Xu Hướng 3/2023 # Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ # Top 4 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các nhà sản xuất cá rô phi Mỹ Latinh đang nỗ lực đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Khi các nước châu Á và Mỹ Latinh tiếp tục tăng sản lượng cá rô phi, gia tăng giá trị của cá là một cách tiếp cận kinh tế chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng quốc tế nhiều hơn, thâm nhập các thị trường xuất khẩu và tăng doanh số.

Xu hướng gia tăng giá trị gần đây đã đem lại kết quả làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hải sản truyền thống như cá đông lạnh và cá tươi. Gia tăng giá trị không chỉ phục vụ một phân đoạn thị trường như nhiều năm trước. Trong trường hợp cá rô phi tươi, chủ yếu được sản xuất ở nhiều nước Mỹ Latinh, gia tăng giá trị đã trở nên phổ biến đối với thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác.

Gia tăng giá trị để thâm nhập thị trường

Gia tăng giá trị có lẽ là cách nhanh nhất để thâm nhập cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Gia tăng giá trị sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng cá ở những nơi vốn ưa thích các sản phẩm protein được sản xuất trên đất liền hơn là các sản phẩm hải sản. Một số chuyên gia về hải sản tin rằng sự tăng trưởng và mở rộng thị trường cá rô phi ở Mỹ và nhiều nước châu Âu chỉ có thể đạt được nhờ các sản phẩm chất lượng cao và được gia tăng giá trị, chẳng hạn như cá thành phẩm được giới thiệu đến người tiêu dùng dưới nhiều dạng khác nhau (cắt lát, khoanh lườn), theo những cách thức khác nhau (chia thành từng phần, dễ chế biến) và với nhiều hương vị khác nhau (tẩm ướp).

Cá tươi được cho là có lợi cho sức khỏe hơn

Cá tươi luôn được người tiêu dùng coi là lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn cá đông lạnh, sản phẩm mà họ coi là ‘đồ được đóng gói và bảo quản lâu ngày’. Kết quả là ở hầu hết các nước sản xuất, chi phí nhân công thấp đã tạo điều kiện cho việc gia tăng giá trị thông qua quá trình chế biến. Lợi thế địa lý (ở gần thị trường Mỹ) của các nhà sản xuất Mỹ Latinh và tiến bộ nhanh chóng cả về chất lượng lẫn độ tin cậy của các phương tiện vận chuyển đường hàng không và đường bộ đã góp phần rõ rệt vào việc nâng cao khả năng cung cấp và chất lượng cá rô phi thành phẩm vào thị trường Mỹ.

Các nhà sản xuất có thể đầu tư lượng lớn nguồn lực tài chính và nhân công nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị gia tăng mới lạ, nhưng một trong những cách đơn giản nhất là nâng cao hình ảnh của chính cá thành phẩm. Một nhà sản xuất ở Mỹ Latinh đã hướng đến mục tiêu này bằng cách cắt cá theo hình dạng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng hơn. Thực tế, điều đó đã đặt nền tảng cho việc củng cố quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp này với một trong những hệ thống siêu thị lớn nhất ở miền nam đất nước.

Nâng cao nguồn gien và chọn giống

Nâng cao nguồn gien và chọn giống là yếu tố then chốt trong việc cải thiện chất lượng thịt cá, thông qua việc giúp cá thành phẩm lớn hơn và dày thịt hơn. Nếu nguyên liệu thô (cá nguyên con) không đạt được những tiêu chuẩn này, thị trường có thể sẽ không phản hồi tích cực với sản phẩm cuối cùng (thịt cá). Vài năm trước, các nhà sản xuất Mỹ Latinh đã nhập nhiều giống cá rô phi với kiểu hình (độ dày thịt cá) được cải thiện từ nhiều khu vực khác trên thế giới, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng. Đây là trường hợp của Ecuador, Colombia, Honduras và Costa Rica, nơi khái niệm sản phẩm giá trị gia tăng đã được phát triển xuất phát từ nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

Thu hoạch và vận chuyển

Thu hoạch và vận chuyển đúng cách đến nhà máy chế biến là yếu tố quan trọng đảm bảo hình ảnh và chất lượng cá thành phẩm khi tiêu thụ trên thị trường. Một cách tiếp cận thành công trong việc cải thiện hoạt động này là rút ngắn khoảng cách giữa nơi sản xuất và chế biến. Một cách khác là vận chuyển cá sống đến nhà máy chế biến, ở đó chúng sẽ được lọc sạch nếu cần thiết và chế biến đúng cách. Vận chuyển cá sống đóng vai trò quan trọng đảm bảo độ tươi của sản phẩm khi đưa đến nơi chế biến.

Nếu nơi chế biến ở xa, cá thu hoạch để chế biến được xếp gối đầu trong các thùng vận chuyển để có thể giữ được hình dạng thẳng ban đầu, tránh việc thân cá bị cong tạo ra những ‘khe hở’ thịt cá khi các cơ co cứng lại.

Thiết bị chế biến

Việc sử dụng thiết bị phù hợp trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng như cá rô phi cần được các chủ doanh nghiệp nhận biết một cách đầy đủ, nếu không sản phẩm sẽ không đáp ứng được kì vọng của thị trường và người tiêu dùng. Đào tạo bài bản là việc cần thiết và chủ doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm.

Các nước Mỹ Latinh sản xuất cá rô phi đào tạo cho công nhân các kĩ năng lột da, cắt lát và lọc thịt cá. Công nhân chuyên trách phải cắt và lọc phần thịt lưng rất tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.

Những khía cạnh cơ bản trong chế biến, chẳng hạn như sử dụng dao cắt đủ độ sắc, là yếu tố thiết yếu giúp gia tăng giá trị cho cá thành phẩm. Góc cắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sản lượng và tránh các lỗ hổng trên thịt cá, có thể làm xấu đi hình ảnh của sản phẩm cuối cùng.

Xây dựng thương hiệu, củng cố quan hệ hợp tác

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nhập khẩu và kinh doanh cá rô phi đã củng cố quan hệ hợp tác kinh tế với các nhà cung cấp bằng việc trực tiếp đến thăm nhà máy chế biến ở các nước sản xuất. Nhìn từ góc độ của các công ty chế biến thì điều này có vẻ như một sự xâm phạm, tuy nhiên đây là một hoạt động hữu ích giúp tạo nên sự đồng bộ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Người tiêu dùng cũng được lợi từ những đổi mới xuất phát từ phản hồi của các chủ thể khác nhau trong chu trình sản xuất.

Cuối cùng, nâng cao thương hiệu và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu là nhân tố thiết yếu đối với sản phẩm giá trị gia tăng trên thị trường. Cần phải nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để tránh sản phẩm bị thay thế bằng một sản phẩm khác với mức chi phí tiêu dùng tương đương.

Bán Buôn Cá Rô Phi, Giá Cá Rô Phi Trên Thị Trường Hiện Tại

BÁN BUÔN, BÁN LẺ CÁ HẢI SẢN NƯỚC NGỌT, CÁ SÔNG HỒ (Bán 24/24h, gọi lúc nào là có lúc đó) 098 484 5225

Chuyên cung cấp cá loại hải sản biển, hải sản nước ngọt:

– Những loại cá tiến vua: Cá anh vũ, cá lăng, cá chiên, cá dầm xanh, cá bò hòm. (theo đơn dặt hàng).

– Những loại hải sản thượng hạn: Cá tầm sapa giá chỉ từ 160.000/kg, cá trắm đen thả sông giá chỉ từ 140.000/kg, cá trắm giòn giá chỉ từ 140.000/kg, cá chép giòn giá chỉ từ 150.000/kg, cá ngừ đại dương file giá chỉ từ 330.000/kg, cá chình mun giá chỉ từ 330.000/kg, cá song giá chỉ từ 250.000/kg… (sẵn có).

– Sản phẩm nhập khẩu: Cá hồi nauy file giá chỉ từ 460.000/kg (nguyên con 350.000/kg). Cá tuyết canada giá chỉ từ 400, thịt bò úc, thịt bò mỹ… Hàng nhập khẩu theo đường hàng không 100%, có giấy tờ đi kèm đối với từng thùng hàng. (sẵn có)

– Các loại hải sản biển cao cấp: Ốc hương, tu hài, ghẹ mực, tôm hùm, ngao…(sẵn có).

– Các loại cá nước ngọt: Cá quả ta giá chỉ 95.000/kg, cá nheo 90.000k/kg….

– Các loại chả cá cao cấp: Chả cá thác lác 160.000/kg, chả cua bể giá 240.000/kg, chả cá trắm đen 500.000/kg và nhiều loại chả khác…(sẵn có)

– Chuyên đóng hàng số lượng lớn đi tỉnh đối với các loại hải sản khác như: trắm trắng, rô phi, cá trôi, cá chép, cá mè, ba ba, cá quả, lươn, ếch, tôm…(sẵn có)

Vì sao lại nên mua tại cahoangde.com? – Mặt hàng đảm bảo: Tươi sống 100%, chất lượng hảo hạn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (có giấy tờ chứng nhận của bên kiểm dịch, giấy tờ nhập khẩu theo đường hàng không, và các giấy tờ khác…); Trung thực tuyệt đối về cân đo đong đếm; Giao hàng tận nhà.

– Sự khác biệt của cá hoàng đế: Đã 3 đời làm về ngành thuỷ hản sản, Với 30 năm kinh doanh, hiện đã có 75 loại mặt hàng hải sản; Có nhiều uy tín cũng như kinh nghiệm về sản phẩm; Đã từng cung cấp cho nhà khách quốc hội, nhà khách chính phủ, văn phòng trung ương, hệ thống nhà hàng Phù Đổng, Seul Gaden…Là thương hiệu uy tín nhất trong nhiều năm qua về cung cấp các mặt hàng hải sản.

– Đặc biệt: Miễn phí vận chuyển 100% nội thành Hà Nội, Giao hàng tại nhà cá sống khỏe, Giao hàng trong vòng 2h đồng hồ.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 125 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội (Trước cổng vào siêu thị metro hoàng mai) Cơ sở 2: 215 Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội (chợ cá làng sở thượng – Yên Sở)

Email: cahoangdevn@gmail.com

Website:

Facebook:

Youtube:

Mỹ Trở Lại Vị Trí Dẫn Đầu Thị Trường Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam Năm 2022

Nếu năm 2017, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ có nhiều dự cảm bi quan về việc đẩy mạnh hơn tới thị trường này khi thuế chống bán phá giá cao, chương trình thanh tra cá da trơn chuyển giao sang Bộ Nông nghiệp Mỹ với nhiều khó khăn trong khâu thực thi, thì năm 2018 mà đặc biệt là hai quý cuối năm có nhiều chuyển biến không ngờ. Hai quý đầu năm 2018, XK cá tra sang thị trường Mỹ vẫn chưa thực sự ổn định khi trong tháng 2 và tháng 6/2018, giá trị XK giảm từ 4,3 – 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2018.

Cũng trong thời gian này, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng dương từ 38 – 132% so với cùng kỳ năm 2017. Nhiều dự đoán được đưa ra, XK cá tra sang Mỹ có thể tăng lên ở mức tăng trưởng dương hai con số so với năm trước và tiếp tục đứng lại ở vị trí thị trường XK lớn thứ 2 của doanh nghiệp (DN) XK cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ quý II/2018, trong tháng 8/2018, XK cá tra sang Mỹ đạt mức XK đỉnh của năm với giá trị đạt gần 66 triệu USD, vượt mức XK sang Trung Quốc 23,2 triệu USD, tăng 256% so với tháng 8/2017. Các tháng tiếp theo trong quý IV, XK cá tra sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng mức cao từ 92 – 152% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với mức tăng đều đặn và lớn dần, kết thúc tháng 10/2018, thị trường Mỹ đã trở lại ngôi vị số 1 của XK cá tra Việt Nam. Có 3 yếu tố lớn thúc đẩy XK cá tra sang thị trường Mỹ trong năm qua đó là kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017 đối với sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ thấp hơn nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR13 là 3,87 USD/kg. Thứ hai là việc FSIS công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ và thứ ba là cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ cũng tạo thêm cơ hội cho cá tra Việt Nam giành thị phần từ cá rô phi tại thị trường nhập khẩu lớn Mỹ.

Hiện nay, các DN XK cá tra Việt Nam tiếp tục chờ kết quả chính thức từ phía Mỹ về việc Mỹ công nhận chính thức công nhận Việt Nam đủ điều kiều XK sản phẩm cá và cá Siluriformes vào thị trường này.

Tùng Linh

Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao

Trong vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa Việt nam vào Mỹ, cuối tháng 7/2003 sẽ có phán quyết cuối cùng từ phía Mỹ. Dù các cơ quan chức năng Hoa Kỳ có kết luận như thế nào đi nữa thì một điều rất xác thực là: Việt Nam không bán phá giá, việc nhập khẩu cá tra, basa…của Việt Nam vào Mỹ không gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ ai cũng có thể nhận biết được.

Thế nhưng, hậu quả của vụ kiện này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành Thủy sản nói chung và nghề nuôi cá bè đang phát triển mạnh ở Vĩnh Long nói riêng.Để tránh và hạn chế tối đa rủi ro do chỉ có ít sản phẩm từ một đối tượng truyền thống như cá tra, cá ba sa như hiện nay thì việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều đối tượng để tạo ra những loại sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là một chiến lược tối cần thiết mà nhà chế biến và nhà sản xuất nguyên liệu phải hoạch định. Và một trong những loại nguyên liệu có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là cá rô phi.

Tại Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật và Thương mại cá rô phi đã được tổ chức vào ngày 28-30/5/2001 (Kuala Lumpur, Malaysia) đã nhận định cá rô phi là một đối tượng đã được thừa nhận có khả năng phát triển rất lớn và là sản phẩm có nhu cầu rất cao trong những năm tới trên nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản và một phần ở Châu Âu.

Đứng đầu là Mỹ- thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi lớn nhất thế giới: năm 1999, nhập khẩu 37.575 tấn; năm 2000 là 40.500 tấn; năm 2001 nhập 70.000 tấn.. Nhật Bản- chuyên tiêu thụ các mặt hàng cá rô phi cao cấp, nhất là cá rô phi đỏ: năm 1999, nhập 507 tấn.. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của Châu Âu là Anh, kế đến Đức, Pháp, Bỉ, Italia…đã nhập 270 tấn năm 1999.Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990 đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm trên 70%, riêng Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần 50% sản lượng thế giới với năng suất đạt 6 tấn/ha và Đài Loan là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với năng suất nuôi trong ao đạt 12 tấn/ha.

Trên cơ sở dự báo về khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường thế giới trong những năm tới, Bộ Thủy sản đã xác định đây là đối tượng nuôi cần được chú ý phát triển mạnh để đưa mặt hàng cá rô phi nhanh chóng có sản lượng hàng hóa lớn và trở thành một trong những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao..

Trước mắt, trong năm 2002-2003, đưa khoảng 13.000 -15.000 ha (khoảng 3% diện tích nuôi nước ngọt) mặt nước của khu vực ĐBSCL vào nuôi cá rô phi hàng hóa để đạt sản lượng 120.000-150.000 tấn, chế biến xuất khẩu khoảng 70.000 – 100.000 tấn nhằm đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 100 -120 triệu USD từ con cá này.

Vĩnh Long có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản nước ngọt, ngoài tôm càng xanh, cá tra, những giống loài có giá trị kinh tế cao ngày càng được người nuôi chú ý để thích ứng với nhịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đang ngày càng sôi động của tỉnh nhà, trong đó có cá rô phi đỏ (cá điêu hồng) và cá rô phi được cải thiện di truyền (GIFT, Genetically Improved Farmed Tilapia) đã mở ra tiềm năng nuôi xuất khẩu đầy triển vọng do cá tăng trưởng nhanh, kích thước thương phẩm lớn (sau 6 tháng nuôi có thể đạt kích cỡ thương phẩm từ 0,5-0,6kg/con), có ngoại hình đẹp, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt ngon.

Tuy là loài thủy sản nước ngọt, nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong môi trường nước lợ, mặn có nồng độ muối tới 32%o (thích hợp nhất là 0- 25%o), khả năng chịu nhiệt từ 14- 40ºC (thích hợp cho cá phát triển từ 25- 35ºC).

Riêng cá rô phi dòng GIFT có khả năng chịu được ở vùng nước có hàm lượng Oxy thấp hơn 1mg/l, ngưỡng gây chết cá từ 0,3- 0,1mg/l.,phát triển tốt trong khoảng 2-5 mg/l..

Giới hạn pH từ 5-11, nhưng thích nghi nhất là 6,5-7,5.Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra rô phi còn có khả năng sử dụng rất hiệu quả những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu), bột cá tạp và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá.

Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3-7% trọng lượng thân (tùy theo cỡ cá) chia ra làm 3-4 lần trong ngày.Khi nuôi thâm canh và bán thâm canh, phải cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (20-35% Protein), đây là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ và rô phi dòng GIFT tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật quản lý chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá sẽ lớn nhanh hơn nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép. Sau 5-6 tháng nuôi đạt cỡ 400-600gr/ con trở lên.Tuy là đối tượng dễ nuôi do có nhiều ưu điểm nêu trên, song áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính sau đây là rất cần thiết, nhằm giúp người nuôi biến tiềm năng thành hiện thực, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.

* Nuôi trong lồng bè:

Nuôi cá trong lồng, bè là hình thức nuôi tiên tiến. Mật độ cá nuôi trong lồng bè rất cao và sự sinh trưởng của cá hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thức ăn do con người cung cấp. Để nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt kết quả tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vị trí đặt lồng, bè:

Lồng hoặc bè phải đặt ở nơi có nguồn nước tốt (có thể đặt ở các dòng sông có dòng nước chảy nhẹ hoặc đặt ở các hồ chứa nước) không nên đặt lồng bè gần nguồn nước thải công nghiệp, nước thải dân dụng và đặc biệt tránh xa nguồn nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu. Đáy của lồng bè nên đặt cách đáy của sông hồ khoảng 0.5m

Kích thước và vật liệu làm lồng, bè:

Tuỳ điều kiện cụ thể mà chọn nguyên vật liệu làm lồng bè và kích thước lồng khác nhau (có thể từ 10-100m3). Nếu đóng lồng bè quá nhỏ sẽ không có hiệu quả kinh tế. Có thể đóng bè bằng tre, hoặc dùng lưới mắt nhỏ (1cmx1cm) bao quanh một khung bằng gỗ.v.v..Mực nước tối thiểu trong lồng từ 1,2- 1,5 m..

Chăm sóc và quản lý bè:

Cá rô phi thả vào lồng, bè nuôi phải có kích cỡ đồng đều, không bị xây sát, bệnh tật. Mật độ thả tuỳ theo điều kiện cụ thể ở nơi đặt lồng, bè.- Nếu đặt ở nơi sông lớn, nguồn nước tốt, đủ dưỡng khí có thể thả 150-200 con/.m3.- Lồng đặt ở sông hồ nhỏ, mực nước nông có thể thả mật độ 80-100 con/m3.- Lồng đặt ở những ao lớn, mực nước thấp, nước có thể trao đổi được với hệ thống kênh rạch xung quanh thì thả 60-80 con/m3.Lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng cá, khi cá lớn cho ăn khoảng 2-3%. Nên sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế dạng viên (hàm lượng đạm từ 20-30%) để giảm bớt hao hụt do thức ăn tan trong nước mỗi khi cho cá ăn. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để điểu chỉnh kịp thời.Những khi nước đứng hoặc nhiệt độ tầng mặt quá cao phải tiến hành sục khí hoặc quạt nước để tạo sự lưu thông dòng nước và cung cấp thêm dưỡng khí cũng như thải bớt khí độc trong lồng bè nuôi.Thường xuyên kiểm tra lồng bè để phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố.

* Nuôi thâm canh trong ao:

Đây là hình thức nuôi công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi nên chọn ao có diện tích từ 1000- 3.000m2, mức nước sâu từ 1,2- 2,0m; nguồn nước phải chủ động cung cấp và ao phải được cải tạo kỹ theo qui trình, duy trì pH từ 6,5-7,5.- Tùy theo khả năng tài chính và kỹ thuật chăm sóc có thể thả 10-15 con/m2, cỡ giống từ 6-8 cm..Thích hợp nhất là thả nuôi vào tháng 3 đến tháng 4.- Nên dùng các loại thức ăn viên công nghiệp hoặc tự phối chế có hàm lượng đạm từ 18-35%, thức ăn phải nổi trên mặt nước ít nhất 2 giờ. Ngày cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều mát. Lượng cho ăn thay đổi tùy theo cỡ cá:+ Cỡ 20- 50 gr: cho ăn 7- 10% trọng lượng cá trong ao/ngày;+ Cỡ 50-200 gr: cho ăn 5% trọng lượng cá trong ao/ngày;+ cỡ 200 gr trở lên: cho ăn 2% trọng lượng cá trong ao/ngày- Đối ao nuôi thâm canh thì vấn đề quản lý môi trường nước phải đặt lên hàng đầu. Thường xuyên thay nước mới cho cá và cần bố trí quạt nước để quạt nước trong ao vào thời điểm Oxy trong ao bị thiếu (thường vào khoảng 1-5 giờ sáng).+ Thường tháng thứ nhất không sục khí và không thay nước. Tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 mỗi tuần thay 1 lần, mỗi lần thay từ 1/3- 2/3 lượng nước trong ao.- Sau 5-6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm (400-600 gr/con) thì thu hoạch trước, cá nhỏ hơn nên giữ lại nuôi tiếp khoảng 1 tháng sẽ đạt cỡ theo ý muốn..

Cá rô phi là một đối tượng thủy sản nuôi có nhiều ưu điểm như: sức sống cao, hệ số thức ăn và chi phí nuôi không lớn, thịt cá trắng, không có xương dăm, mùi cá nhẹ và việc nuôi không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, có khả năng phát triển mạnh ở nhiều loại hình thủy vực, kể cả nước ngọt và nước lợ, thích hợp cho các loại hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác do yêu cầu kỹ thuật không cao và chi phí đầu tư không cần lớn.

Tuy nhiên, để cá rô phi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, người nuôi nên:

KS. Phạm Thị Thu Hồng- chúng tôi Thủy sản

Cá rô phi là loài dễ nuôi, có nhu cầu dinh dưỡng tương đối đơn giản, tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm tại một số vùng nuôi thương phẩm, sản lượng cá rô phi đạt chất lượng xuất khẩu từ 500g/con trở lên chỉ chiếm từ 20-30%. Để nuôi đạt hiệu quả cao nhất bà con nên áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh với năng suất nuôi 10 tấn/ha.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi có diện tích 4.000-6.000m2, mực nước sâu từ 1,5-2,5m, có bờ bao chắc chắn không bị thẩm lậu, ngập tràn khi mưa lũ. Ao nuôi phải dễ quản lý, chăm sóc, có nguồn nước sạch và chủ động thoát nước dễ dàng.

Trước khi thả cá vào ao phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, vét bùn, rắc vôi bột xuống khắp đáy ao với lượng vôi 7-10kg/100m2 ao. Sau 2-3 ngày phơi ao sẽ tháo nước vào ao và thả cá giống.

Thả giống

Để đạt năng suất 10 tấn/ha và đạt kích cỡ 500g/con phải thả với mật độ từ 2,5-3 con/m2, chọn cá giống có kích cỡ lớn trên 5g/con để đảm bảo tỉ lệ sống của cá nuôi. Cá giống nên chọn cá có nguồn gốc tốt (đặc biệt là cá rô phi dòng gitf).

Cho cá ăn

Cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Với năng suất 10 tấn/ha có thể cho ăn với thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Thức ăn công nghiệp cho cá rô phi cần hàm lượng đạm từ 18-20%, với lượng cho ăn bằng từ 5-6% tổng khối lượng đàn cá trong ao. Khi cá đạt cỡ 100g/con cho ăn với lượng từ 3-4%; khi đạt trên 200g/con cho ăn khoảng 2%.

– Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Người nuôi cần chú ý cho cá ăn đủ lượng, đảm bảo chất lượng thức ăn cho cá và cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ kiếm ăn cho cá.

– Có thể bón thêm phân đạm và lân vào ao đối với cá từ 100-300g, không bón thêm phân vô cơ, các loại phân bón chưa qua xử lý, không bón phân chuồng trực tiếp xuống ao, vì chúng có thể chứa các loại vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi.

– Tiến hành thay nước 1 tháng/lần, lượng nước thay từ 1/2-2/3 lượng nước trong ao.

– Có thể tận dụng các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn thêm cho cá như bột ngô, cám gạo, khô đậu…, và phải chế biến, vì thức ăn này không cho ăn ở dạng bột, khi rải đều xuống mặt ao, cá sẽ không ăn được hết, tỉ lệ sử dụng rất thấp. Vì vậy cần nấu chín và đặc, nắm lại thành nắm cho cá ăn.

– Trong thời gian nuôi nên tiến hành phân cỡ cá 1 tháng/lần để khi thu hoạch cá có kích cỡ đồng đều.

Thu hoạch

Sau từ 5-6 tháng nuôi, nếu đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật cá sẽ đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên. Có thể thu hoạch toàn bộ nếu cá có cỡ đồng đều hoặc đánh tỉa, thả bù để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chú ý, thả đủ số cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù cần phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Lưu ý: Với các tỉnh phía Bắc, nuôi cá rô phi thương phẩm vụ xuân thích hợp nhất (tháng 3-5). Bà con cần tuân thủ đúng vì thời gian sinh trưởng của cá rô phi từ 5-6 tháng, nếu thả nuôi muộn gặp thời tiết bất lợi cá sẽ khó đạt trọng lượng theo yêu cầu.

NTNN, 2/4/2004

Cá rô phi hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỉ qua, đặc biệt ở thị trường Mỹ. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1992 mới đạt 2.500 tấn, đến năm 1999 đã là 100.000 tấn. Trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi tăng 38%/năm. Ðứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là Nhật, một số nước châu Âu. Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, năm 2000 nhập 40.000 tấn. Năm 2001, ước tính nhập 70.000 75.000 tấn, trị giá 106 108 triệu USD.

Trong khi giá một số hàng thủy sản luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Giá bán thay đổi ít tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định cho người nuôi cá và hệ thống phân phối tiêu thụ. Cá rô phi với ưu thế: ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, cá có màu thịt trắng có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận. Thị trường cá rô phi trên thế giới hiện tại chưa thật lớn, nhưng theo nhiều dự báo, sẽ có nhu cầu cao và mở rộng với tốc độ nhanh.

Chủ trương phát triển nuôi cá rô phi ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tăng nhanh sản lượng cá nuôi, tăng tỷ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng tốt hơn các vùng nước ngọt hiện có. Nuôi cá rô phi trong nước lợ giúp giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt những vùng nuôi đang bị suy thoái môi trường.

Nước ta có lợi thế về diện tích mặt nước ngọt và lợ (120.000ha ao hồ nhỏ, 340.000ha hồ chứa nước, 580.000ha ruộng trũng, nhiều hệ thống sông ngòi, nhiều vùng nước ven biển với độ mặn thấp) là những vùng nước có thể nuôi cá rô phi, có khả năng mở rộng diện tích, sản xuất với sản lượng lớn. Tuy nhiên, các ao hồ rất phân tán, xa các cơ sở chế biến, gây khó khăn cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các ruộng trũng đang cấy lúa cần phải qui hoạch, cải tạo lại mới đáp ứng yêu cầu kĩ thuật nuôi cá.

Sản phẩm cá rô phi nuôi từ cá giống chuyển giới tính sử dụng hoocmôn hiện đang được chấp nhận trên thị trường thế giới, tuy nhiên lo ngại của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt là điều cần phải tính tới. Ðể phát triển bền vững việc nuôi cá rô phi xuất khẩu, trên phương diện giống, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ chuyển giới tính để tạo cá đơn tính. Xây dựng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng công nghệ di truyền, nghiên cứu công nghệ tạo cá siêu đực đã được tiến hành ở nước ta, đã tạo được cá rô phi siêu đực, những chưa thể đưa rộng ở phạm vi sản xuất vì tỉ lệ cá đực ở thế hệ con của cá siêu đực còn thấp và thiếu ổn định.

Nuôi cá rô phi trong vùng nước lợ mặn là một lợi thế, nhất là chất lượng cá sản phẩm. Nước ta có điều kiện về diện tích nước lợ, mặn nhưng các phẩm giống rô phi hiện có phù hợp với nuôi ở vùng nước ngọt hơn là nuôi ở vùng nước lợ, mặn. Cá thường đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi nuôi trong nước ngọt. Ðể mở rộng và nuôi cá rô phi có hiệu quả ở vùng nước lợ mặn, rất cần phát triển các phẩm giống có tính thích ứng cao với độ mặn.

Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt, nuôi thương phẩm đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cỡ cá thu hoạch 500 800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hach toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên trước nhu cầu nuôi sạch, nhất là với cá nuôi từ vùng nước ngọt có mùi bùn, cần có công nghệ quản lí môi trường và xử lí trước khi thu hoạch.

Cá rô phi là đối tượng nuôi rất triển vọng, thị trường có nhu cầu tăng nhanh, cần nhanh chóng đầu tư phát triển. Ðể sản phẩm cá rô phi nuôi có tính cạnh tranh cao, cần tiếp tục nâng cao chất lượng con giống, tạo phẩm giống có khả năng lớn nhanh hơn và thích ứng với các vùng nước khác nhau, nhanh chóng xây dựng các công nghệ sản xuất giống và nuôi cho sản phẩm sạch. Nhiều nước đã và đang chú ý phát triển nuôi cá rô phi, do vậy nếu có bước đi thích hợp, xác định đầu tư đúng mức để phát triển nhanh, chúng ta sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!