Bạn đang xem bài viết Một Số Nguyên Tắc Giáo Dục Mầm Non được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên, tính vừa sức… nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ
Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động
Mầm non là nơi xây dựng nền tảng giáo dục Việt Nam. Phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ là cách phản ánh mục đích giáo dục. Giáo dục trẻ theo các nguyên tắc giáo dục mầm non chính là mục đích của giáo dục.
Mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục là hướng tới xây dựng đặc điểm phát triển nhu cầu của trẻ nhỏ tại các giai đoạn phát triển. Quá trình giảng dạy chương trình giáo dục phải liên tục, tránh ngắt quãng.
“Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” – theo điều 22, Luật giáo dục 2005 ban hành.
Các nguyên tắc giáo dục
Nguyên tắc giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Căn cứ vào từng giai đoạn lứa tuổi và số kinh nghiệm sẵn có mà lập các kế hoạch phát triển cho trẻ. Giáo viên phải xác định đúng mục tiêu giáo dục mầm non, trình bày được xu hướng và thực hiện công tác giáo dục đổi mới.
Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng chương trình giáo dục theo xu hướng trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động. Tích cực hoạt động là điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kiến thức, trí não và năng lực bản thân cho trẻ.
Trong quan điểm đổi mới về giáo dục mầm non, nguyên tắc giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm là điều kiện thiết thực nhất và bắt buộc phải xây dựng.
Giáo dục trẻ thông qua môi trường, tạo môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho trẻ.
Môi trường giáo dục sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo.
Nguyên tắc này vừa xây dựng được môi trường sống lành mạnh vừa gần gũi với đời sống của trẻ.
Cá biệt hóa giáo dục
Môi trường giáo dục tốt có thể định hướng phần nào về tính cách của trẻ. Tuy vậy, yếu tố cá biệt trong trẻ là điều kiện tác động lớn nhất trong quá trình phát triển cho trẻ. Nguyên tắc này đề cao tính cá biệt hóa của mỗi cá nhân.
Tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu mong muốn của trẻ, cho trẻ tự tin bộc lộ bản thân. Tránh hiện tượng rập khuôn, chèn ép dẫn đến sai lệch nhận thức của trẻ. Quan sát và động viên dựa trên khả năng của mỗi trẻ.
Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên, tính vừa sức… nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ
Giáo dục và phát triển ở trẻ mầm non không phải hướng tới mức độ trẻ đạt được, mà luôn hướng đến ngưỡng phát triển gần nhất đối với trẻ.
Giáo dục trẻ liên tục, thường xuyên và phù hợp với sức khỏe của trẻ, tạo điều kiện tự hình thành nhân cách theo hướng định sẵn. Đảm bảo giáo dục đúng quá trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ tùy theo năng lực và thể chất của mỗi trẻ. Cân nhắc các nhiệm vụ vừa sức hoặc cao hơn chút ích để tăng khả năng phát triển từ trẻ.
Giáo dục trẻ theo hướng tích hợp
Giáo dục trẻ thông qua tích hợp các nguyên tắc là động lực cho quá trình sáng tạo và phát triển hoàn thiện nhận thức cho trẻ. Trẻ học tập và vui chơi trong môi trường lành mạnh, được học tập kiến thức và kỹ năng sống thiết yếu.
Xây dựng các nguyên tắc và thực hiện giáo dục mầm non là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên sẽ căn cứ vào các nguyên tắt này mà tiến hành lên kế hoạch giảng dạy cho trẻ mầm non
Câu 4 : Nguyên Tắc Giáo Dục Cá Biệt
onlylove
Tổng số bài gửi
:
45
Join date
:
06/12/2011
Age
:
28
Đến từ
:
thế giới bên kia
Đạika4506/12/201128thế giới bên kia
Tiêu đề: Câu 4 : Nguyên tắc giáo dục cá biệt 12/12/2012, 5:20 pm
Tiêu đề: Câu 4 : Nguyên tắc giáo dục cá biệt12/12/2012, 5:20 pm
Câu 4 : Nguyên tắc giáo dục cá biệt• Khái niệm ntgd:– NTGD là hệ thống những luận điểm có tính chất tiền đề của lý luận giáo dục, có vai trò định hướng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức GD nhằm làm cho quá trình giáo dục đạt đc mục tiêu đã đề ra.– Cơ sở xây dựng ntgd: dựa trên những vấn đề lý luận về bản chất con người, bản chất của quá trình giáo dục. .……. Quá trình giáo dục phải chú ý đền đặc điểm tâm lí lứa tuổi, thói quen, trình độ được giáo dục của từng học sinh để có các tác dộng giáo dục phù hợp. Đó chính là nguyên tắc cá biệt hóa* Đối với học sinh THCS, tâm sinh lí lứa tuổi đang có những biến động mạnh, khi thực hiện nguyên tắc này cần lưu ý : – tổ chức các hình thức hoạt động đa dạng, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh – thiếu niên đang “hiếu động”, nhằm thu hút sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng giáo dục – Chú ý đền giới tính và đặc điểm cá biệt của từng đối tượng để tìm ra các biện pháp tác động phù hợp, phát huy những mặt mạnh của họ nhằm tạo nên sự ảnh hưởng tích cực. – Cần chú ý đến từng tình huống, từng đối tượng giáo dục cụ thể. “Không có một đơn thuốc trị bệnh cho tất cả mọi bệnh nhân”. – Chú ý phương pháp giáo dục cho các loại học sinh khác nhau tren cơ sở học lực và hạnh kiểm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Kim Hoàng – SP Lý KTCN K37 – CĐSP Nha Trang
Một Số Biện Pháp Dạy Trẻ Cá Biệt Ở Trường Mầm Non
Mục tiêu của giáo dục là chăm sóc và giảng dạy giúp trẻ phát triển bản thân, hình thành bản chất tốt đẹp ở trẻ. Trong quá trình đó, cũng có không ít trẻ bướng bỉnh, thích thể hiện cái tôi, thực hiện các hành vi mang tính chất tách biệt với môi trường lớp học. Đây không phải là vấn đề dễ để giải quyết, cần có một khoảng thời gian dài để cải thiện vấn đề. Do đó, một số biện pháp dạy trẻ cá biệt ở trường mầm non có thể định hướng giúp giáo viên khi lớp có trẻ cá biệt.
Trao đổi với gia đình
Như đã biết, các hoạt động từ gia đình chiếm sự tác động chính đến trẻ, các hoạt động tại trường chỉ có thể định hướng một phần cho quá trình phát triển của trẻ.
Gia đình được biết đến là cái nôi an toàn cho việc chăm sóc của trẻ. Trẻ nhỏ sẽ được tiếp thu các hành động, trạng thái, thói quen,… tại gia đình. Trẻ có tự tin, hòa nhập dễ dàng vào môi trường cộng đồng hay không còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của gia đình. Gia đình hạnh phúc là yếu tố dẫn dắt trẻ đến kỹ năng đồng cảm và biết cách quan tâm đến những người xung quanh.
Đa số trẻ em đều thích vui chơi cùng bạn bè, trẻ cá biệt lại thích tự do chơi một mình. Đây thực sự là vấn đề rất khó để giải quyết nếu không có sự phối hợp từ gia đình. Thường xuyên giao tiếp với phụ huynh, đảm bảo rằng phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển của trẻ. Việc tiếp cận với phụ huynh hằng ngày là cách để tìm hiểu về đời sống của trẻ, cách sinh hoạt tại gia đình.
Hoạt động làm quen với học tập
Trẻ cá biệt hầu như không hoặc có cũng rất ít tham gia hoạt động cùng các bạn trong lớp. Khả năng học tập của các trẻ cá biệt rất kém. Trẻ khó hòa nhập nên học tập cũng chậm hơn các bạn, hầu như không thể theo kịp chương trình giảng dạy tại lớp.
Trẻ cá biệt cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn các trẻ khác. Giáo viên nên tạo nhiều hoạt động nhóm, hoạt động cùng tập thể để trẻ có khả năng tiếp xúc cao nhất. Các khung giờ học được lồng ghép các yếu tố về đạo đức và việc làm tốt để giáo dục trẻ một cách tự nhiên, không gò bó.
Hoạt động học tập cần được khuyến khích, gợi ý cho trẻ câu trả lời, cho trẻ phát biểu ý kiến và suy nghĩ cá nhân. Dần dần tạo thói quen hòa nhập lớp học và chăm chỉ hơn khi đến lớp.
Tạo các cơ hội tiếp xúc
Trẻ cá biệt rất ngại tiếp xúc với các bạn khác. Trẻ thường tự cô lập bản thân nên vấn nạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ mầm non khá dễ xảy ra. Vì vậy, các giáo viên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Không gian lớp học cũng là một yếu tố giúp trẻ tiếp xúc với các bạn. Sắp xếp trẻ cá biệt ngồi gần trẻ ngoan ngoãn và trẻ năng động sẽ kích thích được khả năng giao tiếp. Tuy các kỹ năng của trẻ còn yếu kém nhưng sự khuyến khích từ giáo viên luôn tạo được động lực cho trẻ phát triển.
Dạy trẻ cá biệt không thể cải thiện ngay trong một sớm một chiều, cần dành nhiều thời gian và công sức để giảng dạy. Các biện pháp trên là gợi ý cho các phương pháp giảng dạy trẻ, hy vọng có thể giúp các giáo viên tìm ra phương pháp tối ưu hơn.
Một Số Nguyên Tắc Để Có Được Dòng Cá Bảy Màu Đẹp
Một Số Nguyên Tắc Để Có Được Dòng Cá Bảy Màu Đẹp
Nguyên tắc cơ bản:
– Những người chơi cá 7 màu thường chơi cá dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau. Có người lựa chọn dòng cá 7 màu dựa trên nguyên tắc “độ hot”, dòng cá nào càng hiếm, càng độc đáo và ít người chơi thì họ càng thích. Có người lại cho rằng dòng cá 7 màu nào “giá bán” phải cao mới là cá đẹp. Người khác lại lựa chọn cá 7 màu với các tiêu chí hàng đầu là phải là cá RREA (real red eyes albino, có HTD (half thumb dorsal) hoặc là cá Ribbon, swallow….
– Nguyên tắc mà tôi đưa ra để lựa chọn 1 dòng cá 7 màu dựa trên các ưu tiên về 3 yếu tố cơ bản: Sức khỏe, màu sắc hoa văn và cuối cùng là tính trạng vây, đuôi
Làm thế nào để lựa chọn 1 chú cá 7 màu đẹp: Vấn đề nguồn gốc, tên gọi và hình ảnh:
– Một người dù chơi cá 7 màu chỉ để cho biết, chơi theo phong trào hay chơi cá 7 màu với tư cách 1 thú vui lâu dài thì đều mong muốn sở hữu được những chú cá đẹp chuẩn. Tên gọi của cá là điều đầu tiên 1 người chơi cá 7 màu quan tâm.
Tuy nhiên 7 màu là loài rất dễ đột biến, do các vấn đề về thoái hóa gene và do tình trạng thông tin không đi kèm hình ảnh, tình trạng không có quy định mang tính bắt buộc về quy trình đặt tên cá, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các đặc điểm khác biệt giữa các dòng cá, nên người chơi 7 màu gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác tên gọi của dòng cá mình đang nuôi, muốn sở hữu hoặc muốn chia sẻ.
Thực tế ở Việt Nam đã xảy ra nhiều vấn đề về trao đổi, mua bán cá 7 màu mà nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng này.
– Tôi xin đưa ra một vài lưu ý để giúp những người mới chơi cá 7 màu có thể tránh lâm vào tình trạng mua phải chú cá không như ý mình:
+ Trước khi mua cần tìm hiểu thật kỹ về tên gọi, đặc điểm về màu sắc và hoa văn của dòng cá bạn muốn mua.
+ Cần có xác nhận về hình ảnh chắc chắn với người mua cá, để đảm bảo rằng con cá bạn định mua có đầy đủ tính trạng màu sắc, hoa văn mà bạn muốn.
– Tuổi của cá làm giống nên được lựa chọn trong thời gian cá đạt từ 3-4 tháng tuổi. Điều kiện lý tưởng nhất để chọn cá giống đó là cá đực và cá mái phải nuôi riêng biệt, khi cá đực đã đủ trưởng thành sinh dục và cá mái đã ôm bụng trứng lớn nhưng chưa thụ tinh.
Trước khi lựa chọn mua cá nếu có điều kiện tốt nhất thì người mua nên xem chất lượng của cặp cá bố mẹ của cá mà mình định mua. Vì cá con sẽ hội tụ những phẩm chất được truyền lại từ cá cha mẹ.
– Điều kiện đầu tiên đương nhiên là đàn cá đó phải không bị bệnh tật, hoặc tốt nhất là chưa từng trải qua việc nhiễm bệnh hay điều trị hóa học ( Vì trong một số trường hợp khả năng sinh sản của cá 7 màu bị ảnh hưởng do bệnh hoặc do bị điều trị hóa học).
– Tiếp đến bạn hãy chú ý tới những con cá nổi bật nhất trong đàn, cả đực và mái. Như nguyên tắc cơ bản tôi đã đề cập, sức khỏe là yếu tố đầu tiên để lựa chọn cá. Những cá thể đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng điều kiện cá khỏe, thân dày, ngắn, tròn, người thẳng, cuống đuôi ngắn và dày, không bị dị tật, không bị thương do đánh nhau. Một chú cá cuống đuôi ngắn và dày thì có thể mang được cái đuôi lớn. Một cá thể khỏe mạnh trong đàn sẽ không bị yếu thế trong cuộc chiến tranh giành không gian sống hoặc thức ăn. Một con cá có thể có cái đuôi và vây rất lớn nhưng nếu cá đó bị gù vì bộ vây đuôi quá nặng, cá không thể xòe hết vây đuôi khi đang ở độ tuổi trong vòng 3-5 tháng thì con cá đó coi như không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe. Dáng bơi phải nhẹ nhàng, uyển chuyển.
– Nếu cá đực và cá cái được thả riêng, nên chú ý lựa chọn những cá thể có kích cỡ lớn nhất trong đàn. Lưu ý đối với cá 7 màu ở độ tuổi 3-4 tháng có 1 số cá thể đực đạt kích cỡ rất lớn nhưng hoa văn và màu sắc vẫn chưa phát triển hết, nhưng ở độ tuổi 5 tháng thì hoa văn và màu sắc rất lý tưởng, vì vậy dù cá đực chưa lên hết hoa văn và bung đuôi (nhưng có kích thước vượt trội so với các cá thể đực còn lại trong đàn) thì bạn vẫn nên lựa chọn. Những cá thể này là những cá thể có sức sống mạnh nhất trong đàn, sẽ rất lý tưởng để chọn làm cá giống. Đối với cá mái bạn nên lưu ý lựa chọn những con mái có bụng lớn (khả năng ôm được nhiều trứng, mắn đẻ), tròn người, thân dày.
– Hoa văn và màu sắc của cá phải nét, đạt tiêu chuẩn về độ bao phủ và có đầy đủ tất cả các đặc điểm bắt buộc mang tính đặc trưng của dòng cá. Đối với các dòng cá solid màu thì yếu tố đậm nhạt và mức độ bao phủ của màu sắc trên thân cá được ưu tiên.
Trong đó thường thì màu sắc càng đậm và sáng thì càng được ưa chuộng. Mức độ bao phủ màu sắc trên thân cá cần đạt từ 90-95% trở lên để có thể coi là 1 chú cá giống có màu sắc tốt.
Đối với các dòng cá hoa văn, thì yếu tố hoa văn chuẩn xác, mức độ dày đặc và nhuyễn của hoa văn cần đặc biệt chú ý. Cần chú ý không lựa chọn những cá thể bị nhiễm màu sắc lạ. Một số trường hợp người chơi cá lựa chọn những cá thể bị nhiễm 1 chút màu sắc lạ, sau khi sinh sản đàn cá con vẫn có những cá thể đạt màu sắc chuẩn, nhưng về cơ bản thì tính trạng nhiễm màu này đã bị di truyền cho đời sau.
– Vây và đuôi của cá phải căng, xòe thường xuyên trong quá trình cá bơi, ưu tiên lựa chọn những cá thể có bộ vây đuôi lớn, có đặc tính đặc biệt như ribbon, swallow, high dorsal…
Đa số người chơi cá 7 màu đều mơ ước sở hữu những chú cá có vây đuôi lớn, có tính trạng đặc biệt ribbon hay swallow vì những chú cá này có vẻ đẹp ấn tượng. Tuy nhiên cần lưu ý tính trạng ribbon là tính trạng do gene trội quy định sẽ nhanh thể hiện ở đời con cháu, còn tính trạng swallow là tính trạng do gene nặn quy định nên nó sẽ cần có nhiều thời gian để xuất hiện ở các đời cá sau, và tỉ lệ xuất hiện là không cao.
Cũng như cái tên của mình, cá 7 màu trải qua một thời gian dài chắt lọc do con người và sự can thiệp của công nghệ gene, đã trở thành 1 loài cá có hệ gene rất phong phú. Nhưng hậu quả của nó là sức đề kháng của cá 7 màu về cơ bản trở nên yếu hơn so với tổ tiên của chúng và đồng thời hệ gene của chúng cũng thiếu độ ổn định.
Một số ý kiến cho rằng do chất lượng cá giống nhập khẩu từ nước ngoài là không tốt nên dẫn tới tình trạng này. Nhưng tôi cho rằng đa phần là do bản chất của hệ gene cá 7 màu thiếu ổn định, tiếp đến là do tình trạng đồng huyết, có trường hợp do đột biến gene nhưng chỉ là cá biệt.
– Việc lựa chọn cá 7 màu giống đạt tiêu chuẩn về mặt di truyền hiện nay chỉ có thể phân định dựa vào đặc tính của từng dòng cá riêng biệt. Đối với tính trạng see thru gần như đòi hỏi di truyền là 100%.
Còn lại đa phần các dòng cá khi đời con kế thừa được 85-90% đặc tính cơ bản của cá bố mẹ thì đã được coi là di truyền tốt (thường gọi là thuần chủng). Đối với cá solid màu thì tiêu chuẩn này rất dễ đánh giá. Người chơi cá chỉ cần dựa vào mức độ thuần màu của đàn con cũng như các tính trạng về vây, đuôi là có thể đánh giá được cá bố mẹ có đạt chất lượng di truyền hay không.
Tuy nhiên đối với các dòng cá đa màu sắc hoặc hoa văn như tuxedo, lace, snakeskin, mosaic, grass thì việc đánh giá di truyền trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Sự khó khăn này đa phần nằm ở chỗ người chơi cá khó có thể xác định sự khác biệt ở đời cá con xảy ra là do nguyên nhân nào? Có thể do cá giao phối cận huyết quá nhiều dẫn tới thoái hóa gene, cũng có thể do đột biến ngẫu nhiên, hoặc do đặc trưng di truyền? Ở đây tôi xin đưa ra một số trường hợp cá con có nhiều đặc điểm khác biệt nhưng cá bố mẹ vẫn được đa phần người nuôi thừa nhận và cho là thuần chủng về gene:
Cá Blue Grass mắt đen sinh sản ra cá RREA Blue Grass hoặc Red Grass mắt đen hoặc Multi Grass mắt đen: Điều kiện đặt ra ở đây là cá con vẫn có đầy đủ hoa văn grass và tính trạng vây đuôi như cá bố mẹ, chỉ khác biệt về mặt màu sắc. Cá con Red Grass mắt đen khi cho sinh sản sẽ ra cá con toàn bộ là Red Grass mắt đen (có thể có RREA Red Grass). Multi Grass mắt đen sinh sản ra multi grass mắt đen.
Cá RREA Blue Grass sinh sản ra RREA Red Grass: Điều kiện là cá con có đầy đủ hoa văn grass và tính trạng vây đuôi giống bố mẹ, chỉ khác ở màu sắc đỏ thay vì xanh blue. RREA Red Grass này khi sinh sản sẽ ra toàn bộ cá con là RREA Red Grass.
Cá Lace các loại sinh sản ra cá con Snakeskin: Điều kiện là cá con hoa văn snakeskin bao phủ toàn thân, màu sắc và tính trạng vây đuôi giống cá bố mẹ. Các con Snakeskin khi cho sinh sản sẽ ra cá con là Lace hoặc Snakeskin.
Cá Lace mắt đen sinh sản ra cá RREA Lace cùng màu sắc với cá bố mẹ: Điều kiện là cá con RREA Lace khi sinh sản sẽ ra toàn bộ RREA Lace hoặc RREA Snakeskin cùng màu sắc với cá bố mẹ.
Cá RREA Gold Platinum sinh sản ra cá con RREA Gold, RREA Platinum và 1 loại nữa thường được gọi là cá kem: Điều kiện là cá con có tính trạng vây đuôi của cá bố mẹ.
Cá Full Black: Đời cá con bị nhiễm xanh lục nhạt.
Cá RREA Full Red: Đời cá con bị nhiễm xanh dương nhạt.
Cá Tuxedo White mắt đen: Đời cá con bị nhiễm xanh lục nhạt.
Cá RREA Tuxedo White: Đời cá con bị nhiễm vàng nhạt.
Cá RREA Blue Topaz: Cá con bị nhiễm các màu xanh lục, đỏ hoặc trắng, vàng.
Cá Purple Grass mắt đen: Cá con chấm bi grass k đều, hoa văn và màu sắc thân không ổn định.
Cá RREA Yellow Lace King Cobra: Cá con bị nhiễm đỏ, thoái hóa ra màu sắc vàng nâu hoặc đỏ nâu…
Cá Green Moscow mắt đen: Cá con bị nhiễm đỏ.
Cá RREA Yellow Leopard: Cá con bị nhiễm đỏ.
Cá RREA Red Grass: Cá con trùng huyết nhiều đời bị mất bi và chuyển thành các mảng màu đỏ liền mạch, một số trường hợp thì bị biến thành chấm bi dày màu vàng tươi nhưng hoa văn thân cá không ổn định và có sắc đỏ.
– Các trường hợp cá bị thoái hóa do giao phối gần ở Việt nam xuất hiện rất nhiều và rất thường gặp. Các đặc trưng thường thấy nhất của các loại cá này là hình thể của cá thường có thân rất dài, bị nhiễm các màu sắc và hoa văn lạ, sức sống của cá kém hơn tương đối so với các dòng cá 7 màu được coi là có độ thuần chủng cao hơn.
– Sự thiếu ổn định về gene của cá 7 màu mặt khác lại là ưu thế được nhiều người chơi sử dụng tốt. Trong quá trình chơi cá 7 màu, tôi nhận thấy hiện nay có rất nhiều người chơi ở Việt Nam đã mạnh dạn tiến hành việc lai tạo cá, với mục tiêu tạo ra những dòng cá mới, đẹp, lạ và mang độc quyền sáng tạo của người chơi cá 7 màu tại Việt Nam.
Mặc dù công việc lai tạo vẫn chỉ tiến hành ở mức độ thủ công và nhỏ lẻ, không áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, nhưng cộng đồng chơi cá 7 màu Việt Nam đã ghi nhận những thành công bước đầu trong công tác lai tạo mới hoặc phục hồi những dòng cá 7 màu tưởng như đã bị mất đi.
Dù còn nhiều tranh luận về vấn đề đặt tên cá, chất lượng của dòng cá tạo ra hoặc là mức độ thuần chủng của các dòng cá mới, nhưng một điều không thể phủ nhận là tâm huyết không nhỏ, công sức nghiên cứu và tìm hiểu với mục tiêu cuối cùng là tạo ra dòng cá mới và phát triển phong trào cá 7 màu tại Việt Nam.
– Vấn đề phục hồi các dòng cá cũ, lai tạo các dòng cá 7 màu mới tại Việt Nam tôi xin được đề cập tới trong một bài viết khác :).
Khác Biệt Hóa Trong Giáo Dục
Giáo dục
- Nguyễn Khánh Trung
Khác biệt hóa trong giáo dục (différenciation pédagogique) hay giáo dục khác biệt hóa (la pédagogie différenciée) là một hình thức giảng dạy dựa trên bản chất duy biệt của học sinh*. Câu hỏi khó đặt ra là làm thế nào để có thể tổ chức được trong bối cảnh Việt Nam, với những lớp học có khi và có nơi trên 50 học sinh? Bài viết này xin thử đưa ra một vài phác thảo mang tính giải pháp.
“Học thầy không tày học bạn” – trẻ có thể học được rất nhiều nếu có thể đóng vai trò “phụ giáo”. Trong ảnh, học sinh cùng tìm hiểu và giảng giải về ý nghĩa của các hiện vật trong Khu di tích Văn miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Ban quản lý khu di tích Văn miếu – Quốc tử giám. Khái niệm khác biệt hóa
Trước hết, chúng ta cần hiểu khác biệt hóa trong giáo dục không phải là cá nhân hóa kiểu một thầy một trò, thầy kèm riêng cho từng cá nhân, được tổ chức giống nhau mọi nơi và với tất cả các loại hình kiến thức. Hình thức giảng dạy như vậy là một loại hình “đồng phục” khác, bất khả thi và cũng không cần thiết. Bất kỳ hình thức cố định cứng nhắc nào trong giáo dục, kể cả khác biết hóa, cũng có nguy cơ cản trở các loại hình khác và ngăn cản sự sáng tạo và không phù hợp với bản chất duy biệt của người học. Khác biệt hóa là một hình thức tổ chức giảng dạy dựa trên sự duy biệt và nhu cầu của từng học sinh. Nó phải linh động để có thể thích ứng với từng học sinh, từng nội dung giáo dục và hoàn cảnh của từng địa phương và trường học. Có những học sinh cần sự kèm cặp đặc biệt (những học sinh gặp khó khăn trong học tập, những học sinh có các vấn đề về tâm thể lý cần được kèm cặp riêng bởi các giáo viên được đào tạo đặc biệt…), nhưng cũng có những học sinh không cần giáo viên kèm riêng, thậm chí không cần giáo viên giảng bài theo kiểu truyền thống mới có thể hiểu bài, mà chỉ cần giáo viên hướng dẫn thì cũng có thể tự học, tự tìm tòi kiến thức. Việc học từ xa của đa số học sinh trên thế giới trong thời gian vừa qua bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 là một minh chứng về khả năng tự học của các em. Cũng vậy, sẽ có những kiến thức, những hoạt động giáo dục thích hợp với từng nhóm nhỏ như các kiến thức cần thí nghiệm, các kỹ năng cần thực hành, nhưng cũng có những loại thông tin, kiến thức có thể truyền thụ trong các hội trường lớn, tập trung hàng trăm, thậm chí hàng ngàn học sinh.
Khác biệt hóa là một hình thức tổ chức giảng dạy dựa trên sự duy biệt và nhu cầu của từng học sinh. Nó phải linh động để có thể thích ứng với từng học sinh, từng nội dung giáo dục và hoàn cảnh của từng địa phương và trường học.
Cách đây mấy năm, chúng tôi đã quan sát giáo dục Phần Lan, đất nước có một nền giáo dục phổ thông nổi bật nhất thế giới nhờ chất lượng của nó (Nguyễn Khánh Trung, 2023), một trong những đặc điểm quan trọng là người Phần Lan áp dụng khác biệt hóa trong giảng dạy một cách nhất quán. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản chính thức ở các cấp độ khác nhau cũng như trong các thực hành trong các trường học. Chương trình Cốt lõi quốc gia của Phần Lan nói về điều này như sau: Khác biệt hóa là phương tiện căn bản nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm giảng dạy và sự khác biệt của học sinh thể hiện qua sự hướng dẫn. Chú ý đến những cách học, nhịp độ riêng khác nhau của học sinh, những nhu cầu riêng, những cảm xúc riêng của các em. Trong kế hoạch cũng phải tính đến sự khác biệt, môi trường riêng của học sinh nam, nữ, cá nhân của từng học sinh. Sự khác biệt được sử dụng nhằm gây ảnh hưởng lên động lực học tập của học sinh. Sự khác biệt hóa trong giảng dạy có thể cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm, những thử thách của sự thành công, làm cho các em có những cơ hội phát triển và học tập theo thế mạnh của mình. Ba chiều kích chìa khóa của sự khác biệt hóa là những thay đổi, chiều sâu trong học tập và sự tiến bộ trong học tập. Sự khác biệt có thể tập trung vào các khía cạnh như nội dung giáo dục, giáo cụ và phương pháp áp dụng, cách làm việc, số lượng bài làm ở trường, ở nhà và thời gian có sẵn. Môi trường học tập và phương pháp có thể được điều chỉnh nhằm tạo cơ hội tham gia cho học sinh, cung cấp sự lựa chọn, việc sử dụng không gian, sự linh hoạt của nhóm học sinh… (Chương trình Cốt lõi Quốc gia về Giáo dục cơ bản – phần bổ sung sửa đổi 2011, tr. 5 – 6). Trích dẫn trên đã trình bày khá rõ các chiều kích của khái niệm khác biệt hóa trong giảng dạy. Hiện nay người Phần Lan cũng đang đổi mới giáo dục và họ càng đẩy mạnh khác biệt hóa trong mọi khía khía cạnh, phòng học được thiết kế theo những không gian mở, tiện nghi, tạo ra nhiều lựa chọn khác nhau cho học sinh trong cách thức học tập dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự duy biệt của học sinh.
Tổ chức giảng dạy
Như vậy, với hình thức khác biệt hóa, một giáo viên vẫn có thể phụ trách nhiều học sinh, nhưng hình thức tổ chức giảng dạy phải thay đổi theo nhu cầu của học sinh và theo tính chất của từng loại hình kiến thức và kỹ năng. Sự thay đổi này phải linh động, trong đó giáo viên phải được trao nhiều quyền và trách nhiệm, để cùng học sinh, tạo ra các hoạt động, thiết kế môi trường sư phạm để thúc đẩy các em tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển về mọi mặt theo cách của mình. Thay vì học theo truyền thống với thời khóa biểu chung và theo từng môn học, giáo sư Giordan đề nghị một thời khóa biểu linh động, cá nhân hóa, dựa trên nhu cầu của từng học sinh với bốn trục chính: – Thời gian lãnh hội – Thời gian dành cho những học sinh bắt đầu và những học sinh cần đào sâu – Thời gian trao đổi – Thời gian dành cho sự hỗ trợ và kèm cặp (tutorat) Nhà trường và mỗi học sinh đạt đến mục tiêu của mình xoay quanh bốn trục thời gian này. Thời lượng linh động tùy theo mỗi hoạt động, có thể chỉ vài phút nếu đó là một ca tư vấn, kéo dài nửa ngày nếu đó là một hội thảo hay một bài tập thực hành (atelier), có thể kéo dài vài ngày nếu đó là thời gian “thực tập” cho một dự án văn hóa hay ngôn ngữ (chẳng hạn như thực hành tiếng Anh với các giáo viên nước ngoài, hay một chuyến “du học” bên ngoài nhà trường). Các nội dung giảng dạy cần được nghiên cứu và thiết kế thành các hoạt động, chẳng hạn: – Các bài tập cá nhân có hướng dẫn của giáo viên hay các anh chị lớn hơn trong trường. – Các seminar chuyên đề – Các hội thảo – Các hoạt động thực hành theo nhóm – Các dự án – Các buổi trao đổi kiến thức – Họp nhóm lớp hằng tuần với giáo viên chủ nhiệm để nhìn lại, để bổ sung các kế hoạch cá nhân, nhóm… (Giordan, 2023, tr. 116) Ngoài các hoạt động trên, học sinh có thể tham gia các tổ chức như các câu lạc bộ, các nhóm thiện nguyện để đào sâu một môn học nào đó, một ngôn ngữ nào đó, một kỹ năng nào đó, hay để củng cố văn hóa đọc, rèn luyện kỹ năng hùng biện, hay cùng nhau thực hiện một dự án thú vị nào đó được nhà trường và cộng đồng khuyến khích…
Với hình thức khác biệt hóa, một giáo viên vẫn có thể phụ trách nhiều học sinh, nhưng hình thức tổ chức giảng dạy phải thay đổi theo nhu cầu của học sinh và theo tính chất của từng loại hình kiến thức và kỹ năng.
Tất cả các học sinh theo các hoạt động trên và được quyết định bởi nhóm lớp nơi có giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên phải có khả năng thấu hiểu từng học sinh của mình để hỗ trợ từng em thiết kế nên các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với các mục tiêu riêng dựa trên nhu cầu của từng em. Như vậy thời gian biểu được cá nhân hóa theo nhu cầu của học sinh. Các đơn vị nhóm lớp không đóng vai trò trung tâm như cách tổ chức giảng dạy truyền thống, mà chỉ là “nhà” với một số hoạt động cơ bản. Học sinh tham gia vào các hoạt động nói trên theo các kế hoạch khác nhau, nghĩa là các em có các bạn khác, các nhóm khác bên ngoài đơn vị lớp mà không nhất thiết là theo từng lứa tuổi. Các hoạt động nói trên được phụ trách bởi các giáo viên với sự hỗ trợ đắc lực của các “phụ giáo” là chính các học sinh trong trường, với sự hợp tác của các chuyên gia ngoài trường. Đó có thể là chính các phụ huynh có chuyên môn và khả năng, các tình nguyện viên đến từ các hội đoàn, các tổ chức thiện nguyện tại địa phương.
Học thầy không tày học bạn
Người Việt chúng ta có câu “học thầy không tày học bạn”, quả thật trong nhiều trường hợp, sự giúp đỡ của bạn cùng lứa, hay các anh chị lớn hơn cùng trường sẽ hiệu quả hơn so với giáo viên. Vậy nên giáo viên nên kêu gọi các học sinh hỗ trợ mình trong các hoạt động nêu trên. Những học sinh khi được phân công kèm bạn, hay đàn em, sẽ rất hãnh diện, và đây cũng là một cách học, một cách nắm bắt và nhớ bài rất hiệu quả đối với các học sinh đóng vai “phụ giáo” này. Một nghiên cứu đã chỉ ra, khi chúng ta nói lại hay viết lại những gì được học, chúng ta sẽ nhớ được 70% nội dung, khi chúng ta làm những gì được học, chúng ta sẽ nhớ tới 90% nội dung (Bath & Bourke, 2010, tr. 25). Việc kèm bạn là một cơ hội cho các học sinh thực hành cách học chủ động này. Học nhóm, tham gia các hoạt động là những cơ hội cho học sinh thực hành những điều trên một cách tự nhiên, không cảm thấy bị áp đặt. Các kỹ năng trình bày, lập luận, diễn đạt, phản biện, truy vấn, đối chiếu cần trở thành những nội dung ưu tiên trong mục tiêu giáo dục đối với từng học sinh, cũng có nghĩa là đối với mục tiêu giáo dục của từng trường học và của quốc gia. Lẽ dĩ nhiên, giáo viên được đào tạo vẫn luôn là quan trọng và đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động giáo dục. Trong hình thức giảng dạy này, giáo viên đóng vai người hướng đạo, những người hiểu biết về trẻ em, về não bộ, về tâm lý, về sự học để có thể hướng dẫn từng học sinh đi trên con đường đúng nhất. Người hướng đạo không chỉ phải thông thạo con đường mình đang hướng dẫn, mà còn phải hiểu biết các con đường gần đó trong khu vực để có thể hỗ trợ học sinh tốt nhất.
Kết luận
Như vậy, khi trong trường tổ chức những môn học xuyên lớp như đã nêu, với sự hỗ trợ của chính các học sinh và trong nhiều trường hợp là của các phụ huynh (những phụ huynh có chuyên môn được mời gọi cộng tác với nhà trường), hay các tình nguyện viên đến từ các đoàn thể và tổ chức thiện nguyện địa phương, khi giáo viên không phải giảng từ đầu đến cuối, thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian, nghĩa là áp lực sĩ số học sinh không còn là trở ngại quá lớn trong việc thực hiện khác biệt hóa trong giáo dục (lẽ dĩ nhiên, một lớp học 50 học sinh không bao giờ là lý tưởng). Cũng có nghĩa là, chúng ta vẫn có thể thực hiện khác biệt hóa trong giảng dạy trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Chúng ta đang trong tinh thần “Đổi mới căn bản và toàn diện”, các trường và các giáo viên đã được phân quyền nhiều hơn trước đây, tôi nghĩ nếu các giáo viên tận dụng tốt những không gian tự do của mình để thay đổi và làm thật tốt hình thức khác biệt hóa, thì sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực để thúc đẩy sự thay đổi từ dưới lên. Xét về mặt xã hội, khác biệt hóa trong giáo dục cũng là một hình thức tạo ra “công bằng cơ hội” ngay trong trường học (công bằng trong giáo dục sẽ tạo ra công bằng xã hội) theo nghĩa các học sinh kém may mắn, gặp nhiều khó khăn sẽ được nâng đỡ và kèm cặp nhiều hơn so với các học sinh khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Đây là hình thức giảng dạy tin vào khả năng tự học và những điều sẵn có của học sinh, phù hợp để giáo dục tính tự chủ, tự tin và các kỹ năng trong học tập, nghiên cứu, cũng như các kỹ năng xã hội, khả năng làm việc, cộng tác, kết nối với người khác, rèn luyện óc phản biện, sáng tạo, những điều làm nên chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Đây cũng là hình thức tốt nhất có thể tạo ra động lực bên trong có tính lâu dài nơi học sinh, yếu tố rất quan trọng thúc đẩy các em học sâu và tiến xa trên con đường học tập và phát triển bản thân mà nếu có dịp, tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác.
Tài liệu tham khảo Giordan, A., & Saltet, J. (2023). Changer le collège, c’est possible. Paris: Play Bac Giordan, A. (2023). Apprendre. Paris: Belin. Nguyễn Khánh Trung. (2023). Giáo dục Việt Nam và Phần Lan – Một nghiên cứu so sánh điển hình về vai trò các chủ thể tại hai trường tiểu học công lập của hai nước. Hà Nội: Nxb. KHXH. Bath, D., & Bourke, J. (2010). Getting Started with Blended Learning. Griffith Institute for Higher Education. — Chú thích: *Tác giả đã trình bày trong bài viết “Người học là ai?” đăng trên Tạp chí Tia Sáng (số 13, ngày 5/7/2023).
Bài Giảng Mầm Non Lớp 4 Tuổi
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Lớp: Nhỡ B TRƯỜNG MN BINH MINH + Bài hát ” Nhà Của Tôi ” Em yêu nhà em Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Có đầm ngào ngạt hoa sen Em là chÞ Tấm đợi chờ bống lên Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em . Đoàn Thị Lam Luyến Chẳng đau bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm lúi lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp dâu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Có ao muống với cá cờ Có ao muống với cá cờ Em là chi Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em Từ khó -Ngào ngạt: “là tỏa hương thơm rất nhiều”. Dạy cháu đọc thơ Trò chơi : Chọn đồ dùng Chẳng đau bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm lúi lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp dâu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Có ao muống với cá cờ Có ao muống với cá cờ Em là chi Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hương sen Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em -Các con vừa đọc bài thơ gì? -Ngôi nhà trong bài thơ có gì? -Ếch con và dế mèn làm gì? -Các con có yêu ngôi nhà của mình không ?vì sao? Đàm thoại Tiết học kết thúc
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Nguyên Tắc Giáo Dục Mầm Non trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!