ thả cao.
Ngoài ra, cá chép tiêu thụ thân, lá và hạt của thực vật thủy sinh và trên cạn, thực vật thủy sinh bị phân hủy, vv Việc nuôi cá chép thương phẩm không thật sự phức tạp như bạn nghĩ, khả năng sinh tồn của của loài này khá cao, cũng như chúng là loại ăn tạp nên người nuôi có thể tận dụng các thực phẩm thừa trong nhà, hoặc các phụ phẩm nông sản đều có thể chế biến thành thức ăn cho cá chép được.
Tăng Trưởng Và Sinh Sản
Sự tăng trưởng hàng ngày của cá chép có thể là 2%-4% trọng lượng cơ thể. Cá chép có thể đạt 0,6 đến 1 kg trọng lượng cơ thể trong vòng một mùa trong các ao nuôi cá đa canh của vùng nhiệt đới / cận nhiệt đới. Tăng trưởng chậm hơn nhiều ở vùng ôn đới: ở đây cá đạt trọng lượng cơ thể từ 1 đến 2 kg sau 2 đến 4 mùa nuôi. Ở vùng ôn đói, cá chép cái cần khoảng 11.000 đến 12.000 ngày để đạt đến độ trưởng thành.
Cá chép đực trưởng thành trong khoảng thời gian ngắn hơn 25 – 35%. Thời gian trưởng thành của các loài cá chép châu Á ngắn hơn một chút so với một số loài ở khuc vực khác. Quá trình sinh sản của cá chép châu Âu bắt đầu khi nhiệt độ nước là 17-18 ° C. Các loài cá chép châu Á bắt đầu sinh sản khi nồng độ ion của nước giảm đột ngột vào đầu mùa mưa. Cá chép thuần hóa thường được tiêm chất kích thích nội tiết, cá chép giải phóng trứng chín của chúng trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều. Số lượng trứng được giải phóng là 100 đến 230 g / kg trọng lượng cơ thể. Vỏ trứng trở nên dính sau khi tiếp xúc với nước.
Sự phát triển phôi của cá chép mất khoảng 3 ngày ở 20 – 23°C. Trong điều kiện tự nhiên, cá con nở ra dính vào đế. Khoảng ba ngày sau khi nở, phần sau của bàng quang bơi phát triển, ấu trùng bơi theo chiều ngang và bắt đầu tiêu thụ thức ăn bên ngoài với kích thước tối đa 150-8080m (chủ yếu là luân trùng).
Nuôi Cá Chép Thương Phẩm
Chuẩn Bị Ao Nuôi Hoặc Lồng Nuôi
Ao Nuôi
Điều quan trọng nhất có trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm đó chính là khâu chuẩn bị ao thả cá. Cũng giống như những loại nuôi trong ao khác, điều kiện của ao hay bể để nuôi cá chép là đất không bị nhiễm phèn, độ PH không vượt mức không cho phép, phải gần nơi nguồn nước sạch, không chứa các mạch nước ngầm độc hại gây hại cho cá.
Nên đào ao theo diện tích hình chữ nhật, trong đó chiều dài ao gấp 2 đến 3 lần chiều rộng và tốt nhất ao nuôi cá nên được quy hoạch và đặt xa chuồng trại chăn nuôi và gần nơi ở để tiện cho việc chăm sóc và quản lý, và gần tuyến đường giao thông để thuận tiện cho quá trình di chuyển cá giống và vận chuyển cá thịt khi thu hoạch.
Trong kỹ thuật nuôi cá chép tại ao thì môi trường nuôi cá phải luôn được vệ sinh kỹ càng, thoáng đãng, sạch sẽ, vùng đất không bị ô nhiễm, nhiệt độ trung bình trong ao từ 25 đến 27 độ C, độ PH luôn nằm trong khoảng 6,5 đến 7,5 là tốt nhất.
Nguồn nước trong ao thả cá phải được kiểm tra và xử lý thường xuyên, màu nước luôn xanh nõn chuối để tạo nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng tự nhiên cho cá giống sinh trưởng và phát triển. Trước khi bà con chuẩn bị thả cá bố mẹ xuống ao nuôi, bà con cần phải hút hết cạn nước trong khu nuôi dưỡng, nên dọn dẹp sạch rác, cây cỏ xung quanh và tiến hành rắc vôi cho ao với liều lượng từ 7 đến 10 kg/100 m2 để khử trùng, khử khuẩn và các sinh vật tạp nham có trong ao. Sau do, đến quá trình phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày và tiến hành bón lót bằng các loại phân xanh từ 30 từ 40 kg hoặc từ 25 đến 30 phân chuồng cho 100 m2/ao.
Lồng Nuôi
Khung lồng: Được làm bằng tre, nứa, gỗ, nhôm.
Lưới lồng: được làm bằng lưới P E không gút, kích thước mắt lưới tùy thuộc vào cỡ cá thả nuôi.
Kích thước lồng: Kích thước lồng có thể thay đổi tùy theo điều kiện. Kích thước lồng phổ biến 4 x 3 x 1,5m(2m) hoặc 6 x 3 x 1,5 m(2m)…Nên chọn lồng có kích thước hình chữ nhật là tốt nhất. Chọn nơi có nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp…
Có dòng nước chảy liên tục, lưu tốc thích hợp là 0,2 – 0,5 m/s
Mực nước chỗ đặt lồng phải sâu hơn đáy lồng 0,5-1m.
Khoảng cách lồng đặt cách bờ 3 – 5 m để dòng chảy được lưu thông qua lồng và tiện chăm sóc quản lý
Lồng này cách lồng kia ít nhất từ 5 -10 m. Nếu đặt theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 30 – 50m.
Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Môi trường nước nơi đặt lồng
t0: 25 – 280C
pH nước: 6,5 – 8.
Lưu Ý
kiểm tra kỹ các thanh nang lồng đảm bảo an toàn, lưới lồng kiểm tra kỹ có kế hoạch may vá lại.
Vệ sinh cọ rữa sạch các chất vẩn bám các thanh nang lồng, lưới lồng
Chọn và thả giống
Chọn giống: Chất lượng cá giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá. Chất lượng cá giống tốt như:
Cỡ cá: Giai đoạn từ 150 – 250; chiều dài cá (mm) từ 100 – 300; khối lượng cá giống 90g và thời gian nuôi khoảng 120 ngày.
Màu sắc: Chọn những con cá có màu vàng da cam nhạt.
Ngoại hình: Toàn thân phủ kín vẩy, trơn nhẵn, không xây xát và không dị hình dị dạng.
Trạng thái hoạt động bình thường, bơi chìm trong nước theo đàn.
Phương pháp thả: Trước khi tiến hành các thao tác như vận chuyển đến ao, lồng nuôi mới hoặc san thưa, cần tiến hành ép cá bằng phương pháp cho cá nhịn ăn khoảng 1 ngày. Chuyển cá vào lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối.
Cá đưa vào nuôi vây vẩy hoàn chỉnh, không xây xát, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều. Trạng thái hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn; không có dấu hiệu bệnh.
Mật độ thả: Cá chép giòn có thể nuôi được 1 – 2 vụ/năm, thời gian 3 – 5 tháng/vụ; Cá được chọn nuôi có kích thước lớn từ 1,2 – 1,8 kg. Mật độ nuôi trong ao 0,5 – 1 con/m2, mật độ nuôi lồng 5 – 7 con/m3, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.
Cá chép nuôi khoảng 9 tháng khi đạt trên 1 kg, lúc này người nuôi mới vỗ béo bằng đậu tằm để quyết định độ giòn của thịt cá
Thức Ăn Cá Chép:
Thức ăn tự nhiên: Chúng ta có thể sử dụng các phụ phẩm, các loại nông sản để nghiền nhỏ để chế biến thành thức ăn cho cá chép.
Thức ăn công nghiệp. Để giúp cá tăng trưởng nhanh trong quá trình nuôi, tăng khả năng kháng bệnh thì chúng ta có thể chọn mua các loại thức ăn cho cá ở các công ty sản xuất thức ăn thuỷ sản uy tín, nhằm đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn thuỷ sản.
Quản Lý Và Chăm Sóc
Hàng ngày thăm ao 2 lần vào sáng sớm và chiều mát; nếu có các hiện tượng khác thường, như: cá nổi đầu, nước ao bạc màu, … thì đấy là biểu hiện cá đói, no, bị bệnh, nước ao thiếu oxy… từ đó điều chỉnh việc cho ăn, chăm sóc và xử lý các tình huống ảnh hưởng xấu đến cá.
Phải thường xuyên giữ đủ nước theo đúng quy định, hằng ngày kiểm tra bờ, cống rãnh, chuẩn bị trước đăng mành, cọc để phòng lũ lụt cá đi mất. Mỗi tháng đùa khuấy ao một lần, hàng tuần vớt sạch rác, thức ăn thừa; sau khi đùa ao kết hợp cấp thêm nước mới. Thường xuyên theo dõi màu nước để quyết định tăng hay giảm số lượng thức ăn và phân bón.
Khi trời nắng oi bức, màu nước quá béo cá dễ bị nổi đầu do thiếu oxy. Nếu thấy cá nổi đầu khắp ao, nghe tiếng động mạnh cũng không lặn xuống mà vẫn cứ bơi lờ đờ trên mặt nước, màu sắc trên lưng cá mè, trắm cỏ ngả sang hơi vàng, môi dưới của cá dài ra, đó là hiện tượng nổi đầu nghiêm trọng.
Yêu Cầu
Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật và chi phí phòng trị bệnh thấp.
Cá nhanh lớn, đúng kế hoạch.
Cá hấp thu thức ăn tốt và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp.
Chăm sóc, quản lý cá giống trong quá trình nuôi dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thu Hoạch
Trước khi tiến hành thu hoạch thì nên cho cá nhịn ăn 1 ngày. Để cá khỏe mạnh khi đến tay người tiêu dùng, các bạn nên thu hoạch cá trong ao và chuyển lên bể, giống nước sạch và sục khí, sau 1 giờ sử dụng ống nhựa dùi lỗ tháo hết nước đục ra và cấp nước mới vào, dùng vợt vớt bỏ hết cát sỏi và tạp chất dưới đáy bể. Khi vận chuyển nên chuẩn bị đầy đủ bao tải, túi nylong, bình oxy,… để đảm bảo cá khỏe mạnh.
Một phần cá chép được chuyển trực tiếp đến các chợ và được bán sống. Phần lớn sẽ chuyển đến các nhà máy chế biến cá để phân phối vào các hệ thống siêu thị, hoặc xuất khẩu đến các nước.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Nheo Mỹ Thương Phẩm Trên Hồ Thác Bà trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!