Xu Hướng 3/2023 # Ngành Cá Cảnh “Bỏ Lỡ” Nhiều Giá Trị # Top 10 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ngành Cá Cảnh “Bỏ Lỡ” Nhiều Giá Trị # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ngành Cá Cảnh “Bỏ Lỡ” Nhiều Giá Trị được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh là một bộ phận của ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tạo kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Thị trường mở ra rất rộng với ngành cá cảnh của thành phố mang tên Bác, tuy nhiên, để thực sự bứt tốc, ngành hàng này rất cần tận dụng tốt những cơ hội.

Nét văn hóa đẹp

Người dân tại TP Hồ Chí Minh có truyền thống nuôi cá cảnh. Người lớn nuôi cá đắt tiền, cầu kỳ, trẻ em nuôi những con cá rẻ tiền, phổ biến. Các quán cà phê cá cảnh mọc lên, những điểm vui chơi ngắm cá cảnh cũng được xây dựng. Có thể nói, ít nơi đâu mà người dân lại yêu thích cá cảnh như tại thành phố mang tên Bác.

Ca sĩ Đan Trường nổi tiếng trong giới chơi cá cảnh khi anh có tới 30 bể cá khác nhau tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây, có hàng chục loại cá được nuôi như cá bảy màu, dĩa, rồng, hồng kim, lau kiếng… Ca sĩ này còn có tài nuôi cá đẻ hàng trăm con. Cùng giới nghệ sĩ, nữ ca sĩ Minh Hằng cũng nuôi cá trong hồ tại biệt thự. Tại quận 2, rất nhiều biệt thự nuôi cá cảnh vì không gian thoáng đãng. Trong khi trung tâm thành phố, do diện tích hẹp nên cá không nuôi trong hồ mà nuôi bể nhỏ, cá có giá trị cao. Không hiếm những con cá giá hàng nghìn USD được nuôi. Ca sĩ Cao Thái Sơn đầu tư nuôi cá Koi với hồ cá trị giá cả tỷ đồng, được truyền thông ca ngợi. Rất nhiều nghệ sĩ khác cũng nuôi các loại cá rồng, nuôi tôm cảnh, rất độc đáo, tốn kém.

Tết năm nay, nhiều người vào chùa Vĩnh Nghiêm ngạc nhiên thấy một hồ cá Koi lớn đặt ở sau chùa, trước tượng Phật Quan Âm. Các em nhỏ, các cô gái thích thú và rất hào hứng khi chụp ảnh với tượng Phật và cá Koi. Tại huyện Hóc Môn cũng đã xây dựng một khu sinh thái kiểu Nhật Bản, hàng ngày thu hút cả nghìn lượt khách đến xem cá Koi. Đàn cá lớn, đắt tiền, có con giá trị hàng trăm triệu đồng.

Mở rộng cơ hội

Trước năm 2004, việc sản xuất kinh doanh cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh mang tính tự phát, nhỏ lẻ theo hình thức “cha truyền con nối”; chủng loại cá đa dạng nhưng không tập trung. Những năm gần đây, sản xuất, kinh doanh cá cảnh phát triển khá nhanh, không chỉ phục vụ cho nhu cầu nội thành và bán sang các tỉnh, thành lân cận thì hiện nay đã có nhiều hộ nuôi cá mở rộng quy mô với đa dạng các sản phẩm phục vụ cả thị trường trong và ngoài nước.

Phố Nguyễn Thông (phường 9, quận 3) là nơi bán nhiều loại cá cảnh tại TP Hồ Chí Minh. Chủ một cửa hàng ở đây cho biết, khách mua kén chọn và yêu cầu mỗi năm một cao hơn về chủng loại về các phụ kiện. Một số cửa hàng thậm chí bán cá cảnh biển, rất đắt tiền và nuôi dưỡng cực kỳ tốn kém. Nghề buôn bán cá cảnh giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân quanh phố.

Nghề nuôi cá cảnh đã và đang tạo ra nhiều hoạt động quảng bá du lịch, thương mại làm nên màu sắc riêng của thành phố.

Năm 2020, Hội chợ triển lãm cá cảnh quy tụ hơn 70 đơn vị với 100 gian hàng là các nhà vườn, tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên sản xuất hoa cây kiểng và nuôi trồng cá cảnh các loại trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Nhiều hoạt động thú vị như cuộc thi Đấu trường Oranda với sự tham gia của 72 hồ cá vàng dành cho hai size cá thuộc dòng cá Oranda.

Bên cạnh các giống cá truyền thống, các hộ và hợp tác xã đã hình thành nhiều công ty chuyên xuất nhập khẩu cá cảnh, như Công ty Saigon Aquarium, Công ty Hải Thanh chuyên về cá chép Koi, Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức… giúp cho nguồn cá giống phong phú và chủng loại ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó, thị trường phụ kiện nghề cá cảnh như ao bể, tư vấn nuôi, chăm sóc… thường xuyên được bổ sung, cập nhật. Giá trị cá cảnh chỉ chiếm khoảng 10% chi phí, trong khi 90% còn lại là khâu thiết kế ao bể, trang thiết bị… Do vậy, triển lãm các bể cá đẹp hay các tour du lịch tham quan cá cảnh ngày càng được chú ý hơn.

Tận dụng thời cơ

Có trên 20 tổ chức, cá nhân xuất khẩu cá cảnh qua cửa khẩu TP Hồ Chí Minh. Cá cảnh của thành phố xuất khẩu đến 46 quốc gia, trong đó thị trường châu Âu chiếm 55%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ và Nam Phi. Năm 2020, cá cảnh xuất khẩu đạt 16,41 triệu con, giảm 23,7% so cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu 17,26 triệu USD, tăng 25,7% so cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu chiếm 54,09%; châu Á chiếm 29,18%; châu Mỹ chiếm 14,34%. Xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam hiện đứng thứ 17/125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia xuất khẩu cá cảnh, chiếm tỷ trọng 1,2% của thế giới. Rõ ràng đây là một con số khiêm tốn nếu so với tiềm năng của một đất nước có truyền thống nuôi và thương mại cá cảnh, có bãi biển dài, có nghề thủy sản phát triển.

Trao đổi với phóng viên, nhiều hộ kinh doanh cá cảnh cho biết, hiện TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ rất quan trọng. Chẳng hạn, ngành nuôi cá cảnh vẫn phải nhập khẩu rất nhiều bể từ nước ngoài, nhập các loại rong rêu cảnh… (chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan); trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết kế sản xuất và xuất khẩu các phụ kiện nuôi cá cảnh. Được biết, trong ngành nuôi cá cảnh thì giá trị cá cảnh chỉ chiếm 10%, trong khi 90% còn lại là chi phí bể, thiết kế, chuyển giao kỹ thuật…

Các chuyên gia đều cho rằng, để nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng cá cảnh, TP Hồ Chí Minh cần phải đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp phụ trợ, đồng thời tổ chức nhiều mô hình tham quan, hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để quảng bá về nghề nuôi cá cảnh tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, xây dựng thương hiệu cá cảnh của thành phố; đồng thời biến thành phố trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của ngành cá cảnh Đông Nam Á và thế giới, tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của mình.

Nguyễn Anh

Khai Thác Tiềm Năng Ngành Cá Cảnh

Theo ông Lê Hữu Thiện, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức, tiềm năng tiêu thụ cá cảnh tại thị trường nội địa ngày càng tăng song song với thị trường xuất khẩu. Bởi mức sống người dân đang tăng nhanh cùng với việc nhiều cá nhân sở hữu nhà ở rộng, kéo theo nhu cầu nuôi cá cảnh, trồng hoa kiểng ở các đô thị tăng.

Tuy nhiên, muốn có cá cảnh đẹp, quý hiếm phần lớn người mua tìm chọn giống cá ngoại, nhập khẩu, giá rất đắt đỏ. Bởi ngành nuôi, sản xuất cá cảnh trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa nhiều giống cá mới và trước nay chỉ tập trung cho xuất khẩu là chính.

Tiến sĩ Vũ Cẩm Lương, Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh nhận xét, thành phố đã chọn cá cảnh trở thành vật nuôi trong nền nông nghiệp đô thị. Và mặc dù thành phố đã có các chính sách phát triển cá cảnh, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất, nhưng mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh, tỷ trọng xuất khẩu còn thấp so với khả năng và tiềm lực của thành phố.

Trong đó, phần lớn cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh chỉ sản xuất giống thuần túy từ những giống loài có sẵn, nhập một số cá cảnh từ nước ngoài về bán và làm giống. Những năm gần đây có các công ty  như Saigon Cá cảnh, công ty Hải Thanh chuyên về cá chép Koi, công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức… và một số hộ sản xuất gia đình mua cá từ nước ngoài về để sản xuất giống mới.

Đa phần con giống mới sản xuất cung cấp nhu cầu thị trường trong nước, song vẫn còn quá ít.  Các chủng loài cá cảnh có mặt ở Việt Nam hiện đang bị suy thoái về chất lượng giống. Một số loài cá cảnh tự nhiên gần như tuyệt chủng như cá Thái Hổ.

Năm 2016, địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 285 cơ sở sản xuất và nuôi cá cảnh tại 9 quận huyện, với sản lượng 135 triệu con và 17 loài cá cảnh thông dụng (cá dĩa, ông tiên, chép, la hán, phượng hoàng, neon…). Về quy mô thì các trang trại nuôi của Việt Nam hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ và quá ít sản phẩm để chào hàng (cá cả thị trường xuất khẩu và nội địa). Công nghệ nuôi theo phương thức truyền thống, thiếu đầu tư dẫn tới giá thành cao, cơ hội cạnh tranh thấp ở thị trường xuất khẩu. 

Nguồn giống thiếu đa dạng và chỉ tập trung mấy loại đã có thương hiệu tốt như cá dĩa, còn rất nhiều dòng sản phẩm có thể sinh sản tốt nhưng việc nhập giống lại bị hạn chế. Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp nuôi cá cảnh chỉ chú trọng nuôi xuất khẩu, theo yêu cầu của khách quốc tế.

Còn lại, việc kinh doanh ở thị trường trong nước cũng nhỏ lẻ, gần như không thấy các chiến lược truyền thông, quảng bá loại hình cá cảnh ra rộng rãi đến thị trường với nhiều đối tượng khách hàng. Người kinh doanh cá cảnh tại Việt Nam gần như chỉ cung cấp cá cho một số ít khách hàng nhất định, am hiểu về cá cảnh.

Trong khi nếu mở rộng đối tượng khách hàng (là trẻ em, hộ gia đình, người già..) bằng các hình thức truyền thông như tờ rơi hướng dẫn nuôi cá cảnh từ loại cá phổ thông, dễ nuôi đến cá cao cấp. Hay tổ chức hội chợ, liên kết với các Nhà văn hóa, doanh nghiệp du lịch giới thiệu cá cảnh bằng hình thức thi đá cá, tìm hiểu về nuôi cá cảnh tại gia… thì ngành cá cảnh phát triển mạnh hơn.

Kỹ sư Tống Hữu Châu, đại diện Trái cá cảnh Châu Tống cho rằng, ngành cá cảnh có tiềm năng rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Cụ thể, từ ban ngành chức năng, các viện nghiên cứu có thể hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong nuôi cá cảnh. Quy họach vùng nuôi diện tích lớn, kiểm soát bệnh dịch tốt hơn. Khuyến khích và phát triển nuôi những loại cá bản địa có giá trị đang có nguy cơ tuyệt chủng

. Về quảng bá sản phẩm cá cảnh với thị trường, có thể kết nối tour du lịch của khách nước ngoài đến tham quan tại những doanh nghiệp có trang trại cá cảnh lớn, có tiềm năng xuất khẩu nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Hay duy trì việc triển lãm hội thi về cá cảnh và các dụng cụ, thức ăn cho cá cảnh. Thiết lập các câu lạc bộ, hội nghề cá của các quốc gia trong khu vực (Châu Á, Châu Âu…) cùng tham gia.

Với số lượng xuất khẩu 16 triệu con cá cảnh/năm, kim ngạch đạt trên 16,53 triệu USD, ngành cá cảnh Việt Nam là ngành có tiềm năng lớn, nhưng chưa được khai thác xứng tầm.

Ngành Cá Cảnh Việt Nam Có Nhiều Lợi Thế Để Tiến Xa

Tiềm năng lớn từ cá cảnh

Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển nghề nuôi cá cảnh do có khí hậu nhiệt đới, nguồn lợi thủy sinh tự nhiên phong phú và sự đa dạng của các hệ thống sông, kênh.

Hiện, nhu cầu nuôi cá cảnh ở Việt Nam ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã có đến gần 30.000 người có nhu cầu và điều kiện nuôi cá cảnh.

Nhiều giống cá cảnh có nguồn gốc tự nhiên ở Việt Nam như cá thái hổ, nàng hai, sơn xiên, mang rỗ,… ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới như châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, sản lượng không nhiều do chưa sản xuất giống mà chỉ khai thác ngoài tự nhiên. Cho đến nay, nước ta mới chỉ chủ động sản xuất giống được một số ít các loại cá cảnh như cá dĩa, chép Tàu vàng, ông tiên, xiêm, neon, bảy màu… Còn lại, phải nhập khẩu một số lượng lớn giống các loài cá cảnh chủ yếu ở một số nước và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Philippines. Qua khảo sát, có khoảng 40 loài cá nhập nội, gồm các loại cá chính là: chuột ba sọc, thành cát tư hãn, hoàng tử, neon đỏ, nhật đăng, kim long, ngân long, ali, chim dơi, chuột trắng, hỏa tiễn… Phần lớn cá cảnh nhập khẩu dùng để làm giống, chỉ một số ít để phục vụ cho thị trường trong nước.

Cá neon, là loài cá được nhiều người lựa chọn bởi dễ nuôi, hiền lành, có nhiều màu sắc, đặc biệt là bơi thành đàn rất đẹp. Đây là loài cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ ở những lưu vực sông Negro và Orinoco.

Có đặc điểm tương tự cá mún, cá kiếm là đối tượng khá phổ biến, được người nuôi lựa chọn bởi dễ nuôi, hiền lành, có thể nuôi chung với các loài cá cảnh khác như cá phượng hoàng, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hồng gấm…

Cá dĩa là một trong những loài đẹp nhất trong các loài cá cảnh nước ngọt. Với nhiều màu sắc hoa văn khác nhau đã giúp cho loài cá này đứng vững trên thị trường cá cảnh. Cá có xuất xứ từ Nam Mỹ, khi trưởng thành chúng đạt kích thước tối đa 20 cm, thân tròn, miệng và mang nhỏ, bơi nhẹ, thành đàn trong tự nhiên.

Là một loài có màu sắc tươi sáng, phối từ các màu cơ bản như: trắng, đỏ, đen, vàng, cam. Vì vậy, cá chép Koi rất phù hợp nhất với những biệt thự có kiến trúc sang trọng. Cá có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng được người Nhật Bản lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể sống trong môi trường không bị hạn chế về không gian và kích thước. Cá chép Koi sống rất thọ, càng lớn càng đẹp và có giá trị.

Một điểm sáng trên bản đồ cá cảnh thế giới

Ngành cá cảnh Đài Loan là một kiểu mẫu nghiệp công nghệ cao được đầu tư bài bản nhờ ứng dụng công nghệ sinh học và là gương điển hình cho nhiều nước noi theo.

Dịch vụ tốt

Người nuôi cá cảnh ở Đài Loan được ví như những nhà tạo mốt trong làng thời trang. Màu sắc và hình dáng cá luôn được đầu tư nghiên cứu sâu và kỹ trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Cá cảnh nuôi ở Đài Loan giá thường cao gấp đôi mức trung bình nhờ chất lượng vượt trội, sự độc đáo, sáng tạo trong từng sản phẩm. Ngoài nuôi và bán cá. Nhiều trại cá cảnh ở Đài Loan còn nhận cung cấp thiết bị đi kèm như bể nuôi, cây trồng thủy sinh, thức ăn, thuốc và hệ thống trợ giúp cá. Doanh số bán các mặt hàng này thậm chí cao hơn doanh số bán cá.

Các trại cá lớn đều tập trung ở phía nam Đài Loan. Cá Ali châu Phi được nuôi nhiều nhất (chiếm 33% tổng số lượng, tiếp theo là cá Hồng Két (chiếm 25% tổng số lượng) và cá Ali Nam Mỹ (chiếm 20%). Theo ông Chu Tah-wei, Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản, Đại học Hải dương Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan nuôi được hơn 400 loài cá cảnh và dư sức cung cấp các loài cá cảnh quý nhất thế giới. Khí hậu thích hợp cũng là một lợi thế tự nhiên giúp Đài Loan phát triển ngành cá cảnh. Đài Loan được đánh giá là nước cung cấp cá cảnh tốt nhất nhờ dịch vụ mua hàng trọn gói một lần, giao hàng nhanh, kỹ thuật đóng gói hàng tiến bộ, tỷ lệ hư hại luôn dưới 5% trong vận chuyển.

Các nhà hoạch định chính sách Đài Loan đã đặt ra nguyên tắc phát triển riêng cho ngành cá cảnh theo hướng tạo giá trị gia tăng cao nhưng không hy sinh môi trường. Ngành cá cảnh là một trong 6 ngành nông nghiệp kỹ thuật cao nằm trong chiến lược phát triển của Đài Loan. Công nghệ sản xuất, nhân giống trong ngành này luôn được chú trọng. Tới thăm PABP, khách hàng đều ấn tượng trước những con tôm cảnh nhỏ xíu, thân chỉ nhỉnh hơn cánh trà khô nhưng giá tới 20 USD/con; tôm giống bố mẹ giá cao gấp 1.000 lần. Công nghệ biến đổi gen cũng giúp trung tâm này có nhiều sản phẩm độc nhất vô nhị với nhiều loại cá cảnh màu hồng, tím, xanh dương đậm phát quang trong những căn phòng tối. Hằng năm, Đài Loan tổ chức Hội chợ cá cảnh quốc tế để quảng bá sản phẩm cá cảnh Đài Loan tới khắp thế giới.

Các trại nuôi cá cảnh tại Đài Loan luôn sử dụng nước sạch và thường xuyên kiểm tra chất lượng nước theo tuần, quý. Nước thải được xử lý thông qua nhà máy xử lý chất thải đạt chuẩn quốc tế. Trại nuôi tích hợp đủ hệ thống sản xuất hiện đại và khép kín từ kiểm dịch, con giống, giao hàng, văn phòng và khu sinh sống của công nhân. Năm 2003, Đài Loan sản xuất thành công cá phát quang biến đổi gen đầu tiên trên thế giới – được Tạp chí Times bình chọn là một trong 40 sáng chế độc đáo nhất hành tinh.

Để đưa ngành cá cảnh Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước nên có trách nhiệm quản lý, kiểm soát, định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập các giống mới phục vụ nghiên cứu sản xuất con giống…

Thứ hai, phổ biến, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị hiếu người tiêu dùng cần được quan tâm. Thường xuyên tổ chức tham gia các hội thi về cá cảnh trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, tạo đầu ra cho người nuôi cá cảnh, giới thiệu sản phẩm cá cảnh cho các thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, tăng cường nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, chuyên thực hiện việc nghiên cứu, lai tạo giống cá cảnh mới.

Thứ tư, có chính sách cho phép các trung tâm nghiên cứu, khu nông nghiệp công nghệ cao chủ động nhập các giống mới về lai tạo và xuất khẩu các giống cá cảnh ngoại lai nhưng không được tiêu thụ thị trường trong nước do ngại ảnh hưởng cân bằng sinh thái.

Thứ năm, xây dựng kho tư liệu về dịch tễ nhằm kiểm soát và khống chế dịch bệnh từng vùng, từng loài khi xảy ra dịch bệnh; Phát triển các kỹ thuật chuẩn đoán, điều trị và kiểm soát dịch bệnh trên cá cảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh sinh học trong việc nuôi cá cảnh.

Thứ sáu, Nhà nước phải có chính sách thỏa đáng để khuyến khích phát triển, có chiến lược phát triển và tích cực tạo nên các yếu tố pháp lý kỹ thuật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh có điều kiện tiếp cận thị trường mới.

Ngoài ra cũng nên miễn thuế nhập giống cá cảnh. Và cuối cùng cũng cần rà soát các văn bản quản lý động vật ngoại lại cho phù hợp với việc kinh doanh cá cảnh.

Cá cảnh nước ngọt là đối tượng kinh doanh chính, chiếm tỷ lệ 95% vì dễ nuôi, dễ chăm sóc. Cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển chiếm tỷ lệ 5% vì cần phải có nguồn nước mặn để thay và bổ sung, chăm sóc phức tạp nên người chơi cá cảnh biển cũng rất hạn chế.

Ngành Cá Cảnh Việt Nam: Nhiều Lợi Thế Để Tiến Xa – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Nghề kinh doanh và thú chơi cá cảnh đã hình thành từ lâu ở Việt Nam, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính tự phát. Qua tìm hiểu, giao lưu tham gia triển lãm cá cảnh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với một số nước trên thế giới, cá cảnh Việt Nam đã nhận được sự ưa chuộng.

Ngày nay, đất nước phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, một số doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã chủ động đưa cá cảnh Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Riêng đối với TP Hồ Chí Minh thì sao, thưa ông?

Nhìn chung, nghề nuôi, sản xuất cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh có từ rất lâu và từng có thời kỳ giữ vai trò nhất định ở khu vực Đông Nam Á. Đầu năm 1975, do hậu quả chiến tranh, điều kiện kinh tế nước ta quá khó khăn, mọi tiềm lực dồn cho việc khôi phục đất nước, chú trọng phát triển các ngành công, nông nghiệp nên nghề nuôi, sản xuất, kinh doanh cá cảnh dần dần giảm sút.

Những năm gần đây, mức sống của người dân thành phố ngày càng phát triển, nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc cơ bản đã được giải quyết thì việc vui chơi, sản xuất, kinh doanh cá cảnh bắt đầu nhộn nhịp trở lại và có chiều hướng phát triển. Người dân trong nghề nuôi cá cảnh đã chủ động tìm, cải tạo giống lạ – đẹp và tìm thị trường nước ngoài cho cá cảnh.

Trên địa bàn thành phố có khoảng 200 hộ làm nghề nuôi, sản xuất cá cảnh, tập trung nhiều ở các quận 8, 12, Gò Gấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Củ Chi và rải rác ở quận 9. Gần 100% các hộ sản xuất cá cảnh nước ngọt với diện tích 15 – 20 ha mặt nước ao nuôi, 25.000 – 30.000 m2 bể xi măng và khoảng 3.000 m2 bể kiếng. Hàng năm, số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 90 triệu con. Doanh số bình quân hằng năm mỗi hộ 80 – 100 triệu, thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất là 300 triệu đồng.

Đối tượng sản xuất được xếp vào hai loại chính là: Cá đá (xiêm, lia thia, phướn…) và cá làm cảnh (được xếp làm 3 nhóm: Nhóm cá đại trà có nhiều hộ sản xuất: Bảy màu, hồng kim, hắc kim, tỳ bà, ông tiên, ba đuôi, tai tượng Phi Châu; Nhóm cá ít hộ sản xuất: Cá dĩa, cá la hán, chép Nhật…; Nhóm mới khai thác tự nhiên làm cảnh: Cá nàng hai (còm), nâu, long tong, sặc…)

Hiện, trên địa bàn thành phố có khoảng 100 – 120 cửa hàng và địa điểm buôn bán lẻ cá cảnh. Trong đó phải kể đến là chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín ở quận 5 và Nguyễn Thông ở quận 3, Cộng Hòa ở Tân Bình. Ngoài ra, rải rác ở các quận, huyện khác trong thành phố như quận Thủ Đức, quận 9, huyện Bình Chánh.

Sản xuất cá cảnh ở Việt Nam chủ yếu do tự phát – Ảnh: CTV

Theo ông, tiềm năng để phát triển ngành cá cảnh Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng là gì?

Việt Nam là quốc gia nằm trong 3 khu vực (Nam Mỹ, Phi Châu và Đông Nam Á) có nguồn cá cảnh nổi tiếng của thế giới. Khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam thích hợp phát triển nhiều loài cá cảnh nội địa và nhiều loài cá đẹp quý hiếm (cả nước mặn và ngọt). Và, hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam.

Riêng đối với thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá cảnh. Trước hết phải kể đến là khí hậu nhiệt đới nên có thể sản xuất được nhiều loài cá cảnh và sản xuất được quanh năm. Thức ăn tự nhiên – nguồn thực phẩm thiết yếu của nhiều loài cá cảnh, dồi dào trong các hệ thống sông rạch. Giá thành sản xuất thấp do giá nhân công, thức ăn và chi phí khấu hao trang thiết bị thấp (vì sản xuất được quanh năm).

Thêm vào đó, với vị trí là trung tâm kinh tế năng động, TP Hồ Chí Minh có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung đông nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và yêu nghề…

Với những tiềm năng này, liệu ngành cá cảnh Việt Nam có thể phát triển như các quốc gia khác, chẳng hạn như Singapore, Malaysia… không, thưa ông?

Ngành cá cảnh Việt Nam có thể phát triển mạnh như Singapore, Malaysia nếu chúng ta thực sự quan tâm và xác định đúng hướng, vì Việt Nam hội đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vùng phân bố của các loài cá cảnh.

Đồng thời cũng cần phải có sự đầu tư thích đáng về chính sách, hoạch định, phải có chiến lược phát triển cho nghề cá cảnh. Trong đó cần chú ý đến các yếu tố về giống, bảo tồn gen, lai tạo và chủ động hội nhập thị trường.

Vậy còn những khó khăn, thách thức thì sao?

Bên cạnh những thuận lợi, ngành cá cảnh Việt Nam vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: Chưa nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường châu Âu và Mỹ. Sản xuất không ổn định do phát triển tự phát. Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật, nhất là thông tin về thị trường đối với các nhà sản xuất mới. Sản xuất quy mô nhỏ, riêng lẻ, nhất là sản xuất thiếu kế hoạch sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đô thị hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển. Việc xuất khẩu qua trung gian gây nhiều thiệt hại, rủi ro cho nhà sản xuất, kinh doanh. Các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ luôn có các hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế việc xuất khẩu của các nước khác.

Để đưa ngành cá cảnh Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng, theo ông cần phải làm gì?

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước nên có trách nhiệm quản lý, kiểm soát, định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập các giống mới phục vụ nghiên cứu sản xuất con giống… 

Thứ hai, phổ biến, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị hiếu người tiêu dùng cần được quan tâm. Thường xuyên tổ chức tham gia các hội thi về cá cảnh trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, tạo đầu ra cho người nuôi cá cảnh, giới thiệu sản phẩm cá cảnh cho các thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, tăng cường nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, chuyên thực hiện việc nghiên cứu, lai tạo giống cá cảnh mới.

Thứ tư, có chính sách cho phép các trung tâm nghiên cứu, khu nông nghiệp công nghệ cao chủ động nhập các giống mới về lai tạo và xuất khẩu các giống cá cảnh ngoại lai nhưng không được tiêu thụ thị trường trong nước do ngại ảnh hưởng cân bằng sinh thái.

Thứ năm, xây dựng kho tư liệu về dịch tễ nhằm kiểm soát và khống chế dịch bệnh từng vùng, từng loài khi xảy ra dịch bệnh; Phát triển các kỹ thuật chuẩn đoán, điều trị và kiểm soát dịch bệnh trên cá cảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh sinh học trong việc nuôi cá cảnh.

Thứ sáu, Nhà nước phải có chính sách thỏa đáng để khuyến khích phát triển, có chiến lược phát triển và tích cực tạo nên các yếu tố pháp lý kỹ thuật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh có điều kiện tiếp cận thị trường mới.

Ngoài ra cũng nên miễn thuế nhập giống cá cảnh. Và cuối cùng cũng cần rà soát các văn bản quản lý động vật ngoại lại cho phù hợp với việc kinh doanh cá cảnh.

Khám Phá Top 10 Chợ Đầu Mối Sài Gòn Chợ Sỉ Tất Cả Các Ngành Hàng

Chợ đầu mối lớn nhất ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng là chợ Bình Điền. Tọa lạc tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi bán sỉ lẻ đồ khô với số lượng lớn mỗi ngày. Chợ hoạt động chủ yếu là từ khuya 1:00 đến sáng 9:00. Chợ Bình Điền có 4 khu thủy hải sản, súc sinh- gia cầm, thực phẩm công nghệ, rau củ quả. Cung cấp lượng lớn hàng nông sản thực phẩm tươi sống, bao gồm thuỷ hải sản tươi sống và khô, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, gia vị, trái cây,… Thị trường của chợ đầu mối Sài Gòn là hơn 9 triệu dân tại chúng tôi và các vùng miền lân cận.

Bố trí kinh doanh theo ngành hàng của các nhà lồng:

Nhà lồng A: Ngành hàng Hoa Tươi

Nhà lồng B: Ngành hàng rau – củ – quả, nấm, gia vị

Nhà lồng D: Ngành hàng Cá đồng và Hải sản Cao cấp

Nhà lồng F: Ngành hàng thuỷ sản (cá biển)

Nhà lồng H: Thịt súc sản Gia cầm, Nông sản (Gạo, đưởng, đậu) và Cá hấp.

Nhà lồng K: Thuỷ sản khô và các loại mắm.

Nhà lồng T: Ngành hàng Trái cây.

Giới thiệu ngành hàng kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức

Hiện nay, ngành hàng rau củ và trái cây đã đi vào hoạt động trong khu nhà lồng chợ A, chợ B, ngành hàng hoa tươi, thực phẩm khô hoạt động trong khu nhà lồng chợ C. Do có nhiều thuận lợi: có bãi xe, có khu sơ chế, kho lạnh bảo quản … nên các thương nhân đã thuê toàn bộ 1384 ô vựa của chợ. Lượng trái cây và rau củ nhập về lên đến hơn 3.500 tấn/đêm.

Chợ A: kinh doanh ngành rau (lá, củ, quả) và trái cây.

Chợ B: kinh doanh ngành rau (lá, củ, quả) và trái cây.

Chợ C: gồm 92 ĐKD chuyên doanh mặt hàng hoa tươi.

4. Chợ An Đông – Chợ Đầu Mối Đồ Khô Sài Gòn

5. Chợ Bình Tây – Chợ Đầu Mối Lớn Ở HCM

Môt khu chợ với lối kiên trúc đạo đáo với hình bát quái và 12 cổng. Mang đậm phong cách Á Đông chính là chợ Bình Tây. Tọa lạc tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi với cái tên không chính thức là chợ Lớn. Đây là một khu chợ rộng lớn với 25.000 m2 và nằm giữa 4 tuyến đường. Đây là chợ đầu mối Sài Gòn có kiến trúc lạ mắt và là một trong ba chợ đầu mối lớn nhất thành phố.

Bố trí kinh doanh theo ngành hàng của các nhà lồng:

Chợ Bình Tây hiện nay có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng. Với năm khu rõ rệt để bạn có thể tìm kiếm:

Khu vực Tầng trệt: bao gồm cả mặt tiền chợ đường Tháp Mười. Đồ gia dụng và công nghệ.

Khu vực tầng lầu: Quần áo may sẵn, bách hoá, bánh kẹo

Khu vực Trần Bình: Gia vị bánh trái các loại.

Khu vực Lê Tấn Kế: Tôm cá đồ khô các loại.

Đừng bỏ qua Phố Tàu Ở Bangkok nếu bạn đi du lịch Thái Lan

Khu vực Phan Văn Khoẻ Là khu vực bán thực phẩm chính của chợ.

6. Chợ Tân Bình – Chợ Đầu Mối Quần Áo Sài Gòn

7. Chợ hoa Hồ Thị Kỷ – Chợ Hoa Sỉ Nổi Tiếng Ở HCM

Đi du lịch Phuket, Thái Lan chớ bỏ qua Kinh Nghiệm Du Lịch Thái Lan Phuket

Khung giờ hoạt động của chợ hoa Hồ Thị Kỷ:

Ngoài ra nếu bạn thích không khí yên tĩnh và có thời gian để ngắm nhìn các loài hoa vừa mới chuyển về thì nên đi khung giờ 11h đến 1h sáng. Vì đây là khoảng thời gian trước thời điểm giao nhận, lúc này hoa mới cũng đã về được khá nhiều. Nên chỉ cần đi sớm hơn một chút là bạn có thể tận hưởng được khoảng không gian yên tĩnh.

8. Chợ Đầu Mối Đầm Sen – Chợ Hoa Đầu Mối Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngôi chợ đầu tiên là chợ hoa Đầm Sen được thành lập gần 20 năm. Tọa lạc tại quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Chợ hoa Đầm Sen là chợ theo mô hình hiện đại và tính công nghiệp. Thiết kế với nhà lồng diện tích lớn, có lỗi đi ở giữa phân chợ thành 2 dãy. Tại đây có khoảng 60 sạp trong nhà và số sạp bày bán bên ngoài. Nhưng nhìn chung đây là địa chỉ chợ đầu mối Sài Gòn bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu mua hoa.

Chợ hoa Đầm Sen có khá nhiều loại hoa được vận chuyển từ trong và ngoài nước về đây. Có nhiều loại hoa hiếm và giá thành cao như hoa cẩm tú cầu, hoa hồng, hoa lan, hoa tu líp,… được nhập khẩu từ nước ngoài về. Vì là chợ đầu mối về các loại hoa nên giá thành thường rẻ hơn thị thường rất nhiều. Chợ hoa Đầm Sen có rất nhiều loại hoa đa dạng chủng loại để bạn có thể lựa chọn. Ngoài ra khi mua hoa bạn cũng có thể tranh thủ check in. Đây là địa chỉ cho ra đời những bức hình cực kì thơ mộng và đậm chất nghệ đấy.

Những ưu điểm của chợ hoa Đầm Sen:

Chủ yếu các loài hoa được nhập từ Đà Lạt và mỗi lô đều được sắp xếp đẹp mắt gọn gàng. Khá là dễ dàng để bạn tìm kiếm được loài hoa mình cần.

Điểm cộng siêu to khổng lồ tiếp theo là giá cả cực kì ổn định và phải chăng. Vì là chợ hoa Sài Gòn lớn nên giá rất ổn và ít khi tăng vào dịp lễ tết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Cá Cảnh “Bỏ Lỡ” Nhiều Giá Trị trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!