Bạn đang xem bài viết Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Báo chúng tôi ghi nhận, chưa năm nào người nuôi cá mú đặc sản ở huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) lại khó khăn như năm nay. Giá cá mú “bốc hơi” gần 50%, nông dân lỗ nặng.
Gần một nghìn tấn cá mú đặc sản bị ứ đọng không biết bán đi đâu
Tháng 4 năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả xã hội thực hiện giãn cách. Các nhà hàng, quán ăn phải tạm thời đóng cửa khiến nhiều mặt hàng thuỷ hải sản cao cấp, trong đó có cá mú đặc sản rơi cảnh ế ẩm, giá rớt thảm. Con cá mú là rơi vào tình cảnh bi đát nhất, đầu ra gặp khó và giá cá xuống thấp suốt nhiều tháng nay.
Đàn cá mú ngày càng teo tóp vì bị bỏ đói một thời gian dài, con nào con ấy gần như chỉ còn da bọc xương.
Theo đó, hiện tại giá bán cá mú chỉ còn 100 ngàn đồng/kg, thậm chí đối với cá loại 1 cũng chỉ có 115 ngàn đồng/kg. Trong khi đó chi phí nuôi 1kg cá mú thương phẩm từ 150 -170 ngàn đồng. Giá bán cá mú thấp hơn giá thành rất nhiều đã đã đẩy hàng trăm hộ nuôi cá mú ở huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định vào tình cảnh thua lỗ nặng.
Gia đình ông Lưu Văn Lại (66 tuổi) ở đội 5 xã Nghĩa Hải cũng đang lo lắng vì gần 3 tấn cá mú trong ao đã đạt trọng lượng 1- 2kg nhưng vẫn chưa xuất bán được, Để giảm thiểu thua lỗ nên ông Lại và các hộ nuôi cá mú khác trong vùng đành bỏ đói, 4-5 ngày mới cho ăn một lần.
Theo ông Lại, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 190-240 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên tới 260 ngàn/kg. Tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 100- 115 ngàn đ/kg (tùy loại), với giá thu mua như vậy thì người nuôi cá mú như ông lỗ khoảng 50 – 65 ngàn đồng/kg.
“Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng gần 3 tấn cá mú thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí chăn nuôi, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại”, ông Lại giọng buồn buồn tính toán gia đình ông đã lỗ mấy trăm triệu đồng.
Thời điểm hiện tại, 4 -5 ngày ông Lại, xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) mới cho đàn cá mú đặc sản ăn một ngày, nhưng vẫn bị thua lỗ nặng.
Thảm hại hơn ông Lại, gia đình ông Phạm Văn Dũng (60 tuổi), xóm 8, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) có tới 4 tấn cá mú nhưng 15 ngày ông Dũng mới cho cá ăn một lần. Lý do đơn giản là vì đàn cá đã ăn hết sạch tiền tích cóp của gia đình ông. Ông Dũng thở dài than với phóng viên Báo điện tử chúng tôi rằng, đến tiền chi tiêu hàng ngày cho gia đình cũng không có thì lấy gì mua cá mồi cho đàn cá mú ăn.
Cá mú bị bỏ đói, hàng trăm hộ nuôi cá mú trắng tay
Ông Dũng nghẹn ngào bảo, cá mú ế đành nuôi cầm cự, chỉ cần chúng không chết là được. Chứ cứ cho đàn cá mú ăn bình thường thì những người nông dân nuôi cá như ông chắc chỉ còn cách ra đường ở.
Với cái giá bán cá mú thấp thế này thì mỗi kg cá mú ông Dũng thua lỗ đến mấy chục ngàn đồng. Cá cứ tăng thêm kg nào là lỗ thêm bằng ấy tiền. “Vì vậy chỉ cần đàn cá mú sống cầm cự và không cần chúng lớn thêm là chúng tôi mừng rồi…”, ông Dũng thở dài nói với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Muốn bán hết cá mú để giảm thua lỗ, nhưng hơn 5 tháng nay gia đình ông Dũng vẫn không tài nào bán được dù giá cá đã bốc hơi tới một nửa. Thương lái thì hứa sẽ mua, nhưng mà hứa suông từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này đến tháng kia…nên ông chỉ còn cách bắt cá nhịn đói.
Nhìn đàn cá gầy đi vì đói, ông Dũng nghẹn ngào nói: “Thế là người nuôi cá mú như chúng tôi gay go lắm rồi, có bao nhiêu vốn liếng thì quả này đi tong hết. Bao nhiêu công sức vất vả nuôi đến lúc được bán vậy mà lại rơi vào tình cảnh ế ẩm, người ít lỗ vài trăm triệu, người nhiều lên đến cả tỷ đồng…”.
Hàng tuần ông Dũng, xóm 8, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) phải kiểm tra xem đàn cá mú có bị chết đói không, cầm con cá mà ông đã thấy khoản nợ của mình.
“Nếu mà bán được hết số cá mú bây giờ thì tôi chỉ lỗ khoảng hơn 400 triệu. Nhưng nếu tình trạng ế ẩm cứ kéo dài thì số tiền thua lỗ sẽ không phải là con số 400 triệu. Mùa đông thì đang đến gần, nếu chẳng may rét đậm, rét hại kéo dài thì người nuôi cá mú chúng tôi mất trắng”, ông Dũng lo lắng nói thêm.
Hiện tại, giá cá mú giảm mạnh nhưng giá cá mồi lại tăng mạnh, nguyên nhân làm cho đàn cá mú bị bỏ đói và khiến người nuôi cá mú thua lỗ nặng.
Trao đổi phóng viên Báo điện tử chúng tôi , ông Lại Minh Hưng, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) xác nhận, hiện người nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi cá mú đến thời điểm thu hoạch nhưng xuất bán không được, tiêu thụ chậm. Giá cá mú thương phẩm lại ở mức thấp, hiện cá mú loại 1 chỉ trên 110 ngàn đồng/kg, người nuôi cá mú thua lỗ nặng.
Hiện toàn huyện Nghĩa Hưng đang còn tồn đọng hơn 700 tấn cá mú đã quá lứa nhưng chưa bán được.
“Toàn huyện Nghĩa Hưng hiện thả nuôi trên 700 ha cá mú, sản lượng ước tính trên 1000 tấn, trong đó sản lượng cá mú thịt tồn đọng ít nhất khoảng hơn 700 tấn. Nhưng người thu mua cá cũng rất ít. Mỗi tấn cá người nuôi xuất bán lên đến từ 7-8 lần mới xong. Trong khi trước đây ao nuôi cá mú thu khoảng 3 tấn, người nuôi bán 2 lần là xong”, ông Lại Minh Hưng thông tin.
Phóng viên Báo điện tử chúng tôi liên lạc với một thương lái thu mua cá mú và được biết, lâu nay cá mú lai chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa phục vụ cho các khách sạn, nhà hàng, quán xá…
Tuy nhiên từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng vắng khách nên kéo theo lượng tiêu thụ cá mú cũng hạn chế.
“Thay vì mua hết cả ao cá mú cho bà con như trước, đợt này thương lái chúng tôi chỉ mua từng ít một. Người nuôi cá mú thua lỗ, chúng tôi cũng không giúp gì hơn được bởi ngay cả chúng tôi làm ăn cũng khó khăn vì các mối bán hàng gần như “án binh bất động” bởi sau dịch Covid-19 thị trường tiêu thụ cá mú không hồi phục bởi ngành du lịch chưa hồi phục…”, một thương lái nói vội qua điện thoại.
(Theo Dân Việt)
Vì Sao Cá Sủ Vàng Việt Nam Có Giá 1 Tỷ/Con?
Trước thông tin ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi), phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Bình Định trong lúc đánh bắt ngoài vùng biển thuộc tỉnh Phú Yên đã bắt được một con cá lạ, nghi là loài cá sủ vàng đặc biệt quý hiếm có giá trị lên đến hàng tỷ đồng đang được dư luận chú ý, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam để lý giải vì sao loài cá này lại được rao bán với mức giá “đắt hơn vàng” như vậy.
GS. TS. Mai Đình Yên cho biết, cá sủ vàng có bong bóng rất đặt biệt, được các nước phát triển sử dụng trong y học như một công cụ rất hữu hiệu. Cụ thể, bong bóng cá sủ vàng chính là nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra một loại chỉ tự tiêu có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam. Ảnh: TTXVN“Cá sủ vàng được xếp vào loại cá vô cùng đắt đỏ vì những tính năng đặc biệt từ bong bóng cá như vậy. Thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá nếu phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao”, GS. TS. Mai Đình Yên nhấn mạnh.
Cũng theo GS Yên, thực tế loài cá sủ vàng được phân bố khá rộng trong khu vực cửa sông ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam như vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Các nước khác cũng xuất hiện loài cá này là Trung Quốc, Ấn Độ …
Tuy nhiên, loài cá này rất hiếm gặp và có giá trị đặc biệt về mặt y học nên có giá thành rất cao. Loài cá này sinh sống ở biển nhưng có tập tính đến mùa đẻ sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 – 2 năm sẽ dần tìm ra biển.
Theo GS. TS. Mai Đình Yên, loài cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, còn được gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép hoặc cá thủ. Đây là loại cá lớn nhất trong họ cá Đù thuộc bộ cá Vược, kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120 kg.
Cá lạ nghi cá Sủ vàng được ngư dân Bình Định đánh bắt ở vùng biển Phú Yên. Ảnh: Doãn Công
Cá sủ là loài cá lớn, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng khoẻ, vây lưng dài. Cá có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tuỳ vào môi trường sinh thái nơi cá sống, miệng cá màu vàng nghệ đặc trưng. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà loài cá này không còn sản lượng khai thác và gần như tuyệt chủng nên thuộc loại quý hiếm.
Trước đó, vào khoảng 21h đêm 28/9, trong lúc thả lưới tại vùng biển thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, ông Đấu đã cùng người nhà tình cờ bắt được cá lạ. Nghĩ rằng đây là loại cá Sủ bình thường nên ông Đấu tiếp tục đánh bắt đến sáng hôm sau mới quay về nhà thì thấy cá có nhiều điểm đặc biệt.
Theo ghi nhận, con cá có hình dạng giống như cá sủ biển, nặng 9,7 kg, dài khoảng 0,9 m, toàn thân cá có màu vàng, đặc biệt vây cá có màu vàng óng ánh rất đẹp. Nhiều ngư dân có thâm niên đánh bắt hải sản hàng chục năm ở địa phương cho biết trong cuộc đời đánh bắt họ chưa bao giờ thấy con cá có hình dạng như vậy.
Khi so sánh với những mô tả trên mạng internet, một số người cho rằng con cá trên rất có thể là cá sủ vàng đặc biệt quý hiếm, được thương lái Trung Quốc thu mua với giá rất cao, khoảng 1 tỷ đồng/con, dùng để làm chỉ khâu vi phẫu thuật.
Xuân Ngọc
Thuê Xe Máy Đi Ăn Đặc Sản Cá Mú Phú Yên
Đồng thời được hướng dẫn chỉ đường chi tiết để đi du lịch đến các bãi biển đẹp như vũng Rô, bãi Xếp, bãi bàng, gành đá Dĩa và các điểm du lịch đẹp nổi tiếng có tại Phú Yên hoặc vẽ giúp bản đồ, hay bắt xe khách và thuê ô tô miễn phí, tư vấn nhà nghỉ, moto house, khách sạn, motel… trong tất cả các ngày và phục vụ 24/7.
Đến Phú Yên du lịch du khách không thể bỏ qua các món hải sản có ở nơi đây, đặc biệt là món cá mú. Ngoài mang lại cảm giác ngon, cá mú còn là loại có nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ thêm sinh lực và sức khỏe cho cơ thể con người. Ngoài các loại ghẹ, cua, ốc, tôm, hàu, sò, …, ngon và bổ lại rẻ nhất chính là được ăn nhiều món ngon từ cá mú. Theo người dân địa phương thì cá mú ở đây có rất nhiều loại như cá mú đen, cá mú cọp, cá mú đỏ,… các loại cá này đều sống tự nhiên dưới đầm biển.
Nếu có cá mú nuôi thì cũng được các ngư dân nuôi bằng lồng bè và chăn thả ngoài biển thế nên thịt rất ngon hệt như các loại cá tự nhiên. khi đến đây cá mú của du khách chọn ăn chính là những con cá mú to và còn sống ngoài lồng. Khi vớt lên, thì cá còn giãy đành đạch trong vợt, thân trơn mướt, đẫy đà, chỉ mới nhìn thôi là đã thích mắt rồi.
Tùy theo từng ý thích của khách mà chế biến những món khác nhau. Như là cá mú ám, sốt me, nấu cháo… nhưng ngon nhất, đậm đà hương vị của miền Trung nhất thì phải là món cá mú hấp. Cá mú nói chung và món cá mú hấp nói riêng thì ở vùng biển nào cũng có, nhưng cái riêng của cá vùng biển Sông Cầu là vừa được ngồi trên lồng bè sóng vỗ lắc lư dập dềnh cùng gió mát để thưởng thức không chỉ riêng cá mà còn có nhiều loại hải sản tươi sống ngon khác.
Dịch vụ Cho thuê xe máy Phú Yên tại Phú Yên đi ăn đặc sản cá mú Phú Yên nhằm phục vụ nhiều nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của quý khách khi đi thăm quan và du lịch tại Tuy Hòa – Phú Yên nên sẽ cung cấp cho quý khách bảng giá thuê xe máy tại Phú Yên như sau: thuê xe có giá từ 80.000 – 160.000 vnđ
Không bao gồm Xăng xe + Các chi phí phát sinh thêm do hỏng hóc
Liên hệ dịch vụ : 097.1945.988 / 09.3483.1626.
Ngư Dân Quảng Bình Trúng Hơn 200 Tấn Cá Đặc Sản Bẹ Xước
Ngư dân tỉnh Bình Định đánh dò tại vùng biển Quảng Bình trúng hơn 200 tấn cá đặc sản bẹ xước, hàng vạn người dân chen mua cá vì giá rẻ gây tắc đường, CSGT phải can thiệp để điều phối giao thông, lập lại trật tự.
Trong 2 ngày 5 và 6-1-2016, hơn 200 tấn cá bẹ xước đã được người dân tiêu thụ chóng vánh khi các tàu cá của ngư dân Bình Định trúng luồng cá lớn trên ngư trường tỉnh Quảng Bình.
Ông Nguyễn Đăng Châu, một chủ thu mua cá ở Đồng Hới cho biết, chưa bao giờ cá đặc sản bẹ xước trúng lớn như 2 ngày qua, đây là loại cá đặc sản rất được ưa chuộng từ xưa tới nay, hiếm khi đánh trúng vài tấn nhưng ngư dân Bình Định đã dò trúng luồng cá di chuyển, đánh bắt được hơn 200 tấn, cập cảng sông Gianh và bán với giá cả phải chăng nên thu hút người mua rất đông.
Theo tìm hiểu, các tàu cá của ngư dân Bình Định khi cập bờ đã mở bán, ban đầu giá cá bẹ xước là 120.000 đồng/kg, sau đó nhanh chóng hạ xuống 30.000 đồng/kg do lượng tàu cá về nhiều. Các nậu cá mua đứt các hầm cá từ vài chục tấn đến 180 tấn đưa vào chợ Đồng Hới và cảng cá Nhật Lệ mở bán với giá rẻ hơn thường lệ khiến hàng ngàn người dân ùn ùn đổ xô đi mua.
Cá Bẹ Xước được bán ở chợ Đồng Hới, về bao nhiêu được người dân mua hết bấy nhiêu
Ngày 5 và 6-1, tại chợ Đồng Hới và cảng cá Nhật Lệ, lượng người mua quá đông đã gây tắc đường nên CSGT phải có mặt để điều phối việc giao thông. Đến hôm nay 6-1 có thêm hàng chục tấn cá bẹ xước tiếp tục đổ về chợ Đồng Hới, người dân cũng đến mua rất đông, nhưng giá đã tăng dần từ 30.000 đồng/kg lên 40.000-50.000 đồng/kg.
Trước thông tin cá này xuất phát từ Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh cho biết, đây hoàn toàn là thông tin bịa đặt. Trong khi đó một chủ tàu cá ở Bình Định cho biết, nơi trúng luồng cá này cách cảng Gianh khoảng 5 tiếng chạy tàu.
Cá bẹ xước có tên khoa học Scomberoides commersonnianus. Loại cá bẹ xước mà ngư dân đánh bắt trong 2 ngày 5 và 6-1 mỗi con nặng từ 3-10kg; và đợt trúng cá này là đợt đánh bắt thắng lớn đầu năm 2016.
MINH PHONG/SGGP
Cập nhật thông tin chi tiết về Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!