Xu Hướng 5/2023 # Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu # Top 5 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn cho biết, thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao đất, từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2014, huyện đã đầu tư 1.300 con giống cho 4 hộ nông dân ở các xã Hàm Rồng, Đất Mới và Tam Giang Đông. Hiện nay, loại cá này đang phát triển tốt, hứa hẹn triển vọng rất cao từ mô hình này.

Mặc dù, đây là đối tượng nuôi mới nhưng gia đình ông Thái Văn Vĩnh ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới đã tuân thủ đúng quy trình nuôi từ việc cải tạo ao đến khâu chăm sóc, cho ăn nên cá của gia đình đang phát triển tốt. Với 300m2 diện tích ao, độ sâu trung bình khoảng 1,5m, ngày 16/8 vừa qua, ông Vĩnh được nhận 300 con giống về thả, hàng ngày ông cho ăn hai đợt, thức ăn chủ yếu bằng cá vụn từ xổ vuông của gia đình. Đến nay, trọng lượng của cá trên 25 gam, tăng từ 4 đến 5 lần so với ban đầu. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Năm Căn cho biết, ở giai đoạn 2 tháng đầu cá phát triển chậm, vì vậy trong thời gian tới nếu gia đình xử lý tốt môi trường nước, cho ăn hợp lý theo từng giai đoạn nuôi thì khả năng cá tăng trưởng là rất cao, dự tính thời gian nuôi khoảng 8 đến 9 tháng thì cho thu hoạch.

Đây là một trong những giải pháp để huyện Năm Căn từng bước đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và phát triển mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo Văn Tưởng, CTV Cà Mau,

Triển Vọng Mô Hình Ương Cá Sặc Bổi

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá sặc bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước. Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, cán bộ Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện U Minh, người trực tiếp phụ trách mô hình, cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi chưa phát hiện hiện tượng bất thường nào trên thân cá, cá ăn rất khoẻ, lớn nhanh và tỷ lệ hao hụt không đáng kể, khoảng 30 ngày nữa có thể xuất bán cá giống, kết thúc mô hình”.

Theo Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, quy trình sản xuất gieo ương cá bổi giống được thực hiện không mấy phức tạp. Sau khi lên khuôn diện tích ao ương, phải tiến hành diệt cá tạp, cải tạo nước bằng vôi bột, kết hợp một số hoá chất diệt khuẩn để đạt các chỉ số môi trường nước cần thiết. Với diện tích ao ương 1.000 m2, sử dụng 10 cặp cá bổi giống sinh sản. Cá bố mẹ sau khi tiêm thuốc thì dùng thau, chậu làm nơi cho chúng đẻ trứng, chạy oxy sục khí đến khi cá nở đổ vào ao nuôi. Thức ăn cho cá bột là lòng đỏ trứng, sau đó cho ăn cám đến khi xuất bán.

Ao ương cá bổi giống của ông Nguyễn Hoàng Sỹ hiện có khoảng 150.000 cá bổi con (bình quân mỗi cặp sinh sản hơn 15.000 con cá con). Ông Sỹ cho biết, giá bán cá giống hiện nay 500 đồng/con, do đó ao ương của ông sẽ thu về khoảng 50 triệu đồng, sau gần 3 tháng thực hiện mô hình và ông sẽ có lãi khoảng 35 triệu đồng sau khi trừ vốn đầu tư. Hiện nay đã có nhiều người đến đặt hàng mua cá bổi giống của ông Sỹ.

Ngoài ra, ông Sỹ có khoảng 1.000 m2 mặt nước nuôi cá bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp. Ao nuôi của ông Sỹ có khoảng 100.000 con, cá hiện đạt trọng lượng từ 15-17 con/kg, dự kiến 3 tháng nữa thu hoạch. Theo ông Sỹ, ông đã từng nuôi cá bổi trong nhiều năm qua nhưng nuôi công nghiệp thì mới lần đầu. Ông Sỹ phấn khởi cho biết, cá lớn rất nhanh do phù hợp với nguồn nước ở đây, chưa phát hiện bệnh. Ðây là mô hình hiệu quả hơn so với nuôi tự nhiên nhưng khá tốn kém. Hiện tại, mỗi ngày ông phải cho chúng ăn từ 1,5-2 bao thức ăn, chi phí từ 500.000-700.000 đồng/ngày.

Ông Sỹ dự định, vào tháng 10 âm lịch tới đây sẽ thu hoạch cá sặc bổi để phục vụ thị trường cá khô Tết. “Sản lượng cá phải đạt từ 3,5-4 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 60-80 triệu đồng”, ông Sỹ tự tin cho biết.

Theo Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, vùng đất nơi đây rất phù hợp để phát triển nghề nuôi cá bổi với quy mô lớn. Qua mô hình ương nuôi cá giống và ao nuôi cá bổi thương phẩm của hộ ông Nguyễn Hoàng Sỹ cho thấy hiệu quả bất ngờ từ các mô hình này. Nếu được áp dụng rộng rãi trong dân thì đây là mô hình phát triển kinh tế đầy tiềm năng ở địa phương, bởi mỗi hộ đều có diện tích sản xuất lớn và lực lượng lao động tại chỗ dồi dào. Và vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền và các ngành chức năng địa phương cần có những phương án phát triển sản xuất cụ thể và có nguồn vốn đầu tư ưu đãi để hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình.

Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Hướng Đi Nhiều Triển Vọng

Mô hình nuôi cá bông lau của anh Đăng chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 – 5 lần cá tra.

1. Dám nghĩ dám làm – Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đ/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.

– Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.

– Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa chúng tôi về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…

– Năm 2009, anh Đăng thuê 5 ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.

– Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được”.

– Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đ/kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.

– Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.

– Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.

2. Người mở đường – Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10 ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.

– Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.

– Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”

– Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.

– Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.

– Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12 -15 tháng đạt trọng lượng 1 – 1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10 – 11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.

– Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000 – 130.000 đ/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000 – 180.000 đ/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh.

– Dù đang nuôi cá bông lau từ ngoài sông về nuôi trong ao, nhưng anh Đăng muốn loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên. Thịt cá trắng, thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.

Mô hình nuôi cá bông lau trong ao hướng đi nhiều triển vọng, Nguồn: Báo Nông Nghiệp VN (Xuất bản 02/05/2014).

Cá Mú Trân Châu Tươi Sống

– Làm chết cá bằng phương pháp cấp đông bằng đá giữ thịt cá tươi ngon, nguyên chất

là một giống trong họ Cá mú trân châu cá mú, đây là một loài cá sống trong khu vực nước mặn được nhiều nước trong khu vực châu Á nuôi đạt năng suất kinh tế cao như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.

– Cá mú trân châu tươi ngon có thân hình cỡ hơn bàn tay người lớn có những đặc điểm rất đặc trưng của loài cá mú như: có màu sọc rằn đen vàng, hoặc màu đen vàng trên mình, thân vừa có màu vàng đậm vừa có nhiều chấm đen to tròn nhưng không kéo dài giống như viên trân châu vậy nên chúng mới mang tên là cá mú trân châu.

– Cá mú trân châu là loài ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá là động vật và cá sinh vật trong nước.

– Hiện nay cá mú trân châu được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh miền nam và miền trung.

HÌNH ẢNH CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNG

CÂN CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNG

– Nói đến hải sản tươi sống không thể không nhắc đên cá mú trân châu, đây là một trong những loài cá được xếp vào loại quý hiếm có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao.

– Cá mú trân châu là một trong những loài cá khó nuôi nhất. Bất kỳ kỹ thuật sai được sử dụng sẽ làm hỏng hương vị và kết cấu của cá mú trân châu. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng thức ăn tốt và môi trường sống đảm bảo để cá có thể phát triển 1 cách tự nhiên giúp cho chúng có thịt mềm và nhiều dầu.

– Thịt cá mú có màu trắng, rất ngọt, dai lại có hương thơm đặc biệt bởi thành phần dinh dưỡng đặc biệt của nó, chất đạm rất cao nhưng ít béo, mặt khác giúp bổ sung thêm các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được nên có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe.

– là loài cá được lai tạp giữa Cá mú trân châu cá mú nghệ và cá mú cọp nên cá mú trân châu tươi ngon cũng sở hữu được vị ngon từ cá bô mẹ, thịt cá vừa dai vừa ngọt, béo, thịt chắc để lại hương vị đậm đà khó quên sau khi thưởng thức.

– Sở dĩ cá mú trân châu được xếp vào hàng đặc sản của các loài cá biển bởi vì giá trị dinh dưỡng cao của cá mang lại cộng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt không lẫn vào đâu được.

– Ngoài những giá trị dinh dưỡng mà cá mang lại thì cá mú trân châu còn có tác dụng giải nhiệt khá tốt và cung cấp khá nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho người tiêu dùng như: vitamin, photpho, sắt, đặc biệt là calcium với tác dụng bổ khí rất tốt.

Cá mú trân châu đút lò

Bạn muốn chế biến món cá mú trân châu đút lò trước hết bạn cần chuẩn bị thịt cá mú trân châu phi lê. Để có thịt cá mú phi lê bạn cần chọn cá mú trân châu tươi sống, sau đó sơ chế sạch sẽ rồi dùng dao bén tách đi phần thịt bên ngoài lườn cá, đây là phần thịt có hương vị thơm ngon nhất của cá mú. Tiếp theo ướp thịt cá mú phi lê với 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt, sa tế, nước mắm, dầu hào, hành lá. Sau khi đã ướp xong các gia vị để phần thịt thấm khoảng 20 phút rồi đem đi đút lò. Vậy là chúng ta đã có món cá trân châu đút lò thơm ngon mang hương vị đặc trưng của cá mú.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Hành lá, gừng, xì dầu, nước tương, dầu ăn, hành tím

Bước 1: Cá làm sạch rửa cùng dấm để khử mùi tanh hoặc chanh ” sau khi rửa cá để ráo, pha 2 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, 1 ít hành ít tiêu. Ướp cá 10ph.

Bước 2: Đồ hấp như mình, hoặc lấy giấy bạc phủ kín xửng hấp, lót hành Tây, đầu hành, cho cá lên ” mục đích như vậy cho cá thoát hơi chính điều và cá sẽ ngọt và thơm

Bước 3: Nấu nước thật sôi, tắt bếp cho cá vào hấp liền, trong lúc hấp tuyệt đối không được mở nấp ra, cá nhỏ hấp tầm 10ph – lớn 15- 20 ph. Cắt cá ra nếu cá bự. Cho gừng ít gừng lên trên cá và hấp.

Bước 4: Trong khi cá hấp ” thì bạn cho chảo lên bếp đung nóng cho ít dầu ăn vào, phi hành Tây và hành tím cho thơm, cho 6 muỗng nước tương, 3 muỗng dầu hào vào đung sôi. Cá khi chín nước nhiều có thể đổ đi bớt, và rưới nước hỗn hợp nầy lên cá đậy nắp 2 phút là được.

Bước 5: Cho hành lá lên trên trang trí, ăn cùng nước tương và cơm nóng cho tí dầu ăn vào chảo cho ớt và tỏi 1 xíu đường xào thơm, ăn cùng nước mắm nước tương sẽ thơm hơn.

300 gram cá mú trân châu tươi

Rau tía tô, chanh tươi. wasabi (mù tạt xanh Nhật Bản), nước tương Nhật

Để có món sashimi hoàn hảo thì yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là chọn được những miếng cá mú tươi ngon. Để chọn được những miếng cá hồi tươi ngon, khi đi mua có thể dùng tay ấn vào thớ thịt, nếu thấy chắc có sự đàn hồi tốt, màu sắc và đường vân tươi sáng thì đó là cá hồi tươi. Cá mú trân châu sau khi chọn được miếng tươi ngon, rửa sạch, sau đó dùng khăn sạch thấm khô cá.

Dùng dao sắc cắt cá thành những miếng mỏng có độ dày khoảng 0.5cm.

Củ cải trắng chúng mình đem rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng củ cải như hình dưới. Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Xếp cá lên đĩa cùng củ cải sợi, tía tô, wasabi. Chuẩn bị chanh tươi và nước tương ăn kèm

Khi ăn chúng mình ghém từng miếng cá mú với lá tía tô, vắt thêm tí chanh, thêm chút mù tạt xanh của Nhật, chấm cùng nước tương. Cảm giác ngọt ngào đến lạ của những miếng cá tươi, không hề bị tanh, một chút mù tạt cay cay, cộng với vị chua chua của chanh khiến món ăn thật hòa hợp. Tự làm sashimi cá mú trân châu tại nhà thật đơn giản phải không nào? Quan trọng nhất là mua được nguồn thực phẩm tươi ngon, bỏ ra chút xíu thời gian là có ngay món ăn ngon tuyệt, cực kỳ bổ dưỡng rùi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!