Bạn đang xem bài viết Một Số Công Dụng Của Cây Bướm Bạc được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số công dụng của cây bướm bạc
Bướm bạc còn gọi là cây bươm bướm, hoa bướm, ngọc diệp kim hoa…, có tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ cà phê – Rubiaceae. Bướm bạc loài cây nhỏ mọc trườn, cao 1-2m, phân nhiều cành. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Trong số 5 lá đài màu xanh có một lá đài có màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài là nét đặc trưng của cây bướm bạc. Hoa màu vàng mọc ở đầu cành. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen. Bộ phận dùng: hoa, rễ, cành lá.
Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Các thầy thuốc thường dùng trị cảm mạo, ho, bạch đới, tê thấp, sổ mũi, say nắng; viêm khí quản, sưng amidan, viêm hầu họng; viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; chảy máu tử cung; rắn cắn; viêm mủ da; trị thấp chẩn ngoài da, giải độc lá ngón, dùng nước sắc bướm bạc rửa vết lở loét. Liều dùng 15-30g dược liệu khô hoặc 30-60g tươi.
– Chữa sổ mũi, say nắng: Thân bướm bạc 12g, lá ngũ trảo 10g, bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi để uống.
– Chữa kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày: Bướm bạc 40 – 80g sắc uống.
– Chữa tử cung xuất huyết: Rễ tươi bướm bạc 15g sắc uống hoặc nhai nuốt nước.
– Chữa trúng độc thức ăn: Lá bướm bạc tươi giã vắt nước uống.
– Chữa đau nhức các khớp tay chân do thấp nhiệt, khí hư bạch đới: Rễ bướm bạc 12 – 20g, lá lốt 10 – 12g, cỏ xước 10 – 12g, cành dâu 12 – 16g, mã đề 8g. Nấu với 650ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống trong 7 ngày.
– Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: Rễ bướm bạc 1 nắm sắc uống.
– Chữa mụt nhọt lở loét: Dùng 1 nắm lá bướm bạc (tươi) giã với ít muối đắp chỗ đau.
– Chữa ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: Lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.
– Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: Hoa bướm bạc 12 – 20g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g, cành, lá kim ngân hoa 12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống từ 5 – 7 ngày.
– Chữa say nắng: Bướm bạc 70-100g, nấu nước uống như trà.
Lưu ý: Bướm bạc có nhiều công dụng, tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ em (dưới 10 tuổi) không được dùng.
DS. Mỹ Nữ
Cây Cà Gai Leo, Công Dụng, Cách Sử Dụng, Một Vài Bài Thuốc Chữa Bệnh?
Cây cà gai leo được coi là một vị thuốc cứu tinh trong việc xoa dịu các bệnh về gan, như xơ gan, viêm gan A, góp phần phục hồi lại các tế bào bị tổn thương của gan,… Đặc biệt, Cà gai leo được Viện dược liệu chứng minh là có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B mãn tính.
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour, trong dân gian lại được người dân gọi theo các cách khác nhau như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, có noi còn gọi là cà lù, gai cườm,… toàn là những cái tên nghe lạ tai. Cà gai leo thuộc họ Cà, tên khoa học là Solanaceae.
Đây là cây leo nhỏ, chu kỳ sống kéo dài nhiều năm, cây có thể dài tới 1m hoặc hơn thế. Thân cây phát triển mạnh dần hóa gố ở gốc cây, thân cây nhẵn, phân ra nhiều cành. Canh non chĩa theo nhiều hướng, tỏa rộng đón ánh sáng, bên trên phủ một lớp lông hình sao và nhiều gai cong màu vàng. Lá hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá to thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dươi nhạt phủ đầy lông tơ mỏng màu trắng. Lá mọc so le, 2 mặt lá đều có gai ở chính nhất mặt trên lá, gai còn phủ xuống cả cuống lá, nên cẩn thận khi thu hái dược liệu này.
Hoa cà gai leo mọc chủ yếu vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, hoa màu trắng, có khi phơt tím. Hoa mọc thành xim kết thang 2 – 5 hoa nơi kẽ lá, đôi khi là 7 – 9. Đài hoa có phủ lông, xẻ chia thành 4 thùy hình tam giác hoặc hình trái xoan nhọn. Nhị hoa màu vàng, chỉ nhị phình to ở gốc.
Cà gai leo thường kết quả vào tháng 7 – 9, đây là thời kỳ giao mùa thu đông, quả cà gai khi còn non là màu xanh, sau chín dần chuyển màu đỏ mọng, có hình cầu vỏ nhẵn bóng, vẫn sẽ có lớp lông mỏng nhẹ, nhưng không đáng gây chú ý. Đường kính quả khoảng 5 – 7mm không được to cho lắm, hạnh cà gai hình thận màu vàng.
Phân biệt Cà gia leo và cà dại:
Có thể khi bạn tìm hiểu về cây cà gai leo này thì bạn sẽ nghĩ ngay tới một câu hỏi :”Liệu nó có phải là cây cà dại ngoài nhà kia không?” thì câu trả lời sẽ là “KHÔNG”. Về mặt hình thức bên ngoài thì phải công nhận về hình dáng thì cà gai leo và cà dại khá giống nhau, nhưng dược chất bên trong Cà dại không có công dụng tốt như Cà gai leo dẫn đến việc làm giảm đi hiệu quả điều trị bệnh. Phải đảm bảo bạn đã mua đúng cà gai leo, vậy phân biệt chúng như nào?
Thân cây Cà: Cây cà dại mọc theo chiều thắng đứng, cao khoảng 2 – 3m cao hơn hẳn cây Cà gai leo, đặc biệt trên thân cây leo Cà gai đươc phủ một lớp gai nhỏ. Còn cà gai lẹo thuộc cây thân leo, mọc xòa rộng, chiều cao không tới 1m.
Lá cây Cà: Cây cà dại có lá khá to, to hơn lá cây cà gai leo, chiều dài lá có thẻ lên đến 10cm, còn lá cây Cà gai leo chỉ khoảng 3 – 4cm.
Qủa cây Cà: quả cây Cà dại lớn khoảng 10 – 15mm gần như gấp 2 lần quả của cây Cà gai leo.
Tuy nhiên, cây Cà dại cũng có những công dụng tốt khác như hoạt huyết, trừ thâm do các vết ứ máu, giảm đau, được dùng nhiều trong điều trị đau lưng, mỏi gối, đau dạ dày, đau răng, ứ huyết, họ mạn tính.
Phân biệt Cà gai leo với Cà độc dược:
Công Dụng Của Cá Diếc
Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.
Một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc:
Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ.
Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.
Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hòa, chống nôn mửa, chân tay phù thũng….
Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g.
Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.
Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g.
Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm).
Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.
Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.
Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ.
Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn.
Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát.
Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu.
Ngoài các món trên, các bạn có thể thực hiện CÁ DIẾC KHO, CÁ DIẾC RÁN… để ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
Theo bepque.com
Cây Cánh Bướm Đỏ (Christia Vespertilionis)
Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323
Một lần dạo quanh khu làng hoa, tôi phát hiện loại cây có kiểu dáng lá rất ngộ nghĩnh. Trông xa xa như 1 đàn bướm, nhưng lại gần nhìn lá giống như các chiếc máy bay phản lực. Một số lá thì trông như ria mép. Loại cây này nhà vườn gọi với tên dân dã là “cây bướm ngày“. Trước đây, đã có cây bướm đêm, còn đối với cây này vì màu sắc sáng hơn cây bướm đêm nên nhà vườn đặt là cây bướm ngày vậy.
Thông tin sơ lược về cánh bướm đỏ
Thông tin đầu tiên mà tôi biết được là cây cánh bướm đỏ (hay cây bướm ngày) không có liên hệ gì với cây bướm đêm.
Cây cánh bướm đỏ có tên khoa học: Christia vespertilionis. Cây bướm đêm có tên khoa học: Oxalis triangularis.
Đây là một loại cây bụi thân thảo, có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Brazil thuộc chi Christia. Trong chi này chứa hai loài thực vật từ gia đình đậu (Fabaceae) mà thường được trồng làm cảnh trong vườn hoặc trồng chậu để trang trí nhà. Loài này bao gồm Christa obcordata (Cây cánh bướm xanh) và Christia vespertilionis (Cây cánh bướm đỏ, cây đang đề cập ở bài viết này). Tính năng thú vị về hai loài này nằm trong lá của chúng. Cây cánh bướm có lá thon dài với các họa tiết tương đồng, đối xứng nhau giống nhau. Khi có một làn gió nhẹ thì các lá này lay động trông như đàn bướm đang bay lượn!
Cây cánh bướm đỏ một loại kiểng với tán lá ngộ nghĩnh dễ thương. Lá cây cánh bướm đỏ có tông màu đỏ burgundy xen lẫn với các đường nét sẫm màu.
Màu sắc và hình dạng tán lá trở nên thú vị hơn khi trồng đan xen với các loại hoa kiểng khác tạo ra sự tinh tế và tao nhã như cây nhảy múa trong làn gió nhẹ! Đáng yêu! 🙂
Cây cánh bướm đỏ có thể trồng ở đâu?
Khi tìm kiếm các thông tin trên Internet, tôi thấy cây bướm đỏ có thể trồng ở nhiều vị trí như: ban công, hiên nhà, trồng trong nhà nơi nhận được nắng sáng, trồng xung quanh nhà…Chúng trở nên nổi bậc hơn với nền tường màu sáng.
Cách trồng cây bướm đỏ
Cây cần đất ẩm nhưng không sũng nước! Đừng để chậu cây cánh bướm đỏ khô hoàn toàn. Cây cần một số ánh sáng mặt trời để chuyển sang lá màu đỏ burgundy. Nếu bạn không cung cấp ánh sáng phù hợp, những chiếc lá sẽ có màu xanh lá cây đến màu hổ phách. Tuy nhiên, không trồng cây này trong ánh sáng mặt trời đầy đủ. Chúng ta có thể trồng chúng dưới lưới che 50 đến 70% ánh sáng mặt trời hoặc trồng xen dưới tán cây.
Sử dụng một cây cặm hỗ trợ cho cây bướm đỏ khi cây còn non để chúng được vươn thẳng.
Ánh sáng: Thích ánh sáng mặt trời cho màu lá cây tốt nhất mặc dù có thể chịu được bóng râm. Độ ẩm: Cần nước thường xuyên để tăng trưởng tối ưu.
Cây cánh bướm đỏ
Loại kiểng: Kiểng lá Đặc tính sinh trưởng: Dễ trồng Chiều cao khi trưởng thành: 60-120cm Chiều rộng: 50 cm Số lượng cây đang có:
Tạm hết cây
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Công Dụng Của Cây Bướm Bạc trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!