Bạn đang xem bài viết Nông Dân Lao Đao Vì Cá Bống Tượng, Cá Chình Rớt Giá được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nông dân lao đao vì cá bống tượng, cá chình rớt giá
Gần một năm nay, cá bống tượng và cá chình liên tục giảm giá, khiến hàng ngàn hộ dân nuôi cá ở Cà Mau rơi vào cảnh lao đao.
Gần một năm nay, cá bống tượng và cá chình liên tục giảm giá, khiến hàng ngàn hộ dân nuôi cá ở Cà Mau rơi vào cảnh lao đao.
Nhiều hộ nuôi cá bị vỡ vì đầu tư vốn lớn nhưng lại bán cá với giá rẻ như cho.
Giá cá bống tượng và cá chình giảm mạnh do cung vượt cầu và thị trường xuất khẩu không ổn định ở một số nước châu Á và Trung Quốc. Điều đáng nói, trong khi giá mua con giống, thức ăn tăng cao thì giá bán cá thương phẩm không những giảm mạnh mà còn bị thương lái ép giá.
Trước đây, cá bống tượng có trọng lượng từ 0,5-0,9kg/con được thương lái tính giá thu mua loại 1, nay cá loại 1 bị giới hạn trọng lượng chỉ còn 0,5-0,6kg, cá có trọng lượng hơn 0,6-0,9kg/con trở thành cá loại 2; cá chình có trọng lượng 4-5kg/con có giá bán 2-3 triệu đồng/con nay giảm xuống còn 1-1,5 triệu đồng/con.
Ông Tô Văn Lực, nông dân ở ấp 4, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau cho biết mặc dù hiện nay giá cá giảm mạnh nhưng các hộ dân vẫn phải bán tháo để giảm bớt chi phí mua thức ăn nuôi cá hàng ngày cũng như hạn chế rủi ro xảy ra dịch bệnh ở cá. Ngoài ra, việc áp đặt trọng lượng cá bống tượng của thương lái như hiện nay sẽ gây nhiều bất lợi cho nông dân. Nếu như giá cá trong thời gian tới không được cải thiện thì nhiều hộ dân nuôi cá ở Cà Mau sẽ lâm nợ hoặc treo ao.
Ông Trịnh Cao Găng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thành, thành phố Cà Mau cho biết nuôi cá trình, cá bống tượng là ngành nghề truyền thống và tạo nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân trong xã. Do vậy, chính quyền địa phương vận động người dân không nên cải tạo ao thả nuôi vụ mới, mà tập trung tìm đầu mối tiêu thu nội địa.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng của tỉnh cần có động thái tích cực để cứu nguy nghề nuôi cá bống tượng và cá chình ở Cà Mau. Tình trạng nuôi cá ồ ạt tư phát như hiện nay, nếu không được chấn chỉnh khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả cung vượt cầu, giá cả thiếu ổn định làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người nông dân./.
Cá Bống Tượng, Cá Chình Rớt Giá, Nông Dân Lao Đao
VINAGRI News – Gần một năm nay, cá bống tượng và cá chình liên tục giảm giá, khiến hàng ngàn hộ dân nuôi cá ở Cà Mau rơi vào cảnh lao đao.
Nhiều hộ nuôi cá bị vỡ vì đầu tư vốn lớn nhưng lại bán cá với giá rẻ như cho.
Giá cá bống tượng và cá chình giảm mạnh do cung vượt cầu và thị trường xuất khẩu không ổn định ở một số nước châu Á và Trung Quốc. Điều đáng nói, trong khi giá mua con giống, thức ăn tăng cao thì giá bán cá thương phẩm không những giảm mạnh mà còn bị thương lái ép giá.
Trước đây, cá bống tượng có trọng lượng từ 0,5-0,9kg/con được thương lái tính giá thu mua loại 1, nay cá loại 1 bị giới hạn trọng lượng chỉ còn 0,5-0,6kg, cá có trọng lượng hơn 0,6-0,9kg/con trở thành cá loại 2; cá chình có trọng lượng 4-5kg/con có giá bán 2-3 triệu đồng/con nay giảm xuống còn 1-1,5 triệu đồng/con.
Ông Tô Văn Lực, nông dân ở ấp 4, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau cho biết mặc dù hiện nay giá cá giảm mạnh nhưng các hộ dân vẫn phải bán tháo để giảm bớt chi phí mua thức ăn nuôi cá hàng ngày cũng như hạn chế rủi ro xảy ra dịch bệnh ở cá. Ngoài ra, việc áp đặt trọng lượng cá bống tượng của thương lái như hiện nay sẽ gây nhiều bất lợi cho nông dân. Nếu như giá cá trong thời gian tới không được cải thiện thì nhiều hộ dân nuôi cá ở Cà Mau sẽ lâm nợ hoặc treo ao.
Ông Trịnh Cao Găng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thành, thành phố Cà Mau cho biết nuôi cá trình, cá bống tượng là ngành nghề truyền thống và tạo nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân trong xã. Do vậy, chính quyền địa phương vận động người dân không nên cải tạo ao thả nuôi vụ mới, mà tập trung tìm đầu mối tiêu thu nội địa.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng của tỉnh cần có động thái tích cực để cứu nguy nghề nuôi cá bống tượng và cá chình ở Cà Mau. Tình trạng nuôi cá ồ ạt tư phát như hiện nay, nếu không được chấn chỉnh khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả cung vượt cầu, giá cả thiếu ổn định làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người nông dân./.
Cá Tra Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế bán phá giá đối với cá tra Việt Nam, giá cá tra nguyên liệu trong nước đã tăng nhẹ. Thời điểm giữa tháng 4-2013, giá cá ổn định ở mức 21.000 – 21.500 đồng/kg, tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với thời điểm trước đó. Tuy nhiên, tín hiệu vui này lại không kéo dài bởi những ngày gần đây giá cá lại quay đầu giảm mạnh.
Hiện, cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 1 kg/con được các doanh nghiệp thu mua với giá 19.000 – 19.500 đồng/kg (mua thiếu 1, 2 tháng). Còn với trường hợp doanh nghiệp mua bằng tiền mặt, giá chỉ còn 18.000 – 18.500 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong khoảng 3 – 4 năm trở lại đây và với mức giá này, người nuôi đang lỗ từ 3.500 – 5.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tạch, hộ nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, An Giang, chua chát: “Giá cá hiện nay xuống quá thấp, đã thế việc nhận được tiền bán cá cũng rất khó khăn, do đó nhiều hộ nuôi hiện nay đã bỏ nghề. Nếu doanh nghiệp mua cá ký nợ 45 ngày qua ngân hàng bảo lãnh thì giá cá còn ở mức 19.000 – 19.500 đồng/kg, nhưng nếu bán tại ao, giao tiền ngay thì giá chỉ còn 17.000 – 18.000 đồng/kg. Tôi bán 117 tấn cá tra với giá 20.700 đồng/kg, nhưng từ đầu năm đến nay vẫn chưa nhận được đủ tiền”.
Loanh quanh chuyện xuất khẩu
Nhiều chuyên gia trong ngành lý giải, giá cá tra giảm là do doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn cá của công ty, nông dân mất khả năng đàm phám trong các vụ mua bán, buộc họ phải chấp nhận bán cá với giá rẻ. Tuy nhiên, người nuôi lại cho hay, trên thực tế, dù doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu thì vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu chế biến xuất khẩu. Theo đó, vẫn cần phải mua cá của nông dân, nhưng không hiểu vì sao cá vẫn rớt giá?
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam tăng gấp 25 – 45 lần thì chỉ còn 9 doanh nghiệp Việt Nam có thuế suất thấp xuất khẩu cá tra vào Mỹ.
Lo sợ nguồn cung thiếu nên các nhà nhập khẩu Mỹ đã tăng giá thu mua lên 0,5 – 0,7 đô la/kg. Thấy giá cả hấp dẫn, cộng với việc các thị trường khác đang gặp khó, nên các doanh nghiệp đã ồ ạt xuất khẩu hàng sang Mỹ, theo đó sản lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 và 5 tăng vọt lên từ 50 – 70% so với cùng kỳ.
“Vì doanh nghiệp ham ký nhiều hợp đồng quá nên khi thấy khối lượng bắt đầu dư thừa thì các nhà nhập khẩu Mỹ đã hạ giá xuống và giảm lượng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến giá cá nguyên liệu trong nước”, ông Hòe giải thích thêm.
Ông Tạch ngậm ngùi: “Năm nào con cá tra cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là giá cả lên xuống thất thường. Tuy nhiên, năm nay có lẽ là năm vất vả nhất đối với những người nuôi như chúng tôi khi giá cá nguyên liệu hiện nay chỉ còn khoảng 18.000 – 18.500 đồng/kg, có khi còn rớt thê thảm xuống 17.700 đồng/kg. Biện pháp thì cũng đã bàn nhiều rồi, nhưng thực hiện được hay không mới là điều quan trọng”.
“Người nuôi như chúng tôi chỉ hy vọng giá cả đầu vào lẫn đầu ra ổn định; Nhà nước làm thế nào có những chính sách hỗ trợ để vốn vay đến được tận tay người nông dân chứ như hiện nay thì rất khó để tiếp cận được nguồn vốn. Ngoài ra, hiện, doanh nghiệp khi thu mua cá của dân vẫn thực hiện ký hợp đồng, tuy nhiên lại rất ít khi thanh toán đúng thời hạn như đã cam kết. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp để tăng hiệu lực trong hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và người nuôi”, ông Tạch đề xuất.
Theo Tổng Thư ký Hội nghề cá Việt Nam, Trần Cao Mưu: “Để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra Việt Nam, Nhà nước cần hoạch định chính sách quy hoạch phù hợp từ khâu nuôi trồng, đến thu mua, chế biến và xuất khẩu. Nghĩa là cần phải hoạch định cụ thể, sản xuất sản lượng bao nhiêu là vừa đủ, bao nhiêu nhà máy được phép chế biến, xuất khẩu và cần xác định rõ thị trường xuất khẩu. Khi nào vấn đề quy hoạch này chưa được giải quyết thì việc bấp bênh trong giá cả đầu vào lẫn đầu ra vẫn còn tiếp tục xảy ra”.
“Không nên hô hào vị trí nhất, nhì về xuất khẩu cá tra như hiện nay, mà vấn đề là phải làm thế nào để đạt được sự nhất quán, thống nhất và tạo ra lợi nhuận nhất cho người nuôi cá tra Việt Nam”, ông Mưu cho biết thêm
Số liệu từ VASEP cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt 800 triệu đô la, giảm 7,3% so với cùng kỳ 2012.
Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
Sau Tết, các vùng nuôi cá bớp trong tỉnh bỗng rơi vào thế hụt hẫng. Cá bớp rớt giá, không có người mua khiến nhiều người nuôi thua lỗ nặng. Sự “đỏng đảnh” của thị trường đòi hỏi người nuôi phải thận trọng và có sự liên kết.
Giá cá hạ, giá mồi tăng
Câu chuyện về con cá bớp “nóng” suốt hành trình chúng tôi theo chuyến ghe chở thức ăn ra đầm Nha Phu (Ninh Ích, Ninh Hòa), ai nấy đều than lỗ nếu còn tiếp tục nuôi cá bớp trong bè. Cập ghe vào chiếc bè nổi trên biển, anh Phan Thanh Long (Vĩnh Lương, Nha Trang) xách bao mồi lên bè nhưng lòng trĩu nặng, bởi mỗi ngày đi qua là anh lại mất thêm tiền triệu lo mồi cho cá. “1.000 con cá bớp trong bè đã đến kỳ xuất bán, mỗi con nặng tới 5 – 7kg, trị giá tiền tỷ, vậy mà kêu thương lái chẳng ai tới mua. Mỗi ngày tôi mất 3 triệu đồng tiền cá mồi, không lo sao được…”, anh Long chia sẻ.
Là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp tại khu vực Hòn Thị, Hòn Lăng trên đầm Nha Phu, chưa lúc nào anh Long thấy cá bớp rớt giá như lúc này, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán giá hạ dưới 100.000 đồng/kg (bình thường 120.000 đồng). Nghịch lý là tuy giá cá hạ nhưng giá mồi vẫn tăng, hiện ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg, khiến việc nuôi cá ngày càng khó khăn. Với kinh nghiệm nuôi cá bớp nhiều năm, anh Long biết rõ, cứ 8kg cá mồi tăng trọng 1kg cá bớp, nhưng với giá cá mồi hiện nay thì giá cá bớp phải 120.000 đồng/kg mới huề vốn, nếu không sẽ lỗ, chưa kể chi phí thuê mướn lao động, khấu hao bè lưới…
Cách không xa bè cá của anh Long, bè cá bớp của ông Trần Văn Sáu (Ngọc Diêm, Ninh Ích) đã đến tuổi xuất bán nhưng hàng ngày ông vẫn phải lo thức ăn cho hơn 300 con cá lớn, nuôi đã hơn 9 tháng. “Cá to rồi nhưng kêu thương lái có ai chịu tới đâu? Không có người mua, giá lại càng thấp. Một ngày, tui phải bỏ ra hơn triệu rưỡi đồng mua thức ăn cho cá…” – ông Sáu rầu rĩ.
Cá bớp của ông Trần Văn Sáu đã lớn nhưng không có người mua.
Những ngày qua, ông Nguyễn Nhật Bản (Ngọc Diêm, Ninh Ích) cũng luôn phải lo lắng về việc nuôi cá bớp. Theo ông Bản, trước đây cá bớp đem lại lợi nhuận khá, bình quân 100 con, bán xong, trừ chi phí cũng kiếm được 20 triệu đồng nhờ cá mồi rẻ, cá bớp được giá. Nhưng gần đây, giá cá ngày càng hạ. “Năm vừa rồi tôi lỗ 100 triệu đồng nhưng vẫn phải tiếp tục nuôi. Hiện hàng ngày tiền ăn của cá khoảng 600.000 – 700.000 đồng. Không có tiền, người bỏ cá mồi phải bán chịu lấy tiền trước 30%. Năm rồi, xuất bán xong tôi không còn tiền trả nợ”, ông Bản bộc bạch.
Không chỉ vùng nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu chịu cảnh lao đao, các khu vực nuôi tại Cam Ranh cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Sỹ Hiệp (Cam Linh, Cam Ranh) cho biết, giá cá bớp loại 1 chỉ còn 90.000 đồng/kg, loại 2: 70.000 đồng/kg, trong khi trước đây luôn duy trì ở mức 110.000 – 120.000 đồng/kg. Ông Hiệp có hơn 10 tấn cá, trọng lượng 13kg/con nhưng rất khó bán.
Các chủ bè lo lắng trước tình hình đầu ra ảm đạm
Anh Long cho biết, hiện anh đang chuyển khẩu phần nuôi cá bớp từ cá mồi nguyên con sang đầu cá đông lạnh nhằm giảm bớt 50% chi phí, tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho cá lớn. Còn các chủ bè khác chưa biết phải làm gì để thích ứng, hàng ngày vẫn phải chạy lo tiền mua thức ăn cho cá…
Cần sự liên kết
Giá cá mồi tăng 13.000 – 14.000 đồng/kg nhưng cũng phải lo cái ăn cho cá.
Liên hệ một doanh nghiệp thu mua cá bớp xuất khẩu, chúng tôi được biết, đơn vị chỉ mua cá kích cỡ 7kg, số lượng 20 tấn. Nhưng khi đặt vấn đề thu mua cá bớp tại vùng đầm Nha Phu – nơi ngư dân đang cần bán thì ông chủ này lại hứa suông.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho biết, cá bớp được người dân trong tỉnh đưa vào nuôi 6 – 7 năm nay, chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Các vùng nuôi tập trung tại Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh và Vạn Ninh có số lượng hàng ngàn lồng, trong đó khu vực Cam Ranh hơn 1.000 lồng nuôi. Cá bớp tiêu thụ thị trường nội địa là chính, một số ít công ty tư nhân có đơn hàng xuất khẩu. Tại Nha Trang, Công ty Hoàng Hải xuất cá bớp đi Mỹ, kích cỡ 6 – 8kg/con, nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, thị trường cá bớp lâu nay vẫn do tư thương thao túng… Bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS khuyến cáo: “Trong tình hình kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ thấp, thị trường thiếu đầu ra, người nuôi cá bớp cần tỉnh táo, có sự liên kết, thông tin cho nhau, tránh tình trạng mạnh ai nấy bán, mạnh ai nấy làm, tạo điều kiện cho tư thương ép giá”. Trong tình hình hiện nay, các ngành quản lý nhà nước vẫn chưa tạo ra được chuỗi giá trị, chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nên việc nuôi cá bớp nói riêng, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nói chung luôn ở thế bấp bênh. Việc thành lập các tổ hợp tác, liên kết người nuôi được xem là biện pháp hữu hiệu để đối phó với bất ổn của thị trường…
Nông Dân “Khóc Ròng” Vì Cá Tra, Basa Rớt Giá Mạnh
Tại Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại 1 chỉ còn ở mức 24.000 đồng/kg; cá loại 2 khoảng 23.000 đồng/kg, loại 3 khoảng 22.000 đồng/kg.Với giá này người nuôi lỗ từ 1000-1500đ/kg.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở Hậu Giang. Hiện, giá cá tra thu mua tại Hậu Giang cũng chỉ ở mức còn 22.000 – 23.500 đồng/kg. Theo số liệu của Sở Công Thương An Giang, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu các loại tuần từ 30/3 – 5/4/2012 tại An Giang dao động ở mức từ 23.000 – 24.000 đồng/kg, giảm từ 200 – 500 đồng/kg tùy loại, tương đương giảm 1 – 2%. So với cùng kỳ năm trước, giá cá đã giảm tới 8 – 10% tùy loại.
Ông Trần Văn Hon, ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: gia đình ông nuôi khoảng 15000m2 diện tích mặt nước, hiện cá đang ở thời kỳ lớn rất nhanh, tuy nhiên những ngày gần đây cá rớt giá mạnh, tôi rất lo lắng. Nếu tình hình này kéo dài có thể nhiều hộ nuôi sau khi bán cá xong sẽ “treo ao”, bỏ nghề hàng loạt.
Nông dân Nguyễn Văn Tuấn – ở Cái Chanh- Hậu Giang than thở: “Tôi nuôi 2 ao cá khoảng khoảng 6000m2 diện tích mặt nước. Một ngày cá ăn hết khoảng 5 tấn thức ăn tương đương với số tiền là 60 triệu. Cá đang tới lứa bán, vậy mà giá rớt, người mua thì cầm chừng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và thua lỗ nặng”.
Ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Cá tra rớt giá là do ngân hàng thắt chặt tín dụng nên doanh nghiệp không có tiền để mua cá. Một số doanh nghiệp có tiền mua cá thì cố gắng ép giá cá xuống càng thấp càng tốt. Người nuôi cá thì kiên quyết bán và thu tiền luôn, chấp nhận giá thấp hơn do thời gian gần đây rất nhiều doanh nghiệp thủy sản nợ kéo dài dẫn đến thưa kiện”.
Theo thống kê, hiện toàn vùng chỉ còn khoảng 30% số hộ theo nghề nuôi so với trước, còn lại chuyển qua nuôi cá giống, cho doanh nghiệp thuê đất, chuyển sang nuôi các thủy sản khác… Số người bám trụ với nghề thì nuôi cầm chừng và có nguy cơ treo ao.
Cá Chình, Cá Bống Tượng Ở Cà Mau Đang Rớt Giá
VINAGRI News – “Nghề nuôi cá chình và bống tượng gắn bó với nông dân chúng tôi cả chục năm nay. Bây giờ mà ban hết diện tích đất bờ bao xuống để lấp ao thì 3 đến 4 năm mới trồng hoa màu được. Nhưng nếu qua đầu năm mà giá cá không tăng trở lại thì cũng đành phải bấm bụng lấp ao” – ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm HTX Tân Thành Tiến, ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau ngậm ngùi nói.
Đây cũng là trăn trở của hàng ngàn hộ nông dân nuôi cá chình, cá bống tượng tỉnh Cà Mau hiện nay do giá cá rớt thê thảm.
TP Cà Mau hiện có khoảng 3.800 hộ nuôi cá chình, cá bống tượng với diện tích gần 900 ha tập trung nhiều ở các xã Tân Thành, An Xuyên và phường Tân Thành. Cùng với con tôm, cá bống tượng và cá chình được xem là đối tượng nuôi chủ lực của nông dân TP Cà Mau, khi phong trào nuôi cá trở nên thịnh vượng thì bỗng dưng vài tháng trở lại đây, giá cá chình, cá bống tượng sụt giảm mạnh khiến nhiều nông dân hoang mang, lo lắng.
Trên hai mươi năm nay, xã Tân Thành được biết đến là “địa chỉ đỏ” của tỉnh Cà Mau trong phong trào nuôi cá chình, cá bống tượng. Theo thống kê của Hội Nông dân xã, toàn xã hiện trên 1.400 hộ tham gia nuôi cá chình, cá bống tượng với diện tích 236 ha.
Giá cá thấp, nhiều hộ nông dân TP Cà Mau đang phải tiếp tục mua mồi cho cá bống tượng, cá chình ăn để chờ giá
Thông thường, vào thời điểm tháng 10 âm lịch hàng năm, nông dân đã xuất bán gần hết lượng cá chình, cá bống tượng trong ao để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo. Nhưng thời gian qua do giá cá sụt giảm mạnh nên đến nay vẫn còn khoảng 80% số hộ nông dân xã Tân Thành neo cá trong ao chờ giá.
Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm HTX Tân Thành Tiến, người có thâm niên trên 20 năm nuôi cá chình, bống tượng cũng không lường trước được giá cá lại sụt giảm mạnh như vậy. Cùng chung số phận với 14 thành viên trong HTX, 52 ao cá chình cá bống tượng của ông Hận đều có thể xuất bán nhưng giá cá sụt mà bán thì cũng không có thương lái đến mua đành phải neo ao chờ giá.
Ông Hận cho biết, hiện tại, giá cá bống tượng loại 1 từ 500-800gr có giá 260 ngàn đồng/kg, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2011. Còn giá cá chình được thương lái thu mua cầm chừng cũng chỉ ở giá 450 ngàn đồng/kg. Vào những ngày đầu tháng 12 năm nay có một số thương lái từ tỉnh Kiên Giang qua thu mua với giá cá tương đối cao nhưng cũng chỉ được vài ngày không hiểu sao họ lại lập tức đi ngay.
Điều đáng nói là giá cá thương phẩm giảm nhưng chi phí không hề giảm. Mỗi ngày ông Hận tốn trên một triệu đồng để mua cá mồi. Để có tiền mua cá mồi cho cá bống tượng ăn chờ giá lên, ông Hận cùng 7 thành viên trong HTX buộc phải thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Riêng ông Hận bấm bụng vay ngân hàng 500 triệu đồng với lãi suất 14,5%/năm.
Theo tính toán của các hộ nuôi cá, để có được 1kg cá bống tượng thương phẩm nông dân phải đầu tư 10kg thức ăn, cộng với công chăm sóc… thì giá cá phải trên 350 ngàn đồng/kg, còn cá chình từ 450 ngàn đồng trở lên thì người nông dân mới có lãi.
Nằm giáp ranh với xã Tân Thành, là phường Tân Thành hiện có trên 800 hộ nuôi cá chình, cá bống tượng với diện tích 431 ha cũng chung số phận. Qua một năm chăm sóc, hàng ngàn con cá bống tượng của ông Huỳnh Ngọc Học, khóm 3, phường Tân Thành đã có thể xuất bán. Thế nhưng, giá cá thương phẩm sụt giảm mạnh từ tháng 5 đến nay, khiến ông Học vô cùng hoang mang. Hàng ngày ông Học vẫn phải kiếm thức ăn cho cá bống tượng ăn chờ giá. Vì nếu bán ra, với giá cá thương phẩm như hiện nay thì mới đủ tiền cá giống.
Ông Học nói như than: “Khoảng nửa năm nay, nông dân phường Tân Thành không dám đầu tư nuôi thêm cá chình, cá bống tượng vì giá cá sụt giảm mạnh. Giá cá thương phẩm và cá giống gần như nhau. Chúng tôi xuất bán cá thì điện thoại hỏi thương lái, họ mua bao nhiêu thì bán bấy nhiêu chứ không biết giá trước hoặc hợp đồng giao kèo nào, thành thử ra, cá XK mà bán như giá cá chợ”.
Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND phường Tân Thành nhận định: Trong thời gian qua, giá cá sụt giảm rất mạnh, nông dân bị lỗ vốn. Trước đây, các thương lái vào thu mua cá bống tượng, cá chình họ cạnh tranh lành mạnh với nhau nên đẩy giá cá lên theo hướng có lợi cho người nuôi. Nhưng thời gian gần đây, nông dân có phản ánh các thương lái liên kết với nhau thành đầu mối nên ép giá nông dân khiến giá cá giảm mạnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nông Dân Lao Đao Vì Cá Bống Tượng, Cá Chình Rớt Giá trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!