Xu Hướng 3/2023 # Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 7 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dinh dưỡng và mục tiêu  miễn dịch

Hàng loạt phụ gia thức ăn chức năng hoạt động như chất tăng cường sức khỏe thông qua điều hòa đáp ứng miễn dịch ở cá rô phi và nhiều loại cá nuôi khác. Những hợp chất này kích thích sản sinh protein huyết tương (Glob/Albu); tăng hàm lượng và hoạt tính lysozyme (Lyso); kích thích tổng hợp và tăng số lượng tế bào miễn dịch (eukocytes – leuko); đặc biệt là tế bào lymphocytes (linfo – tổng hợp kháng thể); cũng như tế bào bạch cầu, chịu trách nhiệm cho quá trình thực bào. Các chất tăng cường sức khỏe khác thúc đẩy quá trình hỗ trợ thực bào, bởi vậy cũng quan trọng trong cản trở sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Các dinh dưỡng thiết yếu

Nhiều hợp chất cũng cải thiện sức khỏe đường ruột và điều chỉnh thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột, giảm số lượng vi khuẩn Gram âm mang mầm bệnh tiềm ẩn (như Aeromonas, Pseudomonas, Plesiomonas, Edwarsiella và Vibrio); tăng số lượng vi khuẩn Gram dương có lợi (như Lactobacillus). Probiotics được bổ sung vào thức ăn nhằm điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện đáp ứng miễn dịch ở cá. Nhiều loại phụ gia thức ăn chính được sử dụng để điều chỉnh các đáp ứng miễn dịch trên cá rô phi và nhiều loài cá khác được chiết xuất từ lúa mạch và chất chuyển hóa lên men (prebiotics), gồm: nucleotides, MOS (mannan-oligosacharides) và B-glucan. 

Nucleotides là chất thiết yếu cho quá trình hình thành tế bào (cơ, máu, miễn dịch như tế bào lymphocytes và đại thực bào) và là nền tảng trong sự phát triển, hình thành và hoàn thiện niêm mạc ruột, khiến vi khuẩn gây bệnh khó đi qua hàng rào đường ruột. Khẩu phần ăn bổ sung nucleotides rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của cá do thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và tăng trưởng của ấu trùng và cá giống. Các nucleotides cũng tạo thuận lợi cho quá trình phát triển lợi khuẩn như Lactobacillus và Bacillus, chống lại vi khuẩn gây hại. 

Mannan-oligosaccharides (MOS) tăng sinh màng nhầy và nâng cao tính toàn vẹn của biểu mô đường ruột, khiến vi khuẩn khó tấn công lớp niêm mạc và gây viêm. Ngoài ra, vi khuẩn Gram âm hấp thu các vi hạt MOS và tống ra khỏi đường ruột cùng phân, điều chỉnh quần thể vi khuẩn trong đường ruột. B-glucans điều hòa rất nhiều cơ chế miễn dịch và tăng cường đáp ứng miễn dịch của cá rô phi. B-glucans bổ sung vào thức ăn chứa độc tố nấm mốc sẽ hút độc tố và điều hòa miễn dịch, giảm bớt tác động có hại của những độc tố nấm mốc đó và cải thiện đáp ứng miễn dịch của cá rô phi. 

Nhu cầu Vitamin E tối thiểu (a-tocopherol) của cá rô phi sông Nile dựa theo tăng trưởng được khuyến nghị 20 – 40 mg/kg thức ăn. Tuy nhiên, liều cao (trên 550 mg/kg) có thể cải thiện đặc tính của thịt cá như độ dai, chắc và khả năng kháng ôxy hóa của huyết tương. Vitamin C rất quan trọng trong tổng hợp collagen (hình thành chất nền xương, da và quá trình chữa lành). Những nghiên cứu trước đây cho thấy, liều bổ sung Vitamin C cao (1.000 – 2.000 mg/kg) có thể cải thiện đáp ứng miễn dịch và tăng đề kháng cho cá. Tác dụng này tương tự với selenium theo liều bổ sung gấp 4 – 5 lần liều Vitamin C – mức khuyến nghị tối thiểu để đạt tăng trưởng tối ưu (0,25 mg/kg thức ăn) và tăng đề kháng cho cá. 

Các axit hữu cơ và muối của chúng, gồm axit citric và sodium citrate, axit formic hoặc kali hoặc natri diformate, axit lactic hoặc natri lactate, axit propionic hoặc canxi propionate có thể nâng cao khả năng tiêu hóa protein và khoáng chất, giúp cá tăng trưởng và sử dụng thức ăn hiệu quả. Ngoài ra, axit hữu cơ có thể điều hòa số lượng vi khuẩn trong ruột non của cá bằng cách giết chết vi khuẩn Gram âm gây bệnh; cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Tỷ lệ bổ sung 0,2 – 0,5% kali diformate trong thức ăn nâng cao lượng protein giữ lại, cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Wing-Keong et al 2009; Elala and Raaga, 2015). Ngoài ra, còn làm giảm số lượng vi khuấn Gram âm trong phân cá hoặc biểu mô ruột. Bổ sung kali diformate vào thức ăn của cá rô phi còn làm tăng đáng kể sức đề kháng của cá trước vi khuẩn Vibrio anguillarum, Streptococcus agalactiae và Aeromonas hydrophilla.

Allicin (trong củ tỏi) là một hợp chất chống ung thư với hoạt tính điều hòa miễn dịch. Cá rô phi sông Nile non (25 g/con) ăn khẩu phần chứa 0,5% tỏi có số lượng tế bào leukocyte, hoạt tính lysozyme cao hơn, quá trình thực bào và ứng kích ôxy hóa mạnh mẽ hơn nhóm cá đối chứng.  

Chiến lược cho ăn

Người nuôi cá rô phi nên cân bằng hai mục tiêu tăng trưởng và hệ số thức ăn(FCR). Với cá nhỏ dưới 100 – 200 g/con, cần ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày đến khi no. Cá tăng trưởng nhanh giai đoạn đầu đời sẽ rút ngắn thời gian tổn thương trước động vật ăn thịt.  

Cá rô phi có khả năng chọn lọc các loại thức ăn tự nhiên hiệu quả, dù đó là các mảnh thức ăn nhỏ như vi tảo phù du. Thức ăn viên cỡ lớn làm cá khó nuốt hơn. Theo nghiên cứu gần đây bởi Stoneham et al, người nuôi có thể tăng omega-3 FAs, đặc biệt DHA và EPA trong thịt cá bằng cách bổ sung dầu cá hoặc tảo biển Schizochytrium sp (như sản phẩm Algae Rich® của Alltech). Cá rô phi ăn Algae Rich® có lượng axit béo omega-3 đạt 390 mg/100 g fillet so mức cũ 350 mg/100 g fillet khi ăn 5% dầu cá và 130 mg/100 g fillet ở nhóm đối chứng không bổ sung omega-3 FAS. Ngoài ra, tăng hàm lượng selenium (Se) trong thịt cá rô phi bằng cách bổ sung các nguồn khoáng hữu cơ và vô cơ trong thức ăn. 

TSFernando Kubitza

Acqua Imagem Services, Aquaculture Jundiaí, SP, Brazil

Đặc Sản, Dễ Nuôi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Cá hô – đối tượng thủy sản có giá trị cao Ảnh: PTC

Đặc điểm sinh học

Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt  Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 – 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh…

Cho lãi lớn

Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 – 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 – 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang…

Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 – 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 – 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể  thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.

Cá Hải Tượng – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas, phân bố chủ yếu tại Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, chiều dài có thể trên 3 m, trọng lượng 200 kg. Cá có thân dài, hình trụ và được bao phủ  bởi lớp vảy to và dầy (có thể dài đến 6 cm). Miệng cá rộng, có 2 mảng xương, hàm trên có 32 răng, hàm dưới có 35 răng. Lưỡi xương, ít cử động, nhiều răng cưa nhỏ. Ống tiêu hóa của cá ngắn. Cá hải tượng thở bằng mang, nhưng bóng cá lại có chức năng hoạt động gần như phổi, giúp cá có khả năng thở trên không khí, vì vậy chúng có thể sống trong môi trường có hàm lượng ôxy hòa tan thấp. Cá có màu ghi sáng với những ánh xanh lơ. Các vảy phía thân dưới có ánh đỏ, càng về phần đuôi thì càng rõ rệt. Cá có vây đuôi tròn; vây lưng và vây bụng đối xứng nhau và nằm ở 1/3 phần thân sau. Cá thường sinh sản vào mùa mưa, trong điều kiện nuôi nhốt. Trứng cá có kích thước lớn từ 2,5 – 3 mm.

Ở Việt Nam, cá hải tượng được nuôi làm cảnh

Cá hải tượng phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ như Colombia, Brazil, vùng đảo Guyan, khắp lưu vực sông Amazon và các phân nhánh của nó.

Cá hải tượng được phát triển nuôi thương phẩm tại một số nước như Peru, Brazil với nguồn giống dựa vào sinh sản tự nhiên trong quá trình nuôi nhốt. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá có thể đẻ trứng 5 – 7 lần/năm. Thức ăn sử dụng để nuôi thương phẩm là thức ăn tươi hoặc thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm khoảng 40%. Sau 12 tháng, tính từ khi cá bắt đầu nở, cá đạt trọng lượng thương phẩm 10 – 15 kg/con.

Tại Việt Nam, hải tượng được nuôi làm cảnh, được bán với giá rất đắt tại thành phố Hồ Chí Minh, được các đại gia “chơi” cá cảnh ưa thích. Một cặp cá hải tượng giống, dài 20 cm có giá khoảng 3,5 triệu đồng. Chi phí mua thức ăn để nuôi loài cá này khá tốn kém, trung bình 1 con cá hải tượng dài 1,5 m; mỗi ngày ăn hết gần 5 kg cá.

Cá hải tượng là loài giới hạn mua bán quốc tế quy định tại phụ lục 2 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES II). Loài cá này mặc dù hiện chưa bị nguy cấp nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu không khai thác hợp lý. Việc buôn bán những loài này giữa các quốc gia cần có Giấy phép Xuất khẩu do cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.

Những Ngư Dân Đi Tìm “Con Cá Vàng” – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Chúng tôi về làng chài nhỏ trên vùng biển cửa Ba Lạt để theo ngư dân bủa lưới săn cá vàng và nghe kể lại những khoảnh khắc khó quên khi được “lộc Hà Bá”.

Cầm giẻ lau đi lau lại chiếc xe Dream đã cũ, ông Hoàng Văn Đức (55 tuổi, ở đội 7, thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình) cười khà khà: “Chiếc xe này mua bằng bong bóng cá sủ vàng đó chú ạ”.

Ngư dân bên “cục vàng biển” – Ảnh do ông Duệ cung cấp

Ông Đức nhìn ra biển, bồi hồi nhớ lại chuyện cũ. Đó là một mẻ lưới cất vào tháng 10/1994. Tối hôm đó, ông chăng lưới dài chừng 100m ngang cửa Ba Lạt (cửa chính sông Hồng đổ ra biển). 6 giờ sáng hôm sau, ông ra kéo lưới. “Tôi phải dụi mắt tới 3-4 lần mới tin rằng trong lưới của mình có cá sủ vàng. Cả thuyền mừng rơi nước mắt. Đem cá vào bờ cân được 47 kg, bán 85 triệu đồng”.

Chúng tôi ra khu vực cửa sông thuộc xã Nam Hồng, lên chiếc thuyền nhỏ của anh Nguyễn Văn Thanh, 30 tuổi, đi rải lưới săn lùng cá vàng. Chập tối, thuyền rì rì chạy ra cửa sông, cách đó vài chục mét là một thuyền máy khác chạy song song. Hai chiếc thuyền dần dần tách nhau để căng ngang sông chiếc lưới rộng hơn trăm mét.

Chỉ mắt lưới rộng hoác mà đầu trẻ con có khi cũng chui lọt, anh Thanh giải thích: “Khi căng ngang sông, có lực chảy của nước nên các mắt lưới sít lại với nhau, cá vài cân cũng không chui lọt. Chúng tôi thường dùng loại lưới này để kéo cho nhẹ”.

Đi suốt vài đêm cùng anh Thanh trên khúc sông lạnh lẽo, cá vàng vẫn chưa thấy đâu. Anh động viên chúng tôi bằng những thông tin hấp dẫn: ông Trần Văn An, cũng ở Nam Hồng, vừa trúng cá 75 kg bán 1 tỷ đồng hồi đầu năm 2009. Mới đây nhất, hồi giữa năm 2010, nhóm của anh Bùi Văn Thắng ở Thái Thụy, Thái Bình trúng con cá sủ vàng nặng 69 kg, bán cho một thương lái tên Duệ ở Tiền Hải giá 1,5 tỷ đồng.

Trong tiếng sóng ì oạp lúc đêm khuya, ông Lê Văn Tiến, người từng 3 lần bắt được cá sủ vàng vào những năm 1980, vừa nhâm nhi chén rượu vừa kể: “Giống cá sủ lạ lắm, nó không xuất hiện thì thôi, chứ đã gặp thì 90% bắt được vì khi mắc lưới, cứ nằm thở phì phò, hầu như không quẫy, có khi nó kêu khịt khịt, có khi lại kêu ụt ịt như tiếng lợn”.

Hàng trăm thuyền đánh cá tại làng chài này và hàng vạn ngư dân vùng cửa biển vẫn nuôi hy vọng sẽ bắt được cá vàng. Nhưng những người từng trúng cá bạc tỷ, cuộc sống của họ giờ ra sao?

Trúng cá là… lên bờ

Tại thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Huyền đứng trước căn nhà cấp 4 được xây lên từ tiền bán cá sủ cách đây 10 năm. Hồi tháng 2/2001, anh em Huyền bắt được con cá sủ nặng 60 kg, bán được 230 triệu đồng (khi đó vàng 450.000 đồng/chỉ).

Bố Huyền sợ tiêu hết nên chia tiền mua đất dựng nhà cho các con rồi lại đi biển kiếm sống. “Ai được lộc cũng phải giúp đỡ anh em, họ hàng làng xóm, người vài trăm, người dăm ba triệu, vì hoàn cảnh họ cũng khó khăn cả. Trúng được cá vài trăm triệu to thật, nhưng tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, đến năm 2002 thì số tiền bán cá nhà em đã hết xoẳn…” – chị Huyền kể.

Ở cùng xóm Cao Bình, nhà ông Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế hồi tháng 1/2000 cũng từng trúng cá sủ 65 kg, bán được 238 triệu đồng. Bà Quế mua nhà cho các con lên bờ, nhưng giờ đây cũng chưa thoát cảnh nghèo vì không có đất canh tác. Mấy người con trai vẫn đi chài lưới còn bà và con dâu phải thuê ruộng để cấy lo gạo ăn hàng ngày.

Cá sủ vàng trị giá gần 1 tỷ đồng được ông Duệ mua hồi năm 2009. Ảnh Tuấn Dương

“Chúng em chỉ mong các nhà báo kêu nhà khoa học, các bác giáo sư nghiên cứu làm sao nhân giống được cá sủ vàng, dạy người dân cách nuôi cá hoặc thả cá giống xuống biển để thỉnh thoảng bà con đánh được, để lại có cơ hội đổi đời, dân chài có thể lên bờ cho con cái ăn học”, chị Nguyễn Thị Thương, con dâu bà Quế, mong ước.

Bí ẩn giá cá sủ vàng

Cá sủ vàng ngày càng hiếm, và không ai biết chính xác giá của nó trên thị trường là bao nhiêu, người ta mua để làm gì? Theo mách nước của ngư dân ở khu vực cửa Ba Lạt, chúng tôi tìm hỏi chuyện người buôn cá sủ tên Duệ ở xã Nam Hồng, Tiền Hải.

Ông Phạm Văn Duệ sống cùng vợ con trong một ngôi nhà xinh xắn, dù là một thương gia nổi tiếng khắp vùng về nghề buôn cá sủ nhưng ông vẫn giữ vẻ mộc mạc, chân chất. Ông kể, hồi những năm 1980 người dân bắt được cá sủ nhiều như cơm bữa, phải đội cá ra chợ bán như bán cá ao bây giờ. Khi đó vợ chồng ông Duệ từng đi đổi 1 kg bóng cá sủ khô được 7 chiếc phích Rạng Đông. Nhưng từ những năm 1990 giá cá bắt đầu tăng cao.

“Con cá này đắt không phải vì bóng cá sủ có thể làm được chỉ khâu tự tiêu hay dùng cho y học gì cả. Điểm đến cuối cùng của bóng cá hay thịt cá đều là trên bàn tiệc. Giới nhà giàu ở Hong Kong rất chuộng loại cá này, đặc biệt là món bóng cá. Tôi đã từng ăn bóng cá sủ vàng, nó rất bùi, giòn sần sật”.

Theo ông Duệ, làm nghề buôn thứ các bạc tỷ này không phải dễ hốt bạc, có những khi mua cá to nhưng bóng cá bé thì coi như lỗ vốn. Có khi mua cá bảo quản không tốt, cá bị ươn là mất mấy trăm triệu như chơi. “Khi chọn cá, phải chọn cá đực mình dài, thuôn thuôn thì bóng nó mới dày và nặng” – ông Duệ nói.

Theo giới trong nghề, trước đây khi có cả sủ nhiều, lái buôn trong nước chỉ mua bóng mang ra nước ngoài bán, một con cá sủ 70 kg có thể cho 2-3 kg bóng. Nhưng nay, để đảm bảo nguyên bản, người ta mua cá và cấp đông rồi chuyển cả con ra nước ngoài. Vì vậy, lái buôn ở Việt Nam cũng bớt rủi ro vì mua cả con, bán cả con. Khi bán, thịt cá chỉ chừng 800.000-1 triệu đồng/kg, còn lại là tiền bóng.

* Tiêu đề do chúng tôi tự đặt

Káp Long – Thục Quyên (Bài đăng trên Thanh niên Xuân Tân Mão)

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!