Bạn đang xem bài viết Người Nuôi Cá Ở Vằng Hên (Bắc Kạn) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thăm lại trại cá Vằng Hên
Từ thị xã Bắc Kạn sau hơn một giờ đồng hồ đi xe ô tô, xã Bằng Phúc đã hiện ra trước mắt, không khí dịu mát đã đẩy lùi cái oi bức mùa hè sau lưng. Với cảnh vật thiên nhiên sơn thủy hữu tình, chỉ nghe được tiếng gió thồi và tiếng rì rào của dòng nước đang chảy vào bể cá. Thấy có khách, ông Khiêm đang làm việc ở bể cá cao nhất nhìn xuống, nhận ra chúng tôi ông vội trở xuống nhà. Sau những cái bắt tay thật chặt là những câu hỏi vồn vã của chúng tôi trở lại trại cá của ông mà không hen trước, như hiểu sự sốt ruột của chúng tôi nên ông chủ trang trại vừa pha ấm chè vừa giải toả những thắc mắc của chúng tôi.
Trang trại rộng 4 ha tại khu Vằng Hên và là một trong ba nhánh của thượng nguồn song cầu được bắt nguồn từ dẫy núi Tam Tao, nơi có dòng nước quanh năm mát lạnh chảy từ đỉnh Pù Đồn xuống. Ấp ủ ý định xây dựng trại cá tầm, cá hồi từ lâu, năm 2008 ông Khiêm đã dành một năm
để đi khảo sát các mô hình nuôi cá tầm, cá hồi ở các tỉnh phía Đông và Tây Bắc, rồi bỏ ra hơn 4 tỷ để thiết kế đầu tư xây dựng đến tháng 5/2010 gần 30 bể cá chính thức đi vào hoạt động. Thời gian trôi đi thật nhanh, đến nay trại cá của anh vừa tròn 2 năm kể từ ngày chính thức thả cá vào bể nuôi. 2 năm qua đối với ông Khiêm và anh em ở trại cá đã trải qua biết bao cảm xúc, buồn có, vui có…
Gần 30 ao nuôi cá hồi ca tầm như thế này
Ngưỡng mộ và tò mò, bởi giữa mây ngàn gió núi, ở độ cao 1.000 mét so với mặt nước biển nơi đây lại có một trang trại nuôi cá quy mô và hoành tráng đến vậy. Nhìn vào trại cá cũng hiểu được rằng ông chủ nơi đây đã phải trải qua những tháng ngày vất vả đầy gian truân thì mới có được thành quả như ngày hôm nay.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại với gần 30 bể cá, với hơn 2000 m2 mặt nước, bể thì nuôi cá bé, bể thì cá vừa, bể thì cá đang tuổi cho thu hoạch. Làn nước trong xanh, thành và đáy bể luôn được vệ sinh sạch sẽ nên nhìn rất rõ những con cá đang tung tăng bơi dưới nước. Thích thú chúng tôi đưa tay đập đập xuống mặt nước những tưởng đàn cá sẽ hoảng sợ bơi ra xa, nhưng kỳ lạ thay tiếng đập nước của chúng tôi như tiếng gọi đàn cá vây quanh lại gần thì ra đàn cá ngỡ đó là tiếng của thức ăn rơi xuống mặt nước nên vội bơi lại gần để thưởng thức.
Hàng nghìn con cá từ 2 – 4 kg đang độ tuổi xuất bán
Trở lại thăm trại cá lần này, khung cảnh xưa kia vẫn vậy chỉ có sự khác biệt là những con cá ngày trước còn bé giờ đã to hơn với trọng lượng trên dưới 2 – 4 kg một con, và những hy sinh trong suốt 5 năm qua của ông chủ đã đến ngày đơm hoa kết trái, sản phẩm cá tầm cá hổi Vằng Hên đã được mọi người biết đến và đón nhận, ngoài mở dịch vụ ăn uống tại trang trại ông cũng đã mở thêm một nhà hàng Vua cá hồi, cá tầm Tùng Trang tại xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn để giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
Buồn vui với nghề nuôi cá
Với một người ăn cùng cá, ngủ cùng cá như ông Khiêm thì niềm vui lớn nhất là được chứng kiến đàn cá tung tăng bơi lội lớn lên từng ngày để rồi trở thành đặc sản quê nhà.
Được biết trại cá của ông lúc nào cũng có trên 10 công nhân làm việc, ngoài thu dọn vệ sinh, hàng ngày cho cá ăn thì anh em đều phải trực 24/24 bởi chăm cá tầm, cá hồi như chăm con mọn đòi hỏi kỹ thuật rất cao nguồn nước lúc nào cũng phải sạch và đủ mát, chỉ cần khoảng 10 phút không có nước chảy vào bể cá sẽ bị ngạt…
Anh Khiêm chăm sóc cá
Ông Khiêm tâm sự: Những ngày đầu mới nuôi cá có thời gian cá đã chết hàng loạt (có lúc lên đến 1.000 con), xót của ông càng quyết tâm tìm hiểu đặc tính của loài cá để “bắt” bệnh cho chúng. Không phụ người, thời gian sau khi đã hiểu thêm về đặc tính của chúng, các lứa cá của ông sinh trưởng và phát triển rất tốt cứ khoảng 18 tháng là được xuất bán.
Có lẽ sự việc khiến ông đau lòng nhất chính là việc người dân do bất cẩn và thiếu hiểu biết đã làm ảnh hưởng tới nguồn nước trên đầu nguồn ô nhiễm nguồn nước làm trại cá ông chết hàng loạt vào ngày 16/8/2011, thiệt hại lên đến đến hàng tỷ đồng. Nhìn những con cá hàng ngày ông vẫn chăm bẵm giờ phơi bụng trắng xoá trong bể ông không cầm nổi nước mắt.
Không gục ngã, ông đã đứng lên làm lại từ đầu, chăm sóc tốt số cá còn sót lại và tiếp tục nhập thêm giống về nuôi. Ông chia sẻ: Khi cá mới chết tưởng có sự cố ý phá hoại của ai đó nên ông cũng thấy nản và buồn lắm, nhưng sau khi có được kết luận là chỉ do sự bất cẩn của bà con nên ông đã quyết tâm gây dựng lại trại cá.
Chế biên và thưởng thức cá hồi ngay tại trang trại
Bà con ở đây nhiệt tình lắm, ai cũng chân chất thật thà như vừa rồi mưa to bể cá bị vỡ bờ mấy tấn cá đến tuổi xuất bán bị trôi theo dòng suối xuống bản bên dưới, nhưng bà con đã hộ ông bắt gom cá đưa về trại, ai cũng vui vẻ nhiệt tình giúp.
Phát triển trang trại thành khu du lịch nghỉ dưỡng
Đó là ý tưởng đã được ông Khiêm ấp ủ từ rất lâu, với diện tích 4 ha và được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, vừa có dòng nước trong xanh rì rào chảy quanh năm và nhiệt độ mát mẻ nếu được đầu tư xây dựng nơi đây chắc chắn sẽ trở thành điểm đến hẫn dẫn ngay cả đối với những ai khó tính nhất.
Hiện tại, trang trại đã mở dịch vụ ăn uống, để làm được điều đó ông đã cử người theo học làm đầu bếp tại các nhà hàng nổi tiếng chuyên về cá tầm, cá hồi. tại Sa Pa, Lai Châu. thêm những gia vị sạch được trồng tại trang trai, các món được các đầu bếp chế biến ngay tại trang trai đã giúp quý khách tận hưởng được hương vị cá tươi với không gian du lịch sinh thái, qua bàn tay chế biến khéo léo sẽ mang đến một hương vị thật khác biệt.
Trong thời gian tới ông dự định sẽ xây thêm nhà nghỉ, bể bơi, sân tennis, cầu lông biến trang trại trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Du khách đến đây ngoài được thưởng thức đặc sản cá tầm, cá hồi còn có thể giao lưu thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần.
Trại cá Vằng Hên hiện đang gặp một số khó khăn như vốn mở rộng kinh doanh còn eo hep ông Khiêm cho biết thêm hiện tại ông đã được ngân hang nông nghiệp chi nhánh Chợ Đồn chấp thuận đề án mợ rộng trang trại thành khu du lịch sinh thái, thị trường tiêu thụ cá tầm, cá hồi cũng đã mở rộng ra các tinh và siêu thị tai Hà Nội.
Một buổi sáng ở trại cá trôi qua thật nhanh, chúng tôi còn đang mải ngắm nhìn những con cá đang bơi lội tung tăng thì đã nghe tiếng gọi của mấy anh chị em làm tại trại. Xuống đến nhà thì mâm cơm đã được dọn ra, tất cả các món ăn đều được chế biến từ cá món nào trông cũng hấp dẫn vừa thưởng thức món cá hòi cá tầm mà sưa nay chung tôi chi dám nghi nay với quy mô đầu tư lớn giá thành hạ ai cũng có thể thưởng thức món đặc sản cá hồi cá tầm ngay tại Chợ Đồn hoặc thị xã Bắc Kạn.
Nếu ai chưa từng một lần được thưởng thức hay đã từng dùng món cá tầm cá hồi ở những nơi khác thì hãy một lần đến Trại cá Vằng Hiên để cảm nhận hương vị đặc trưng, nguyên bản của loài cá này.
Tháng 6 về, những người làm báo chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm, những đề tài mà mình thấy ấn tượng, tâm đắc. Qua thời gian một năm tôi vẫn ấn tượng nhất với ông Khiêm – một chủ trang trại cá tầm, cá hồi ở Bằng Phúc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) nên quyết định làm cuộc hành trình trở lại trại cá tầm cá hồi ở Vằng Hên.
Người Nuôi Cá Tầm – Cá Hồi Trên Vằng Hên (Bắc Kạn) – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đầu tư trên mây
Sau hành trình gần 70 cây số từ thị xã Bắc Kạn, chúng tôi đến khu vực Vằng Hên, xã Bằng Phúc của huyện Chợ Đồn. Nơi đây có đỉnh Pù Đồn với độ cao trên một nghìn mét so với mặt nước biển. Trên đỉnh núi thường xuyên có dòng nước mát lạnh chảy xuống chân núi quanh năm. Nơi “sơn thuỷ hữu tình” này đã tạo ra một vùng đất khá trù phú. Nghe người dân bản địa kể, nơi đây trước kia là chốn “rừng thiêng, nước độc”. Trước kia, người dân về vùng đất này sinh sống thường bị cảm lạnh, nhiều người cho rằng ở đây có ma. Một số người gan lì vẫn cố bám trụ sinh sống, họ chặt hết những cây to với quan niệm để xua đuổi tà ma. Còn những người nhát thì bỏ đi nơi khác sinh sống.
Trái lại với lời đồn thổi ấy, ông Khiêm thì cho rằng: Chẳng qua vùng đất này lạnh hơn so với vùng đất khác, người nào không thích nghi được thì sinh bệnh. Chính vùng đất “ma” này là một môi trường lý tưởng để ông Khiêm thực hiện ý tưởng thành lập trang trại nuôi cá tầm, cá hồi.
Cá tầm đã đến tuổi xuất bán
Ý tưởng ấy được manh nha từ khi ông còn làm doanh nghiệp vào đây thi công con mương dẫn nước vào cánh đồng Bằng Phúc. Ông Khiêm kể, lúc bấy giờ nhìn nơi này mông lung lắm. Khi ông quyết định đầu tư vào đây, nhiều người nhận định ông bỏ tiền ra để “đầu tư trên mây”. Tài sản đổ vào thì lớn, nhưng nếu không thành công thì dễ trắng tay. Vợ ông là bà Triệu Thị Cảnh cũng khuyên ông không nên đổ tiền của vào nơi “khỉ ho cò gáy này”. Nhưng ông chỉ cười thản nhiên rồi bảo, nếu không muốn làm ăn mạo hiểm thì chỉ có cách đi gửi tiền vào ngân hàng, vừa nhàn hằng tháng lại có thêm lãi suất.
Thế rồi ông mang tiền tỷ vào cải tạo đất, lập trang trại, xây bể, xây mương, làm ống dẫn nước, thiết lập hệ thống bảo vệ và thuê cán bộ kỹ thuật, tuyển dụng người làm. Sau khi đã chuẩn bị mọi điều kiện, mẻ cá giống lần đầu tiên được chuyển về 4.000 con, bao gồm 3.800 con cá tầm và 200 con cá hồi vào tháng 7 năm 2010.
Lứa cá đầu tiên này phát triển khá tốt. Cá hồi sau một năm đa phần đạt được 1,5 kg/con, cá tầm đạt 2 kg/con. Từ tháng 10 – 12/2010 ông nhập thêm 8.000 con cá tầm về nuôi. Giờ trang trại của ông đã có trên 30 bể cá, tính sơ cũng có khoảng 7 tấn cá hồi và tầm (khoảng 5 tạ cá đã đến kỳ xuất). Với giá bán hiện nay Cá tầm 400.000 đồng/kg; cá hồi 350.000 đồng/kg.
Ăn cùng cá, ngủ cùng cá
Để có trang trại cá tầm, cá hồi vào dạng quy mô bậc nhất của tỉnh hiện nay, đối với ông Khiêm là cả một quá trình chăm chút “lao tâm, khổ tứ”. Ông Khiêm tâm sự: Trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình, ông đã bỏ rất nhiều thời gian đến thăm các trang trại ở vùng Đông và Tây Bắc. Ông cho rằng, những vùng đất này có cùng điều kiện thời tiết, khí hậu khá tương đồng với thời tiết ở vùng Vằng Hên. Ông đã nhiều lần đến thăm trang trại của ông Trần Yên, Nguyễn Cảnh ở Lai Châu. Ông còn tìm đến các Trung tâm nghiên cứu Thủy sản ở Sa-Pa; thăm trang trại cá giống của ông Thìn ở Chi cục Thủy sản Lao Cai…
Đi nhiều nơi, ông đã học hỏi được nhiều điều về nuôi và chăm sóc cá tầm và hồi nhưng vẫn không tránh khỏi đôi lần thất bại. Ông Khiêm cho biết: Ở mẻ cá đầu tiên khi mang về nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt. Sang mẻ cá thứ hai, sau khi nuôi một thời gian cá đã chết hàng loạt (một lúc chết trên 1.000 con). Xót của, nhiều đêm ông ngồi thức trắng bên bờ ao để nghiên cứu về đặc tính của cá. Ban ngày, bất kể nắng hay mưa, khi cá có hiện tượng lạ ông lại ngồi cả buổi để theo dõi bể cá.
Thế rồi, ông đã đúc rút ra một điều: Muốn nuôi được cá hồi, cá tầm người nuôi phải say mê chúng và hiểu về chúng. Chính lần thất bại đầu tiên, ông đã hiểu ra nguyên căn của nó đó là: Cá tầm thường ăn vào ban đêm, khi ông thắp bóng điện gần mặt nước, cá đã đến tập trung nhiều ở một vùng nước, do chật, thiếu ôxy cục bộ, cá đã chết hàng loạt. Cũng từ việc quan sát kỹ, ông đã hiểu được đặc tính của con cá hồi là ngủ vào ban đêm và ăn vào ban ngày. Theo ông Khiêm, nuôi cá tầm, cá hồi không những phải tỷ mỷ mà còn phải khá công phu. Thức ăn của cá hồi, cá tầm ông vẫn phải mua từ các nước Pháp, Hà Lan. Giá thành các loại thức ăn cho cá từng lứa tuổi cũng có khác nhau, từ 50.000 đến 100.000 đồng/kg. Mỗi ngày đêm phải cho cá ăn 4 lần với thời gian cách đều nhau. Tóm lại, muốn nuôi hai loài cá quý này phải có niềm say mê thực sự.
Cá tầm, cá hồi tiêu thụ tốt tại thị trường trong và ngoài tỉnh
Khi hỏi về địa chỉ tiêu thụ cho những con cá tầm, cá hồi, ông Khiêm cho biết: Hiện giờ hàng chưa có nhiều, trang trại cá tầm, cá hồi của ông chỉ đủ cung cấp cho những khách quen biết đến trang trại. Họ đến, được nhân viên chế biến cá tươi ăn ngay tại chỗ, ai thích thì mua thêm về; một số thì bán ra thị trấn Bằng Lũng. Nhưng ông khẳng định, sẽ không lo về đầu ra vì ông đã liên kết với những trang trại nuôi cá tầm, cá hồi cỡ lớn ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu để xuất cá. Khi có hàng nhiều chỉ cần gọi điện là các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội sẽ lên lấy hết.
Một góc trang trại
Điều trăn trở đối với ông Khiêm bây giờ là thiếu vốn để mở rộng trang trại. Với ý tưởng mở thêm nhà nghỉ, nhà hàng để khi khách du lịch đến Hồ Ba Bể sẽ qua để thưởng thức cá tươi do ông làm ra và nghỉ ngơi ở đây. Thời gian qua ông đã “gõ cửa” các ngân hàng để vay thêm vốn, nhưng tiếp cận với đồng vốn vay ưu đãi trong thời điểm này quả là khó! Mới đây tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh, ông đã được lãnh đạo huyện Na Rì mời vào khảo sát tại suối của xã Ân Tình. Nơi đây đã từng nuôi cá tầm thành công, nhưng ông còn lưỡng lự.
Ông chia sẻ: Chăm cá giống như chăm con mọn, nếu đi lâu ngày đàn cá ở nhà thiếu người có kinh nghiệm chăm sóc sẽ dễ xảy ra sự cố. Mày mò vừa nuôi cá vừa đúc rút thêm kinh nghiệm, ông đang muốn nuôi thêm các loài cá bản địa như cá chầy, cá bống sông. Đây là các loại dễ thích nghi với nguồn nước, không phải mất tiền mua con giống. Vì đến mùa đẻ của cá chỉ cần mang ra suối vợt cá con về nuôi… Ông mong sao trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều trang trại nuôi cá, được cán bộ thuỷ sản quan tâm, hướng dẫn quy trình nuôi cá để ông học hỏi thêm kinh nghiệm.
Phương Thơm
Theo Báo Bắc Kạn
Nuôi Cá Bống Tượng Ở Miền Bắc
Sau 6 năm nghiên cứu và đưa vào nuôi thử nghiệm, vừa qua Trung tâm Giống thuỷ sản (Sở Thuỷ sản Hải Phòng) đã chính thức nhân nuôi thành công giống cá bống tượng tại miền Bắc. Theo đánh giá ban đầu, cá hoàn toàn có thể sống, thích nghi và phát triển được trong môi trường nóng, lạnh thất thường của miền Bắc với tốc độ lớn bằng 2/3 so với cá nuôi ở các tỉnh phía Nam…
Ông Nguyễn Văn Đán- Phó Giám đốc Trung tâm Giống thuỷ sản Hải Phòng cho biết, bống tượng là một loài cá thuộc dạng cá dữ thường được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam bộ do chúng rất thích nghi với điều kiện nóng ấm quanh năm ở đây. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi một vài khâu kỹ thuật cho phù hợp thì cá cũng có thể hoàn toàn sống và sinh trưởng được tại miền Bắc.
Kể từ năm 1998, các cán bộ ở Trung tâm đã bắt đầu nhập giống từ miền Nam ra với mục đích nghiên cứu sự thích nghi của cá trong điều kiện khí hậu nhiệt đới lạnh khác gì so với khí hậu miền Nam. Theo ông Đán, ban đầu cá tỏ ra rất thích nghi vào mùa hè, nhưng tới mùa đông nhiều con tỏ ra chậm lớn, thậm chí xuất hiện tình trạng bỏ ăn do thời tiết quá rét. Do đó, để nuôi được cá các cán bộ ở đây đã tiến hành thay đổi cách nuôi theo các bước sau:
Thiết kế ao nuôi
Ao nuôi cá bằng ao đất bình thường, có kè gạch bốn xung quanh thành ao. Đất trong ao tốt nhất là đất sét hoặc đất pha sét để giữ được nước, đảm bảo đất không bị nhiễm phèn, đặc biệt phải thông thoáng… Diện tích ao thông thường rộng 200- 500m2, xây theo hình chữ nhật, chiều dài lớn gấp 3 lần chiều rộng, độ sâu thích hợp 1,5- 2m. Khi xây ao nên bố trí làm thêm các hang hốc nhân tạo cho cá trú ngụ bằng cách xếp đá tạo nhiều kẽ hở. Dưới đáy ao cần tạo một lớp bùn dày khoảng 20cm cho cá chui xuống.
Chăm sóc
Bống tượng là loài cá sử dụng thức ăn hoàn toàn bằng động vật, chủ yếu là các loại cá con, cá nhỏ hay tôm, tép… tuyệt đối không ăn thực vật. Thông thường mỗi ngày cần cho cá ăn một lần với lượng thức ăn bằng 5- 7% so với trọng lượng cơ thể của chúng. Thức ăn phải được băm nhỏ, sạch sẽ không bị nhiễm bệnh.
Chống rét cho cá
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi cá tại miền Bắc. Thông thường nếu về mùa hè thì không vấn đề gì, nhưng tới mùa rét (xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) phải hết sức đề phòng cá bị chết rét. Cách chống rét được các cán bộ ở Trung tâm sử dụng là dùng bạt để che chắn gió lọt vào trong ao hoặc tạo các giá bèo sát bờ tạo thành nơi cho cá trú ngụ…
Cho cá sinh sản
Mùa sinh sản của cá tại miền Bắc thường được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, bởi đây là thời kỳ có điều kiện khí hậu thích hợp nhất cho cá. Hiện sau một thời gian thử nghiệm các cán bộ ở Trung tâm Giống thuỷ sản Hải Phòng vẫn đang cho cá bống tượng sinh sản một cách tự nhiên. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đán, rất có thể trong thời gian tới Trung tâm sẽ chuyển sang phương pháp sinh sản nhân tạo vì nếu để cá sinh sản tự nhiên tỷ lệ hao hụt cá con tương đối nhiều.
Thu hoạch và cải tạo ao nuôi
Khi cá đạt trọng lượng trung bình mỗi con từ 0,3- 0,5kg/con thì bắt đầu thu hoạch. Nếu muốn bắt cá dễ dàng phải tát cạn hết nước ở trong ao, tránh tình trạng cáá có thể chui xuống bùn. Sau khi thu hoạch, phải tiến hành cải tạo ao theo các bước, bắt hết cá dữ còn sót lại trong ao. 10 ngày trước khi nuôi tiếp vụ khác phải tu sửa lại bờ ao cho chắc chắn, nạo vét bùn không để dày quá 20cm, dọn sạch cỏ xung quanh ao. Tiếp đó, dùng vôi bột để phòng bệnh cho cá với liều lượng 7- 10kg/1.000m2, đối với ao nhiễm phèn nặng thì phải cao hơn, đồng thời kết hợp bón bổ sung thêm phân chuồng vào ao theo tỷ lệ 30- 40 kg/1.000m2 .
Liệu nông dân miền Bắc có thể nuôi cá?
Bống tượng là loài cá có giá trị kinh tế rất cao với giá bán lên tới 70.000- 120.000 đồng/kg, vì thế ông Đán khẳng định người nông dân ở miền Bắc hoàn toàn có thể nuôi được, nhưng chi phí đầu tư tương đối lớn. Với 100 con đang được nhân nuôi hiện nay trong thời gian tới trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng số lượng con giống để giúp bà con đưa vào nuôi thả đại trà.
NTNN, 1/4/2004
Nhấn vào đây để xem các tin kỹ thuật nuôi cá bống tượng
Cá Cảnh Nuôi Chết Có Điềm Báo Gì ? Hên Hay Xui ?
Cá cảnh nuôi trong các bể thủy sinh hay trong các hồ cá lớn nhằm mục đích trang trí cho không gian của ngôi nhà thêm đẹp , có nhiều màu sắc đem lại sự thoải mái , đem lại một không khí tươi mát cho không gian sống. Tuy nhiên nuôi cá cảnh còn có y nghĩa phong thủy vô cùng quan trong, nó ảnh hưởng đến vận số, tài lộc, con đường thăng tiến trong làm ăn kinh doanh của gia chủ. Phong thủy cá cảnh mang lại cho gia chủ tài lộc, mang lại nhiều điềm may mắn cho ngôi nhà.
Ngoài tác dụng đem lại cho ngôi nhà một góc riêng của một cảnh đẹp thu nhỏ, một không gian để bạn có thể ngắm nhìn những chú cá đẹp để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những giờ học việc học tập , làm việc , nuôi cá cảnh còn mang lại tài lộc thịnh vượng cho gia chủ nếu biết cách sắp xếp , bố trí đúng cách, hợp với số tuổi của gia chủ, và chọn các loại cá nuôi phù hợp theo phong thủy mang lại may mắn tài lộc.
Việc đặt bể cá trong nhà phải hợp phong thủyXét về tương quan ngũ hành theo thuyết ngũ hành trong bát quái, bể cá mang hành thủy tượng trưng cho nguồn nước nuôi dưỡng mọi vật cho nên nguồn nước phãi đảm bảo trong sạch, tinh khiết để mang lại tài lộc, may mắn. Hệ mộc tượng trưng là thủy sinh trong bể nên bạn cần chon những cây thủy sinh mang lại may mắn. Hệ kim là kết cấu của bể, giá đở khung hệ thống lọc nước. Hệ mộc tượng trưng cho đất nền , đá trang trí trong bể. Hỏa tượng trưng cho màu sắc của cá vì vậy nên chọn các màu sắc hợp với gia chủ như đen , vàng. đỏ.
Vì bể cá mang hệ thủy nên đặt ở những vị trí thanh long của ngôi nhà từ trong nhà nhìn ra phía trước, nên đặt bên trái phòng khách. Ngoài ra chọn nơi để đặt là các cung như đông nam mang lại tài lộc may mắn, máy lọc hút nước nên hướng vào trong để có thể mang tài lộc vào nhà. Để con đường học hành thuận lợi nên đặt bể cá hướng đông bắc.
Điều kiên kỵ trong vị trí đặt bể cá là trong phòng ngủ và nhà bếp vì dể dẫn đến gia đình có sự cãi vã , gia đình bất ỗn , gặp nhiều mâu thuẫn , không hòa hợp. Nên đặt bể cá cảnh gần lối đi , ở phòng khách những nơi sang trọng hoặc bàn làm việc.
Nuôi cá cảnh chết là hên hay xui ?Trongviệc nuôi cá cảnh có nhiều loại cá hợp để nuôi mang lại may mắn tài lộc hay là trừ tà như cá huyết rồng hay cá chép koi , cá vàng . Nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao rất đắt đỏ nó mag lại cho may mắn, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi. Đối với những loại cá như vậy nên đặt chúng ở những nơi như phòng khách , chổ làm việc hoặc những nơi sang trong , lịch sự như là đại sảnh khách sạn nhà hàng.
Cá cảnh chết có thực là điềm xui hay hên ? Nếu có của bạn nuôi chết một hay hai con thì có lẽ là do cách bạn chăm sóc không tốt hoặc bạn mua nhầm cá bị bệnh là điều hết sức bình thường. Nhưng cá bạn nuôi đồng loạt chết thì có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề. Bạn đang gặp phải vận xui , bệnh hay là phá sản.
[junkie-alert style=”white”]
[/junkie-alert]t
Điềm báo với mỗi loại cáMỗi loài cá có những điềm báo khác nhau, nó tùy thuộc vào số lượng cá hay do loại cá mà bạn nuôi. Người ta nuôi cá chép koi tượng trưng cho sự thịnh vượng sung túc nhưng khi cá chết tức là có điềm báo về sự bệnh tật, nhà bạn gặp họa , bạn sẽ gặp hoàn cảnh thiếu thốn, gia đình có nhiều biến cố, có thể là sự mất mát , đau thương khi có người chết. Nhưng đó là điềm báo trước giúp bạn có thể đề phòng trước , tìm cách tránh đi nên việc cá mất chỉ là sự hi sinh của nó để bạn có thể được cứu. Nên xem hướng phong thủy và cách nuôi cá chăm sóc cá cẩn thận để gầy lại đàn cá.
Nuôi cá long nhãn hay có cá vàng là mong muốn nó mang lại cho bạn nhiều tài lộc , tiền bạc nhưng nó chết là điềm báo bạn gặp khó khăn trong làm ăn, thua lỗ, dẫn đến việc mất rất nhiều tiền,việc nuôi cá muốn đem lại tài lộc bạn phải xem xét kỹ vì có thể bạn không hợp cá nó cũng dẫn đến một số điều xấu.
Những người thuộc tầng lớp thương lưu họ thích nuôi nhưng con cá như là cá huyết rồng, cá la hán các loại cá này theo quan niệm tâm linh là những con cá do các vị thần, la hán nuôi chúng có tác dụng trong việc trừ tà , mang đến cho gia chủ sự bình an, thể hiện sự uy nghi của gia chủ.Việc nuôi những con cá như vậy thể hiện bộ mặt của gia chủ. Khi những con cá này chết thường là một con,cá này chỉ nuôi một con, thì điềm báo là bạn sắp gặp nạn, đau ốm bệnh tật, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kì của mình để có phát hiện sớm. Cá chết có nghĩal là gia đình bạn có điều không may mắn sắp ập đến , có thể là thất bại trong làm ăn kinh doanh, hoặc bạn bị mất tiền lớn.
Nhưng loại cá này theo quan điểm của người Trung hoa thì nó chết có nghĩa là chết thay chủ để chủ có thể bình an, vô sự bởi vì nó là loại cá thần nên chúng mới có tên là huyết rồng hay la hán . Bởi vậy việc chọn lựa mỗi loài cá nuôi cũng hết sức quan trọng, bạn nên chọn những loài cá hợp vs bạn về phong thủy , màu sắc và bạn cũng nên chon ngày bạn bắt cá về để cá có thể khỏe mạnh.
Vì vậy việc cá cảnh nuôi chết chỉ là điềm báo về tài lộc, sức khỏe cho bạn để bạn có thể biết trước và tìm cách thay đổi tuy nhiên một số loại cá như huyết rồng la hán khi nó chết là nó đang che chở bảo vệ cho chính chủ nhân của nó, nó có thể đổi bằng chính mạng sống của nó, nên việc cá chết không phải là điềm xui theo như nhiều người.
Tuy nhiện việc cá cảnh nuôi chết cũng không nên nghĩ theo hướng tiêu cực, có thể là do nó bị bệnh hoặc cách chăm sóc chúng không đúng cách dẫn đến việc nó bị chết. Vậy bạn hãy học cách chăm sóc chúng từ những người có kinh nghiệm vì nuôi những giống cá cảnh hiếm và quý như cá huyết long hay la hán… thì yêu cầu rất cao, nó cũng như là loại thú cưng vì thế bạn nên dành tình cảm sự tâm huyết của mình trong khi nuôi cá cảnh.
Trang Trại Nuôi Cá Sấu Lớn Nhất Ở Các Tỉnh Phía Bắc
MÔ HÌNH LÝ TƯỞNG
Tới thăm trại cá sấu hay nói đúng hơn là Cty CP Thương mại Vương Thảo do anh Hiếu làm chủ, đúng lúc anh vừa xuất 2.000 con cá sấu sang Trung Quốc. Quan sát cơ ngơi của anh, chúng tôi thấy trại sấu được chia ra nhiều khu một cách khoa học để quản lý dịch bệnh cũng như chăm sóc, thu hoạch.
Khu cá bố mẹ xấp xỉ trăm con, mỗi chú nặng ngót nghét tạ được nuôi theo kiểu bán hoang dã. Nối tiếp là hệ thống chuồng nuôi cá sấu con rồi đến chuồng cá sấu thương phẩm. Phía ngoài, anh Hiếu dành khu vực rộng lớn để chế biến thức ăn cho cá cũng như chỗ ăn ở cho 25 công nhân làm việc tại trại. Bên cạnh đó, anh còn dành một khu ao xây dựng nhà hàng nổi bán thịt cá sấu quảng bá cho khách đến liên hệ mua hàng.
Dù bước đầu gặt hái được thành công khi XK 2.000 con cá sấu thương phẩm theo hợp đồng XK 50.000 con cá sấu sang Trung Quốc, nhưng với một người có đầu óc sáng tạo như Trần Ngọc Hiếu, điều đó vẫn chưa đủ. Anh cho biết, đang cùng một số đồng nghiệp xây dựng hệ thống nhà xưởng sơ chế, chế biến da và thịt cá sấu cung cấp cho các DN trong và ngoài nước, để trong tương lai Cty sẽ chủ động được cả đầu vào và đầu ra.
Cá sấu ở trại chăn nuôi của anh Hiếu
Anh chẳng ngần ngại thừa nhận, dù đối tác phía Trung Quốc làm ăn sòng phẳng, đàng hoàng song phụ thuộc duy nhất vào thị trường này là rất mạo hiểm. Vì vậy, ngay từ bây giờ anh đã chủ động đi tìm thêm thị trường, bạn hàng mới trong lúc chờ đợi cơ sở chế biến da cá sấu ấp ủ ra đời.
Trong câu chuyện đầy hoài bão và quyết tâm của tỷ phú cá sấu quê lúa Thái Bình, được biết anh sinh năm 1959 trong gia đình khá đông anh em. Sau khi tốt nghiệp THPT, Hiếu nhập ngũ như nhiều thanh niên lúc bấy giờ. Những ngày đóng quân ở Nha Trang- Khánh Hòa, địa phương có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ, Hiếu nhận thấy vùng đất Thái Bình tiềm năng nuôi trồng thủy sản cũng rất lớn nên ấp ủ sau này sẽ sinh cơ lập nghiệp tại quê hương.
THÀNH CÔNG VÌ KHÔNG ĂN XỔI
Năm 1983, Hiếu về quê bắt tay vào thực hiện ước mơ với mô hình trồng cây cảnh và nuôi các con đặc sản là ba ba, kỳ đà, nhím, dế… Tuy nhiên, với những loài vật này, dù kiếm được khoản lợi nhuận tương đối lớn từ bán giống nhưng anh không khoái lắm bởi chỉ duy trì được một thời gian là thị trường trở nên bão hòa, sản phẩm lại ế tràn lan. Như con dế, con nhím chỉ khổ những người chậm chân nuôi sau.
Vậy là Hiếu lại tiếp tục chặng đường tìm tòi những loài vật nuôi mới để đưa về làm giàu tại chính mảnh đất quê hương. Và rồi, tình cờ trong một lần đưa gia đình vào chơi Thảo Cầm Viên (TP. HCM), Hiếu mê con cá sấu và quyết định đi tìm hiểu loài bò sát hung dữ này. Cơm đường cháo chợ lang thang, lần mò thăm quan khắp các cơ sở nuôi cá sấu tại miền Nam, anh quyết chí đưa con cá sấu về Thái Bình nuôi thử nghiệm.
Ngày đó, con cá sấu với người dân miền Bắc còn khá mới mẻ nên khi Hiếu đưa về nuôi nhiều người đến xem và cười khẩy cho rằng sẽ không bao giờ thành công vì cá sấu chỉ thích hợp với khí hậu, thời tiết miền Nam. Vét sạch tiền trong túi mua 4 con cá sấu giống hết gần 7 triệu đồng về nuôi thử không ngờ thành công luôn, hai năm sau Hiếu bán được 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận cũng được khoản kha khá so với giá trị đồng tiền ngày bấy giờ.
Vui mừng khấp khởi trước thành công đầu tiên, năm sau Hiếu đầu tư mở rộng trang trại quy mô lớn theo từng năm. Tuy nhiên, khi số lượng cá sấu trong trại tăng lên tới con số hàng nghìn con khiến đầu ra bắt đầu bức bí.
Nhớ lại kinh nghiệm ngày trước, nếu chỉ “ăn xổi” bán giống chắc chắn kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng không bền vững. Mặt khác làm vậy là vô tình đẩy bao người dân nuôi cá sấu sau này lâm cảnh khốn đốn nên Hiếu quyết định phải tìm đầu ra lâu dài.
Chạy xe bạc mặt rong ruổi khắp các tỉnh phía Bắc chào hàng, song sản lượng cá sấu bán được chẳng thấm vào đâu so với số lượng anh có. Sau nhiều tháng vắt óc suy nghĩ thử nghiệm đủ cách thức, Hiếu thử vận dụng thương mại điện tử vào quảng bá sản phẩm không ngờ có hiệu quả.
Vậy là một lần nữa, người đàn ông cần cù quê lúa lại bền bỉ lên mạng mày mò tìm hiểu thông tin để được XK cá sấu. Nhưng anh cứ như lạc vào mê cung với vô vàn các văn bản, giấy tờ. “Bực mình tôi thuê riêng một phiên dịch sang Trung Quốc hỏi đối tác xem nước bạn cần những giấy tờ hợp pháp nào để con cá sấu của VN có thể tiếp cận công khai qua đường chính ngạch chứ không phải mạo hiểm xuất qua đường tiểu ngạch.
Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, sau chuyến đó tôi đã thiết lập thành công mối hàng với 3 đối tác Trung Quốc cũng như giấy tờ cần thiết để cuối năm 2011 vừa qua, Cty tôi là một trong những DN đầu tiên của VN được cấp hạn ngạch XK hơn 2.000 con cá sấu sang Trung Quốc”, anh hồ hởi khoe.
Cùng chúng tôi ngắm nhìn chuồng cá sấu chuẩn bị xuất bán, với ánh mắt đầy hy vọng xen lo lắng, anh Hiếu bảo quyết tâm từ nay đến hết năm 2023 cố gắng thành gói hợp đồng 50.000 con cá sấu đã ký với đối tác Trung Quốc.
Để hiện thực hóa kế hoạch, từ năm 2010 anh Hiếu giúp đỡ 276 hộ nông dân tại 8 tỉnh phía bắc giống, vốn và kỹ thuật thành lập trại nuôi cá sấu vệ tinh cho mình với số lượng xấp xỉ 30.000 con/năm. Hiếu bảo rằng, lúc đầu do sốt sắng lo đủ hàng cung ứng đối tác anh đầu tư hết cho các trang trại vệ tinh từ giống, thức ăn, kỹ thuật đến đầu ra, nhưng kết quả thu được vô cùng thất vọng khi người dân không phải bỏ tiền; họ làm việc rất thiếu trách nhiệm khiến cá sấu bị chết, còi cọc rất nhiều.
Sau rút kinh nghiệm, anh Hiếu chỉ cung cấp kỹ thuật, nhận bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ một phần đầu ra. Ngay lập tức ý thức, trách nhiệm của người chăn nuôi cải thiện rõ rệt và đã đi vào guồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường xấp xỉ 50.000 con cá sấu thương phẩm với trọng lượng 20- 40 kg/con, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng.
Đại Từ – Nông nghiệp Việt Nam
Nuôi Cá Trắm Đen Miền Bắc
Thất bại nhưng không nản
Sau khi có chủ trương chuyển đổi vùng đất trũng, sản xuất lúa 2 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, năm 2003 ông Năm đã mạnh dạn chuyển đổi với diện tích khoảng 6.000m2 nước để nuôi tôm sú theo kiểu chăn nuôi công nghiệp.
Sau nhiều tháng nuôi, tôm sú cho năng suất tốt, hiệu quả cao ngay từ vụ nuôi đầu tiên. Đến nỗi, tiền vào như nước; ông và gia đình quá bất ngờ, vui sướng. Thời điểm đó, bán 1kg tôm sú, gia đình ông mua được 1 tạ thóc.
Song, sang lứa nuôi tiếp theo, các hộ chăn nuôi thủy sản quanh đây đổ xô nuôi tôm sú nên mật độ nuôi dầy đặc, môi trường nước bị ô nhiễm, xuất hiện một số dịch bệnh trên tôm do đó hiệu quả kinh tế đem lại không còn cao.
Đến năm 2006, thì gia đình ông Năm cùng nhiều hộ khác như “rơi xuống vực thẳm”, thua lỗ nặng; riêng gia đình ông thiệt hại 50 triệu đồng. Trong khi, nhiều hộ chán nản, quyết định “bỏ cuộc” thì ông Năm lại tiếp tục tìm hướng đi mới với mong muốn thành công trên con đường đã chọn.
Ông bàn bạc với gia đình thuê thêm 3ha của những hộ bên cạnh để quy hoạch, cải tạo ao nuôi. Lần này, ông chuyển hướng sang nuôi cá truyền thống. Ông chọn cá trôi, mè, chép để phát triển mô hình.
Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Năm rộng đến 6ha, trong đó có 5ha diện tích mặt nước. Ảnh: Mai Chiến.
Chăn nuôi được mấy năm, hiệu quả kinh tế đem lại thấp, thu nhập chẳng được bao nhiêu, ông Năm dừng lại. Đến năm 2009, ông biết đến loài cá Vược. Mặc dù chưa có kinh nghiệm, kĩ thuật nuôi loài cá này nhưng ông vẫn quyết tâm nuôi. Lứa đầu, chăn nuôi thắng lợi.
Trước khi vào lứa nuôi thứ 2, gia đình ông cải tạo lại ao với quy mô hơn, ao sâu và rộng hơn trước. Tuy nhiên, vận đen lại tiếp tục đeo bám gia đình ông. Do cá Vược chịu lạnh kém nên cá chết như nấm mọc sau mưa, chết nổi trắng ao. Đó là vào cuối năm 2010.
“Lúc đó, gia đình ước tính thiệt hại khoảng 10 tấn cá Vược. Nghĩ rằng, sẽ thành công với loài cá này vào vụ sau nên tôi đánh liều tiếp tục nuôi cá Vược, nhưng đến cuối năm 2011, cá Vược vẫn chết, số lượng chết tương đương với vụ trước. Lý do, vẫn là chết rét”, ông Năm nhớ lại.
Mặc dù, thất bại nhiều lần nhưng ông Năm vẫn không nản. Năm 2012, ông chuyển sang nuôi cá lăng chấm và trắm. Thời điểm đó, giá bán cá lăng, trắm thương phẩm cao nên gia đình ông thu lãi nhiều. Những năm sau, ông vẫn nuôi 2 loài thủy sản này nhưng giá thành biến động nên lời lãi chẳng được bao.
“Thất bại triền miên với nghề nuôi trồng thủy sản, sao ông không chuyển hướng?”, tôi hỏi. Ông Năm bảo, thất bại là mẹ thành công. Và, ông trời cũng sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống.
Đúng như thế. Sau nhiều năm trải qua biết bao biến cố, thăng trầm thì đến năm 2023, gia đình ông mới thoát khỏi vận đen. Qua tìm hiểu, ông biết đến loài cá trắm đen, được sự giúp đỡ của mọi người, ông đã chuyển hướng sang nuôi loài cá này từ đó cho đến nay.
Đại gia nông thôn
Sau hơn 15 năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, hiện ông Năm đang sở hữu trang trại nuôi trồng thủy sản rộng đến 6ha, trong đó có 5ha diện tích mặt nước. Con nuôi chủ lực là cá trắm đen, nuôi xen với tôm thẻ chân trắng, cá chép với mật độ ít, không đáng kể.
Tính đến nay, ông đã có khoảng 4 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi cá trắm đen. Theo ông Năm, cá trắm đen có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, rất dễ nuôi. Chịu rét, tác động môi trường tốt. Nhờ đó, cá phát triển và lớn nhanh. Hơn nữa, so với các giống cá truyền thống khác như trắm cỏ, chép, trôi… thì nuôi cá trắm đen cho hiệu quả kinh tế cao hơn, gấp 2 – 3 lần.
Ông Năm cho biết thêm, mỗi lứa nuôi kéo dài từ 10 – 12 tháng là cho thu hoạch. Lúc đó, cá trắm đen xuất bán ra thị trường nặng gần 8kg/con; đột biến có con nặng trên 10kg, nhưng chiếm tỉ lệ ít.
Hiện, với diện tích 5ha mặt nước, mỗi năm gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn cá trắm đen với giá bán dao động từ 80.000 – 100.000đ/kg, tùy vào từng thời điểm.
“Nhờ chăn nuôi cá theo hướng an toàn, thị trường tiêu thụ ổn định nên trung bình mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 100 tấn cá. Thu lãi hơn 1 tỉ đồng, sau khi đã trừ chi phí”, ông Năm bộc bạch.
Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Nam Định chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cá. Ảnh: Mai Chiến.
Dẫn chúng tôi đi “mục sở thị” trang trại, ông Năm nói, nguồn cá giống được trang trại mua ở những cơ sở sản xuất con giống có uy tín. Để chủ động nguồn giống, ông đã dành riêng 4 ao nhỏ (khoảng 1.500m2/ao) để ương cá. Ương khoảng 6 tháng (2 – 3kg/con) thì chuyển sang ao nuôi cá thương phẩm.
Ông bảo: “Ương cá giống rất vất vả, như chăm con mọn, đòi hỏi kĩ thuật cao, công chăm sóc nhiều. Ngày cho cá 4 bữa. Có như vậy, cá giống mới khỏe mạnh, không bị bệnh”.
Còn về kĩ thuật nuôi cá thương phẩm, trước khi vào vụ mới phải vệ sinh lại ao nuôi, làm sạch nguồn nước. Mặc dù, trong quá trình chăm sóc không đòi hỏi kĩ thuật cao như ương cá giống nhưng không thể chủ quan.
Để giảm bớt sức lao động, trang trại của gia đình ông Năm đã lắp đặt máy cho ăn cá tự động. Chỉ việc, cho cám vào máy, điều chỉnh tốc độ cho ăn là máy nhả cám theo tỉ lệ đã mặc định. Ngoài ra, trang trại còn lắp đặt hệ thống máy tạo oxy để cung cấp thêm oxy cho cá.
Nhờ nuôi cá trắm đen, mà ông Năm đã trở thành tỉ phú nơi thôn quê. Có được thành quả như ngày hôm nay, ông phải nếm trải bao đắng, cay, ngọt bùi…
Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Nuôi Cá Ở Vằng Hên (Bắc Kạn) trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!