Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Diếc Thương Phẩm Cho Lãi Ròng, Người Nông Dân Kê Cao Gối Ngủ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá diếc tuy chậm lớn nhưng loài cá này dễ nuôi, thịt thơm ngon và còn có cả tác dụng chữa bệnh nên có giá trị kinh tế cao.
Cá diếc có ưu điểm là có thể nuôi ở những nơi có mực nước thấp. Ảnh: báo Quảng Ngãi
Cá diếc có tên khoa học là Carasius auratus, là loại cá nước ngọt, cùng họ với cá chép. Cá diếc có kích thước nhỏ, lớn chậm hơn cá chép. Thịt cá diếc thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Loài cá này có đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.
Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thịnh, do cá có kích thước nhỏ, lớn chậm nên ít được nuôi hơn so với một số loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên, cá diếc có ưu điểm là có thể nuôi ở những nơi có mực nước thấp như ruộng lúa, nhất là những vùng ruộng trũng.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi gần nguồn nước sạch để chủ động thay nước mới vào ao như: sông ngòi, ao hồ, mương, giếng khoan, giếng đào; Đất không bị chua hoặc mặn, không có chất độc hại cá, là đất thịt hoặc đất pha cát; Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát để thuận lợi khi thu hoạch và công tác cải tạo ao;
Trước khi thả cá cần cải tạo lại ao độ sâu bùn không quá 25cm, nước sâu 1,5m trở lên. Mỗi ao đặt một dàn cho ăn, trên lắp 1 máy cho ăn tự động, máy tăng oxy. Đồng thời phải có bút máy đo pH để đo và canh chỉnh độ pH cho nước ao.
Sau khi cải tạo xong có thể bón lót phân chuồng đã ủ mục để tạo thức ăn ban đầu cho cá con, với lượng 50 – 60 kg/100m2. Sau khi bón lót và lấy nước vào ao để khoảng 3 – 4 ngày mới thả cá.
Thức ăn
Một trong những mấu chốt quan trọng của nuôi thâm canh cá diếc là nuôi bằng thức ăn có chất lượng cao, còn nuôi thức ăn thông thường giá trị thấp không thể cho năng suất cao được, sử dụng thức ăn như cám, bột đậu tương, thức ăn có hàm lượng đạm 38-40%, hệ số chuyển hóa cao, có thể giúp cá lớn nhanh, chất lượng thịt tốt. Nên viên hạt thức ăn nhỏ vì miệng cá diếc nhỏ.
Ở nhiệt độ 20-30 độ C, cho ăn 2,6% trọng lượng cá/ngày đối với cá dưới 85g. Ở nhiệt độ 24-29 độ C cho ăn nhiều hơn, ở 30-32 độ C cho ăn bằng mức 20-30 độ C.
Tuyển chọn giống
Chất lượng cá giống là một trong các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất. Do vậy khi chọn con giống thả nuôi cần phải đạt các tiêu chuẩn con giống khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ, không bị xây xát; bơi lội nhanh nhẹn, hoạt bát, bơi lội dưới mặt nước và thích bơi ngược dòng nước nhẹ;
Màu sắc cá sáng tươi, da nhiều nhớt; Mua giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín và đảm bảo chất lượng, giống đã qua kiểm tra chất lượng con giống.
Biện pháp quản lý môi trường ao nuôi:
Thay nước: Thay nước theo định kỳ (hàng ngày, tuần, tháng) tùy theo mức độ nhiễm bẩn của ao. Mỗi lần thay 20 – 30% (50%) lượng nước trong ao. Tăng mực nước theo sự tăng trưởng của cá. Mực nước ao nuôi tốt nhất nên giữ ở mức ổn định 1,5 – 1,8m nhằm tránh sự biến động nhiệt độ trong ngày đêm.
Phòng bệnh tổng hợp
Cá nuôi trong ao bị bệnh là do sự tác động của 3 yếu tố: Môi trường nước ao nuôi xấu; Cá bị yếu; Trong ao có nhiều mầm bệnh. Do cá sống trong nước nên khó quan sát và theo dõi để chẩn đoán chính xác dịch bệnh. Khi bị bệnh, cá thường bỏ ăn, nếu trộn thuốc vào thức ăn để chữa bệnh thường không có hiệu quả. Vì vậy chữa bệnh cho cá thường rất khó khăn và phức tạp. Môi trường nước lại là môi trường dễ lây lan bệnh, nên khi nuôi phải phòng bệnh cho cá. Lấy phương châm “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ”.
Phòng bệnh là áp dụng các biện pháp để hạn chế mầm bệnh, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cá và quản lý môi trường nuôi trong sạch.
Khi nguồn nước lấy vào phải sạch, ao nuôi phải quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp. Trước khi thả cá, phải xử lý ao và tẩy đáy ao đúng quy trình kỹ thuật, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10-12kg/100m2. Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.
Cá giống phải khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Không thả cá giống quá nhỏ; Cá nuôi phải thật khỏe mạnh, mật độ nuôi vừa phải, tỷ lệ ghép thích hợp để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao và tránh không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi,
Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao bằng cách té nước ao vào thung, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi mới thả cá ra ao. Tránh gây xáo trộn môi trường trong quá trình nuôi.
Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm, Người Nông Dân Kiếm Tiền Tỉ Như Doanh Nhân
Cá lóc là loài cá ăn tạp dễ nuôi, ít bệnh tật. Bên cạnh đó, loài cá này có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng…
Cá lóc là loài cá dễ nuôi cho năng suất cao. Ảnh: Báo Vĩnh Long
Cá lóc hay còn gọi là cá quả Việt Nam hoặc cá quả ta, cá tràu ta hay cá lóc đồng là một loài cá nước ngọt trong họ Cá quả (cá tràu). Cá lóc Việt Nam nhỏ, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh, chúng nhìn nhanh nhẹn hơn, màu đen vàng, thân, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn màu vàng xanh. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu. Cá lóc Việt Nam có con có màu hơi ngả vàng, bụng cá ít mỡ, thịt cá khi luộc chín thì thơm và dẻo.Cá còn có lưỡi giống như lưỡi lợn.
Cá lóc Việt Nam có 3 loại, cả ba loại trên đều có mình thuôn dài, đuôi dẹp. Trong số chúng có loại cá lóc nhím, thuộc loại có da trơn, đầu giống rắn, mình và đuôi như con cá chạch, dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Có mỏ nhọn dài. Cá lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật. Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt. Chúng là động vật ăn thịt, có tập tính bắt mồi nhưng trong điều kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh và ăn được nhiều loại thức ăn. Cá lóc cá đầu vuông: Có đầu vuông mình to. Cá lóc bông: Có mình trắng sọc đen.
Theo các kỹ sư nông nghiệp, trong những năm gần đây nhiều nơi đã tiến hành nuôi cá lóc nhất là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ,…Loài cá này sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông và thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc lợ (10-12‰), đây là ưu thế để phát triển mô hình nuôi thâm canh trong ao, bể xi măng, lồng. Cá lóc là loài ăn tạp, thức ăn thiên về động vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Cá lóc có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng…
Kinh nghiệm của chủ trang trại nuôi cá Minh Tâm (Đồng Nai), cho biết loài cá này ăn mạnh vào mùa hè, ăn ít vào mùa đông. Vì vậy, cá tăng trưởng vào mùa hè nhanh hơn các mùa khác và sinh trưởng chậm ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Cá lóc giống cỡ 20-30g/con cm sau 7-8 tháng nuôi có thể đạt khối lượng trung bình từ 1,2-1,5 kg/con, thậm chí có thể đạt 1,5-2,5 kg/con. Cá lớn nhanh từ tháng thứ tư, thứ năm.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá lóc phải được xây dựng tại vùng đất không bị nhiễm phèn, gần nguồn nước. Cần chặt tán cây che khuất mặt ao, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ xung quanh ao. Tháo cạn nước ao và dọn sạch rác, bắt cá tạp và địch hại (rắn, cua, ếch,…), vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao, tu bổ cống, bờ ao, san lấp các lổ rò rỉ.
Rãi vôi bột xuống đáy và xung quanh ao để giệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng từ 10-15 kg/100m2. Sau đó phơi nắng từ 3-4 ngày rồi tiến hành bón phân chuồng ủ hoai lượng từ 25-30 kg/100 m2 hoặc phân vô cơ, liều lượng 0,3-5 kg kg/100 m2. Sau khi bón phân lấy nước vào ao qua lưới lọc cho tới mực nước 1,5-2 m.
Trong trường hợp nuôi trong bể xi măng nên ngăn ra thành các bể nhỏ để tiện chăm sóc và có thể tách riêng cá theo từng cỡ để nuôi khi cá phân đàn. Bể nuôi có độ sâu từ 1 – 1,5 m. Có thể xây bể nổi hoặc bể chìm. Bể chìm thì bể sẽ chắc chắn hơn và nhiệt độ nước trong bể nuôi ổn định hơn so với bể nổi hoàn toàn trên mặt đất. Tuy nhiên chỉ xây bể chìm khoảng 1/2 – 1/3 chiều cao của bể, nếu xây chìm quá thì sẽ khó thoát nước và bể nuôi dễ bị ngập khi xảy ra mưa lụt.
Đối với bể mới xây, để làm sạch xi măng mới dùng phèn chua hoặc dùng thân chuối chát xắt nhỏ cho nước vào đầy bể xi măng và tiến hành ngâm bể từ 7– 10 ngày. Sau đó xả nước ngâm ra và cho nước sạch vào để rửa sạch bể rồi ngâm tiếp bể bằng nước sạch. Đối với bể cũ ngâm bể bằng nước sạch 2 – 3 ngày rồi tiến hành chùi rửa sạch sẽ.
Chọn giống và mật độ nuôi
Cần chọn lựa giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị mất nhớt. Cá giống cần đạt kích cỡ 20 – 30g/con. Mật độ thả 70 – 90 con/m2. Thời vụ thả: Tùy theo vùng miền, khu vực phía Nam có thể thả cá lóc nuôi quanh năm, có thể chia ra làm 2 vụ chính như sau: Vụ 1: Từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch; Vụ 2: Từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch.
Cách thả: Cho cá làm quen với môi trường nước bằng cách cho túi cá xuống bể từ 5 – 10 phút mới mở túi cho nước bể tràn vào một ít và để cá từ từ bơi ra ngoài bể. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 10 phút.
Thức ăn cho cá
Cá lóc là loài ăn động vật, cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: cá, tép, ếch nhái….Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá quen dần với thức ăn tự chế với nguồn nguyên liệu là cá tạp, tấm, cám, bắp….hoặc thức ăn công nghiệp.
Cách cho ăn: Trong hai tháng đầu: Thức ăn được nấu chín, xay nát hoặc bằm nhỏ; Khi cá lớn: Thức ăn băm nhỏ hoặc cắt khúc cho phù hợp với kích cỡ miệng cá.
Khẩu phần ăn: Từ khi thả cho đến 2 tháng tuổi cho ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân; Giai đoạn sau: Cho ăn từ 2 – 3% trọng lượng thân. Hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo từ 25 – 35% thì mới đạt được trong nhu cầu dinh dưỡng của cá. Khoảng 5 – 7 ngày nên bổ sung thêm VitaminC vào thức ăn. Thời gian cho ăn: Khoảng 7 – 8h sáng và 5 – 6h chiều.
Cách chăm sóc
Sau một tháng kiểm tra trọng lượng cá một lần để tách nuôi riêng con lớn, con nhỏ để cho cỡ cá nuôi được đồng đều và tăng trưởng tốt hơn. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
Càng về cuối vụ, chất lượng nước trong bể nuôi cá càng nhanh bị ô nhiễm, vì thế cần quản lý chặt chẽ khâu quản lý thức ăn và thay nước trên nguyên tắc là thay từ từ, tạo sự thích nghi dần, trách hiện tượng thay nước nhiều, đột ngột làm cá sốc.
Nuôi Cá Điêu Hồng, Nông Dân Lãi 25
Nông dân lãi 25-30 triệu đồng/bè
Những ngày này, dù giá cá điêu hồng có giảm nhẹ so với trước nhưng ND nuôi cá làng bè ven sông Tiền vẫn phấn khởi do tiêu thụ cá điêu hồng rất tốt, giá cá đang ở mức có lợi.
Ông Lê Minh Sang – ND nuôi cá điêu hồng thuộc cù lao xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, gần 1 tháng nay thương lái đã hạ giá 2.000-3.000 đồng/kg so với trước. Hiện thương lái đến tận bè thu mua cá cho ND với giá 38.000 đồng/kg đối với hình thức bắt cá ôxy (cá sống đựng trong bao nylon có bơm ôxy), còn thương lái bắt bằng ghe đục có khoang thông đáy bằng lưới để chứa cá có giá 37.000 đồng/kg.
Theo ông Sang, giá cá điêu hồng giảm thời gian qua là do đã bước vào mùa mưa, lượng cá đồng tại các chợ nhiều. Mặt khác, cá điêu hồng tới lứa thu hoạch nhiều hơn trước cũng góp phần làm cho giá cá giảm nhẹ. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tại địa phương, hoặc các thương lái từ chúng tôi xuống tận bè bắt rồi tập kết ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP.HCM) để phân phối khắp cả nước. Dù giá cá giảm nhưng tình hình tiêu thụ vẫn bình thường do cá điêu hồng vẫn được ưa chuộng.
Theo nhiều ND ở TP.Mỹ Tho, chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè hiện nay ở mức 30.000-32.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với năm ngoái. Chất lượng cá giống ngày càng giảm, dịch bệnh tăng dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Tuy nhiên, với năng suất bình quân trên 5 tấn/ha và giá bán cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng có thể lãi từ 20-30 triệu đồng/bè (tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi).
Ông Nguyễn Văn An ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, từ đầu tháng 5.2014 đến nay, giá cá luôn dao động ở mức 32.000-40.000 đồng/kg, nông dân có lãi khá nhưng lượng cá thu hoạch không nhiều.
“Hiện nuôi cá điêu hồng thuận lợi về giá, thị trường tiêu thụ nhưng thực tế nông dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Giá cá bấp bênh, chất lượng cá giống giảm, môi trường ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá cao, giá thành sản xuất thức ăn ngày càng tăng, nhất là gần đây các đại lý không cho mua thiếu thức ăn cá như trước nên chúng tôi thiếu vốn sản xuất…” – ông An chia sẻ.
Giá cá giống ổn định
Do nhu cầu thả của ND tăng nên giá cá điêu hồng giống gần đây vẫn ổn định. Ông Lê Văn Bảy – ND ương cá điêu hồng giống ở xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy cho biết, cá điêu hồng giống loại 30-50 con/kg vận chuyển đến tận bè có giá 30.000-32.000 đồng/kg.
Theo nhiều ND ương cá giống, cá điêu hồng giống thường được ương trong ao đất với diện tích ương từ 500m2 đến vài ngàn m2, độ sâu từ 1-1,2 m, mật độ thả 100-150 cá bột/m2. Cá bột thường được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp độ đạm từ 26-35%, hoặc thức ăn tự chế. Sau 2,5 tháng ương cá bột phát triển thành cá giống cỡ 30-50 con/kg với tỷ lệ hao hụt khoảng 30-40%.
Khi thu hoạch, có thể đạt từ 400-450kg/ha cá giống. Trừ chi phí đầu vào, tính ra mỗi vụ ương 2,5 tháng, người ương cá điêu hồng giống lãi từ 17.000-19.000 đồng/kg (khoảng 70-85 triệu đồng/ha).
Thanh Công Theo danviet.vn
Lãi Cao Nhờ Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm được Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn thực hiện trên diện tích ao 1.000m2 ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung với 2 hộ tham gia từ tháng 6/2010.
Ở Bình Trung, cá rô đồng hiện có giá khoảng 30.000đồng/kg Ảnh: Thanh Nhã
Hộ ông Phạm Thanh Hà thả nuôi 18.000 con cá giống trên diện tích ao 600m2 và hộ bà Nguyễn Thị Thẩm thả nuôi 12.000 con cá giống trên diện tích ao 400m2. Nguồn cá giống được mua tận Nam bộ, có kích cỡ 3 – 4 cm/1 con, trọng lượng trung bình 300-310 con/1kg. Hai hộ nuôi đã được Trạm hướng dẫn chu đáo về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cá cùng với gần 30 hộ nông dân khác ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Thẩm bộc bạch: Lúc đầu cũng có nhiều ý kiến bàn ra tán vào khiến gia đình cũng đắn đo mãi; nhưng tôi quyết định cứ thử làm xem sao. Trước lúc thả giống, tôi nạo vét bùn đất, làm vệ sinh sạch sẽ đáy ao, rắc 40kg vôi bột và phơi nắng hơn 3 ngày. Sau đó tôi lấy nguồn nước sạch cho vào ao sâu khoảng 1m; dùng phân NPK đánh tan đều nhằm cải tạo, gây màu nước theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Một tuần sau tôi thả 12.000 con cá giống, cứ 1m2 ao nuôi được 30 con. Qua hơn 4 tháng, kiểm tra, theo dõi thấy đàn cá phát triển mạnh, hầu như không có dịch bệnh xuất hiện, tỷ lệ hao hụt dao động ở mức 10%… Ông Phạm Thanh Hà cũng cho biết: Tỷ lệ cá hao hụt trong ao nuôi của gia đình tôi cũng tương tự như chị Thẩm. “Thằng” rô đồng này tạp ăn. Tháng đầu tiên tôi cho cá ăn thức ăn công nghiệp; từ tháng thứ hai trở đi cho ăn xen kẽ vừa thức ăn công nghiệp vừa thức ăn tự chế biến để giảm bớt chi phí. Thức ăn tự chế biến bao gồm cám gạo, cám bắp, cá tạp, bánh dầu, rau muống xắt nhỏ v.v.. trộn đều nấu chín, viên lại thành từng nắm và cho vào các sàn ăn đặt xung quanh ao. Cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 5-7% trọng lượng dự kiến của đàn cá. Hai, ba giờ sau khi cho ăn, kiểm tra lại sàn nhằm điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn cho cá, đảm bảo không ô nhiễm nguồn nước. Trong quá trình nuôi, định kỳ 10-15 ngày một lần rải thêm 12 kg vôi bột cho 600m2 ao nuôi. Cá lớn nhanh, không bị bệnh.
Sau hơn 4 tháng thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng ở xã Bình Trung đã cho thu hoạch trên 1,3 tấn. Trọng lượng bình quân 20-22 con/kg. Với giá khoảng 30.000 đồng/1 kg như hiện tại, mô hình đã thu lại gần 40 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, hộ ông Hà thực lãi trên 6 triệu đồng và hộ bà Thẩm thực lãi gần 3,5 triệu đồng. Anh Vũ Thế Sơn, Quyền Trưởng Trạm Khuyến nông huyện nhận định: Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm đã đem lại thành công, mỗi ha ao trong 4-5 tháng nuôi có thể thu lãi từ 75-80 triệu đồng trở lên. Một năm có khả năng nuôi được 2 vụ cá rô đồng. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn là bước khởi đầu thuận lợi mở ra một cách làm để xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhiệm kỳ 2010-2023 đặt mục tiêu phấn đấu đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác lên 50 triệu đồng/1 năm. Hiệu hiệu quả của mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm vừa nêu ở trên cho thấy có thể nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, cần tuyên truyền, phổ biến vận động và cách thức tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, phù hợp với thực tế của người nông dân, với nhu cầu thị trường, nhằm phát triển bền vững, ổn định.
TUẤN KIỆT
Nông Dân “Khóc Ròng” Vì Cá Tra, Basa Rớt Giá Mạnh
Tại Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại 1 chỉ còn ở mức 24.000 đồng/kg; cá loại 2 khoảng 23.000 đồng/kg, loại 3 khoảng 22.000 đồng/kg.Với giá này người nuôi lỗ từ 1000-1500đ/kg.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở Hậu Giang. Hiện, giá cá tra thu mua tại Hậu Giang cũng chỉ ở mức còn 22.000 – 23.500 đồng/kg. Theo số liệu của Sở Công Thương An Giang, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu các loại tuần từ 30/3 – 5/4/2012 tại An Giang dao động ở mức từ 23.000 – 24.000 đồng/kg, giảm từ 200 – 500 đồng/kg tùy loại, tương đương giảm 1 – 2%. So với cùng kỳ năm trước, giá cá đã giảm tới 8 – 10% tùy loại.
Ông Trần Văn Hon, ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: gia đình ông nuôi khoảng 15000m2 diện tích mặt nước, hiện cá đang ở thời kỳ lớn rất nhanh, tuy nhiên những ngày gần đây cá rớt giá mạnh, tôi rất lo lắng. Nếu tình hình này kéo dài có thể nhiều hộ nuôi sau khi bán cá xong sẽ “treo ao”, bỏ nghề hàng loạt.
Nông dân Nguyễn Văn Tuấn – ở Cái Chanh- Hậu Giang than thở: “Tôi nuôi 2 ao cá khoảng khoảng 6000m2 diện tích mặt nước. Một ngày cá ăn hết khoảng 5 tấn thức ăn tương đương với số tiền là 60 triệu. Cá đang tới lứa bán, vậy mà giá rớt, người mua thì cầm chừng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và thua lỗ nặng”.
Ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Cá tra rớt giá là do ngân hàng thắt chặt tín dụng nên doanh nghiệp không có tiền để mua cá. Một số doanh nghiệp có tiền mua cá thì cố gắng ép giá cá xuống càng thấp càng tốt. Người nuôi cá thì kiên quyết bán và thu tiền luôn, chấp nhận giá thấp hơn do thời gian gần đây rất nhiều doanh nghiệp thủy sản nợ kéo dài dẫn đến thưa kiện”.
Theo thống kê, hiện toàn vùng chỉ còn khoảng 30% số hộ theo nghề nuôi so với trước, còn lại chuyển qua nuôi cá giống, cho doanh nghiệp thuê đất, chuyển sang nuôi các thủy sản khác… Số người bám trụ với nghề thì nuôi cầm chừng và có nguy cơ treo ao.
Giá Cá Tra Thương Phẩm Chạm Đáy, Nông Dân Lỗ 5.000 Đồng Mỗi Kg
Giá cá tra thương phẩm chạm đáy, nông dân lỗ 5.000 đồng mỗi kg
Dù bán với giá rất thấp, nhưng người nuôi cá tra vẫn chấp nhận vì nếu để lâu sẽ càng lỗ nặng bởi cá quá lứa, hệ số tiêu thụ thức ăn rất cao.
* Xuất khẩu thủy sản phục hồi chậm, cá tra vẫn gặp khó ở EU
* Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm tháng giảm 39%
Một dây chuyền chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
Tại buổi làm việc của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ với ngành công thương, ngày 11/6, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, khi các thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam là Mỹ, EU và Trung Quốc đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì sản phẩm cá tra xuất khẩu của Cần Thơ cũng gặp khó khăn.
Theo ông Toại, lượng cá bán ra của các doanh nghiệp chủ yếu là số tồn trong kho, còn xuất khẩu thì phải tới đầu tháng 5/2023 mới bắt đầu trở lại.
Dự báo trong 6 tháng cuối năm, lượng cá tra xuất khẩu sẽ tăng lên nhưng sẽ rất chậm.
Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu tại Cần Thơ đang chạm đáy. Cụ thể, cá thương phẩm vượt kích cỡ (size lớn) hiện có giá từ 17.000-18.000 đồng/kg với hình thức trả tiền ngay sau khi bán cá. Còn nếu thanh toán sau một tháng là 19.000 đồng và sau ba tháng là 19.500 đồng/kg.
Trước khó khăn trên, nhiều nông hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ vẫn thả cá giống, nhưng không cho ăn để giảm chi phí.
Cùng với đó, giá cá giống cũng đang ở mức rất thấp, chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá giống chịu lỗ từ 3.000-4.000 đồng/kg so với giá thành sản xuất.
Nông dân cho cá tra ăn. (Ảnh: TTXVN)
Ở khâu chế biến, đến nay ngành cá tra vẫn chưa có sản phẩm đột phá nào. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng quay lại thị trường trong nước khi giá xuất khẩu giảm mạnh.
Các doanh nghiệp chế biến cá tra theo hình thức đông lạnh và cắt khúc đối với cá trọng lượng lớn (2-3 kg/con) đưa đi giới thiệu tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để tiêu thụ.
Dù bán với giá rất thấp, nhưng người nuôi cá tra vẫn chấp nhận vì nếu để lâu sẽ càng lỗ nặng bởi cá quá lứa, hệ số tiêu thụ thức ăn rất cao. Theo Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ, hiện cá tra thương phẩm nông dân đang lỗ tới 5.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Toại, qua trao đổi với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên địa bàn, doanh nghiệp cho biết thị trường Mỹ đang bắt đầu nhập khẩu cá tra trở lại. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng nắm được giá cá tra của Việt Nam nên cũng chỉ mua với giá thấp.
Trước tình hình khó khăn của ngành cá tra, lãnh đạo Sở Công Thương Cần Thơ nhận định, trong 6 tháng cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2023, nguồn cá nguyên liệu sẽ sụt giảm.
Nhiều hộ nuôi cá tra hiện chỉ cho cá ăn cầm chừng (2 ngày/lần) khiến tỷ lệ phi mỏng, dẫn đến doanh nghiệp không chịu mua và phải đem tiêu thụ tại các chợ truyền thống.
Bên cạnh đó, có doanh nghiệp sau khi thả giống thì bỏ ao, không cho cá ăn gần 6 tháng, đến khi cho ăn lại thì cá chết gây thiệt hại không nhỏ.
Từ thực tế trên, theo ông Toại, nguồn cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ suy giảm và thiếu hụt trong thời gian tới. Tuy nhiên, chất lượng cá thương phẩm lại không cao do người nuôi không cho ăn thường xuyên.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết hiện xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại, nhưng giá không tăng và tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Brazil… nên xuất khẩu cá tra trong quý 2/2023 khó có thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm.
Nếu quý 3 tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại./.
Thanh Liêm
Vietnam+
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Diếc Thương Phẩm Cho Lãi Ròng, Người Nông Dân Kê Cao Gối Ngủ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!