Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Cảnh Độc, Lạ Xuất Khẩu Ra Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm chúng tôi anh Sơn bắt tay vào nuôi gà quy mô lớn. Tuy nhiên, cơ duyên không đến với người kỹ sư nông nghiệp nhiều hoài bão, cơn dịch bệnh cúm gia cầm đã làm sản nghiệp của anh gần như tiêu tan. Không nản chí, với nhãn quan về tiềm năng nuôi cá cảnh anh Sơn bắt tay vào đầu tư nuôi cá.
Anh kể: “Nuôi cá hay bất cứ nuôi con vật gì đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, say mê và tìm hiểu không ngừng về giống vật đó”. Qua sách báo, mạng internet và học hỏi từ những người đi trước, anh Sơn biết loài cá Dĩa Nam Mỹ, có nhiều chủng loại (xuất sứ vùng Amazon) là loài cá có tiềm năng cao, dễ nhân giống, lai tạo và được thị trường ưa chuộng, kể cả thị trường khó tính.
Ban đầu, anh Sơn chỉ mua cá con về nuôi, khi đủ lớn thì bán. Tuy nhiên, qua quá trình nuôi anh phát hiện và mày mò nghiên cứu, tự lai tạo giống và ương cá con cung cấp cho thị trường cá cảnh. Đặc biệt, anh chú trọng đến ương cá Dĩa con, coi đây là mặt hàng chủ lực.
Anh Sơn cho biết thêm: “Việc nuôi cá cảnh cao cấp không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần người nuôi sáng tạo sắp xếp các hồ nuôi hợp lý. Tuy nhiên, muốn thành công, người nuôi phải dành hết tâm sức cho việc nuôi cá. Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc cá cũng là yếu tố quan trọng để có những con cá đẹp, có giá trị cao trên thị trường.”
Hiện nay, anh Sơn đã có một cơ ngơi nuôi, ương cá Dĩa rộng 250m2 ngay tại nhà và anh thuê thêm 1,5ha để ương nuôi các loại cá cảnh khác nhau. Doanh thu hàng năm của gia đình anh trên 3 tỉ đồng, riêng năm 2018 là 5 tỉ đồng. Ngoài ra, anh còn hợp tác với trên 10 hộ nuôi, ương cá ở trong tỉnh và trên 10 cơ sở ở các tỉnh bạn và chúng tôi để cung cấp cá cảnh ra thị trường.
Anh Sơn bật mí: “Hiện, tôi đang nghiên cứu tìm tòi loại thức ăn mới cho cá Dĩa, vừa giúp cá mau lớn, tiết kiệm so với thức ăn truyền thống, qua đó giảm giá thành, phòng, chống dịch bệnh và tăng lợi nhuận cho người nuôi cá cảnh.”
Với những thành tích đã đạt, liên tục 10 năm liền, anh Sơn được công nhận là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 5 năm liền là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Anh Sơn có tổng cộng 20 bằng khen, 1 bằng vinh danh và 14 giấy khen, trong đó, anh vinh dự 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, một lần Trung ương Hội Nông dân tặng Bằng khen và một lần Hội Sinh vật cảnh Việt Nam vinh danh. Ngoài ra, anh còn được UBND tỉnh Long An tặng Bằng khen (15 lần). Mô hình nuôi cá cảnh của anh được nhiều người tham quan, học hỏi.
Theo Báo Long An
Thú Nuôi Độc Lạ: Nuôi Cá Thòi Lòi Làm Cảnh
Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ.
Đến ấp ấp Tân Hòa, xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), hỏi nhà anh Hà Văn Hòa thì ai nấy cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi từ nhiều năm nay, anh Hòa đã khiến mọi người trong vùng phải trầm trồ thán phục biệt tài “thuần dưỡng” loài cá thòi lòi biển sống trong tự nhiên.
Có mặt tại vuông tôm nhà anh Hòa khi anh đang hì hụt cho đàn cá thòi lòi của mình ăn mồi, anh Hòa bộc bạch: “Nhiều năm trước, tôi tình cờ nhìn thấy 1 con cá thòi lòi trong vuông, nên đã bỏ một con tôm xuống cho nó ăn. Kể từ đó, hầu như ngày nào tôi cũng cho con cá này ăn. Sau khoảng vài tháng cho ăn liên tục, tôi phát hiện không chỉ có một con mà có đến 5, 6 con cá thòi lòi khác cũng đến ăn. Dần dần, sau 8 năm hiện tổng đàn cá thòi lòi tôi nuôi đã lên đến gần 20 con”.
Anh Hòa cho cá thòi lòi ăn hằng ngày. (Ảnh: Chúc Ly).
Theo anh Hòa, hiện con cá lớn nhất trong đàn khoảng 500-600gr, con nhỏ nhất khoảng 100gr. Nhiều con sau thời gian dài, già và chết đi, sau đó những con cá nhỏ hơn đến ăn. Mỗi ngày anh cho cá ăn từ 2-3 lượt, thức ăn chính là tôm, hoặc ba khía, còng.
Đàn cá thòi lòi được anh Hòa thuần dưỡng hiện có gần 20 con. (Ảnh: Chúc Ly).
“Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ. Bây giờ đàn cá này quen hơi tôi rồi, chỉ cần thấy tôi đi ngang hoặc nghe tiếng động gần bãi là chúng lội lại” – anh Hòa chia sẻ.
Sau nhiều năm theo sát, hiện những con cá thòi lòi do anh Hòa nuôi rất dạn người. (Ảnh: Chúc Ly).
Theo nhiều bà con xung quanh, đã có nhiều lần có người ngõ ý bắt cá lên làm thịt nhậu, nhưng anh Hòa gạt ngang và cho biết dù có như thế nào thì anh cũng không cho ai bắt đàn cá thòi lòi này. Cứ như thế, đã 8 năm nay, hằng ngày anh Hòa xem đàn cá thòi lòi như “thú cưng” trong nhà.
Được biết, cá thòi lòi biển là một đặc sản của Cà Mau. Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng bãi bồi. Hình dáng cá thòi lòi rất “dị” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như 2 hòn bi trên đỉnh đầu, nên có tên gọi “thòi lòi” từ đó; ngoài ra loài cá này còn có thể lặn dưới nước, bò trên cạn và trèo cây nên từng được xem là loài cá kỳ lạ nhất hành tinh.
Con cá thòi lòi lớn nhất trong đàn đã hơn 6 năm tuổi với trọng lượng khoảng từ 500-600gr. (Ảnh: Chúc Ly).
Cá thòi lòi là loài háo ăn nhưng đặc tính nhút nhát. Thông thường, để bắt cá thòi lòi, người dân xứ Đất Mũi thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm, hoặc đặt bẫy xà di.
12 Loài Cá Cảnh Nước Ngọt Độc
1. Cá bảy màu
Cá bảy màu là loại cá cảnh phổ biến và được đa số mọi người yêu thích bởi chúng rất dễ nuôi. Chúng cũng luôn sinh sống hòa bình với các loài cá khác và dễ dàng sinh sản. Sự khác biệt giữa con đực và cái ở loài cá này khá rõ ràng. Con đực sẽ có màu sáng hơn với vây hậu môn khá dài. Mặt khác, con cái có kích thước lớn và vây hậu môn ngắn hơn. Cá bảy màu con có thể tự bơi ngay sau khi sinh. Thông thường, một con cá bảy màu “hạ sinh” khoảng 60 đứa con 1 lần.
Bạn cần lưu ý giữ cá con trong một bể riêng nếu không muốn chúng bị ăn bởi những con cá khác. Để chăn nuôi loài cá này, bạn đơn giản chỉ cần giữ con đực và con cái trong một bể là xong.
2. Cá mún
Cá mún có thể được nuôi chung một bể với cá đuôi kiếm. Tuy rằng vẻ ngoài của chúng khác nhau, cách chăm sóc của chúng lại giống nhau và rất phù hợp cho những người mới bắt đầu nuôi cá.
Giống cá này không cần quá nhiều sự chăm sóc. Bạn thậm chí có thể thấy cá con tự bơi và ăn một vài giờ sau khi sinh. Giống như cá bảy màu, bạn chỉ cần nuôi con đực và con cái chung một bể nếu muốn chăn nuôi loài cá này. Với màu sắc tươi sáng và bản chất năng động, cá mún luôn nổi bật trong bể cá của bạn. Chúng dường như luôn đói và luôn tìm kiếm thứ gì đó để ăn.
3. Cá ngựa vằn
Bạn sẽ thấy loài cá nhỏ bé này rất phổ biến trong cộng đồng người chơi cá cảnh. Chúng dễ chăm sóc và bạn không cần tốn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Tuy nhiên, cá ngựa vằn thường cắn đứt vây của những con cá khác cùng bể. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn trọng khi lựa chọn những loài cá sống chung.
4. Cá mây chiều
Loài cá này có kích cỡ nhỏ và khá dễ nuôi. Chúng có màu sắc rực rỡ nên sẽ rất nổi bật trong bể cá. Chúng cũng rất dễ sinh sản và không hề hung dữ chút nào. Cá mây chiều (mây trắng) không tấn công cá con như những loài cá khác. Chúng sống được trong môi trường nước lạnh nên bạn cũng không cần giữ ấm bể cá. Đây là loài cá sống theo đàn, vì vậy bạn nên mua ít nhất 6 con để chúng có thể bơi lội cùng nhau.
5. Cá chuột
Nhiều người sẽ thích loài cá này vì vẻ ngoài kỳ dị và tính cách hoạt bát của chúng. Có nhiều loại cá chuột, nhưng phổ biến nhất là cá chuột báo xanh. Cho dù hình thức có thế nào thì loài cá này đều có hành vi giống nhau: chúng chủ yếu bơi ở dưới đáy bể để kiếm thức ăn thừa. Hành động này của cá chuột cũng vô tình giúp bạn dọn sạch bể.
6. Cá tam giác
Cá tam giác chắc chắn là một trong những loài cá đẹp nhất mà bạn có thể nuôi trong bể. Đây là một loài cá sinh sống hòa bình theo đàn. Bạn nên nuôi một đàn cá tam giác thay vì nuôi lẻ tẻ để có được bể cá đẹp nhất. Đối với việc cho ăn, bạn chỉ cần chú ý không cho chúng ăn hạt thức ăn với kích cỡ quá lớn, vậy là xong.
7. Cá chạch rắn
Bạn có thể sẽ thấy loài cá này khá bất thường bởi nó giống như một con rắn nhỏ. Tuy nhiên, chúng không hề nguy hiểm và hầu hết sẽ dành cả ngày để trốn. Điều này có nghĩa là bạn nên có một ít chất nền trong bể nếu như muốn nuôi loài cá này. Chúng sẽ đào và trốn trong chất nền. Bởi vì cá chạch rắn dành cả ngày để đào, chúng sẽ giúp bạn làm sạch bể. Hãy đảm bảo rằng bạn có một vài thức ăn chìm để dễ dàng tiếp cận chúng.
8. Cá sặc lửa
Loài cá này thường sống ở những vùng nước thiếu oxy, vì vậy chúng hình thành tập tính ngoi lên mặt nước để lấy thêm không khí. Đây là điểm thú vị nhất của cá sặc lửa. Nhìn chung, cá sặc lửa rất hòa bình và có thể sống chung với các loài cá khác. Con đực có màu sáng và vây bụng biến đổi. Bạn có thể cho cá sặc lửa ăn dễ dàng khi chúng ngoi lên mặt nước.
9. Cá anh đào
Nhiều người yêu thích cá anh đào vì chúng bé nhỏ và bình yên. Chúng sống theo đàn, vì vậy bạn sẽ cần ít nhất 6 con trong bể để tạo được hiệu ứng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào cá anh đào cũng ở trong đàn mà chúng chỉ làm vậy mỗi khi cảm thấy sợ hãi.
10. Cá tỳ bà mũi lông
Loài cá này có thể dài đến 15cm, điều đó có nghĩa là bạn cần một chiếc bể lớn nếu muốn nuôi chúng. Vẻ ngoài kỳ dị là thứ khiến nhiều người quan tâm đến cá tỳ bà mũi lông. Chúng chịu được nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sống ở bất cứ đâu. Đây cũng là một trong những loài cá dọn bể bởi thức ăn của chúng là các vi sinh vật và tảo.
11. Cá vàng
Đây chắc hẳn là loài cá quen thuộc nhất với tất cả mọi người. Cá vàng có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Khi nuôi loài cá này, bạn chỉ cần nhớ thay mới 10% nước bể mỗi tuần. Còn lại chúng rất dễ nuôi và sinh sống hòa bình với các loài cá khác.
12. Cá hồng mi Ấn Độ
Cá hồng mi Ấn Độ là loài cá bơi rất nhanh, sống theo bầy đàn và có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác. Đúng như tên gọi, loài cá này có xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ. Chúng hoạt động tích cực vào bình minh và hoàng hôn. Ngoài thức ăn thông thường, cá hồng mi Ấn Độ còn thích ăn rêu tảo có hại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuân thủ các quy tắc thả cá khi bắt đầu thả loài cá này vào bể bởi chúng rất dễ bị sốc.
Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
Trong vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa Việt nam vào Mỹ, cuối tháng 7/2003 sẽ có phán quyết cuối cùng từ phía Mỹ. Dù các cơ quan chức năng Hoa Kỳ có kết luận như thế nào đi nữa thì một điều rất xác thực là: Việt Nam không bán phá giá, việc nhập khẩu cá tra, basa…của Việt Nam vào Mỹ không gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ ai cũng có thể nhận biết được.
Thế nhưng, hậu quả của vụ kiện này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành Thủy sản nói chung và nghề nuôi cá bè đang phát triển mạnh ở Vĩnh Long nói riêng.Để tránh và hạn chế tối đa rủi ro do chỉ có ít sản phẩm từ một đối tượng truyền thống như cá tra, cá ba sa như hiện nay thì việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều đối tượng để tạo ra những loại sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là một chiến lược tối cần thiết mà nhà chế biến và nhà sản xuất nguyên liệu phải hoạch định. Và một trong những loại nguyên liệu có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là cá rô phi.
Tại Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật và Thương mại cá rô phi đã được tổ chức vào ngày 28-30/5/2001 (Kuala Lumpur, Malaysia) đã nhận định cá rô phi là một đối tượng đã được thừa nhận có khả năng phát triển rất lớn và là sản phẩm có nhu cầu rất cao trong những năm tới trên nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản và một phần ở Châu Âu.
Đứng đầu là Mỹ- thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi lớn nhất thế giới: năm 1999, nhập khẩu 37.575 tấn; năm 2000 là 40.500 tấn; năm 2001 nhập 70.000 tấn.. Nhật Bản- chuyên tiêu thụ các mặt hàng cá rô phi cao cấp, nhất là cá rô phi đỏ: năm 1999, nhập 507 tấn.. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của Châu Âu là Anh, kế đến Đức, Pháp, Bỉ, Italia…đã nhập 270 tấn năm 1999.Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990 đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm trên 70%, riêng Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần 50% sản lượng thế giới với năng suất đạt 6 tấn/ha và Đài Loan là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với năng suất nuôi trong ao đạt 12 tấn/ha.
Trên cơ sở dự báo về khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường thế giới trong những năm tới, Bộ Thủy sản đã xác định đây là đối tượng nuôi cần được chú ý phát triển mạnh để đưa mặt hàng cá rô phi nhanh chóng có sản lượng hàng hóa lớn và trở thành một trong những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao..
Trước mắt, trong năm 2002-2003, đưa khoảng 13.000 -15.000 ha (khoảng 3% diện tích nuôi nước ngọt) mặt nước của khu vực ĐBSCL vào nuôi cá rô phi hàng hóa để đạt sản lượng 120.000-150.000 tấn, chế biến xuất khẩu khoảng 70.000 – 100.000 tấn nhằm đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 100 -120 triệu USD từ con cá này.
Vĩnh Long có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản nước ngọt, ngoài tôm càng xanh, cá tra, những giống loài có giá trị kinh tế cao ngày càng được người nuôi chú ý để thích ứng với nhịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đang ngày càng sôi động của tỉnh nhà, trong đó có cá rô phi đỏ (cá điêu hồng) và cá rô phi được cải thiện di truyền (GIFT, Genetically Improved Farmed Tilapia) đã mở ra tiềm năng nuôi xuất khẩu đầy triển vọng do cá tăng trưởng nhanh, kích thước thương phẩm lớn (sau 6 tháng nuôi có thể đạt kích cỡ thương phẩm từ 0,5-0,6kg/con), có ngoại hình đẹp, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt ngon.
Tuy là loài thủy sản nước ngọt, nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong môi trường nước lợ, mặn có nồng độ muối tới 32%o (thích hợp nhất là 0- 25%o), khả năng chịu nhiệt từ 14- 40ºC (thích hợp cho cá phát triển từ 25- 35ºC).
Riêng cá rô phi dòng GIFT có khả năng chịu được ở vùng nước có hàm lượng Oxy thấp hơn 1mg/l, ngưỡng gây chết cá từ 0,3- 0,1mg/l.,phát triển tốt trong khoảng 2-5 mg/l..
Giới hạn pH từ 5-11, nhưng thích nghi nhất là 6,5-7,5.Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra rô phi còn có khả năng sử dụng rất hiệu quả những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu), bột cá tạp và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá.
Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3-7% trọng lượng thân (tùy theo cỡ cá) chia ra làm 3-4 lần trong ngày.Khi nuôi thâm canh và bán thâm canh, phải cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (20-35% Protein), đây là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ và rô phi dòng GIFT tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật quản lý chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá sẽ lớn nhanh hơn nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép. Sau 5-6 tháng nuôi đạt cỡ 400-600gr/ con trở lên.Tuy là đối tượng dễ nuôi do có nhiều ưu điểm nêu trên, song áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính sau đây là rất cần thiết, nhằm giúp người nuôi biến tiềm năng thành hiện thực, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
* Nuôi trong lồng bè:
Nuôi cá trong lồng, bè là hình thức nuôi tiên tiến. Mật độ cá nuôi trong lồng bè rất cao và sự sinh trưởng của cá hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thức ăn do con người cung cấp. Để nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt kết quả tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vị trí đặt lồng, bè:
Lồng hoặc bè phải đặt ở nơi có nguồn nước tốt (có thể đặt ở các dòng sông có dòng nước chảy nhẹ hoặc đặt ở các hồ chứa nước) không nên đặt lồng bè gần nguồn nước thải công nghiệp, nước thải dân dụng và đặc biệt tránh xa nguồn nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu. Đáy của lồng bè nên đặt cách đáy của sông hồ khoảng 0.5m
Kích thước và vật liệu làm lồng, bè:
Tuỳ điều kiện cụ thể mà chọn nguyên vật liệu làm lồng bè và kích thước lồng khác nhau (có thể từ 10-100m3). Nếu đóng lồng bè quá nhỏ sẽ không có hiệu quả kinh tế. Có thể đóng bè bằng tre, hoặc dùng lưới mắt nhỏ (1cmx1cm) bao quanh một khung bằng gỗ.v.v..Mực nước tối thiểu trong lồng từ 1,2- 1,5 m..
Chăm sóc và quản lý bè:
Cá rô phi thả vào lồng, bè nuôi phải có kích cỡ đồng đều, không bị xây sát, bệnh tật. Mật độ thả tuỳ theo điều kiện cụ thể ở nơi đặt lồng, bè.- Nếu đặt ở nơi sông lớn, nguồn nước tốt, đủ dưỡng khí có thể thả 150-200 con/.m3.- Lồng đặt ở sông hồ nhỏ, mực nước nông có thể thả mật độ 80-100 con/m3.- Lồng đặt ở những ao lớn, mực nước thấp, nước có thể trao đổi được với hệ thống kênh rạch xung quanh thì thả 60-80 con/m3.Lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng cá, khi cá lớn cho ăn khoảng 2-3%. Nên sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế dạng viên (hàm lượng đạm từ 20-30%) để giảm bớt hao hụt do thức ăn tan trong nước mỗi khi cho cá ăn. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để điểu chỉnh kịp thời.Những khi nước đứng hoặc nhiệt độ tầng mặt quá cao phải tiến hành sục khí hoặc quạt nước để tạo sự lưu thông dòng nước và cung cấp thêm dưỡng khí cũng như thải bớt khí độc trong lồng bè nuôi.Thường xuyên kiểm tra lồng bè để phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố.
* Nuôi thâm canh trong ao:
Đây là hình thức nuôi công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi nên chọn ao có diện tích từ 1000- 3.000m2, mức nước sâu từ 1,2- 2,0m; nguồn nước phải chủ động cung cấp và ao phải được cải tạo kỹ theo qui trình, duy trì pH từ 6,5-7,5.- Tùy theo khả năng tài chính và kỹ thuật chăm sóc có thể thả 10-15 con/m2, cỡ giống từ 6-8 cm..Thích hợp nhất là thả nuôi vào tháng 3 đến tháng 4.- Nên dùng các loại thức ăn viên công nghiệp hoặc tự phối chế có hàm lượng đạm từ 18-35%, thức ăn phải nổi trên mặt nước ít nhất 2 giờ. Ngày cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều mát. Lượng cho ăn thay đổi tùy theo cỡ cá:+ Cỡ 20- 50 gr: cho ăn 7- 10% trọng lượng cá trong ao/ngày;+ Cỡ 50-200 gr: cho ăn 5% trọng lượng cá trong ao/ngày;+ cỡ 200 gr trở lên: cho ăn 2% trọng lượng cá trong ao/ngày- Đối ao nuôi thâm canh thì vấn đề quản lý môi trường nước phải đặt lên hàng đầu. Thường xuyên thay nước mới cho cá và cần bố trí quạt nước để quạt nước trong ao vào thời điểm Oxy trong ao bị thiếu (thường vào khoảng 1-5 giờ sáng).+ Thường tháng thứ nhất không sục khí và không thay nước. Tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 mỗi tuần thay 1 lần, mỗi lần thay từ 1/3- 2/3 lượng nước trong ao.- Sau 5-6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm (400-600 gr/con) thì thu hoạch trước, cá nhỏ hơn nên giữ lại nuôi tiếp khoảng 1 tháng sẽ đạt cỡ theo ý muốn..
Cá rô phi là một đối tượng thủy sản nuôi có nhiều ưu điểm như: sức sống cao, hệ số thức ăn và chi phí nuôi không lớn, thịt cá trắng, không có xương dăm, mùi cá nhẹ và việc nuôi không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, có khả năng phát triển mạnh ở nhiều loại hình thủy vực, kể cả nước ngọt và nước lợ, thích hợp cho các loại hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác do yêu cầu kỹ thuật không cao và chi phí đầu tư không cần lớn.
Tuy nhiên, để cá rô phi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, người nuôi nên:
KS. Phạm Thị Thu Hồng- chúng tôi Thủy sản
Cá rô phi là loài dễ nuôi, có nhu cầu dinh dưỡng tương đối đơn giản, tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm tại một số vùng nuôi thương phẩm, sản lượng cá rô phi đạt chất lượng xuất khẩu từ 500g/con trở lên chỉ chiếm từ 20-30%. Để nuôi đạt hiệu quả cao nhất bà con nên áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh với năng suất nuôi 10 tấn/ha.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi có diện tích 4.000-6.000m2, mực nước sâu từ 1,5-2,5m, có bờ bao chắc chắn không bị thẩm lậu, ngập tràn khi mưa lũ. Ao nuôi phải dễ quản lý, chăm sóc, có nguồn nước sạch và chủ động thoát nước dễ dàng.
Trước khi thả cá vào ao phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, vét bùn, rắc vôi bột xuống khắp đáy ao với lượng vôi 7-10kg/100m2 ao. Sau 2-3 ngày phơi ao sẽ tháo nước vào ao và thả cá giống.
Thả giống
Để đạt năng suất 10 tấn/ha và đạt kích cỡ 500g/con phải thả với mật độ từ 2,5-3 con/m2, chọn cá giống có kích cỡ lớn trên 5g/con để đảm bảo tỉ lệ sống của cá nuôi. Cá giống nên chọn cá có nguồn gốc tốt (đặc biệt là cá rô phi dòng gitf).
Cho cá ăn
Cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Với năng suất 10 tấn/ha có thể cho ăn với thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Thức ăn công nghiệp cho cá rô phi cần hàm lượng đạm từ 18-20%, với lượng cho ăn bằng từ 5-6% tổng khối lượng đàn cá trong ao. Khi cá đạt cỡ 100g/con cho ăn với lượng từ 3-4%; khi đạt trên 200g/con cho ăn khoảng 2%.
– Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Người nuôi cần chú ý cho cá ăn đủ lượng, đảm bảo chất lượng thức ăn cho cá và cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ kiếm ăn cho cá.
– Có thể bón thêm phân đạm và lân vào ao đối với cá từ 100-300g, không bón thêm phân vô cơ, các loại phân bón chưa qua xử lý, không bón phân chuồng trực tiếp xuống ao, vì chúng có thể chứa các loại vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi.
– Tiến hành thay nước 1 tháng/lần, lượng nước thay từ 1/2-2/3 lượng nước trong ao.
– Có thể tận dụng các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn thêm cho cá như bột ngô, cám gạo, khô đậu…, và phải chế biến, vì thức ăn này không cho ăn ở dạng bột, khi rải đều xuống mặt ao, cá sẽ không ăn được hết, tỉ lệ sử dụng rất thấp. Vì vậy cần nấu chín và đặc, nắm lại thành nắm cho cá ăn.
– Trong thời gian nuôi nên tiến hành phân cỡ cá 1 tháng/lần để khi thu hoạch cá có kích cỡ đồng đều.
Thu hoạch
Sau từ 5-6 tháng nuôi, nếu đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật cá sẽ đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên. Có thể thu hoạch toàn bộ nếu cá có cỡ đồng đều hoặc đánh tỉa, thả bù để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chú ý, thả đủ số cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù cần phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.
Lưu ý: Với các tỉnh phía Bắc, nuôi cá rô phi thương phẩm vụ xuân thích hợp nhất (tháng 3-5). Bà con cần tuân thủ đúng vì thời gian sinh trưởng của cá rô phi từ 5-6 tháng, nếu thả nuôi muộn gặp thời tiết bất lợi cá sẽ khó đạt trọng lượng theo yêu cầu.
NTNN, 2/4/2004
Cá rô phi hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỉ qua, đặc biệt ở thị trường Mỹ. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1992 mới đạt 2.500 tấn, đến năm 1999 đã là 100.000 tấn. Trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi tăng 38%/năm. Ðứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là Nhật, một số nước châu Âu. Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, năm 2000 nhập 40.000 tấn. Năm 2001, ước tính nhập 70.000 75.000 tấn, trị giá 106 108 triệu USD.
Trong khi giá một số hàng thủy sản luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Giá bán thay đổi ít tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định cho người nuôi cá và hệ thống phân phối tiêu thụ. Cá rô phi với ưu thế: ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, cá có màu thịt trắng có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận. Thị trường cá rô phi trên thế giới hiện tại chưa thật lớn, nhưng theo nhiều dự báo, sẽ có nhu cầu cao và mở rộng với tốc độ nhanh.
Chủ trương phát triển nuôi cá rô phi ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tăng nhanh sản lượng cá nuôi, tăng tỷ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng tốt hơn các vùng nước ngọt hiện có. Nuôi cá rô phi trong nước lợ giúp giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt những vùng nuôi đang bị suy thoái môi trường.
Nước ta có lợi thế về diện tích mặt nước ngọt và lợ (120.000ha ao hồ nhỏ, 340.000ha hồ chứa nước, 580.000ha ruộng trũng, nhiều hệ thống sông ngòi, nhiều vùng nước ven biển với độ mặn thấp) là những vùng nước có thể nuôi cá rô phi, có khả năng mở rộng diện tích, sản xuất với sản lượng lớn. Tuy nhiên, các ao hồ rất phân tán, xa các cơ sở chế biến, gây khó khăn cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các ruộng trũng đang cấy lúa cần phải qui hoạch, cải tạo lại mới đáp ứng yêu cầu kĩ thuật nuôi cá.
Sản phẩm cá rô phi nuôi từ cá giống chuyển giới tính sử dụng hoocmôn hiện đang được chấp nhận trên thị trường thế giới, tuy nhiên lo ngại của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt là điều cần phải tính tới. Ðể phát triển bền vững việc nuôi cá rô phi xuất khẩu, trên phương diện giống, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ chuyển giới tính để tạo cá đơn tính. Xây dựng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng công nghệ di truyền, nghiên cứu công nghệ tạo cá siêu đực đã được tiến hành ở nước ta, đã tạo được cá rô phi siêu đực, những chưa thể đưa rộng ở phạm vi sản xuất vì tỉ lệ cá đực ở thế hệ con của cá siêu đực còn thấp và thiếu ổn định.
Nuôi cá rô phi trong vùng nước lợ mặn là một lợi thế, nhất là chất lượng cá sản phẩm. Nước ta có điều kiện về diện tích nước lợ, mặn nhưng các phẩm giống rô phi hiện có phù hợp với nuôi ở vùng nước ngọt hơn là nuôi ở vùng nước lợ, mặn. Cá thường đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi nuôi trong nước ngọt. Ðể mở rộng và nuôi cá rô phi có hiệu quả ở vùng nước lợ mặn, rất cần phát triển các phẩm giống có tính thích ứng cao với độ mặn.
Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt, nuôi thương phẩm đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cỡ cá thu hoạch 500 800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hach toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên trước nhu cầu nuôi sạch, nhất là với cá nuôi từ vùng nước ngọt có mùi bùn, cần có công nghệ quản lí môi trường và xử lí trước khi thu hoạch.
Cá rô phi là đối tượng nuôi rất triển vọng, thị trường có nhu cầu tăng nhanh, cần nhanh chóng đầu tư phát triển. Ðể sản phẩm cá rô phi nuôi có tính cạnh tranh cao, cần tiếp tục nâng cao chất lượng con giống, tạo phẩm giống có khả năng lớn nhanh hơn và thích ứng với các vùng nước khác nhau, nhanh chóng xây dựng các công nghệ sản xuất giống và nuôi cho sản phẩm sạch. Nhiều nước đã và đang chú ý phát triển nuôi cá rô phi, do vậy nếu có bước đi thích hợp, xác định đầu tư đúng mức để phát triển nhanh, chúng ta sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Cảnh Độc, Lạ Xuất Khẩu Ra Nước Ngoài trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!